Đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau đầu có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên đầu, mức độ từ khó chịu nhẹ tới nghiêm trọng. Trong đó, đau đầu sau gáy là một hiện tượng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy hiện tượng này cảnh báo những căn bệnh gì và có nguy hiểm hay không?

Nguyên nhân đau đầu sau gáy dựa theo vị trí đau

Có một số nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy. Trong nhiều trường hợp, những cơn đau đầu này còn gây ra những triệu chứng ở các vị trí khác. Dựa vào vị trí cơn đau đầu cùng với các triệu chứng kèm theo, chúng ta có thể dự đoán được nguyên nhân của tình trạng đau đầu sau gáy.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp theo vị trí cơn đau đầu:

Đau đầu sau gáy kèm theo đau cổ

Viêm khớp. Nếu bạn bị viêm khớp ở cổ, nó có thể khiến vùng cổ bị viêm nóng và sưng tấy, dẫn tới  những cơn đau ở phía sau đầu và cổ. Mỗi khi bạn chuyển động đầu, cơn đau có thể diễn ra dữ đội hơn.

Bất kì loại viêm khớp nào cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu sau gáy, nhưng phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp (thoái hóa khớp) ở đốt sống thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba của cột sống.

Tư thế không tốt. Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp gây đau đầu sau gáy.

Khi bạn có tư thế không tốt (chẳng hạn như chùng xuống khi ngồi hoặc đứng), điều này có thể làm căng các cơ ở phía sau đầu, lưng trên, cổ và hàm của bạn. Đồng thời, nó cũng có thể gây nhiều áp lực lên các dây thần kinh ở những khu vực này. Lâu dần dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy với cảm giác thường gặp là đau nhói, đau âm ỉ ở đáy hộp sọ.

Ngồi sai tư thế có thể dẫn tới tình trạng đau đầu sau gáy, kèm theo đó là đau cổ, đau lưng và vai (Ảnh minh họa)

Tập thể dục cường độ cao. Khi bạn tập thể dục với cường độ cao hoặc hoạt động thể chất căng thẳng, tình trạng đau đầu sau gáy có thể xảy ra và bắt đầu đau ngay sau khi tập xong. Các triệu chứng của cơn đau giống như nhịp tim đập ở cả hai bên đầu và có thể kéo dài từ năm phút đến hai ngày.

Thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ có thể gây ra một loại đau đầu gọi là đau đầu cervicogenic. Cơn đau thường bắt đầu ở phía sau đầu (đau đầu sau gáy) hoặc được cảm thấy ở hai bên thái dương hay sau mắt. Đi kèm với đó là cảm giác đau cứng cổ, khó chịu ở vai hoặc cánh tay trên. Khi bạn nằm xuống, cơn đau có thể tăng lên hoặc bạn cũng có thể cảm thấy như có một áp lực lớn đè lên đỉnh đầu giống như một quả nặng.

Đau dây thần kinh chẩm. Là tình trạng xảy ra khi các dây thần kinh chạy từ tủy sống đến da đầu bị tổn thương. Nó thường bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Đau dây thần kinh chẩm gây ra các cơn đau nhói, bắt đầu từ gốc của đầu (vùng gáy cổ) và lan lên phía sau đầu rồi ra sau tai. Cơn đau đầu sau gáy do đau dây thần kinh chẩm có thể nặng  hơn khi bạn cử động cổ.

Đau dây thần kinh chẩm gây ra các cơn đau nhói, bắt đầu từ gốc của đầu (đau đầu sau gáy) và lan lên phía sau đầu rồi ra sau tai (Ảnh minh họa)

Đau đầu sau gáy ở bên phải

Đau đầu do căng thẳng. Căng thẳng nghiêm trọng, mệt mỏi, thiếu ngủ, bỏ bữa, vận động sai tư thế hoặc uống không đủ nước có thể gây ra đau đầu do căng thẳng. Đau đầu do căng thẳng gây ra những cơn đau đầu sau gáy và ở bên phải của đầu, mức độ từ âm ỉ đến dữ dội nhưng không nhói. Kèm theo đó là tình trạng căng cứng cổ hoặc da đầu. Cơn đau này có thể kéo dài từ 30 phút tới bảy ngày.

Đau đầu sau gáy ở bên trái

Chứng đau nửa đầu. Đây là một loại đau đầu tái phát phổ biến, chúng thường khởi phát trong thời thơ ấu và tần suất tái phát tăng dần theo độ tuổi. Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào, nhưng nhiều người thường bị đau ở bên trái đầu hoặc phía sau đầu (đau đầu sau gáy). Cùng với đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn mửa, rối loạn thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi. Hoạt động thể chất có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Đau đầu sau gáy khi nằm

Đau đầu từng cụm. Đây là loại đau đầu hiếm gặp nhưng vô cùng đau đớn. Nó có thể xảy ra theo chu kì hoặc theo từng đợt và thường đánh thức bạn vào lúc nửa đêm với những cơn đau dữ dội ở hoặc xung quanh một bên mắt và một bên đầu, nó cũng có thể lan sang các vùng khác trên mặt, đầu và cổ của bạn.

