Gai cột sống thắt lưng - Những điều cần biết

Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến không chỉ bắt gặp ở người cao tuổi mà còn có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Vậy, tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào và nên làm gì để khắc phục các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả nhất? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mọi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

gai-cot-song-that-lung
Mọi điều cần biết về gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng là bệnh gì?

Để hiểu rõ hơn về gai cột sống thắt lưng, trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm về bệnh lý này. Gai cột sống thắt lưng là tình trạng hình thành thêm các phần xương (gai xương) ở phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Sự hình thành gai xương này có rất nhiều cách giải thích nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Để ổn định và bảo vệ cấu trúc cột sống, cơ thể tăng sinh các thành phần như cơ, xương và dây chằng. Quá trình tăng sinh này không đều dẫn đến sự xuất hiện của các gai xương.

gai-cot-song-that-lung-la-gi
Gai cột sống thắt lưng là tình trạng hình thành thêm phần xương ở phía ngoài và hai bên cột sống

Các gai xương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống nhưng thường gặp nhất là vị trí thắt lưng. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mình bị gai cột sống thắt lưng do quá trình tăng sinh các thành phần vào tế bào xương không gây ra cảm giác đau đớn. Các triệu chứng của bệnh thường chỉ xuất hiện rõ rệt khi các gai xương chèn ép vào những vị trí xung quanh như: rễ thần kinh, dây chằng, tủy sống,…

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống thắt lưng

Nguyên nhân chủ yếu

Gai cột sống thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

– Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gai cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống gây ra sự biến đổi về hình thái và suy giảm chức năng cột sống cùng với các tổ chức xung quanh đĩa đệm. Từ đó, gai xương có nguy cơ phát triển và hình thành.

– Viêm xương khớp: Trong viêm khớp, phần sụn khớp bị bào mòn trước. Khi đã hết phần sụn khớp bảo vệ, các đốt xương cọ xát vào nhau làm cho sự bào mòn xương diễn ra nhanh hơn. Bởi quá trình tái tạo xương mới chậm hơn quá trình bào mòn xương, nên cơ thể phải gia tăng dây chằng xung quanh nhằm chịu bớt áp lực cho phần xương bị thoái hóa. Lâu dần, các dây chằng này dần hóa cứng thành gai để tiếp tục chịu lực cho cột sống.

– Chấn thương: Chấn thương do ngã, lao động quá sức, chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục,… gây ra các va chạm, cọ xát và gây áp lực trực tiếp lên vùng cột sống, từ đó xuất hiện những tổn thương và lâu dần hình thành nên những gai xương ở hai bên cột sống.

– Tình trạng lắng đọng canxi: Khi đĩa đệm cột sống xẹp xuống sẽ khiến dây chằng bị chùng giãn. Lúc này, theo phản xạ tự nhiên, cơ thể sẽ làm cho dây chằng dày lên để giữ vững cột sống thông qua cơ chế lắng đọng canxi. Sau một thời gian, các dây chằng này dần chuyển thành gai cột sống.

thoat-hoa-cot-song
Thoái hóa cột sống (Ảnh minh họa)

Đối tượng nguy cơ

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Người trung niên và người già do quá trình lão hóa và sự lắng đọng canxi phát triển mạnh ở độ tuổi này.
  • Người thường xuyên vận động, khuân vác nặng, làm những công việc gây gây áp lực trực tiếp lên cột sống.
  • Người có tiền sử chấn thương, tai nạn,…
  • Người thừa cân, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…
thua-can
Người thừa cân có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý gai cột sống thắt lưng

Dấu hiệu nhận biết gai cột sống thắt lưng

Khi các gai xương ngày càng phát triển với độ dài lên tới vài mm, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến tủy sống, rễ thần kinh và xuất hiện các cơn đau nhức điển hình. Dưới đây là 6 triệu chứng của gai cột sống thắt lưng giúp bạn dễ dàng nhận biết:

– Xuất hiện cơn đau vùng thắt lưng: Khi gặp phải tình trạng gai cột sống thắt lưng, phần sụn bảo vệ đĩa đệm sẽ bị suy giảm chức năng. Điều đó khiến cho các đốt sống va chạm vào nhau, gây ra tổn thương và đau đớn khi bạn vận động.

