Tìm hiểu chung hiện tượng đau cứng cổ sau gáy
Hiện tượng đau cứng cổ sau gáy thường xuất hiện ở người già do sự thoái hóa của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng phổ biến ở lớp trẻ do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vậy đau cứng cổ sau gáy có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Dấu hiệu đau cứng cổ sau gáy
- Nguyên nhân gây đau cứng cổ sau gáy
- Đau cứng cổ sau gáy có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán bệnh lý của hiện tượng đau cứng cổ sau gáy
- Điều trị đau cứng cổ sau gáy bằng cách nào?
- Phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ sau gáy
- Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau cứng cổ sau gáy hiệu quả
Dấu hiệu đau cứng cổ sau gáy
Hiện tượng đau cứng cổ sau gáy có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Mức độ trầm trọng của triệu chứng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, lối sống cũng như khả năng chịu đựng của mỗi người.
Một số dấu hiệu điển hình liên quan đến hiện tượng đau cứng cổ sau gáy:
☛ Cơn đau dai dẳng: Cơn đau nhức thường diễn biến âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo hiện tượng sưng và cảm giác nóng. Vị trí đau tập trung xung quanh cổ vai gáy, có thể lan xuống cánh tay hoặc lan lên vùng chẩm gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Đặc biệt, chúng thường xuất hiện bất ngờ vào buổi sáng khi mới tỉnh dậy, hoặc sau khi hoạt động mạnh.
☛ Tê bì tay: Người bệnh cảm thấy tê bì, châm chích, mỏi nặng ở cánh tay. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động hàng ngày. Trong trường hợp nặng hơn, tình trạng buốt lạnh do quá trình lưu thông máu bị trì trệ có thể xảy ra.
☛ Da đổi màu: Vùng cổ vai gáy có thể sưng đỏ do viêm.
☛ Khớp co cứng: Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động cổ vai vào buổi sáng làm cản trở các hoạt động, mang lại cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân gây đau cứng cổ sau gáy
Hoạt động sai tư thế
Cong lưng, gù lưng hoặc vai đổ về phía trước là nguyên nhân khiến các đốt sống cổ bị xê dịch, căng và yếu cơ, giảm lưu thông máu. Từ đó, hiện tượng đau cứng cổ sau gáy xuất hiện.
Mang vác nặng thường xuyên tạo áp lực mạnh và liên tục lên cột sống. Đây là nguy cơ dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức.
Sử dụng gối quá cao hoặc quá thấp làm thay đổi đường cong tự nhiên của cột sống cổ. Lâu ngày, điều này không chỉ mang đến những cơn đau mà còn ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung…
Lười vận động
Khi cơ thể lười vận động, dịch khớp tiết ra ít, không đảm bảo được chức năng bôi trơn và giảm xóc cho các khớp. Do đó, đầu xương chà xát mạnh vào nhau và hao mòn nhanh.
Ngoài ra, lười vận động khiến quá trình trao đổi chất diễn ra không thuận lợi. Điều này ngăn cản sự phục hồi của các tổn thương vùng cổ vai gáy, dẫn đến đau nhức kéo dài.
Chấn thương
Tác động mạnh từ bên ngoài có thể làm gãy xương vùng cổ vai gáy, tổn thương các mô mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống… Từ đó, những cơn đau nhức âm ỉ xuất hiện. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, vết thương có thể lan rộng và trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống không khoa học
Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi, vitamin D, acid béo omega-3… chất lượng xương khớp, cơ bắp, dây chằng… suy giảm. Điều này khiến quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra nhanh hơn, các tổn thương dễ xảy ra và khó hồi phục, gây đau nhức.
Béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, áp lực đè nén lên vùng cột sống tăng cao. Theo thời gian, đốt sống có thể bị thoái hóa, sai lệch vị trí, chèn vào dây thần kinh dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì. Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: đái tháo đường, bệnh tim mạch, giảm khả năng sinh sản, ung thư, đột quỵ…
Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ: Điều này cản trở sự hấp thu canxi của xương và gia tăng các phản ứng viêm. Từ đó, tình trạng đau nhức cổ vai gáy, chân tay xuất hiện.
Sử dụng nhiều đồ ăn nhanh: Đồ ăn được chế biến sẵn thường ít dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo có hại làm tăng nguy cơ béo phì và đẩy mạnh quá trình lão hóa trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến cơ xương khớp kém chắc khỏe.
Hút thuốc lá: Thuốc lá làm cản trở khả năng tiết dịch bôi trơn tại các ổ khớp, khiến người bệnh đau nhức khi hoạt động. Ngoài ra, thuốc lá còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho người dùng và cả những người xung quanh như viêm phế quản, ung thư phổi, ung thư vòm họng, lao, bệnh tim mạch…
Sử dụng rượu bia thường xuyên: Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương dễ gãy và tổn thương những phần mềm xung quanh gây đau nhức.
