Đau nhức xương khớp sau sinh - Mọi điều cần mẹ biết để khắc phục dễ dàng

Sau sinh, phụ nữ phải đối đầu với những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Trong đó, đau nhức xương khớp sau sinh là hiện tượng mà hơn 50% các bà mẹ gặp phải. Nó có nguy hiểm không và nên làm gì để khắc phục cơn đau?

Đau nhức xương khớp sau sinh – Hiện tượng thường gặp

Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai và sinh con. Nhiều trong số đó có thể gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp hoặc làm tình trạng bệnh xương khớp (mà bạn vốn bị mắc từ trước đó) trở nên tồi tệ hơn. Các cơn đau này có thể diễn ra dai dẳng hoặc cấp tính, khiến bạn cảm thấy lo lắng và kiệt sức. Rất nhiều phụ nữ sau sinh cũng trải qua cảm giác này giống bạn, theo thống kê, hơn 50% phụ nữ sau sinh có thể gặp các cơn đau cơ xương khớp từ thoáng qua đến nặng.

Đọc thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp sau sinh là trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao.

Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh. Nếu mẹ có một thai kỳ tốt cùng với việc sinh nở khỏe mạnh, trở lại thói quen ăn uống hợp lý sớm, thể dục phù hợp, khả năng phục hồi sau cơn đau sẽ cao hơn. 

Tuy nhiên bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này.

Bởi trong nhiều trường hợp cực đoạn, các cơn đau có thể tồn tại trong 4 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé. Ngoài ra, nếu khắc phục không đúng cách, bạn có thể sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống xương khớp, gây nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc con và bản thân, thậm chí ảnh hưởng đến cả những lần mang thai tiếp theo.

Nếu bạn có tiền sử bị viêm khớp mạn tính, bạn không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Nhưng nếu điều trị sớm và có lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và có cuộc sống gần như bình thường.

Đau nhức xương khớp sau sinh là trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

Các triệu chứng đau xương khớp sau sinh cũng giống với hiện tượng đau nhức xương khớp khác.

Đau nhức

Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý xương khớp, bạn có thể bị đau ở một khớp hoặc nhiều khớp. Cơn đau có thể bắt nguồn từ khớp hoặc các cấu trúc ngoài khớp (dây chằng, sụn, mô,…). Mức độ đau có nhẹ hoặc nặng, kéo dài vài phút hoặc dai dẳng trong thời gian dài. Khi bạn di chuyển hoặc thực hiện các động tác liên quan tới khớp đó, cơn đau có thể sẽ tăng lên. Nếu bạn bị viêm khớp, cơn đau có đặc điểm là sâu, âm ỉ, khó chịu.

Cứng khớp

Là hiện tượng khó khăn trong việc di chuyển khớp, cảm thấy khớp yếu, hạn chế chuyển động. Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài.

Triệu chứng cứng khớp thường là biểu hiện của các bệnh lý viêm xương khớp. Nếu cứng khớp gối diễn ra vào buổi sáng và kéo dài trên 1 giờ, đây có thể là triệu chứng quan trọng ban đầu của bệnh viêm khớp (như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính,…). Nếu cứng khớp ở lưng, kéo dài trên 1 giờ vào buổi sáng, đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống.

Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài (Ảnh minh họa)

Mệt mỏi

Mệt mỏi trong triệu chứng đau nhức xương khớp không giống với mệt mỏi khi buồn ngủ. Mệt mỏi ở đây chỉ cảm giác tinh thần nặng nề khi phải di chuyển khớp, sự kiệt sức về thể chất và tinh thần. Triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xã hội và các hoạt động hàng ngày của những phụ nữ sau sinh, đặc biệt là việc chăm sóc em bé.

Các triệu chứng phổ biến khác

  • Cơn đau có thể kèm theo bị sưng và đỏ ở khớp đang bị ảnh hưởng;
  • Đau cơ, đặc biệt là cơ sàn chậu;
  • Bị sốt hoặc ớn lạnh (biểu hiện nhiễm trùng);
  • .v.v.