– Mất cảm giác ở đốt sống: Nhiều bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: mỏi lưng, đau cục bộ hoặc từng cơn, thậm chí là mất cảm giác. Khi ấn nhẹ vào cột sống, bạn mới có thể cảm nhận được.

– Mất cân bằng: Gai cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau dữ dội và kéo dài. Điều này khiến cho bệnh nhân hạn chế vận động, khí huyết lưu thông kém. Lâu ngày, tình trạng bệnh trở nên nghiệm trọng hơn, bệnh nhân đi chao đảo và không vững.

– Đau tăng khi vận động và đi lại: Khi mắc gai cột sống thắt lưng, mọi sinh hoạt thường ngày của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi vận động nhiều, bạn phải đối mặt với những cơn đau buốt lan trên diện rộng. Trên thực tế, bản thân các gai xương không gây đau. Nhưng nếu những gai xương này cọ xát với những vị trí xung quanh thì sẽ gây đau. Đây chính là lý do khiến người bệnh đau tăng khi vận động và đi lại.

– Cơ bắp yếu đi: Khi các gai xương chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như: tê bì tay chân, cơ bắp và các chi yếu dần đi, từ đó gây khó khăn trong việc di chuyển, cầm nắm,… Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý gai cột sống thắt lưng.

– Mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện: Ở mức độ nặng, các gai xương gây chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng. Sự tổn thương ở những dây thần này kinh làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ tròn. Từ đó, bệnh nhân gặp phải tình trạng đại tiện và tiểu tiện mất kiểm soát.

mat-kiem-soat-dai-tieu-tien
Mất kiểm soát đại tiểu tiện là một trong những dấu hiệu của bệnh lý gai cột sống thắt lưng

Biến chứng nguy hiểm của gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của bạn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

– Thay đổi huyết áp: Biến chứng này xuất hiện khi dây thần kinh bị chèn ép quá lâu dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Huyết áp có thể tăng cao hoặc hạ thấp một cách đột ngột, thậm chí có thể khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn hô hấp.

– Thoát vị đĩa đệm: Gai xuất hiện ở phân đoạn đốt sống nào thì có thể làm rách bao xơ đĩa đệm ở phần đốt sống ấy, từ đó khiến cho nhân nhày bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Khi gai xương tiếp tục phát triển cùng với tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm ngay một nặng thêm, bệnh nhân phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội.

– Đau thần kinh tọa: Các gai mọc ở 2 bên cột sống lưng có thể chèn ép dây thần kinh tọa gây đau nhức. Cơn đau khởi phát ở lưng sau đó tăng lên và lan rộng xuống mông, mặt sau của đùi, gân kheo và cẳng bàn chân.

– Đau thần kinh liên sườn: Đau thần kinh liên sườn là một trong những biến chứng thường gặp do gai cột sống thắt lưng gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức ở vị trí dọc theo dây thần kinh liên sườn. Các cơn đau có thể từng đợt hoặc khéo dài, đau từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, đau tăng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế và chỉ đau ở một bên.

– Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý gai cột sống thắt lưng do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu làm cho chúng bị mất chức năng vận động, từ đó dẫn tới bại liệt.

dau-than-kinh-toa
Đau thần kinh tọa (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh lý gai cột sống thắt lưng, bạn không cần quá lo lắng bởi ngày nay đã có rất nhiều các phương pháp điều trị giúp kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Phương pháp chẩn đoán gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Nhưng để xác định tình trạng bệnh một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong số các phương pháp sau:

– Điện cơ: Phương pháp này giúp xác định mức độ chấn thương của dây thần kinh cột sống thắt lưng thông qua việc đo tốc độ dây thần kinh gửi tín hiệu về não bộ và các bộ phận khác như tay, chân.

