Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là triệu chứng bệnh gì?

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể gặp ở nhiều lứa tuổi xong phổ biến hơn cả là ở người già. Khớp gối đau nhức làm cơ thể vận động, đi lại khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Không chỉ vậy, đầu gối đau khi đứng lên ngồi xuống cũng cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Đầu gối là khớp lớn nhất của cơ thể, là một trong những khớp quan trọng nhất của mỗi người. Khớp đầu gối liên kết phần đùi và chân dưới, gồm 2 khớp tạo bởi xương đùi – xương chày và xương đùi – xương mác. Đây là bộ phận chống đỡ đùi và thân trên mỗi người, là phần chịu nhiều áp lực nhất.

dau-dau-goi-khi-dung-len
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo khớp gối gặp tổn thương

Với người bình thường, khớp gối giống như một “bản lề đa năng”, cho phép mở rộng, xoay nhẹ. Trong nhiều tình trạng khác nhau, đầu gối xuất hiện cơn đau khi thực hiện vận động. Đây không chỉ là những cơn đau thông thường, nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe cho người bệnh. Tùy vào loại bệnh và mức độ của bệnh mà hiện tượng đau đầu gối có những biểu hiện khác nhau như:

  • Đau nhức đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống
  • Cứng khớp, không thể duỗi thẳng chân
  • Sưng đầu gối, có thể quan sát được bằng mắt
  • Vùng da đầu gối nổi đỏ, có cảm giác ấm nóng
  • Khi cử động khớp gối nghe thấy tiếng lạo xạo
  • Đôi khi, người bệnh mất cảm giác ở đầu gối
Đầu gối bị tổn thương có thể làm người bệnh mất đi khả năng vận động, do đó không thể xem nhẹ tình trạng đau khớp gối. Đây có thể là nguyên nhân gây mắc các bệnh nặng nề về xương khớp sau này.

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Đầu gối còn là nơi tập hợp của nhiều dây chằng, gân, cơ và sụn. Mỗi cơ quan này đều góp phần giúp khớp gối di chuyển được linh hoạt, trơn tru. Khi đứng lên ngồi xuống thấy đau đầu gối, có thể khớp gối hoặc các cơ quan này đã bị tổn thương. Các chuyên gia chỉ ra những bệnh tiềm ẩn xuất hiện do đau đầu gối gồm:

Thoái hóa khớp gối

Trong cuộc đời, xương dài và dày ra, khối lượng xương tăng lên cho tới tuổi khi 20 tuổi, sau đó trải qua giai đoạn ổn định và củng cố. Từ ngoài 40 tuổi, tế bào mới hình thành ít trong khi lượng tế bào cũ chết đi nhiều làm mô xương ít, xương khớp đi vào quá trình loãng xương, thoái hóa.

thoai-hoa-khop-goi
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già

Thoái hóa khớp gối xuất hiện khi sụn khớp và xương dưới sụn có sự thay đổi cấu trúc. Sụn khớp bị tổn thương, không còn độ trơn nhẵn mà dần thay thế bởi bề mặt nhám, xù xì. Dịch khớp đồng thời bị suy giảm, quá trình tái tạo sụn khớp theo đó mà diễn ra chậm hơn so với tốc độ tổn thương của sụn. Trong khi đó, phản ứng viêm kèm theo tổn thương sụn làm khớp gối trở nên đau, sưng, nóng và đỏ. Thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện:

  • Đau mặt trước gối, giảm đau khi nghỉ ngơi
  • Xuất hiện tiếng lạo xạo khi co duỗi chân.
  • Cứng khớp, lệch khớp.

Thoái hóa khớp gối có thể diễn ra ở độ tuổi sớm hơn bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn thiếu Canxi, vitamin D.
  • Có chấn thương, tai nạn trong vận động như vỡ gối, đứt dây chằng…
  • Lười vận động
  • Đầu gối chịu áp lực lớn thường xuyên như gánh vác nặng, người thừa cân, béo phì.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính với những tổn thương ban đầu từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh xuất hiện do rối loạn tự miễn của cơ thể gây nên, hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể. Đây là loại bệnh xương khớp tương đối phổ biến, nhất là ở nữ giới và ở lứa tuổi trung niên.

Viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng:

  • Tổn thương niêm mạc khớp, xói mòn xương và biến dạng khớp.
  • Sưng, nóng, đỏ khớp gối.
  • Đau khớp kể cả khi không vận động.
  • Cứng khớp, hay gặp vào buổi sáng và kéo dài trên 1 giờ.
  • Tổn thương thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
Viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở giai đoạn sau các bệnh về xương khớp, khi các phản ứng viêm của cơ thể tại khớp không còn tác dụng sửa chữa thương tổn khớp gối. Thông thường, các cơn đau, sưng khớp gối xuất hiện sau khoảng 6 tuần không khỏi thì cảnh báo bạn có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.

Chấn thương khớp gối

Vận động mạnh, lao động quá mức khó tránh khỏi chấn thương khớp gối. Những tổn thương tại gối không chỉ gây đau khi di chuyển khớp gối mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do vậy, bệnh cần được chẩn đoán, xử lý kịp thời. Các chấn thương khớp gối hay gặp là:

chan-thuong-khop-goi
Chấn thương khớp gối hay gặp ở các vận động viên, người lao động chân tay

Đứt, tổn thương dây chằng chéo trước (ALC) hoặc dây chằng chéo sau (PCL): Các dây chằng này nối các xương ở đầu gối lại với nhau. ALC giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước và xoay trong còn PCL giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ngoài. Khi có chấn thương dây chằng, người bệnh sẽ có biểu hiện:

  • Lỏng gối: không trụ vững khi đứng bên chân tổn thương, chạy và di chuyển dễ vấp ngã.
  • Đau đầu gối, kèm theo sưng và tự biến mất sau một thời gian.
  • Teo cơ, nhất là cơ đùi.

Nứt, rách sụn chêm: Sụn nằm ở đầu gối, có hình chêm, có tác dụng giảm xóc, đệm lót và giúp đầu gối ổn định. Tổn thương sụn chêm thể xảy ra ở mọi lứa tuổi xong phổ biến hơn là ở đối tượng hay vận động va chạm mạnh. Sụn chêm bị nứt, rách khiến người bệnh:

  • Đau khe khớp khi tác động vào khớp gối.
  • Tràn dịch khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi.

Đứt gân bánh chè: Gân bánh chè góp phần chi phối cử động co duỗi của chân. Đứt gân bánh chè thường gặp khi bật nhảy đột ngột và mang lại các triệu chứng:

  • Đầu gối không duỗi thẳng được.
  • Chuột rút, di chuyển khó khăn.

Tràn dịch khớp gối

Dịch khớp có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho sụn hyaline đồng thời bôi trơn, giảm ma sát khớp xương khi chuyển động. Những tổn thương tại đầu gối làm lượng dịch trong khớp sản sinh nhiều gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối. Tràn dịch khớp gối có thể dễ dàng phát hiện trên lâm sàng. Nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Khả năng vận động gặp khó khăn, có thể bại liệt, tàn phế
  • Xơ cứng, dính khớp
  • Nhiễm trùng, hoại tử đầu gối

Việc phát hiện sớm bệnh là cần thiết giúp quá trình chữa trị bệnh diễn ra thuận lợi, dễ dàng và giảm thiểu nhiều rủi ro. Một số nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối mà người bệnh nên lưu ý:

  • Chấn thương đầu gối do vận động nặng quá sức hoặc do tai nạn lao động
  • Nhiễm khuẩn: khuẩn lao, mycoplasma…
  • Viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp

Bệnh Gout

Gout là bệnh viêm khớp do lắng đọng tinh thể muối urat trong dịch khớp và các mô. Sự xuất hiện các tinh thể làm chèn ép vào các khớp gây cản trở vận động. Các tinh thể muối urat này cũng gây thiếu hụt dịch khớp, khiến khớp gối cử động không được trơn tru, thậm chí có cảm giác gai đau mạnh.

gout-dau-goi
Bệnh Gout hay gặp ở người sử dụng nhiều rượu bia, ăn thức ăn chứa nhiều purin

Bệnh gout biểu hiện triệu chứng ở các cơn gout cấp và các cơn gout mạn:

  • Gout cấp điển hình: Các cơn đau tự phát hoặc sau bữa ăn nhiều protein hoặc sau uống rượu. Ban đầu, người bệnh cảm thấy tê, ngứa và cứng khớp. Sau đó cơn đau khởi phát đột ngột kèm sưng, nóng, đỏ khiến cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, có thể sốt cao.
  • Gout cấp không điển hình: Viêm đau không dữ dội và không có tính đối xứng.
  • Gout mạn: xuất hiện hạt tophi, nguy cơ cao bị sỏi thận, suy thận.

