Nhận biết triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gần đây đã trở thành loại bệnh phổ biến, xuất hiện cả ở nhiều người trẻ kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng của bệnh này là gì, cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Xương cột sống là một trong những bộ phận quan trọng của hệ cơ xương khớp, đảm nhận chức năng chống đỡ cơ thể cũng như liên kết nhiều xương khác lại với nhau.

Xương cột sống chia làm 4 đoạn với các khả năng uốn cong khác nhau. Trong đó, đĩa đệm là thành phần quan trọng, kết hợp cùng các đốt sống đảm bảo duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của cột sống.

dia-dem-bi-lech-vi-tri
Đĩa đệm ở vị trí thắt lưng lệch ra khỏi bao xơ gây ra thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Ở người bình thường, đĩa đệm nằm gọn trong xương cột sống, gồm 2 phần là bao xơ và nhân nhầy. Các đĩa đệm ngoài vai trò nối các đốt sống lại với nhau còn thực hiện phân tán và chịu lực trong một giới hạn nhất định.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, chèn ép vào các khu vực lân cận. Bệnh xảy ra khi có tổn thương khiến bao xơ bị nứt, rách.

Thoát vị có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên xương cột sống, song được chia làm ba dạng chính:

  • Thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
Trong đó, phổ biến hơn cả là thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm theo nhiều triệu chứng bất lợi cho sức khoẻ.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một trong những bệnh khó hồi phục, nhất là ở giai đoạn muộn. Bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh ở cơ thể người là giống nhau, bao gồm:

Chân tay tê bì, kém vận động

Giải phẫu học chỉ ra có hai dây thần kinh xuất phát từ thắt lưng đi qua hông, mông, đùi sau và dừng lại ở bàn chân. Khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép vào vị trí gốc rễ hai dây thần kinh này, từ đó làm tắc nghẽn đường dẫn truyền thông tin khiến khả năng vận động và cảm giác giảm.

thoat-vi-gay-te-bi
Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân tay

Hậu quả là sự chi phối của thần kinh trung ương và ngoại vi đến các chi bị tắc nghẽn, cảm giác tê bì xuất hiện và khả năng vận động cũng mất linh hoạt.

Cảm giác ở da bị thay đổi

Tủy sống nằm trong xương cột sống, tỏa các dây thần kinh chi phối khắp cơ thể, giữ chức năng quan trọng: phản xạ. Khi đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị, các dây thần kinh vùng thắt lưng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi sự đè ép.

Sự đè nén kéo dài và thường xuyên sẽ làm xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da, nhất là vùng chân, đùi và hai tay. Khi đó, cơ thể gần như không đáp ứng, mất nhạy cảm với những tác nhân nhỏ từ bên ngoài như kiến cắn, muỗi đốt… Trong nhiều trường hợp nặng, người bệnh còn cảm giác như “liệt” da.

Đau ngang thắt lưng

Sự chèn ép của đĩa đệm sang các cơ quan xung quanh khiến các cơ quan bị tổn thương ở nhiều mức độ, biểu hiện bằng các cơn đau. Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơn đau thường không quá mạnh. Tuy nhiên lâu dần, các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt, từ âm ỉ sang dữ dội và kéo dài từ vùng cổ xuống vai gáy, thắt lưng và lan ra cả tay, chân.

dau-ngang-that-lung
Các cơn đau thắt lưng trở nặng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi

Cảm giác đau thường xuất hiện khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, do đó hạn chế khả năng vận động của người bệnh đáng kể. Cơn đau có tính chất khu trú, có nghĩa là người bệnh cảm nhận được rõ rệt vị trí đau, nhất là khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh.

Ở thể bệnh nhẹ, cơn đau khó cảm nhận hơn do biểu hiện chưa dữ dội, tuy nhiên, khi ấn dọc đường dây thần kinh, cảm giác đau sẽ trở nên rõ rệt.

Yếu cơ, bại liệt

Triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng thoát vị đã chuyển biến nặng. Các cơn đau thường xuyên làm người bệnh kém vận động, cùng với sự chèn ép dây thần kinh khiến các cơ mất linh hoạt gây yếu cơ, thậm chí teo cơ.

Thể bệnh nặng không được chữa trị kịp thời cũng làm tăng khả năng mắc biến chứng, người bệnh có thể bị bại liệt, mất khả năng tự chủ trong các hoạt động.

Phản xạ gân xương suy giảm

phan-xa-gan-co-giam
Phản xạ gân xương giảm là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Qua các sợi nơron thần kinh, tủy sống chi phối mọi sự phản xạ của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép vào các dây thần kinh, khiến tín hiệu truyền qua các nơron bị ngắt quãng, đứt đoạn do đó tốc độ phản xạ giảm.