– Chụp X-quang: Chụp X-quang được thực hiện nhằm xác định vị trí của gai cột sống thắt lưng, tình trạng và mức độ chấn thương của xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ nhằm kiểm tra rễ dây thần kinh có bị chèn ép hay không và đĩa đệm có bị tổn thương hay không.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính nhằm giúp bác sĩ nhận ra sự thay đổi trong cấu trúc cột sống và mức độ chèn ép của dây thần kinh thông qua những hình ảnh chi tiết.

Cách điều trị gai cột sống thắt lưng

Để khắc phục các cơn đau và hồi phục sức khỏe, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị gai cột sống thắt lưng mà bạn có thể tham khảo.

Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn với mục đích chính là kiểm soát các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Tập luyện nhẹ nhàng

Trên thực tế, khoảng thời gian đầu khi vận động, bạn có thể cảm thấy đau mỏi vùng lưng và mạn sườn. Nhưng sau một thời gian, sự vận động nói trên sẽ giúp hệ thống xương khớp trở nên linh động và dẻo dai hơn, cột sống thắt lưng được kéo giãn, từ đó hạn chế tối đa sự chèn ép của gai cột sống lên các bộ phận xung quanh.

Một số gợi ý cho việc tập luyện nhẹ nhàng bao gồm: đạp xe, đi bộ, yoga,… Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là phải đảm bảo sự khoa học trong việc phân bổ thời gian tập luyện và nghỉ ngơi. Ngay khi cảm thấy không đáp ứng được với cường độ vận động, hãy chủ động giảm tần suất tập luyện để cơ thể có thể thích nghi.

Lưu ý: Việc tập luyện nhẹ nhàng chỉ giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời. Do đó, bạn cần phối hợp với phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Điều chỉnh lại tư thế ngủ và làm việc

Sai tư thế ngủ và làm việc trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng bệnh gai cột sống thắt lưng. Vì vậy, dù bạn đang trong giai đoạn tuổi trẻ, trung niên hay tuổi già thì việc tự điều chỉnh lại tư thế ngủ và làm việc của mình là hết sức cần thiết.

Một số lưu ý liên quan đến việc điều chỉnh lại tư thế ngủ và làm việc bao gồm:

  • Ưu tiên dáng ngủ nằm ngửa, giữ cho lưng thẳng và thư giãn, tránh nằm nghiêng hoặc vẹo người sang một bên.
  • Điều chỉnh lại không gian làm việc, sử dụng bàn và ghế phù hợp với chiều cao của bạn, không ngồi lệch khi học tập và làm việc.

Chườm nóng và chườm lạnh

Sử dụng nhiệt là một trong những phương pháp giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của gai cột sống thắt lưng mà có thể thực hiện ngay tại nhà. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị đá hoặc nước ấm bọc qua một lớp khăn rồi đem chườm trực tiếp lên vị trí bị đau nhức. Lưu ý rằng, để tránh gây bỏng nhiệt hoặc mất tác dụng khi thực hiện, nhiệt độ khi chườm không nên quá nóng hoặc quá lạnh.

chuom-nong-va-chuom-lanh
Chườm nóng và chườm lạnh (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc Tây y

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một trong số các loại thuốc sau với mục đích kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh:

  • Paracetamol: Sử dụng trong trường hợp đau vừa và nhẹ.
  • NSAIDs (Indomethacin, Diclofenac): Sử dụng trong trường hợp đau vừa và nhẹ có kèm theo triệu chứng sưng viêm.
  • Thuốc giãn cơ (Eperisone, Carisoprodol): Sử dụng trong trường hợp đau do co thắt cơ.

