Thoái hóa cột sống điều trị như thế nào?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Nếu trước đây căn bệnh này gặp ở phần lớn đối tượng là người già do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể thì ngày nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem cách chữa thoái hóa cột sống như thế nào là hiệu quả qua bài viết dưới đây.

chua-thoai-hoa-cot-song
Tổng hợp các cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả nhất

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Nguyên nhân nguyên phát

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể con người là không thể tránh khỏi. Cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ suy giảm dần dần theo thời gian. Vì vậy, tuổi càng cao thì xương cốt càng yếu đi và thoái hóa. Tốc độ của quá trình lão hóa còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của con người hay nói cách khác là nó phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với chính cơ thể mình như thế nào. Có người đến 50-60 tuổi xương khớp mới bị thoái hóa, có người lại bị thoái hóa cột sống ngay từ khi còn 30-40 tuổi.

Nguyên nhân thứ phát

Rượu bia: là “kẻ thù’’ của các bệnh về xương khớp. Lượng cồn có trong rượu bia sẽ làm mất nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến lượng dịch khớp, từ đó dịch khớp mất đi sự trơn chảy, làm tăng ma sát giữa các đầu sụn, sự vận động của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, uống nhiều rượu dẫn đến tăng cân. Điều này khiến cho các cơ xương khớp phải chịu một áp lực nặng hơn bình thường, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

Hút thuốc lá: cũng là một yếu tố cần phải kể đến. Nicotin có trong thuốc lá làm hạn chế cung cấp oxy tới các mô và gây rối loạn chức năng cơ xương khớp của cơ thể.

Thói quen ít vận động: do đặc thù công việc là làm việc văn phòng, phải ngồi  máy tính trong nhiều giờ đồng hồ. Khi đó, họ ngồi yên trong một tư thế và chỉ tập trung vào một số cử động nhỏ như: đánh máy bằng ngón tay, cúi xuống nhìn văn bản và nhìn lên màn hình máy tính,… Điều này làm cho cơ và dây chằng luôn bị căng ra, dẫn đến tạo một áp lực lớn lên xương khớp, các sụn xương và đốt sống bị thoái hóa và tổn thương nặng nề.

Ngồi sai tư thế: làm cho cột sống bị cong vẹo, sự biến dạng này để cột sống tương thích với các xương khác trong một thời gian dài. Điều này làm cho xương khớp phải chịu một áp lực lớn gây tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.

sai-tu-the-gay-thoai-hoa-cot-song
Ngồi sai tư thế lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa cột sống

Chấn thương: do tập luyện thể thao với cường độ không phù hợp hoặc do lao động chân tay, va đập hay tai nạn nhưng chưa được điều trị tận gốc cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: thiếu các vitamin, Canxi, Magie, Collagen type II khiến cho các đầu sụn đã bị tổn thương không được tái tạo mới, tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh thoái hóa cột sống xuất hiện.

Thừa cân: cũng là nguyên nhân gây áp lực lớn lên xương khớp, từ đó làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống có chữa được không?

thoai-hoa-cot-song-co-chua-duoc-khong
Thoái hóa cột sống có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách

Để chữa được bệnh lý thoái hóa cột sống một cách dứt điểm thì cần loại bỏ tình trạng đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Nhưng hiện tại thì chưa có biện pháp nào làm được điều này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện từ sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể cải thiện được tình trạng đau nhức, tê bì, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và khớp. Mặc dù bệnh lý không thể khỏi hoàn toàn nhưng nó sẽ được thuyên giảm đến mức thấp nhất có thể để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dù là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống nào thì nó cũng nhằm hướng đến những mục đích sau đây:

  • Kiểm soát tốt triệu chứng đau nhức, tê bì do thoái hóa cột sống.
  • Hồi phục lại chức năng vận động của xương khớp.
  • Làm chậm tiến triển của bệnh cũng như quá trình lão hóa của xương.
  • Duy trì sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.
  • Ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà là biện pháp điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này bằng cách tập những bài tập thể dục đơn giản, thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian nhằm mục đích làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý

bo-sung-canxi-cho-nguoi-bi-thoai-hoa-cot-song
Bổ sung canxi giúp cải thiện tình trạng tổn thương của xương khớp

