Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Bệnh không chỉ gây tổn thương ở vùng cột sống cổ mà còn chèn ép dây thần kinh, tủy sống gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các cơ quan lân cận.

Thoái hóa đốt sống cổ là hệ quả của quá trình lão hóa kết hợp với những thói quen sinh hoạt sai tư thế, lười vận động làm thay đổi đi hình thái của các cơ quan cấu thành cột sống cổ. Đây là căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi – đặc biệt là những người trên 75 tuổi.

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ gặp phải những biểu hiện như: đau, mỏi và tê bì vùng cổ rồi lan xuống vai gáy. Theo thời gian, mức độ thoái hóa sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra các triệu chứng nặng nề hơn như cổ phát ra tiếng lục khục khi cử động, thường xuyên bị vẹo cổ, khó khăn khi hoạt động, thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu và nửa sau vùng đầu, cơn đau lan rộng ra toàn bộ vùng vai, đau vùng bả vai, lan xuống cánh tay, bàn tay và sau 1 thời gian gây tê liệt cả tay, ngoài ra khi chuyển đổi tư thế đứng nằm ngồi sẽ gây hoa mắt chóng mặt.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân chính là do sự chủ quan với những biểu hiện mình gặp phải cứ nghĩ nó bình thường và chỉ một hai hôm nghỉ ngơi là hết. Tính chất của các cơn đau do thoái hóa chính là đau nhiều khi vận động và không đau khi nghỉ ngơi nên rất nhiều người xem thường và không đi thăm khám. Chỉ đến khi mà những cơn đau xuất hiện liên tục với mức độ đau dữ dội ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt thì mới bắt đầu đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám tìm ra nguyên nhân.

Thêm nữa, một số người còn tự ý mua thuốc giảm đau hoặc nghe người này người sử dụng một số thuốc đông y sắc uống hoặc đắp lá nọ lá kia mà không cần biết xem tình trạng bệnh của mình ở giai đoạn nào, những bài thuốc này liệu có chữa khỏi được hay không.

Chính vì những việc làm này có thể làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh bạn cần đi thăm khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Những biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Giảm khả năng vận động

Đây là biến chứng đầu tiên và cũng là sớm nhất mà người bệnh gặp phải. Đốt sống là cơ quan gồm nhiều bộ phận liên kết chặt chẽ cấu thành, chúng có tác dụng giúp đốt sống vận động nhịp nhàng và trơn tru. Tuy nhiên khi đốt sống bị tổn thương đặc biệt là do quá trình thoái hóa thì khả năng vận động của đốt sống có xu hướng suy giảm rõ rệt.

Ở giai đoạn mới phát, vùng cổ chỉ bị đau nhức mỏi, co cứng nhẹ. Theo thời gian, mức độ thoái hóa có xu hướng tăng và nặng nề hơn sẽ gây ra các cơn đau lan tỏa từ vùng gáy lên vùng đầu, vai trên, toàn bộ phần bả vai và cánh tay. Mức độ đau tăng mạnh khi vận động – nhất là khi thực hiện các động tác như: cúi, ngửa đầu hoặc xoay cổ.

Khi những cơn đau nhức xuất hiện liên tục sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện thói quen giữ cố định cổ ở 1 hoặc vài tư thế cố định. Tình trạng này khiến cho đốt sống cổ bị giảm phạm vi chuyển động, tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc và kích thích các mô cột sống hình thành gai xương.

Thiếu máu lên não – nguy cơ cao gây đột quỵ

Thiếu máu lên não là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ không thể lường trước được. Theo các chuyên gia chuyên khoa xương khớp, các đốt sống cổ bị thoái hóa có thể gây ra tình trạng chèn ép lên dây thần kinh làm hạn chế hoặc tắc nghẽn quá trình lưu thông máu lên não gây ra tình trạng thiếu máu lên não.