Có thể thấy, những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ cho sức khỏe người bệnh. Do đó, điều quan trọng hơn cả là hạn chế tổn thương cột sống để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng được xem là một trong những bệnh nguy hiểm và khó có khả năng hồi phục. Các nghiên cứu bệnh lý cho thấy thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc can thiệp điều trị bệnh sớm mang lại hiệu quả lên tới hơn 90%.

thoat-vi-rat-nguy-hiem
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một bệnh nguy hiểm

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện thường thấy nhất của thoát vị đĩa đệm thắt lưng là đau lưng, đôi khi kèm theo tê bì chân tay. Tuy nhiên tình trạng này lại bị bỏ qua do nhiều người không cho đây là vấn đề lớn khiến bệnh tình trở nặng. Tình trạng thoát vị kéo dài khiến thần kinh trung ương mẫn cảm với sự chèn ép, cảm giác đau sẽ dần kèm theo quá trình tê liệt, bất hoạt gây mất cảm giác cũng như vận động.

Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng này là người bệnh có thể bị rối loạn tự chủ đại tiểu tiện, không còn khả năng vận động, tàn phế.

Ngoài ra, đĩa đệm chèn ép lâu ngày còn làm tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ tuần hoàn khiến các mô vốn đã bị tổn thương do đè nén lại càng thiếu oxy và dinh dưỡng. Hậu quả là tế bào bị ảnh hưởng trầm trọng, gây teo cơ đồng thời tuần hoàn ngưng trệ khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho cơ thể.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm thắt lưng càng kéo dài càng nâng cao nguy cơ mắc biến chứng và giảm khả năng bình phục. Do đó, khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường, hãy đi khám bác sĩ. Chỉ một chút thời gian và vài xét nghiệm đơn giản song lại khiến bạn cảm thấy an tâm hơn về vấn đề sức khỏe của mình.

Nên làm gì nếu gặp các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng?

Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra làm người bệnh khó chịu rất nhiều. Trong nhiều trường hợp, không khắc phục các triệu chứng đó, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ rệt các cơn đau dữ dội, ngưng trệ công việc đồng thời khiến bệnh tiến triển nặng. Để đảm bảo trạng thái ổn định của cơ thể, khi xuất hiện các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bệnh nhân cần:

  • Dừng ngay các hoạt động nặng nhọc, gây nhiều gánh nặng cho lưng.
  • Không khuân vác đồ vật nặng, không vận động mạnh như chạy, nhảy.
  • Nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái.
  • Tập các bài tập thể thao, giãn cơ phù hợp. Không tập với cường độ và tần suất lớn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tới khám tại các cơ sở y tế và tiến hành điều trị. Có như vậy mới hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh, từ đó mang lại nhiều niềm vui, sức khoẻ trong cuộc sống.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Lời khuyên ưu tiên hàng đầu của nhiều chuyên gia xương khớp cho tình trạng thoát vị là khuyên người bệnh đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Bởi vì chỉ ở nơi có đầy đủ kỹ thuật và chuyên môn, người bệnh mới có thể xác định chính xác tình trạng và mức độ bệnh của mình. Từ đó, bệnh nhân mới có được những lời khuyên chính xác, phác đồ điều trị cụ thể.

phau-thuat-thoat-vi-dia-dem
Phẫu thuật là một biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Tuỳ vào tiến triển của bệnh, người bệnh có thể được thực hiện các biện pháp như:

☛ Dùng thuốc giảm đau: Các cơn đau dữ dội có thể được khắc phục bằng thuốc giảm đau dạng tiêm hoặc uống. Khi sử dụng, người bệnh sẽ nhanh chóng mất cảm giác đau, thấy thoải mái dễ chịu hơn hẳn. Hiện nay, một số thuốc giảm đau còn kèm theo tác dụng chống viêm hiệu quả.

☛ Phẫu thuật: Mổ hở và giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da là hai phương pháp hay được dùng trong phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi đĩa đệm đã chèn ép quá nặng mà các liệu pháp điều trị khác không còn tác dụng, điều trị nội khoa thất bại sau 6 – 8 tuần, cơn đau đột ngột tiến triển hoặc bệnh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Ở từng bệnh nhân khác nhau sẽ được tư vấn kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Hãy chia sẻ chi tiết tình trạng của mình cho bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh điều trị tại cơ sở y tế, các biện pháp chữa trị tại nhà cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Trong đó bao gồm:

☛ Sử dụng các bài thuốc dân gian: Những vị dược liệu trong dân gian từ xa xưa đã được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp. Nổi bật trong đó là lá lốt, xương rồng, ngải cứu… mang lại tác dụng giảm đau hiệu quả. Áp dụng các bài thuốc này trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng là một phương pháp hữu ích, là lựa chọn của nhiều người bệnh.