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó góp phần đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, tê bì do thoái hóa cột sống. Đồng thời, chế độ ăn lành mạnh cũng giúp cho cơ thể tăng sức để kháng và ngăn ngừa bệnh tật. Dưới đây là những chất mà người bị thoái hóa cột sống cần chú ý bổ sung:

  • Axid béo Omega-3: có trong nhiều loại cá, đặc biệt là cá thu, cá ngừ, cá hồi,… Chất này có tác dụng ngăn chặn các mô sụn bị phá vỡ, từ đó giúp chống viêm và làm dịu các cơn đau nhức do thoái hóa cột sống.
  • Canxi và vitamin D: đây là hai chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của xương khớp. Để bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ, bạn cần ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, rau xanh, các loại đậu,…
  • Vitamin C: bên cạnh vai trò chống oxy hóa, vitamin C còn tham gia vào quá trình hình thành collagen – một hoạt chất thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Vitamin C có nhiều trong bông cải xanh, các loại quả như: kiwi, cam, quýt, chanh,…
  •  Đồng thời, bạn nên kiêng ăn các đồ ăn cay nóng bởi vì cholesterol có trong các loại đồ ăn này sẽ thúc đẩy quá trình viêm xương khớp diễn ra nhanh hơn.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Đây là cách chữa trị thoái hóa cột sống đã có từ xa xưa và những kinh nghiệm pha chế loại thuốc này được ông bà tổ tiên ta để lại bằng cách truyền miệng. Ưu điểm những bài thuốc dân gian này là lành tính, cách thực hiện pha chế khá đơn giản, sử dụng các nguyên liệu sẵn có nên rất an toàn và tiết kiệm chi phí mua thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thưc hiện pha chế:

Bài thuốc từ lá lốt

Chuẩn bị: 100g lá lốt tươi.

Tiến hành:

  • Rửa sạch nguyên liệu.
  • Cho lá lốt vào ấm cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi đến khi cạn còn khoảng một bát con.
  • Chắt ra bát và uống khi thuốc còn ấm.

Sử dụng đều đặn vào buổi tối mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả. Tuy nhiên việc này diễn ra thường ngày và kéo dài sẽ gây mất thời gian và công sức của bạn.

Bài thuốc từ ngải cứu

Chuẩn bị: 200g ngải cứu tươi, một ít muối trắng.

Tiến hành:

  • Rửa sạch nguyên liệu.
  • Cho ngải cứu vào chảo cùng với một ít muối trắng, sao vàng.
  • Đổ hỗn hợp vừa sao ra một túi vải sạch.
  • Chườm lên vùng cột sống bị đau.

Thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống

Sử dụng các bài tập yoga để điều trị thoái hóa cột sống

yoga-chua-thoai-hoa-cot-song
Tập yoga giúp làm giảm tình trạng căng cứng và tổn thương cột sống

Các bài tập này khá đơn giản và được hướng dẫn cụ thể bởi các bác sĩ của chuyên khoa vật lý trị liệu. Sự vận động nhẹ nhàng này đã được các chuyên gia chứng minh là đặc biệt tốt cho xương khớp, nó tác động trực tiếp vào cột sống, giúp giảm tình trạng cột sống bị căng cứng và tổn thương.

Bên cạnh đó, tập yoga cũng là một cách giúp cho bạn tĩnh tâm hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp bạn cân bằng cuộc sống của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì tập luyện, vì hiệu quả chỉ xuất hiện sau vài tháng tập đều đặn chứ không thể có tác dụng ngay sau 30 phút – 1 giờ đồng hồ như uống thuốc giảm đau được.

Khi mới bắt đầu tập thì bạn nên tập những bài tập đơn giản rồi mới đến phức tạp. Đồng thời, bạn cần phải khởi động thật kỹ trước khi bước vào bài tập để tránh tình trạng gặp chấn thương hay chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột nhé!