Các đợt tấn công thường xuyên, được gọi là thời kỳ cụm, có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sau đó là giai đoạn thuyên giảm. Trong thời gian thuyên giảm, không có cơn đau đầu xảy ra trong nhiều tháng và đôi khi thậm chí nhiều năm.

Đau đầu cụm là một trong những nguyên nhân gây đau đầu sau gáy (Ảnh minh họa)

Đau đầu sau gáy nguy hiểm không?

Như ta đã thấy ở trên, đau đầu sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó có những nguyên nhân vô hại, không nguy hiểm như đau do sai tư thế, đau do tập thể dục cường độ cao, đau do căng thẳng. Nhưng song song với đó, đau đầu sau gáy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế khác. Dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu để lâu chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, công việc của người mắc hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn:

  • Viêm khớp dạng thấp ở cổ nếu để lâu có thể gây bào mòn xương hoặc làm dày mô xung quanh xương, khiến chúng chèn ép vào tủy sống và thân não, dẫn tới bại liệt hoặc thậm chí tử vong nếu cổ di chuyển ở một số vị trí nhất định.
  • Thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể gây chèn ép tủy sống, dẫn đến khó khăn khi thực hiện các hoạt động ở bàn tay và cánh tay, dáng đi trở nên lúng túng, dễ vấp ngã,…
Đau đầu sau gáy xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân vô hại nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Chính vì thế, nếu gặp hiện tượng đau đầu sau gáy, bạn nên:

1. Thu xếp đến phòng khám, nếu gặp một hoặc một số các dấu hiệu sau:

  • Bạn có các cơn đau đầu sau gáy kéo dài trong vài ngày
  • Cơn đau không thuyên giảm dù đã thử một số biện pháp chăm sóc tại nhà
  • Cơn đau cản trở các hoạt động bình thường của bạn
  • Cơn đau kèm theo đau gần thái dương
  • Bạn gặp các triệu chứng mới

2. Đi khám càng sớm càng tốt, nếu bạn:

  • Có cơn đau đầu sau gáy ở mực độ dữ dội hoặc cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

3. Cấp cứu, nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Đau đầu sau gáy kèm theo những thay đổi đột ngột trong tính cách của mình, bao gồm cả thay đổi tâm trạng hoặc kích động
  • Sốt, cứng cổ
  • Lú lẫn và giảm tỉnh táo
  • Rối loạn thị giác, nói lắp, suy nhược (bao gồm yếu một bên mặt) và tê bất kỳ nơi nào trên cơ thể
  • Đau đầu dữ dội sau một cú đánh vào đầu
  • Có những cơn đau đầu xảy ra cực kỳ đột ngột, đặc biệt nếu chúng đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.
Hãy đi khám nếu bạn có những cơn đau đầu sau gáy kèm theo các dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)

Mẹo giảm đau đầu sau gáy tại nhà

Để giảm đau đầu sau gáy, bạn có thể thử một số mẹo sau tại nhà.

Chườm lạnh

Nếu bạn bị đau đầu sau gáy do đau nửa đầu, hãy đặt một túi chườm lạnh lên trán hoặc sử dụng đá bọc trong khăn, điều này có thể làm dịu cơn đau đầu rất hiệu quả. Lưu ý chỉ nên chườm trong khoảng 15 phút.

Chườm nóng

Nếu bạn bị đau đầu sau gáy do căng thẳng, hãy thử chườm nóng nên vùng cổ hoặc sau đầu. Để chườm nóng, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc đổ một ít gạo, đỗ vào chiếc tất cũ rồi buộc chặt lại, quay trong lò vi sóng khoảng 10 giây hoặc tới khi đạt được độ nóng mong muốn. Tuy nhiên cũng không nên để quá nóng để tránh gây bỏng da.

Giảm ánh sáng

Ánh sáng chói hoặc nhấp nháy có thể gây ra chứng đau nửa đầu (là một nguyên nhân gây ra đau đầu sau gáy). Vì thế, hãy tìm cách hạn chế chúng bằng cách sử dụng rèm cửa vào ban ngày, đeo kính râm khi ra ngoài trời và sử dụng bóng đèn huỳnh quang quang phổ ban ngày cho các thiết bị chiếu sáng của mình.

Bạn có thể sử dụng rèm cửa để hạn chế ánh sáng chiếu vào, gây ra những cơn đau nửa đầu, đau đầu sau gáy (Ảnh minh họa)

Giảm căng thẳng

Giảm căng thẳng có thể giúp giảm các cơn đau đầu sau gáy do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, bạn có thể làm bất cứ điều gì giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Một số người giải tỏa căng thẳng bằng cách chơi thể thao, một số người lại thích thiền định yên tính, hít thở sâu hoặc tập yoga.