Yếu tố bệnh lý
Đau cứng cổ sau gáy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
☛ Thoái hóa khớp: Đây là căn bệnh bắt nguồn từ sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể con người. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương không còn được bảo vệ, trực tiếp chà xát mạnh vào nhau trong quá trình hoạt động. Từ đó, tình trạng đau cứng cổ sau gáy xuất hiện.
☛ Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi lớp vỏ bên ngoài đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra, có khả năng chèn ép vào lỗ tủy sống và rễ thần kinh gây đau nhức. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê ngứa phần cổ hoặc toàn thân, giảm sức lực các chi, hạn chế phạm vi hoạt động…
☛ Gai cột sống cổ: Hiện tượng này bắt nguồn từ quá trình tái hình thành quá mức các tế bào xương, bù đắp vào những vị trí thiếu hụt. Khi gai xương phát triển to và chèn ép dây thần kinh, tình trạng đau cứng cổ sau gáy xảy ra kèm theo các triệu chứng như tê bì tay, cản trở vận động cổ vai… Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể bắt gặp những biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác tay chân, liệt cổ hoặc tay vĩnh viễn…
☛ Viêm quanh khớp vai: Bệnh lý xuất hiện do những tổn thương phần mềm xung quanh cổ vai như gân, cơ, dây chằng, bao hoạt dịch… Nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hoặc thể thao, có tiền sử phẫu thuật, khi thời tiết chuyển lạnh… dẫn đến hiện tượng thoái hóa gân, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai… Người bệnh thường bị đau cứng cổ sau gáy, tê bì tay, rối loạn hoạt động, có thể sốt nhẹ vào buổi chiều, chóng mặt, mất tập trung…
☛ Lao cột sống cổ: Đây là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, bắt nguồn từ vi khuẩn di chuyển từ phổi qua máu hoặc các hạch bạch huyết để vào cột sống, xương khớp. Bệnh thường diễn biến âm thầm. Các triệu chứng tiêu biểu là đau nhức, viêm nhiễm, sưng tấy, co cứng xung quanh vùng bị tổn thương… Nếu phát hiện và điều trị chậm, người bệnh có thể bị teo cơ, rối loạn thần kinh, liệt tay chân, dị tật xương…
☛ Một số bệnh lý nguy hiểm khác: loãng xương, viêm màng não, đau đầu vận mạch, hội chứng hố sau, tăng huyết áp…
Đau cứng cổ sau gáy có nguy hiểm không?
Đau cứng cổ sau gáy do những nguyên nhân cơ học như hoạt động sai tư thế, lười vận động… thường biến mất sau vài ngày nếu có phương pháp khắc phục phù hợp.
Tuy nhiên, cơn đau bắt nguồn từ yếu tố bệnh lý thường lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, mất cảm giác tay, liệt tay hoặc cổ vĩnh viễn…
Chẩn đoán bệnh lý của hiện tượng đau cứng cổ sau gáy
Để xác định chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng đau cứng cổ sau gáy, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:
☛ Chụp X-quang: giúp tái hiện rõ ràng cấu tạo xương khớp và những tổn thương xung quanh.
☛ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): cơ chế hoạt động tương tự như chụp X-quang nhưng mang lại kết quả chi tiết hơn.
☛ Chụp cộng hưởng từ (MRI): thể hiện rõ hiện trạng các mô mềm như gân, cơ, dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống…
☛ Điện cơ (EMG): phân tích quá trình dẫn truyền xung điện chạy dọc theo dây thần kinh, mô cơ để xác định những bất thường và mức độ tổn thương nếu có dấu hiệu chèn ép tại khu vực cột sống cổ.
Điều trị đau cứng cổ sau gáy bằng cách nào?
Với cơn đau nhẹ
Nghỉ ngơi: Nếu hiện tượng đau cứng cổ sau gáy xuất hiện, người bệnh nên hạn chế cử động vị trí này khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Khoảng thời gian nghỉ ngơi giúp cơ xương khớp thư giãn và bắt đầu quá trình tái phục hồi những tổn thương.
Tác động nhiệt: Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào từng trường hợp. Lưu ý rằng: không nên tác động nhiệt trực tiếp lên da mà phải dùng túi chườm hoặc khăn để tránh tình trạng bỏng khiến các triệu chứng thêm trầm trọng hơn.