Tuy nhiên, biện pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian chỉ được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ. Khi đó, các triệu chứng sẽ được cải thiện. Còn khi bệnh đã ở mức độ nặng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các điều trị chuyên sâu.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trị thoái hóa cột sống là phương pháp giúp làm dịu các cơn đau hiệu quả, từ đó người bệnh cải thiện được chất lượng cuộc sống, vận động và đi lại một cách dễ dàng hơn. Để đạt được điều đó, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song
Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ để chữa thoái hóa cột sống

Paracetamol

Paracetamol đường uống là thuốc được chỉ định đầu tay trong trường hợp bệnh nhân thoái hóa cột sống xuất hiện triệu chứng đau ở mức độ nhẹ. Sử dụng thuốc này trong một thời gian dài có thể gây độc cho gan. Một lưu ý đặc biệt trong quá trình sử dụng thuốc này đó là không được uống rượu bia vì nó có thể gây ngộ độc paracetamol.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với paracetamol, NSAID có thể là thuốc tiếp theo được bác sĩ chỉ định dùng. Đây là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm rất hiệu quả nhưng nó làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng thông qua cơ chế ức chế COX-1 dẫn đến giảm tiết prostaglandin trên hệ tiêu hóa – một chất trung gian hóa học giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để tránh được tác dụng không mong muốn này, bác sĩ thường chỉ định bạn dùng thêm một thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: omeprazol, esomeprazol,…

Tiêm corticoid tại chỗ

Trong một số trường hợp, bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể được chỉ định tiêm hydrocortison acetat hoặc methyl prednisolon acetat với vị trí tiêm: tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu,… Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ xem xét bạn có bị dị ứng với nhóm thuốc này hay không bởi vì đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêm sẽ có tác dụng rất nhanh nhưng cùng với đó cũng là những nguy cơ khó lường trước được.

Khi các triệu chứng của thoái hóa cột sống đã được kiểm soát, corticoid cần được giảm liều từ từ để hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc như: tích nước, phù nề, loãng xương,…

Nhóm thuốc opioid

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống khi tình trạng đau của bệnh nhân ở mức độ nặng, không đáp ứng được với các thuốc kể trên. Tuy nhiên, khi sử dụng người dùng có thể gặp phải một số các tác dụng không mong muốn rất nghiêm trọng như: suy hô hấp, co giật, gây nghiện,…Do đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn ở liều thấp nhất có tác dụng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ này. Trong khi điều trị bằng opioid, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý tăng liều.

Nhóm thuốc giãn cơ

Điển hình là eperisone, tolperisone, các thuốc này có tác dụng giãn cơ, ức chế sự co cứng cơ xương và làm giảm áp lực lên vùng đĩa đệm. Đây là nhóm thuốc có tác dụng hiệu quả trong bệnh lý thoái hóa cột sống nhưng nếu sử dụng kéo dài, nó gây ra cho bệnh nhân cảm giác buồn ngủ, đau đầu và nặng hơn là yếu cơ, nhược cơ. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này bạn cần theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời các tác dụng không mong muốn xảy ra.

Glucosamine

Glucosamine là một hoạt chất thuộc nhóm đường amino có vai trò quan trọng trong việc hình thành mô xương sụn mới, tạo ra các sinh chất cho hoạt dịch và mô xương. Vì vậy khi sử dụng thuốc này có thể đẩy lùi tình trạng tổn thương xương khớp.

LƯU Ý: Với những nhóm thuốc này cần tuân thủ nghiêm ngặt theo liều lượng sử dụng của bác sĩ và dược sĩ, 1 số loại chống viêm, giảm đau có nguy cơ gây hại lên đường tiêu hóa, nên thận trọng với người có tiền sử bệnh dạ dày.