Xem thêm: Các triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp

Các cơ xương khớp thường bị đau nhức sau khi sinh

Như các hiện tượng đau nhức xương khớp khác, bạn có thể cảm thấy đau nhức bất kì khớp nào sau khi sinh, như: khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân, đau dây chằng, sụn,… Nhưng, một số khớp thường bị đau nhất là:

  • Đau và căng trên vai (phần gần đường dây áo ngực hoặc giữa hai xương bả vai);
  • Cứng cổ;
  • Đau khớp cánh tay hoặc bàn tay, cổ tay;
  • Đau thắt lưng và đau hông;
  • Đau đầu gối
Đau thắt lưng và đau hông là những vùng xương khớp hay bị đau sau khi sinh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

Tăng cân khi mang thai

Giai đoạn mang thai, người phụ nữ có thể tăng từ 10 đến 20 kg. Việc tăng trọng lượng nhiều như vậy gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, hậu quả là dẫn tới các cơn đau nhức. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp gối, khớp chậu, bởi chúng phải chịu tải trọng của cả cơ thể người mẹ lẫn thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi

Theo thời gian, thai nhi trong bụng sẽ dần phát triển, chèn ép lên cột sống lưng cũng như tạo nhiều áp lực lên ổ bụng. Hậu quả là dây chằng và dây thần kinh bị chèn ép, gây ra nhiều đau đớn. Mặt khác, khi phụ nữ mang thai, tư thế đi lại và hoạt động cũng sẽ khác so với bình thường, cột sống phải điều chỉnh để phù hợp với các tư thế này. Điều này cũng dẫn tới đau nhức xương khớp. Các cơn đau có thể kéo dài tới cả sau khi sinh, vì cột sống chưa kịp thích nghi để trở lại như bình thường.

Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, khớp chậu phải mở rộng hơn để thai có thể ra ngoài. Đặc biệt với những thai to, khớp chậu lại càng phải giãn nhiều. Vì thế, hậu sản các mẹ sẽ xuất hiện các cơn đau nhức ở cơ sàn chậu, vùng chậu hông.

Theo thời gian, thai nhi trong bụng sẽ dần phát triển, chèn ép lên cột sống lưng cũng như tạo nhiều áp lực lên ổ bụng. Hậu quả là dây chằng và dây thần kinh bị chèn ép, gây ra nhiều đau đớn (Ảnh minh họa)

Sinh mổ

Sau sinh mổ các mẹ rất hay gặp tình trạng đau lưng, thậm chí có khi đau tới 15 – 20 năm sau sinh. Đây là hậu quả của việc tiêm thuốc gây tê trong quá trình sinh mổ, thuốc làm tổn thương đến dây thần kinh và tủy sống vùng thắt lưng. Sau sinh, các tổ chức này phục hồi rất kém, vì thế vùng lưng thường xuyên bị đau.

Thay đổi hormone trong thai kì

Hệ thống nội tiết thay đổi rất nhiều trong thời kì mang thai, có những hormone mới sẽ được tiết ra để bảo vệ cho mẹ và bé, giúp thai phát triển khỏe mạnh. Một trong số đó là hormone relaxin, hormone này giúp dây chằng và cơ được thư giãn, cho phép mẹ có thể tải được cân nặng của em bé và thực hiện sinh nở dễ dàng.

Sau sinh, relaxin giảm dần đi, cơ và dây chằng lại trở về vị trí như ban đầu, sự co rút đột ngột này có thể dẫn đến đau khớp sau sinh.

Hormone relaxin giảm dần đi sau khi sinh, cơ và dây chằng lại trở về vị trí như ban đầu, sự co rút này có thể dẫn đến đau khớp sau sinh (Ảnh minh họa)

Loãng xương sau sinh

Trong thời gian thai kì, cơ thể người mẹ phải huy động rất nhiều canxi để cấu tạo nên khung xương thai nhi. Nếu mẹ bổ sung canxi không đầy đủ, canxi sẽ ưu tiên cho thai nhi trước và khiến mẹ bị thiếu hụt chất này, gây ra loãng xương.

Loãng xương sau sinh gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim châm,…

Tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp

Khi mang thai, các bệnh lý xương khớp tự miễn, như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, lupus… phần lớn đều thuyên giảm. Vì lúc này các kháng thể miễn dịch giảm đáp ứng qua trung gian tế bào. Nhưng sau sinh, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại. Sự hoạt động quá mức này có thể làm bệnh bùng phát trở lại hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.

Ngoài ra, nếu trước đây mẹ từng bị chấn thương khớp hoặc xương sống trước khi mang thai, bạn có thể sẽ bị đau khớp cực độ sau khi sinh em bé.

Chế độ sinh hoạt trước và trong thai kì

Trước và trong thai kì, nếu các bà mẹ có thói quen hút thuốc, không hoạt động thể chất, chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, bị phơi nhiễm môi trường độc hại,… thì họ rất dễ bị viêm khớp bùng phát trong giai đoạn sau sinh.