Việc sử dụng thuốc Tây y trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,.. Vì vậy, bạn cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là liệu pháp được cân nhắc cuối cùng đối với bệnh nhân gai cột sống thắt lưng. Cụ thể, phương pháp này được chỉ định trong trường hợp:

  • Điều trị nội khoa, vật lý trị liệu trong thời gian trên 6 tháng nhưng không có hiệu quả và bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thêm.
  • Các gai xương quá lớn gây chèn ép các mô mềm, làm cho vùng da bên ngoài bị sưng viêm và gây đau đớn dữ dội.
  • Bệnh nhân gặp phải một số biến chứng như: rối loạn thần kinh thực vật, bại liệt,…

Phẫu thuật gai cột sống thắt lưng với mục đích chính là loại bỏ mỏm xương gây chèn ép dây thần kinh và các cơ quan xung quanh, từ đó giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của cột sống. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm:

Mổ truyền thống

Mổ truyền thống được áp dụng khi gai xương quá lớn, các cơ quan lân cận bị gai xương chèn ép và đau nhức dữ dội. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật gai cột sống thắt lưng bằng phương pháp mổ truyền thống thông qua những vết rạch dao lớn.

mo-truyen-thong
Mổ truyền thống (Ảnh minh họa)

Ưu điểm:

  • Quan sát và loại bỏ gai xương một cách dễ dàng.
  • Định hình lại cấu trúc cột sống tốt hơn.

Nhược điểm:

  • Phạm vi xâm lấn nhiều.
  • Thời gian người bệnh hồi phục lâu.

☛ Mổ nội soi

Mổ nội soi giúp giảm thiểu được tối đa sự xâm lấn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ ở lưng rồi đưa dụng cụ nội soi có gắn camera vào. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh cột sống qua camera và thực hiện thao tác cắt bỏ gai xương.

Ưu điểm:

  • Ít xâm lấn hơn mổ truyền thống.
  • Bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Nhược điểm:

  • Chi phí tốn kém hơn mổ truyền thống.

Khương Thảo Đan – Giải pháp vàng cho bệnh nhân gai cột sống thắt lưng

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng là một sự lựa chọn hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân gai cột sống thắt lưng.

Được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khương Thảo Đan là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường có khả năng hỗ trợ toàn diện các bệnh liên quan đến xương khớp nhờ đáp ứng được bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO VÀ PHỤC HỒI SỤN KHỚP THOÁI HÓA.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sự kết hợp của nhiều thành phần thảo dược có lợi cho xương khớp, bao gồm:

– KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền: Là thành quả 6 năm nghiên cứu và phát triển của PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự, hoạt chất KGA1 có công dụng giảm đau hiệu quả hơn Paracetamol và tính kháng viêm ngang bằng với các NSAIDs được sử dụng phổ biến trên thị trường như: Indomethacin, Diclofenac,… Đặc biệt, KGA1 hoàn toàn lành tính đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

– Collagen type II không biến tính: Hoạt chất này có tác dụng tái tạo, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp, từ đó tình trạng bệnh gai cột sống thắt lưng được hồi phục nhanh chóng.

– Các thành phần kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang: Độc hoạt, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đương quy, …

Một số thảo dược khác có lợi cho hệ xương khớp: Thổ phục linh, Hy thiêm,…

Nhờ các thành phần kể trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của gai cột sống thắt lưng. Đặc biệt, sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Vì vậy, hãy sử dụng Khương Thảo Đan  để có một sức khỏe xương khớp trọn vẹn.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Tóm lại, gai cột sống thắt lưng mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, song vẫn có nhiều phương pháp giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống và phục hồi khả năng vận động. Bài viết đã giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về bệnh lý gai cột sống thắt lưng. Hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bạn nhé!

Mọi vấn đề cần thắc mắc về bệnh lý gai cột sống thắt lưng cũng như về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline 1800 1156 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/6-trieu-chung-gai-cot-song-de-nhan-biet-169166866.htm

https://youmed.vn/tin-tuc/nhung-nguyen-nhan-gai-cot-song-ban-can-biet/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...