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm:

  • Rối loạn chuyển hóa enzyme trong cơ thể hoặc tăng thoái hóa purin gây ra tăng sinh acid uric.
  • Chế độ ăn giàu purin như ăn nhiều trứng, gan, thận…
  • Các bệnh như viêm thận mạn tính, suy tim, suy thận, mất nước làm giảm thải trừ acid uric.
  • Sử dụng một số thuốc lợi tiểu hoặc uống nhiều rượu, bia.

Bệnh Lupus

Bệnh Lupus được biết đến với cái tên đầy đủ là Lupus ban đỏ, là một loại bệnh tự miễn. Bệnh xuất hiện do những đáp ứng sai lệch của hệ miễn dịch dẫn đến hệ miễn dịch chống lại các cơ quan trong cơ thể thay vì các tác nhân gây hại. Lupus ban đỏ gây ra các triệu chứng trên người bệnh như:

  • Đau khớp khi co duỗi, viêm khớp gây cản trở di chuyển.
  • Xuất hiện các ban đỏ dưới da.
  • Ảnh hưởng đến tim, phổi: đau ngực khó thở, viêm cơ tim, viêm màng phổi.
  • Gây thiếu máu nhiều mức độ.

Hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, có giả thiết đặt ra Lupus ban đỏ do tác động của nhiều yếu tố:

  • Di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử bị Lupus ban đỏ.
  • Môi trường: các chất độc hại, ánh nắng…
  • Nội tiết: rối loạn bài tiết các hormon gây ức chế hoặc tăng sinh quá mức các hormone cần thiết của cơ thể.

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có cần đi khám không?

Nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây đau đầu gối khi bạn đứng lên ngồi xuống. Hầu hết bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi tình trạng đau nhức diễn ra mức độ trung bình đến nặng. Khi đó, bệnh đã có những diễn biến phức tạp, việc điều trị các biến chứng của bệnh cũng theo đó gặp nhiều khó khăn.

dau-dau-goi-khi-ngoi-xuong
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống nên đi kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ

Do đó, đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cần đi thăm khám kịp thời. Các chẩn đoán, xét nghiệm của bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và phát hiện bệnh vào giai đoạn sớm. Như vậy, quá trình điều trị mới diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí.

Gặp tình trạng đau khớp gối lâu ngày, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ mắc các biến chứng như:

  • Vôi hóa sụn
  • Mất khả năng đi lại, vận động
  • Teo cơ, biến dạng khớp
  • Suy yếu hệ thống dây chằng
Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nắm rõ thông tin sức khỏe và phát hiện, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Có thể thấy đau đầu gối khi vận động tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu với sức khỏe con người. Do vậy, khi cảm thấy đau khớp khi đứng lên ngồi xuống, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ của cơn đau mà người bệnh được gợi ý các phương pháp điều trị khác nhau:

Tại bệnh viện

Sau khi tiến hành các thủ tục thăm khám và các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có kết luận chính xác và đưa ra các phương án cho người bệnh:

vat-ly-tri-lieu
Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống bằng vật lý trị liệu
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc ức chế quá trình viêm, sưng khớp, thuốc giảm đau hoặc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu: Tiến hành thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của chuyên gia y tế.
  • Chỉnh hình: Các trường hợp bị tật bàn chân làm đầu gối xoay lệch, dẫn đến sự thoái hóa nhanh chóng của khớp xương. Chỉnh hình giúp giảm sự thoái hóa khớp, giảm đau hữu hiệu.
  • Phẫu thuật: Áp dụng khi đau khớp gối ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và các biện pháp ngoại khoa không còn đem lại tác dụng. Thông thường, đau khớp gối do chấn thương nặng vùng gối sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Cách điều trị tại nhà