Thiếu máu lên não khiến cho người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu (Ảnh minh họa)

Khi mà não không nhận được đủ oxy có thể gây đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Người bị thiếu máu lên não còn có thể gặp những vấn đề về suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ trầm cảm.

Nếu như tình trạng thiếu máu não kéo dài còn có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hiểm như xuất huyết não, đột quỵ, thiểu năng tuần hoàn máu và nguy hiểm nhất là dẫn tới tử vong.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là biến chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ và biến chứng này sẽ chắc chắn xảy ra nếu như người bệnh không được điều trị từ sớm. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do thoái hóa cột sống cổ gây tổn thương lỗ tiếp hợp, làm gián đoạn quá trình tuần hoàn và gây ra chứng thiếu máu não.

Người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, choáng váng, mất khả năng kiểm soát, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, lo lắng quá mức, giảm khả năng tập trung,… nói chung là mọi giác quan đều bị giảm sút đáng kể. Những người lớn tuổi gặp phải biến chứng này rất dễ xảy ra tai nạn

Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng lớn tới thần kinh của người bệnh và làm tăng áp lực lên thần kinh, nếu không điều trị được, có thể dẫn tới các biến chứng trầm cảm.

Ngoài ra, khi bị thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn nặng sẽ gây viêm, đau nhiều về đêm. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và trằn trọc, khó ngủ.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đĩa đệm là cơ quan có tác dụng giúp giảm ma sát và chịu áp lực khi cột sống vận động. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến cho cấu trúc cột sống không ổn định và cơ quan này có thể bị xơ hóa, tổn thương, bị nứt vỡ và chảy nhân nhầy ra bên ngoài. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh.

Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và có thể dẫn đến hàng loạt di chứng nặng nề.

Chèn ép dây thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh (Ảnh minh họa)

Khi cột sống hình thành các gai xương sẽ gây chèn ép đến dây thần kinh. Gai xương hoặc nhân nhầy có thể gây hẹp các lỗ liên đốt, chèn ép rễ thần kinh, động mạch đốt sống và các hạch giao cảm.

Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay, làm giảm chức năng của vùng tay, trở nên khó khăn trong việc điều khiển cơ thể. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ có thể xuất hiện tình trạng cơ bắp bị yếu đi, teo cơ tay, mất cảm giác và mất khả năng cầm nắm, nguy hiểm hơn nữa là mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

Ngoài ra, biến chứng chèn ép dây thần kinh còn gây rối loạn nghe, nuốt, chóng mặt, rối loạn thăng bằng.

Chứng hẹp ống sống cổ

Cấu trúc đốt sống thay đổi khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ dẫn đến hình thành thêm các gai xương và phát triển vào trong ống sống gây cản trở vùng xung quanh tủy sống và không gian tủy sống bị thu hẹp, tình trạng này còn được gọi là chứng hẹp ống sống. Cột sống bị thu hẹp lại tạo áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh cổ. Khi bị chứng hẹp ống sống cổ thì tỷ lệ những người bị mắc các bệnh lý tủy cao hơn trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chứng hẹp ống sống gây ra các triệu chứng như tê và yếu liệt. Cảm giác tê tê từ cổ tới vai gáy sau đó là 2 chân và 2 tay và khiến cho chân tay suy yếu. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép và dễ vấp ngã. Nếu bệnh chuyển biến nặng, việc đi lại sẽ trở nên khó khăn, 2 tay sẽ bị yếu và không làm việc bình thường được, tiểu khó, táo bón và hay cảm thấy khó thở.

Hội chứng cổ với tủy sống và nội tạng

Biến chứng này xuất hiện khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng. Thường thì hội chứng cổ – tủy sống sẽ xuất hiện khi các chỗ lồi đĩa đệm và chồi xương gai phát triển ra 2 bên hoặc gai xương phát triển vào trung tâm cột sống gây chèn tủy. Khi đó, các tổn thương ảnh hưởng tới sự chi phối thần kinh ở tim thông qua dây thần kinh tim. Nếu nhẹ thì sẽ gây ra các biểu hiện rối loạn cảm giác, nặng hơn thì liệt 2 chân hoặc nửa người.