Phương pháp điều trị thay thế

Điều trị thay thế cũng là phương pháp góp phần đáng kể vào việc kiểm soát các triệu chứng của thoái hóa cột sống, phương pháp này bao gồm:

Vật lý trị liệu

Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà khi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế hay tại bệnh viện với các động tác như: xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng,…

Châm cứu

cham-cuu-chua-thoai-hoa-cot-song
Châm cứu giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay do bệnh thoái hóa cột sống

Biện pháp này sử dụng các cây kim nhỏ châm vào các huyệt trên cơ thể giúp đả thông khí huyết. Đồng thời, nó cũng kích thích cơ thể sản sinh ra hormone giảm đau là endorphin. Từ đó, các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay do thoái hóa cột sống mang lại sẽ được cải thiện. Tuy vậy, bạn cần duy trì việc châm cứu trong một thời gian dài để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bạn nên thực hiện châm cứu ở các bệnh viện y dược cổ truyền uy tín để đảm bảo bác sĩ có tay nghề cao và châm đúng huyệt.

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống

Phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép lên vùng đĩa đệm cũng là một biện pháp điều trị được nhiều người sử dụng bởi nó chấm dứt tình trạng đau âm ỉ vùng xương khớp trong thời gian dài. Hiện nay, ở các bệnh viện lớn có một số phương pháp phẫu thuật như:

Phẫu thuật cố định cột sống: áp dụng khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống có các triệu chứng bị biến dạng.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: đây là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoái hóa và có thể thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống: phương pháp này giúp tạo khoảng không gian giữa hai đốt sống liền nhau, từ đó làm giảm sự chèn ép lên đĩa đệm và tủy sống.

Tuy nhiên, phẫu thuật đòi hỏi chi phí cao và tiềm ẩn nhiều biến chứng như: nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật, tổn thương đến các dây thần kinh,… Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật.

Dùng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Điều trị thoái hóa đốt sống ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện các bài thể dục thì cần phải có phương pháp để bảo tồn và phục hồi vùng sụn khớp bị thoái hóa. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì thực hiện. Để việc điều trị có kết quả tốt bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan, được nghiên cứu và phát triển từ INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Khương Thảo Đan là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường đáp ứng được bộ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP THOÁI HÓA. Nhờ có sự kết hợp giữa hoạt chất KGA-1 và Collagen type II không biến tính cùng với các thành phần trong bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang gồm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp.

Hoạt chất KGA-1 chiết xuất từ củ Địa Liền: có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của PGS.TS. Lê Minh Hà và các cộng sự. KGA1 Trong Khương Thảo Đan có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt mà lại không ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt dùng an toàn cho người có tiền sử bệnh dạ dày..

Collagen type II không biến tính: Khi đi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không bị phân hủy như các loại collagen thông thường, mà tập trung vào vùng khớp tổn thương để nuôi dưỡng khớp một cách tốt nhất, từ đó giúp đẩy lùi tình trạng sụn khớp bị tổn thương và duy trì độ dẻo dai, bền bỉ cho sụn khớp.

cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Đối với thoái hóa cột sống mạn tính, sử dụng Khương Thảo Đan trong khoảng 2-3 tháng sẽ đem lại tác dụng tốt nhất. Sản phẩm này rất lành tính và đem lại hiệu quả lâu dài mà không xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào. Vì vậy, Khương Thảo Đan luôn là sự lựa chọn được nhiều người tin dùng.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống, bạn cần lưu ý những điều sau:

Thường xuyên theo dõi tiến triển của bệnh: không được chủ quan, nếu có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến bệnh viện để chụp X-quang, xem xét lại tình trạng tổn thương của cột sống.

Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi: tránh mang vác đồ nặng làm cho cột sống bị tổn thương thêm.

Kết hợp dùng thuốc với vận động nhẹ nhàng: để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Suy nghĩ tích cực hơn: nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cảm thấy chán nản và bất lực vì vận động rất khó khăn, thậm chí cả ngày không làm được việc gì. Tuy nhiên, bạn không nên suy nghĩ tiêu cực bởi hiện nay y học rất phát triển, có rất nhiều cách để kiểm soát hiệu quả tình trạng này. Lạc quan và suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có được kết quả điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.

https://acc.vn/benh-dieu-tri/thoai-hoa-cot-song/#Nguyen_nhan_thoai_hoa_cot_song.

Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì về thoái hóa cột sống cũng như muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline sau: 1800 1156.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...