Uống nhiều nước

Thiếu nước có thể khiến cơn đau đầu sau gáy của bạn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy thử uống một cốc nước. Bạn không cần uống quá nhiều, chỉ cần uống một cốc bình thường với từng ngụm nhỏ đều đặn. Uống quá nhanh đôi khi có thể khiến bạn bị nôn mửa.

Song song với đó, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày và uống bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát. Nếu bạn thường xuyên quên uống nước, hãy thử đặt nhắc nhở sau mỗi hai giờ để giải lao và uống một cốc nước nhỏ.

Uống nước là một cách an toàn, hiệu quả để giảm hoặc ngăn ngừa các cơn đau đầu sau gáy (Ảnh minh họa)

Mát-xa, xoa bóp

Mát-xa cũng là một cách giúp giảm đau đầu sau gáy hiệu quả. Bạn có thể tự thực hiện bằng cách: xoa bóp trán, cổ và thái dương hoặc sử dụng các đầu ngón tay, dùng áp lực nhẹ nhàng, xoay tròn vào khu vực bị đau.

Sử dụng thuốc không kê đơn

Khi bị đau đầu sau gáy, những loại thuốc đầu tiên mọi người thường tìm đến là thuốc giảm đau không kê đơn, như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen. Chúng có thể giúp giảm đau đầu trong nhiều trường hợp khác nhau.

Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng các loại thuốc này mà cần sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những vấn đề sức khỏe và những tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là trên gan, thận, đường tiêu hóa.

Dùng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Với những người bị đau đầu sau gáy do viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ,… bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan.

Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với thành phần gồm các loại thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền (có hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường), giúp mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, và phục hồi sụn khớp thoái hóa, khắc phục được nguyên nhân bệnh từ đó hạn chế được việc đau đầu sau gáy của bạn.

Khương Thảo Đan là nghiên cứu của người Việt, dành riêng cho xương khớp người Việt. Vì thế rất phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Hơn thế nữa, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên hoàn toàn an toàn và không giống các loại thuốc Tây, sản phẩm rất an toàn trên đường tiêu hóa, có thể sử dụng lâu dài.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Sử dụng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu hay liệu pháp hương thơm là một liệp pháp chữa bệnh toàn diện, chúng giúp cải thiện sức khỏe của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Đặc biệt, một số loại tinh dầu còn có khả năng chữa trị nhiều chứng đau đầu.

Những loại tinh dầu mà bạn có thể sử dụng để giảm tình trạng đau đầu sau gáy là: tinh dầu oải hoải, tinh dầu bạc hà, dầu chanh, dầu hương thảo, dầu hoa cúc la mã. Bạn có thể sử dụng chúng ở dạng xông hơi để làm thư giãn tinh thần và giảm đau.

Tuy nhiên, một số người bị đau đầu rất nhạy cảm với mùi hương mạnh, vì thế bạn nên bắt đầu với một lượng tinh dầu rất nhỏ. Ngoài ra, cần chú ý mua các loại tinh dầu thiên nhiên chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng; các loại tinh dầu hóa chất, tinh dầu giả có thể khiến cơn đau của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Tinh dầu có thể giúp giảm đau đầu sau gáy, thư giãn tinh thần (Ảnh minh họa)

Điều trị

Để việc điều trị đau đầu sau gáy được hiệu quả, đầu tiên bác sĩ phải xác định được nguyên nhân cơn đau. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, việc điều trị thường gồm một trong các phương pháp sau:

  • Thuốc men
  • Tiêm
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật

Dưới đây là cách điều trị đau đầu sau gáy do một số nguyên nhân cụ thể.

– Điều trị đau đầu do tư thế sai. Đau đầu sau gáy do tư thế sai có thể được điều trị ngay lập tức bằng acetaminophen. Về lâu dài, bạn có thể ngăn ngừa những cơn đau này bằng cách cải thiện tư thế của mình. Mua một chiếc ghế làm việc được thiết kế khoa họ,c có hỗ trợ thắt lưng tốt và ngồi bằng cả hai chân trên mặt đất.

– Chữa đau đầu do thoát vị đĩa đệm. Cơn đau đầu sau gáy sẽ thuyên giảm sau khi đĩa đệm thoát vị được khắc phục. Điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm vật lý trị liệu, nắn chỉnh cột sống, tiêm ngoài màng cứng để tiêu viêm và phẫu thuật nếu cần.

– Điều trị đau dây thần kinh chẩm. Điều trị đau dây thần kinh chẩm cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau, bao gồm: liệu pháp nhiệt, uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vật lý trị liệu, xoa bóp và thuốc giãn cơ theo toa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng chẩm để giảm đau ngay lập tức.

Tổng kết

Đau đầu sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân là vô hại nhưng một số nguyên nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu gặp tình trạng đau đầu sau gáy, bạn không được chủ quan mà nên theo dõi để kịp thời đi khám và điều trị.

Mọi vấn đề còn thắc mắc về tình trạng này hoặc sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để được tư vấn miễn phí.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...