Bệnh gì gây đau nhức từ mông xuống đầu gối?

Đau nhức từ mông xuống đầu gối mang lại nhiều phiền toái, khiến người bệnh luôn khó chịu, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Đây là dấu hiệu của bệnh lý nào, có nguy hiểm không? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Dau-nhuc-tu-mong-xuong-dau-goi

Đau nhức từ mông xuống đầu gối cảnh báo bệnh gì?

Đau nhức từ mông xuống đầu gối có thể xuất hiện và biến mất sau vài ngày do lười vận động, hoạt động sai tư thế, mang vác nặng… Do đó, người bệnh thường chủ quan, cho rằng triệu chứng này không hề nguy hiểm.

Tuy nhiên, đau nhức từ mông xuống đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý diễn biến âm thầm, cần hết sức lưu ý để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ví dụ:

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị phá vỡ, làm hao mòn nhanh các tế bào xương. Lúc này, do cơ thể đã lão hóa, quá trình bù đắp xương dễ bị rối loạn, hình thành nên gai xương ở rìa các đốt sống, chèn ép mạnh vào dây thần kinh.

Từ đó, người bệnh cảm thấy đau nhức kéo dài ở phần thắt lưng, mông, lan xuống đùi ngoài, đầu gối, cẳng chân, bàn chân, ngón chân. Một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Tê bì, mất cảm giác hai chân.
  • Co cứng cơ khiến các hoạt động diễn ra khó khăn.
  • Da vùng đau nhức chuyển màu thâm tím…
Thoái hóa cột sống thắt lưng bắt nguồn từ sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến bệnh lý xuất hiện sớm hơn như: chấn thương, hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, béo phì…

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoat-vi-dia-dem-that-lung
Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng có thể gây đau nhức từ mông xuống đầu gối.

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, hoạt động như một bộ phận giảm sóc. Chúng được cấu tạo bởi 2 phần chính: lớp vỏ bên ngoài và nhân nhầy bên trong.

Khi người bệnh gặp chấn thương, hoạt động mạnh đột ngột, lão hóa… lớp vỏ có thể nứt vỡ khiến nhân thoát ra, chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống. Từ đó, những cơn đau nhức dai dẳng xuất hiện tập trung ở phần lưng, lan xuống hông, đùi, đầu gối, và có thể lan xuống tận cẳng chân, bàn chân, các đầu ngón chân. Một số triệu chứng đi kèm như:

  • Tê bì, giảm sức lực hai chân.
  • Đi lại, hoạt động diễn ra khó khăn
  • Mất kiểm soát tiểu tiện…

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm ở các khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Triệu chứng thường gặp là đau nhức thắt lưng, mông kéo xuống đùi và đầu gối. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, người bệnh có thể bị teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp thậm chí là liệt hai chân vĩnh viễn.

Viêm khớp cùng chậu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bao gồm:

Chấn thương: Tác động mạnh từ bên ngoài như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao… gây tổn thương các khớp cùng chậu, dẫn đến đau nhức và viêm nhiễm.

Nhiễm khuẩn: Hiện tượng này thường xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, người bị viêm đại tràng, viêm nhiễm phụ khoa, nam giới mắc bệnh lý cột sống…

Mang thai: Khi mang thai, trọng lượng cơ thể phụ nữ tăng lên, dáng đi thay đổi làm tổn thương các khớp cùng chậu dẫn đến viêm.

Yếu tố di truyền: Đối tượng có cha mẹ bị viêm khớp cùng chậu thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người khác.

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng qua hông, mông, xuống đầu gối, rồi tiếp tục phân nhánh thành những dây thần kinh nhỏ hơn kéo dài đến tận ngón chân.

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau nhức ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi quá lâu, đột ngột hoạt động vùng thắt lưng, ho, hắt hơi…Triệu chứng đi kèm là yếu cơ, tê bì, cảm giác như kim châm dọc hai chân, bàn chân và ngón chân…

Thông thường, hiện tượng này sẽ mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức diễn biến dữ dội, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được tư vấn tốt nhất.

Dau-day-than-kinh-toa
Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào mà dây thần kinh tọa đi ngang qua.

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê (còn gọi là cơ tháp) nằm dưới cơ mông lớn, vắt chéo ngang qua dây thần kinh tọa. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ xoay hông, xoay chân, nâng chân…

Hội chứng cơ hình lê là tình trạng co thắt, phì đại hoặc viêm cơ, dẫn đến đau nhức từ mông xuống đầu gối. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố liên quan như: chấn thương cơ hình lê hoặc những cơ quan xung quanh, chảy máu trong, u cơ…

Đau nhức từ mông xuống đầu gối có nguy hiểm không?