☛ Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các thuốc này cũng kèm theo khả năng kháng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên không khuyến khích người bệnh tự ý dùng thuốc giảm đau không kê đơn đồng thời không áp dụng trong thời gian dài. Việc sử dụng nên có chỉ dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn.

☛ Vật lý trị liệu: Massage, tập các bài tập, châm cứu, bấm huyệt… cũng góp phần đáng kể vào điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Hỏi ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện và duy trì mức độ, tần suất ổn định sẽ cải thiện tình trạng bệnh lý của bạn đáng kể.

☛ Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Các sản phẩm có chứa cồn, nhiều đạm, cay nóng đều không tốt cho sức khoẻ, có thể khiến bệnh tình trở nặng. Thêm vào đó, các thói quen xấu như ngồi gù lưng, nằm nhiều… cũng khiến cho xương cột sống kém linh hoạt.

ngai-cuu-chua-thoat-vi
Ngải cứu điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng còn kèm theo nhiều biến chứng khó lường rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Vì vậy, phòng ngừa bệnh là điều thiết yếu, giúp duy trì sự ổn định và giữ cơ thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu. Tuân thủ các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả:

  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, yoga… để xương cốt luôn dẻo dai.
  • Hạn chế khuân vác các vật nặng.
  • Từ bỏ thói quen ngồi nhiều, nằm nhiều, ngồi gù lưng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Sinh hoạt lành mạnh, điều độ.
  • Uống đủ nước.
  • Ăn đủ chất, bổ sung canxi vào chế độ ăn, nhất là đối với người cao tuổi.

Khương Thảo Đan – xua tan nỗi lo thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Ngoài các biện pháp kể trên, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng được khuyến cáo sử dụng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp cũng như bảo vệ sức khoẻ. Khương Thảo Đan là một sản phẩm phổ biến hiện nay, được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

cong-dung-cua-khuong-thao-dan
Khương Thảo Đan – giải pháp hữu ích cho tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Khương Thảo Đan là thực phẩm chức năng phát triển dựa trên công bố nghiên cứu chiết tách hoạt chất KGA1 từ cây địa liền của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nghiên cứu này đã tạo chuyển biến lớn, góp phần đưa Khương Thảo Đan trở thành sản phẩm tối ưu cho các vấn đề gân cốt.

Thành phần của sản phẩm bao gồm chiết xuất từ các vị dược liệu quý như: Độc hoạt, Phòng phong, Ngưu tất, Ký sinh thang… Trong đó phải kể đến hai hoạt chất mang lại chức năng chính cho sản phẩm: KGA1 và collagen type II.

☛ Hoạt chất từ cây địa liền KGA1 có khả năng làm giảm nhanh cơn đau chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Khác với dược liệu địa liền hay các thuốc giảm đau khác, KGA1 có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng, bao gồm những người có bệnh về dạ dày, thận, gan… hay cả khi họ dùng liều cao.

☛ Collagen type II không biến tính tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo, hồi phục sụn khớp. Việc bổ sung collagen type II trong Khương Thảo Đan đem lại khả năng thúc đẩy thương tổn mau lành, hỗ trợ ngăn cản thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh chóng.

Kết hợp cùng nhiều vị dược liệu từ thiên nhiên khác, Khương Thảo Đan mang lại công dụng:

  • Giảm, hạn chế sưng đau; kháng viêm nhanh chóng.
  • Hỗ trợ phục hồi thương tổn, tái tạo sụn khớp mới.
  • Ngăn chặn quá trình lão hoá, giữ xương luôn chắc khoẻ dẻo dai.

Từ những công dụng kể trên, Khương Thảo Đan đã trở thành “thần dược” hỗ trợ điều trị xương khớp của nhiều người, là giải pháp đáng cân nhắc cho tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Sức khoẻ vẫn luôn là sự ưu tiên hàng đầu của con người, là động lực khiến con người tạo ra nhiều sản phẩm giá trị cho cuộc sống. Do vậy, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh là đảm bảo tương lai không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội.

Hy vọng những thông tin về thoát vị đĩa đệm thắt lưng trên đây là hữu ích với bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có giải pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tài liệu tham khảo:

  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28722852/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560878/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2915533/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...