- Chườm lạnh: Đây là phương pháp được áp dụng cho các chấn thương mới, giúp giảm đau, tiêu viêm và khắc phục sưng tấy. Tuy nhiên, chườm lạnh không phù hợp cho người có thân nhiệt thấp, giảm tuần hoàn cục bộ…
- Chườm nóng: Liệu pháp giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và dây chằng, hạn chế tình trạng đau nhức mạn tính. Chườm nóng không được chỉ định cho những chấn thương mới còn sưng viêm, những người nhạy cảm với nhiệt…
Thay đổi tư thế: Các tư thế sai ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống như cong lưng, gù lưng, đổ vai về phía trước… cần khắc phục sớm. Điều này làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể, giảm thiểu đau nhức và tình trạng co cứng cơ. Người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai chống gù để dễ dàng hơn trong việc sửa chữa những tư thế sai.
Luyện tập thể thao: Luyện tập thể thao thường xuyên làm tăng tiết dịch khớp, nới lỏng những bó cơ co cứng, tăng sức bền, cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, các bài tập còn thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình hấp thu dinh dưỡng để khắc phục tổn thương.
Với cơn đau nặng
1. Sử dụng thuốc Tây y
Khi tình trạng đau nhức diễn biến trầm trọng làm cản trở hoạt động hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng thuốc để khắc phục các triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm, phổ biến nhất là suy gan, thận…
Một số thuốc Tây y thường dùng cho bệnh nhân đau cứng cổ sau gáy như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen).
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Aspirin, Meloxicam, Naproxen…
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…
- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine.
- Thuốc chống động kinh: Gabapentin, Pregabalin…
2. Vật lý trị liệu
Phương pháp tác động cơ học lên vị trí tổn thương giúp thư giãn gân, cơ, dây chằng, đẩy mạnh tuần hoàn máu và khả năng hấp thu dinh dưỡng giúp làm lành nhanh chóng. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu còn kích thích cơ thể sản sinh những chất hóa học tự nhiên, đặc biệt nhất là endorphin giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến cho người đau cứng cổ sau gáy:
- Châm cứu.
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Siêu âm trị liệu.
- Sóng ngắn trị liệu.
- Laser.
3. Phẫu thuật
Đối với hiện tượng đau cứng cổ sau gáy do yếu tố bệnh lý, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa khả năng hoạt động hoặc tính mạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện phẫu thuật.
Tùy vào từng bệnh lý mà thời điểm yêu cầu phẫu thuật là khác nhau, ví dụ:
☛ Thoát vị đĩa đệm: Phẫu thuật được chỉ định khi dây thần kinh bị chèn ép cấp tính, thoát vị di trú, thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ.
☛ Gai đốt sống cổ: Phẫu thuật loại bỏ gai xương được thực hiện khi xương thừa phát triển quá to, chèn ép mạnh vào dây thần kinh và tủy sống gây tê liệt cổ, tay.
☛ Lao cột sống cổ: Bác sĩ yêu cầu phẫu thuật khi các khối viêm bắt đầu sưng to, vết thương nghiêm trọng và lan rộng hơn, áp xe cột sống do lao, bệnh nhân có nguy cơ hoặc đã bị chèn ép tủy sống…
Phòng ngừa tình trạng đau cứng cổ sau gáy
Để ngăn ngừa tình trạng đau cứng cổ sau gáy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sửa các tư thế sai trong thời gian sớm nhất để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức bền và cải thiện khả năng vận động.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.
- Thực hiện chế độ ăn uống đủ dưỡng chất đảm bảo xương khớp cũng như các cơ quan khác trong cơ thể được khỏe mạnh.
- Uống đủ nước để quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra thuận lợi.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau cứng cổ sau gáy hiệu quả
Hiện tượng đau cứng cổ sau gáy có khả năng tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, hiện trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn và hiệu quả.
Thành phần chính của Khương Thảo Đan bao gồm: Collagen type II, KGA1 và các dược liệu thiên nhiên từ bài thuốc trị xương khớp cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang.
Trong đó, KGA1 chiết xuất từ củ địa liền được nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, với tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ. Đặc biệt, tác dụng giảm đau của KGA1 còn đạt hiệu quả cao hơn Paracetamol (76% so với 68% Paracetamol) và khả năng kháng viêm mạnh hơn Indomethacin (hiệu quả hơn 45,9%). (Tài liệu)
Khương Thảo Đan còn là sản phẩm đi đầu trong việc bổ sung thành phần Collagen type II không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp nhanh chóng.
Sản phẩm đáp ứng tốt cho đối tượng:
- Người bị đau cứng cổ sau gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
- Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Đặc biệt, với thành phần chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, Khương Thảo Đan không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan thận…
Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-neck-and-shoulder-pain-4126559
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/how-poor-posture-causes-neck-pain