Đau nhức từ mông xuống đầu gối do yếu tố bệnh lý có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Nếu không có phương pháp khắc phục phù hợp, người bệnh có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, suy giảm sức lực hai chân hoặc bại liệt…

Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời:

  • Đau nhức dữ dội kéo dài trên 72 giờ.
  • Sưng, nóng, đỏ xung quanh vị trí thắt lưng, hông hoặc đầu gối.
  • Xuất hiện tiếng lục cục do xương khớp va chạm khi hoạt động.
  • Rối loạn vận động: run, mất thăng bằng, gặp khó khăn khi đi, đứng, ngồi…

Cách xử lý khi bị đau nhức từ mông xuống đầu gối

Khi đau nhức từ mông xuống đầu gối xuất hiện với tần suất thấp, không quá dữ dội, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, kéo dài liên tục trên 72 giờ kèm theo các hiện tượng như sưng, nóng, đỏ, rối loạn vận động… người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.

Với những cơn đau nhẹ

1. Nghỉ ngơi

Khi có dấu hiệu đau nhức từ mông xuống đầu gối, người bệnh nên hạn chế đi đứng, cử động thắt lưng khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, sau đó từ từ vận động trở lại. Điều này giúp cơ xương khớp được thư giãn và tái phục hồi những tổn thương.

2. Tác động nhiệt

Người bị đau nhức có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào từng trường hợp.

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và khắc phục sưng tấy. Phương pháp này phù hợp cho những chấn thương mới, chống chỉ định người có thân nhiệt thấp, giảm tuần hoàn cục bộ…
  • Chườm nóng: Chườm nóng khắc phục đau nhức mạn tính, cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và dây chằng. Tuy nhiên, liệu pháp này không được áp dụng cho những vết thương mới còn sưng viêm.
Chuom-giam-dau-nhuc
Tác động nhiệt là phương pháp giảm đau quen thuộc có thể thực hiện ngay tại nhà.

3. Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao với cường độ phù hợp thể trạng của bản thân giúp đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng, giảm đau nhức và khắc phục nhanh chóng những vùng bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp này tăng sức bền, độ dẻo dai và chất lượng của cơ xương khớp. Nhờ vậy, người bệnh có thể dễ dàng hoạt động hơn.

Trong đó, yoga là lựa chọn phù hợp cho người bị đau nhức từ mông xuống đầu gối. Một số động tác yoga bạn có thể tham khảo:

  • Tư thế vặn người: Bài tập trực tiếp kéo giãn và giải phóng căng thẳng vùng mông.
  • Tư thế đứa trẻ hạnh phúc: Động tác giúp thư giãn thắt lưng, mông, hai chân, đẩy lùi đau nhức và tê bì.
  • Tư thế ngồi xổm: Bài tập mở rộng phần hông, tăng cường sức mạnh xương khớp xung quanh vị trí này, cải thiện lưu thông máu giúp giảm đau hiệu quả.
Yoga-giup-giam-dau
Tư thế yoga đứa bé hạnh phúc vô cùng đơn giản, phù hợp với những người mới bắt đầu.
Lưu ý: Tập luyện yoga cần thực hiện đúng động tác theo sự chỉ dẫn của chuyên gia để phòng ngừa tình trạng trật khớp, biến dạng khớp khiến các triệu chứng thêm tồi tệ hơn.

4. Áp dụng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên giúp giảm đau nhức, viêm nhiễm, sưng nóng đỏ vô cùng hiệu quả.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là giá thành rẻ, tương đối an toàn, không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian thường mang lại hiệu quả chậm và mất nhiều thời gian cũng như công sức để chuẩn bị.

Bạn có thể tham khảo cách thực hiện bài thuốc giảm đau nhức từ lá lốt dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 30 – 50g.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Ngâm dược liệu trong nước muối từ 10 – 15 phút, rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo.
  • Bước 2: Lá lốt được thái nhỏ, cho vào nồi cùng 200ml nước, đun sôi.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã và uống hết phần nước sắc sau bữa ăn tối.