Nếu có chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, mẹ rất dễ bị đau xương khớp sau sinh (Ảnh minh họa)

Di truyền

Một số bà mẹ mang gene di truyền khiến họ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý xương khớp. Đặc biệt, trong quá trình mang thai và sau sinh nở, sự thay đổi trong cơ thể càng khiến họ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn.

Tư thế chăm sóc em bé

Trong quá trình chăm sóc em bé, nhiều bà mẹ duy trì tư thế bế, cúi đầu, cho con bú,… không đúng cách trong một thời gian dài. Điều này gây nhiều áp lực lên hệ thống xương khớp, làm cơ xương khớp nhức mỏi và đau đớn.

Nguyên nhân theo Đông Y

Đông Y cho rằng, sau sinh khí huyết của người mẹ sẽ suy giảm mạnh, can thận bị tổn thương trong quá trình mang thai, dẫn đến hệ thống xương khớp không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến đau nhức.

Đau nhức xương khớp sau sinh cũng có thể do nhiễm phong hàn thấp tà. Bởi sau sinh, chính khí của người mẹ rất thấp, vệ khí không đầy đủ, tạo điều kiện cho phong hàn thấp tà nhập kinh mạch, gây đau.

Đông Y cho rằng, sau sinh hệ thống xương khớp của người mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến đau nhức (Ảnh minh họa)

Cách khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh tại nhà

Chú ý đến tư thế

Trong khi chăm sóc em bé, mẹ hãy cẩn thận để duy trì các tư thế sao cho thoải mái nhất, cố gắng ngồi thẳng, giữ cho vai được thư giãn. Hãy thử một loạt các tư thế, vị trí ngồi để tìm được tư thế phù hợp, đồng thời cố gắng luôn hít thở sâu.

Một số gợi ý dành cho mẹ là:

  • Không nâng em bé từ vị trí quá thấp;
  • Giảm thời gian bế em bé để tay được thư giãn, nghỉ ngơi;
  • Kê gối dưới lưng khi cho em bé bú;
Trong khi chăm sóc em bé, mẹ hãy cẩn thận để duy trì cho mình các tư thế sao cho thoải mái nhất (Ảnh minh họa)

Uống nước đầy đủ

Nước ảnh hưởng đến mọi cơ quan và tế bào trong cơ thể chúng ta. Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau mãn tính. Vì thế, mẹ hãy chú uống đủ nước mỗi ngày.

Thay đổi chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, mẹ có thể để ý để bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp, như:

  • Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành…), cải ngồng, bông cải xanh, cải bẹ, cải rổ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin K: các loại rau họ cải, cần tây, cà rốt, trứng, trái cây sấy khô,…
  • Thực phẩm giàu glucosamin và chondroitin: nước hầm xương, canh xương, các món hầm từ xương động vật,…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: thực phẩm có màu sắc rực rỡ (như quả việt quất, đậu lăng, táo, cam, dâu tây…), các loại rau lá xanh,…
  • Thực phẩm giàu omega-3: cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi, dầu oliu, dầu cọ, dầu cá,…
  • Thực phẩm giàu collagen: nước dùng xương, cà chua, quả bơ, trưng, hạt bí ngô,…

Một số loại đồ uống tốt cho xương khớp:

  • Các loại trà. Trà xanh, trà đen, trà ô long đều chứa nhiều các catechin chống oxy hóa, giúp ức chế và giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh viêm xương khớp.
  • Nước ép nha đam tươi. Nha đam chứa hơn 300 chất hóa học trị liệu, bao gồm cả các chất khử độc và điều biến miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ, giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn.

☛ Xem thêm: Bị đau khớp nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho người đau khớp

Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

Vận động thể chất phù hợp

Sau sinh, nếu chưa thể tới ngay phòng tập, bạn vẫn nên thực hiện các bài tập nhẹ tại nhà một cách thường xuyên. Đây không phải là các bài tập chuyên nghiệp nhưng là chìa khóa để giữ cho cơ thể bạn hoạt động, điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát các cơn đau khớp.

Bạn có thể tập vài động tác yoga đơn giản hoặc thực hiện các bài tập tốt cho xương khớp.

Trong mọi trường hợp, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi tuân thủ bất kỳ lịch trình tập thể dục nào

Trị liệu nóng – lạnh

Đây là 2 kỹ thuật trị liệu thường đường sử dụn để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.

