Cẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng

Sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng, người bệnh rất yếu và cần được quan tâm đặc biệt. Việc chăm sóc chu đáo, đúng cách đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vậy nên chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng là thủ thuật mà bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vết mổ nhỏ và đưa các dụng cụ chuyên dụng vào tới phần cột sống bị tổn thương để thực hiện thao tác loại bỏ, thay thế những mô bị hư tổn.

Sau khi kết thúc phẫu thuật, hầu hết người bệnh có thể trở về nhà từ bệnh viện sau khoảng 2 đến 4 ngày. Khi trở về nhà, người bệnh chưa thể đi lại được luôn mà phải tiếp tục điều dưỡng cơ thể để thúc đẩy quá trình phục hồi của vết mổ.

Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để trở lại làm việc đối với những công việc có tính chất vận động nhẹ như văn phòng. Còn nếu người bệnh phải lao động nặng hơn thì có thể mất tới 3 tháng hoặc lâu hơn để cơ thể có thể thích nghi và trở lại với các hoạt động lao động được.

Người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để đi làm lại đối với công việc văn phòng (Ảnh minh họa)

Tóm lại, thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sống phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: loại phẫu thuật mà người bệnh được thực hiện, thể trạng sức khỏe của người bệnh tốt hay kém, cách chăm sóc của người thân đội ngũ y bác sĩ,…sẽ quyết định thời gian người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật là sớm hay muộn.

Ở một số người bệnh, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn hơn là do các nguyên nhân như: thói quen hút thuốc (nicotine gây cản trở sự phát triển của xương), người bệnh có sẵn bệnh nền mãn tính như tiểu đường, bị strees, hay sử dụng Opioids lâu dài trước khi phẫu thuật,…

Do đó, khi chăm sóc cho người bệnh, bạn cần khuyên bảo, động viên, giúp đỡ hộ từ bỏ những thói quen xấu và kiên trì điều dưỡng tốt thân thể theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm ngày bình phục

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống lưng

Người bệnh sau khi phẫu thuật thường rất yếu, nên việc chăm sóc người bệnh cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chu đáo. Ngoài ra, bạn cũng phải cần trao đổi với bác sĩ điều trị nhiều hơn để có nhiều thông tin và nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật.

Chăm sóc tại bệnh viện

Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Gây mê là thủ thuật được tiến hành trước khi người bệnh bắt đầu ca phẫu thuật. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc gây mê như rét run, mạch nhanh, đau đầu,…những trường hợp này bạn chỉ cần theo dõi sát, thực hiện giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc cho dùng Corticoid.

Giảm đau sau phẫu thuật

Sau khi thức dậy sau phẫu thuật, người bệnh bắt đầu sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mổ trong vòng từ 24h – 48h. Trong suốt khoảng thời gian này, các loại thuốc giảm đau và kháng viêm sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng.

Điều bạn cần làm lúc này là động viên, chia sẻ nói chuyện với người bệnh nhiều hơn, nhằm phân tán tư tưởng họ không còn tập trung cho vết mổ đang đau. Đồng thời, giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ đúng liều nhằm ngăn cản các biến chứng có thể sau ra sau mổ, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Người bệnh cần được khuyến khích, động viên tinh thần trong giai đoạn sau phẫu thuật (Ảnh minh họa)

Hiện tượng chướng bụng sau mổ

Một số trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện bụng chướng căng, gây cảm giác tức thở và khó chịu. Bạn có thể giúp người bệnh chườm nóng, xoa nhẹ trên bụng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hạn chế ăn uống cho đến khi trung tiện được. Trong trường hợp người bệnh quá khó chịu, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kích thích nhu động ruột, đặt sonde dạ dày và sonde hậu môn

Chăm sóc vết mổ

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nằm trên đệm có độ cứng vừa phải, kê gối thấp đầu, hạn chế vận động trong 24h khi đến khi mổ để vết mổ được ổn định

Thông thường vết mổ sẽ được thay băng 2 ngày/1 lần đối với những vết mổ đặc biệt (vết mổ lớn, thấm dịch nhiều,…) và được thực hiện bởi nhân viên Y tế. Nếu vết mổ không xảy ra các hiện tượng bất thường thì người bệnh có thể cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày kể từ ngày mổ. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển tiến bộ trong y học thì hầu hết các vết mổ đều được đóng bằng chỉ tự tiêu nên người bệnh không cần bận bận tâm đến vấn đề cắt chỉ sau mổ.

Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn cũng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết mổ. Nếu bạn thấy vết mổ xuất hiện tình trạng bất thường như tấy đỏ, thấm dịch của vết mổ, tụ máu vết mổ,…thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để sớm phát hiện điều trị kịp thời.

Ăn uống sau mổ

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Thông thường khi bệnh nhân trung tiện là đã có thể uống nước kèm ăn nhẹ (cháo, súp, sữa). Chế độ ăn cho người bệnh cần đầy đủ, không ăn kiêng. Bạn có thể ưu tiên để người bệnh ăn nhiều đạm, nhiều rau, chuối chín, khoai lang luộc, uống đủ 1.5 – 2 lít nước hàng ngày nhằm bổ sung đủ protein và nhuận tràng.

Giúp người bệnh xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Vận động trong những ngày đầu sau mổ

Thông thường đối với những ca phẫu thuật can thiệp ở mức độ tối thiểu như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh,…người bệnh đã có thể tập ngồi dật và đi lại từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau mổ với dụng cụ hỗ trợ đi lại và có sự giúp đỡ của người thân

Còn nếu người bệnh thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp hơn như cố định cột sống, thay đĩa đệm,…thì người bệnh cần nằm bất động trên giường và hạn chế các đông tác xoay, cúi ngửa lâu. Tùy vào thể trạng và mức độ phục hồi của người bệnh mà quyết định số ngày bệnh nhân có thể đi lại được. Có thể đến ngày thứ 4, thứ 5 là người bệnh đã có thể đi lại rồi nhưng cũng có người mất đến vài ba tuần.