Riêng hội chứng cổ – nội tạng sẽ xuất hiện rõ rệt nhất ở tim và túi mật.

  • Đối với Tim: Khi dây thần kinh vùng đầu cổ bị chèn ép thì tim sẽ phải chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất với các biểu hiện rối loạn nhịp tim, đau vùng ngực do các cơn đau tim đột ngột.
  • Đối với túi mật: Biểu hiện rõ nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đối với túi mật chính là hội chứng rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ.

Bại liệt vĩnh viễn

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng mà không được điều trị kịp thời để kiểm soát quá trình phát triển của bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và nguy hiểm hơn có thể gây ra bại liệt vĩnh viễn.

Khi rễ thần kinh mới bị chèn ép thì chỉ xuất hiện biểu hiện tê bì cánh tay và bàn tay, tay có cảm giác bị châm chích, dị cảm, suy yếu và không có sức. Khi mức độ chèn ép tăng lên, tay có thể bị teo cơ và rối loạn cảm giác hoặc thậm chí là rối loạn thực vật (mất kiểm soát khi đại tiện, tiểu tiện).

Nếu không kịp có biện pháp can thiệp kịp thời dây thần kinh có thể bị tê liệt hoàn toàn và gây ra biến chứng liệt chi trên hoặc liệt nửa người.

Phòng và kiểm soát diễn tiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên nhưng nếu như bạn chủ động có biện pháp phòng tránh, chăm sóc và điều trị tốt cho bản thân thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh, khôi phục lại chức năng vận động của xương khớp, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên tắc phòng và kiểm soát quá trình thoái hóa đốt sống cổ ngay khi bệnh ở mức độ nhẹ là cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu pháp an toàn. Còn khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo quá trình điều trị của bác sĩ kết hợp với tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là 3 yếu tố giúp kiểm soát bệnh thoái hóa đốt sống cổ phát triển và gây những biến chứng nguy hiểm. Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực đến cột sống và giảm nguy cơ gây thoái hóa.

Một số các biện pháp ngăn ngừa biến chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ gồm có:

– Khi xuất hiện biểu hiện đau mỏi vùng cổ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

– Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ của bác sĩ chuyên khoa về thời gian uống thuốc, liều lượng uống thuốc. Thường xuyên tái khám theo định kì để bác sĩ có thể nắm bắt được mức độ cải thiện của bệnh tình, giúp bạn nhanh chóng có kết quả điều trị tích cực.

– Không tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc khi thấy bệnh có xu hướng thuyên giảm

– Tăng cường bổ sung thực phẩm nhóm Canxi và Vitamin D, thực phẩm nhóm axit béo, vitamin E giúp xương chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa thoái hóa cột sống.

– Hạn chế nạp chất béo, hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt., tránh xa các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, cafe… gây hại cho khớp.

– Lựa chọn các bài tập luyện nhẹ nhàng như: đi bộ, tập gym, bơi lội, yoga, đạp xe… là những bài tập phù hợp cho người thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa sự thoái hóa. Hoặc bạn có thể sử dụng liệu trình trị liệu vật lý tại các cơ sở có uy tín để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng đau nhức và cải thiện chức năng vận động của cột sống cổ

Kiểm soát thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu (Ảnh minh họa)

– Không nên làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.

– Cuối cùng, trong quá trình điều trị bệnh mà bạn nhận thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào khác thì bạn hãy thông báo sớm cho bác sĩ của mình để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Tuyệt chiêu phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biến chứng của bệnh có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn sa sút, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Do đó, để phòng tránh được những biến chứng này bạn cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, xây dựng thói quen lành mạnh và tránh xa các tác nhân có hại.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1156 hoặc để lại câu hỏi ở khung comment bên dưới chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.

*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...