Phương pháp này thường áp dụng cho mức độ đau từ nhẹ tới trung bình, người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà:

bam-huyet-tri-dau-dau-goi
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cũng có thể chữa bằng phương pháp bấm huyệt
  • Bấm huyệt: Các huyệt vùng khớp gối tác động và chi phối lên các mạch máu, thần kinh và cơ vùng gối. Bấm huyệt đúng cách giúp máu lưu thông, thư giãn thần kinh nhờ đó làm dịu các cơn đau nhanh chóng.
  • Chườm ấm: Nhiệt độ cao có tác dụng giãn mạch máu dưới da, kích thích khí huyết lưu thông, giảm đau hữu hiệu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng làm dẻo dai gân cốt, giảm tê cứng các khớp.
  • Ngâm chân với thảo dược: Một số thảo dược có tác dụng trừ hàn thấp, đả thông kinh mạch tương đối hiệu quả. Ngâm chân thường xuyên cũng giúp người bệnh ngăn ngừa cứng khớp và thư giãn xương khớp hiệu quả.

Lưu ý cho người bệnh bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống làm người bệnh gặp nhiều khó khăn. Xem nhẹ tình trạng này là góp phần thúc đẩy nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Do đó, đau đầu gối cần được thăm khám kịp thời, người đau đầu gối khi vận động cũng cần có những lưu ý nhất định:

  • Tránh các tư thế như ngồi xổm, bắt chéo chân… Không giữ một tư thế trong thời gian dài.
  • Hạn chế vận động mạnh như chạy, nhảy hay khuân vác các vật nặng.
  • Tập các bài tập vận động xương cốt nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời lạnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe.

Đôi khi, nhiều người khỏe mạnh vận động quá sức làm đầu gối thấy đau và thường không coi trọng tình trạng này. Tuy nhiên, việc diễn ra như vậy thường xuyên lại là nguyên nhân của nhiều bệnh lý xương khớp.

Hãy tuân thủ những lưu ý và xây dựng lối sống lành mạnh tích cực để đảm bảo sức khỏe của mình.

Khương Thảo Đan – giải pháp cho đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho người đau gối dai dẳng về việc lựa chọn thực phẩm chức năng trong hỗ trợ điều trị. Khương Thảo Đan là một sản phẩm tiêu biểu, được coi là một trong những giải pháp vàng cho các cơn đau khớp gối kéo dài.

khuong-thao-dan
Khương Thảo Đan – giải pháp cho các cơn đau đầu gối dai dẳng

Khương Thảo Đan được phát triển dựa trên nghiên cứu chiết xuất KGA1 từ cây địa liền của các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thành phần nổi bật trong viên nén Khương Thảo Đan là KGA1 và collagen type II. Cây địa liền trong đông y được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Việc thành công nghiên cứu ra kỹ thuật tách chiết hoạt chất KGA1 từ cây địa liền đã tạo bước ngoặt lớn cho sản phẩm hỗ trợ các vấn đề về xương khớp.

KGA1 giảm đau xương khớp nhanh chóng, đem lại công dụng cao hơn nhiều so với sử dụng cây địa liền hay các sản phẩm giảm đau khác. Hơn nữa, KGA1 không gây tác dụng phụ cho người sử dụng, kể cả khi dùng với liều cao. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài mà không lo các tác động xấu tới dạ dày, gan hay thận. Trong khi đó, collagen type II trong Khương Thảo Đan lại góp phần vào hình thành sụn khớp. Kết hợp cùng các dược liệu như: Độc hoạt, Ngưu tất, Ký sinh thang, Phòng phong… Khương Thảo Đan đem lại công dụng:

  • Hỗ trợ hồi phục sụn khớp, làm trơn các khớp.
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa xương.
  • Kháng viêm, giảm đau nhức.

Khương Thảo Đan có thể sử dụng cho người bị thoái hóa khớp, vôi hóa xương và những người đau mỏi, tê buồn chân tay… Bởi độ an toàn, lành tính cao, Khương Thảo Đan xứng đáng là lựa chọn tin cậy của người đau nhức đầu gối.

Hãy thận trọng với chứng đau nhức gối khi vận động bởi nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Qua bài viết, hi vọng bạn sẽ nhận được thêm nhiều kiến thức và có lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe của mình.

Tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/knee-pain/
  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/knee-pain-and-problems
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...