Người bệnh nên áp dụng bài thuốc 1 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Với những cơn đau dữ dội kéo dài

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có khả năng khắc phục tình trạng đau nhức, tê bì nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc Tây y cần được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, dược sĩ. Nếu không tuân thủ đúng liều lượng, thời điểm dùng thuốc, bệnh lý có thể diễn biến trầm trọng hơn kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận…

Thuoc-giam-dau-nhuc
Thuốc Tây y giúp khắc phục các triệu chứng tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Một số thuốc Tây y thường dùng cho bệnh nhân đau nhức từ mông xuống đầu gối như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen).
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Aspirin, Meloxicam, Celecoxib, Indomethacin, Diclofenac, Naproxen…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone, Tianizidine…
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: ASU, Glucosamine, Chondroitin…

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là những phương pháp tác động cơ học lên vùng bị tổn thương. Nhiệm vụ chính là giảm đau nhức, thư giãn gân, cơ, dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu và khả năng vận động. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu còn kích thích cơ thể sản sinh những chất hóa học tự nhiên, đặc biệt nhất là endorphin giúp xoa dịu cơn đau, giải tỏa căng thẳng, mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến cho người đau cứng cổ sau gáy:

  • Châm cứu.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Siêu âm trị liệu.
  • Sóng ngắn trị liệu.
  • Laser.

Phòng ngừa đau nhức từ mông xuống đầu gối

Để phòng ngừa tình trạng đau nhức từ mông xuống đầu gối, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày.

1. Thói quen sinh hoạt

  • Hoạt động đúng tư thế: Bạn luôn chú ý giữ cột sống thẳng để hạn chế lệch đốt sống, bào mòn sụn khớp, ngăn ngừa chấn thương dẫn đến lão hóa nhanh, thoát vị đĩa đệm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi được sắp xếp xen kẽ, phù hợp để cơ xương khớp được thư giãn, phục hồi, tái tạo, ngăn ngừa chấn thương.
  • Không ngồi quá lâu: Ngồi yên một chỗ trong thời gian dài khiến cơ và dây chằng co cứng, gây khó khăn trong hoạt động, tê bì hai chân, đau nhức từ mông xuống đầu gối. Do đó, bạn nên đứng lên và hoạt động nhẹ nhàng 5 – 10 phút sau khi ngồi 30 – 45 phút.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: Phương pháp này giúp cột sống thắt lưng luôn dẻo dai, khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa đau nhức và bệnh tật.

2. Chế độ ăn uống khoa học

  • Uống đủ nước trong ngày để quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
  • Bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, vitamin E, acid béo omega-3…
  • Tiêu thụ ít thực phẩm chứa nhiều acid oxalic như cà pháo, dưa muối, chuối tiêu… khiến tình trạng đau nhức, viêm nhiễm thêm trầm trọng.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đường, muối, đồ ăn chế biến sẵn vì chúng cản trở sự hấp thu dưỡng chất cần thiết trong cơ thể.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để tránh loãng xương.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bị đau nhức từ mông xuống đầu gối có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan – được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm được được nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng.

Vien-xuong-khop-Khuong-Thao-Dan

Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh nhưng có nhiều cải tiến vượt trội. Viên uống được bổ sung thêm 3 loại dược liệu quý: địa liền, hy thiêm và thổ phục linh… giúp giảm đau, cường gân kiện cốt. Đặc biệt, sản phẩm không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến những cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận…

Bên cạnh đó, thành phần KGA1 chiết xuất từ củ địa liền là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. KGA1 mang lại hiệu quả vượt trội trong việc giảm đau, chống viêm cao hơn gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Và đặc biệt, KGA1 có tác dụng giảm đau và chống viêm tương đương với Paracetamol và Indomethacin – hai chất tân dược đang được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay (đã được chứng minh và có đầy đủ báo cáo).

Ngoài ra, Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan còn giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp tổn thương nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho những đối tượng dưới đây:

  • Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Doi-tuong-dung-Khuong-Thao-Dan

Để tối ưu tác dụng của sản phẩm cũng như duy trì khả năng giảm đau, chống viêm lâu dài, bạn nên sử dụng sản phẩm đủ một liệu trình từ 3-6 tháng và có thể dùng duy trì lâu dài nếu có điều kiện. Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vì thế không gây bất kì tác dụng phụ nào cho cơ thể, những người có tiền sử gan thận, tiêu hóa cũng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

https://www.arthritis-health.com/blog/hip-pain-travels-down-leg

https://www.webmd.com/osteoarthritis/spinal-osteoarthritis-degenerative-arthritis-of-the-spine

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/herniated-disk-in-the-lower-back/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...