Trong suốt thời gian lưu trú và điều trị tại bệnh viện, quá trình phục hồi vết mổ giai đoạn đầu sẽ được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ y bác sĩ. Đến khi người bệnh đạt được một số điều kiện cơ bản sau thì có thể trở về nhà và tự chăm sóc ở nhà như:

  • Các cơn đau đã được kiểm soát bằng thuốc uống
  • Có thể ra khỏi giường và di chuyển xung quanh mà không cần đến sự trợ giúp của người thân
  • Vết mổ không có dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Đôi khi một số người bệnh đã hồi phục đủ để rời bệnh viện nhưng không đủ để ở nhà. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được xuất viện và đến một số cơ sở phục hồi chức năng để được chăm sóc và phục hồi thêm cho đến khi được khuyên trở về nhà.

Chăm sóc tại nhà

Sau khi mổ, cơ thể người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi cũng như hạn chế những cơn đau nhức cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cần phụ thuộc lớn vào chế độ và sự hiểu biết về cách chăm vết mổ thoái hóa cột sống của người thân.

Một số điểm bạn cần chú ý chăm sóc người bệnh ở nhà sau khi xuất hiện như:

Đeo nẹp cột sống thắt lưng

Theo chỉ định của bác sĩ có nên dùng nẹp cột sống thắt lưng sau mổ hay không. Nếu cố thì thời gian duy trì khoảng 3 tháng sau mổ.

Việc đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đứng dậy và đi lại. Ngoài ra, khi đeo nẹp cột sống người bệnh sẽ ý thức được việc giữ gìn, tránh các động tác quá mức không cần thiết, đồng thời cũng là một thông báo cho mọi người xung quanh biết bản thân mình đang có vấn đề về cột sống nhằm hạn chế các động tác va chạm xô đẩy.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhắc nhở người bệnh tránh lạm dụng đeo nẹp quá lâu vì điều đó có thể làm ảnh hưởng tới các khối cơ cạnh cột sống, tạo cảm giác yếu cột sống sau khi tháo nẹp.

Đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc

Khi xuất viện, người bệnh cũng vẫn phải tiếp tục uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi, thuốc phục hồi xương khớp,…. Bạn cần theo dõi và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ và tái khám lại khi người bệnh uống sắp hết thuốc. Đặc biệt, không để người người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tránh mang lại những rủi ro không mong muốn cho người bệnh.

Dinh dưỡng cho người bệnh

Giúp người bệnh xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D tốt quá trình tự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây để bổ sung cho cơ thể một nguồn vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Hạn chế sử dụng thực phẩm ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống kích thích như bia, rượu,…vì chúng sẽ ngăn cản quá trình phục hồi của người bệnh.

Vận động sinh hoạt

Thông thường sau quá trình mổ người bệnh thường có tâm lý ngại vận động. Do đó bạn cần động viên, khích lệ họ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà, có thể lên xuống cầu thang. Tránh việc nằm một chỗ trong thời gian dài. Đặc biệt, bạn cần lưu ý với người bệnh không được thực hiện các động tác quay ngang ngửa, vặn vẹo hay cúi người trong thời gian này.

Không được để người bệnh nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa hay những nơi không có điểm tựa cố định. Tốt nhất nên để bệnh nhân nằm giường có đệm phù hợp.

Lựa chọn đệm nằm thích hợp cho người bệnh vừa phẫu thuật cột sống lưng (Ảnh minh họa)

Khi tắm rửa người bệnh không cần băng vết mổ nếu không có chất dịch chảy ra. Nên tắm rửa bằng vòi hoa sen để hạn chế ngâm vết mổ trong nước như tắm bằng bồn. Sau khi tắm bạn giúp người bệnh thấm nhẹ chỗ vết mổ cho khô và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau 1 – 2 tuần mổ cột sống, lúc đó người bệnh có thể hoạt động tình dục ở mức vừa phải, không thái quá để tránh ảnh hưởng tới vết mổ

Sau mổ khoảng 6 tháng người bệnh có thể chơi được một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ và thực hiện các bài tập tốt cho cột sống. Tuyệt đối không tập luyện các bộ môn có tính chất va chạm mạnh như bóng đá, bóng chuyền,…

Sử dụng thực phẩm chăm sóc xương khớp

Để chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống lưng một cách toàn diện, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan – là một sản phẩm của  thành tựu nghiên cứu đến từ INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có tác dụng giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức, hỗ trợ phục hồi sụn khớp và làm chậm quá tình thoái hóa khớp.

Thành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà cùng với cộng sự. Hoạt chất KGA1 đã được chứng minh hiệu quả giảm đau cao gấp nhiều lần so với các thuốc giảm đau thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các bài thuốc điều trị xương khớp phổ biến như Độc hoạt tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,…cùng với dưỡng chất Collagen type II tạo nên một tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO đáp ứng khả năng điều trị và phục hồi xương khớp của nhiều người bệnh. Lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan hôm nay – bảo vệ sức khỏe xương khớp trong tương lai.

Kết luận

Phẫu thuật là một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên do tính chất can thiệp vào sâu trong cơ thể nên sau phẫu thuật người bệnh rất yếu và rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống bạn cần động viên, khích lệ tinh thần của họ, kiêng khem, uống thuốc và vận động đúng cách để vết thương mau lành. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Link tham khảo:

  1. https://www.spine-health.com/treatment/spinal-fusion/postoperative-care-spinal-fusion-surgery
  2. https://www.spineuniverse.com/treatments/surgery/lumbar/recovery-lumbar-fusion-surgery

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...