Mẹ có thể trị liệu nóng bằng cách tắm nước ấm vào buổi sáng để giảm cứng khớp, sử dụng túi chườm nóng để giảm đau. Với trị liệu lạnh, mẹ có thể sử dụng một túi chườm lạmk để chườm hoặc ngâm khớp bị đau nhức vào chậu nước đá.

Lưu ý:

  • Nên bọc túi chườm vào một chiếc khăn.
  • Không dùng chườm nóng với các vùng bị thương, có vết thương hở, mưng mủ, giãn tĩnh mạch, lao.
  • Không chườm lạnh quá 15 phút mỗi lần, mỗi ngày không nên chườm quá 4-5 lần.
Tắm nước ấm vào buổi sáng giúp giảm cứng khớp (Ảnh minh họa)

Massage

Massage là phương pháp tuyệt vời giúp cơ xương khớp được thư giãn, giảm co cứng, sưng đau. Ngoài ra, massage cũng giúp làm tăng mức serotonin, giúp các mẹ cải thiện tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng.

Thiền

Trong các thử nghiệm lâm sàng về giảm đau, thiền đã được chứng minh giúp giảm đau ở 57% bệnh nhân và giảm hơn 90% ở những bệnh nhân đã có kinh nghiệm thiền.

Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol, gây viêm và tăng đau cho các khớp đã bị kích thích. Thiền chuyển sự tập trung của chúng ta vào một vấn đề khác, những thứ yên tĩnh và bình tĩnh. Điều này giúp giảm viêm và đau.

Ngoài ra, khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái bình tâm thông qua thiền định, các hormone căng thẳng sẽ không còn tiết ra nữa. Thay vào đó, não bộ sẽ giải phóng endorphin – một hóa chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp cơ và các mô xung quanh khớp trở nên thoải mái hơn, khớp đỡ đau hơn.

Thiền đã được chứng minh giúp giảm đau ở 57% bệnh nhân và giảm hơn 90% ở những bệnh nhân đã có kinh nghiệm thiền (Ảnh minh họa)

Bài thuốc xoa bóp đơn giản

Đây là bài thuốc dân gian từ gừng và rượu trắng, giúp giảm đau nhức xương khớp sau sinh. Gừng có tính ấm nên giúp tán hàn, tăng lưu thông huyết mạch, giảm đau hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500g củ gừng tươi
  • Rượu trắng 45 độ

Thực hiện:

  • Bước 1: Gừng rửa sạch, đập dập
  • Bước 2: Cho gừng vào bình ngâm với rượu, sau khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng.
  • Bước 3: Xoa bóp rượu gừng lên vùng xương khớp bị đau nhức. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Cách làm giảm đau nhức xương khớp tại nhà

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc giảm đau xương khớp khác nhau, về cơ bản, chúng được chia làm 3 loại:

  • Thuốc giảm đau đơn giản, như Paracetamol,…
  • Thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc diclofenac,…
  • Opioid như oxycodone, tramadol,…

Ở giai đoạn sau sinh và đang cho con bú, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng. Bởi đây là giai đoạn cực kì nhạy cảm, bất cứ loại thuốc nào mẹ uống đề có thể đi qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Chính vì thế, giai đoạn này mẹ nên giảm đau một cách tự nhiên, không dùng thuốc.

Ở giai đoạn sau sinh và đang cho con bú, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng (Ảnh minh họa)

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu các triệu chứng đau nhức xương khớp ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và sinh hoạt hằng ngày, hoặc các triệu chứng không thuyên giảm dần theo thời gian. Mẹ nên đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trong quá trình khám bệnh, nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần thông báo cho bác sĩ vấn đề này. Đừng nghĩ rằng đây là vấn đề bác sĩ đương nhiên biết, sẽ không ai biết cuộc sống của bạn như thế nào, bạn phải là người bảo vệ cho sự an toàn của cả bản thân và bé. Nếu được kê thuốc, hãy hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề mà bạn còn thắc mắc, kiểm tra chắc chắn thuốc bạn mua dùng được cho người đang cho con bú. Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng có thể khiến bạn mất thời gian, nhưng bù lại bạn sẽ đổi được sự an toàn cho cả hai mẹ con.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau nhức xương khớp sau sinh. Chúng tôi muốn các bà mẹ nắm được những vấn đề này để không phải băn khoăn và bối rối vì những thay đổi sau khi mang thai. Nếu đang phải đối mặt với bất kì vấn đề sức khỏe nào liên quan tới xương khớp sau sinh, hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline miễn cước 1800 1156, các chuyên gia luôn sẵn sàng để giải đáp.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...