Đau dây thần kinh vai gáy: Cách nhận biết và điều trị

Đau dây thần kinh vai gáy là một tình trạng rất khác với đau vai gáy do căng cơ hay do khớp. Ở bài viết lần này, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Cách nhận biết đau dây thần kinh vai gáy

Các triệu chứng đau dây thần kinh vai gáy có thể khác nhau ở mỗi người.

Về triệu chứng đau, có người mô tả đó là cơn đau nhói, đau bắn vào nửa đêm ở vùng vai gáy. Ở một số người khác, cơn đau lại như kim đâm, ngứa ran hoặc bỏng rát và diễn ra suốt cả ngày. Đôi khi cơn đau lại sắc nét và đột ngột như điện giật. Và cơn đau sẽ không thuyên giảm dù bạn có nghỉ ngơi.

Những người bị đau dây thần kinh vai gáy thường rất nhạy cảm với cảm ứng, họ có thể cảm thấy đau với những kích thích mà bình thường không hề gây đau, chẳng hạn chỉ một cơn gió thổi nhẹ sau đầu, họ cũng cảm thấy đau đớn. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau dây thần kinh vai gáy thường liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đau dây thần kinh cổ vai gáy rất khác với đau vai gáy do cơ hoặc khớp. Các cơn đau cơ thường được mô tả là đau nhói, đau như chuột rút ở vùng cơ bị ảnh hưởng, ngoài ra cũng có những người cảm thấy đau như dao đâm hoặc bỏng rát. Còn đau khớp thường là những cơn đau sâu, âm ỉ, có thể kéo dài dai dẳng hoặc đến rồi đi. Đau vai gáy do cơ hoặc khớp có thể thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi và nặng hơn khi bạn thực hiện một số hoạt động như quay đầu, cúi đầu.

Ngoài triệu chứng đau, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Mất thăng bằng
  • Cơn đau có thể lan tỏa từ vai gáy tới tay chân, làm tê bì tay, bàn tay hoặc chân, bàn chân
  • Mất phối hợp tay chân
  • Thường xuyên làm rơi đồ vật
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gặp cả các triệu chứng tiêu hóa và hô hấp.
  • Khó ngủ
  • Gặp các vấn đề về cảm xúc do đau
  • .v.v.
Khi bị đau dây thần kinh vai gáy, bạn sẽ có cảm giác đau nhói, đau bắn hoặc đau như kim đâm, ngứa ran, bỏng rát. Đôi khi cơn đau có thể sắc nét và đột ngột như điện giật ở vùng vai gáy cổ (Ảnh minh họa)

Đau dây thần kinh vai gáy do đâu?

Căn nguyên bệnh

Dây thần kinh là một bộ phận của hệ thần kinh. Chúng hoạt động giống như các cáp truyền tín hiệu, bao gồm cả các tín hiệu đau đến và đi từ não. Vì thế, khi dây thần kinh bị tổn thương, bị kích thích hoặc chèn ép, nó có thể bị rối loạn việc truyền các tín hiệu và gây ra các tín hiệu đau bất thường.

Vậy, nguyên nhân nào có thể gây tổn thương, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh ở cổ vai gáy? Chúng ta cùng theo dõi tiếp phần dưới.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh vai gáy.

Đĩa đệm cột sống là những cấu trúc nằm giữa các đốt sống, có vai trò như một bộ giảm xóc trong cột sống. Ví dụ: khi ta cúi đầu về phía trước, vặn trái hoặc phải, những động tác này sẽ tạo ra nhiều loại áp lực lên đốt sống và đĩa đệm sẽ làm giảm bớt các áp lực này.

Đĩa đệm có cấu tạo gồm 2 phần, phần nhân nhầy bên trong giống như thạch và phần bao bên ngoài nhân gọi là vòng đệm, cấu trúc giống như cao su.

Cấu trúc đĩa đệm cột sống (Ảnh minh họa)

Tổn thương đĩa đệm có thể xảy ra khi cử động cổ tạo áp lức quá lớn lên đĩa đệm (ví dụ một tai nạn xe hơi mà đầu của bạn va vào kính chắn gió). Một trong những chấn thương đau đớn nhất có thể xảy ra là thoát vị đĩa đệm. Trong chấn thương này, vòng đệm sẽ bị nứt hoặc rách, khiến cho phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Nếu rách bên cạnh ống sống ở vùng cổ gáy, khi nhân nhầy thoát ra nó có thể chèn ép vào các dây thần kinh cột sống, gây đau, tê và yếu dọc theo dây thần kinh.

Trong bệnh thoát vị đĩa đệm, phần nhân đĩa đệm có thể thoát ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh, gây đau (Ảnh minh họa)

Thoái hóa đĩa đệm ở cổ

Thoái hóa đĩa đệm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dây thần kinh vai gáy.

Khi chúng ta già đi, các đĩa đệm trong cột sống cũng bị hao mòn tự nhiên theo thời gian. Chúng mất nước và bắt đầu khô cứng hơn, xẹp lại. Điều này khiến các đĩa đệm giảm chiều cao và các đốt sống tiến đến gần nhau hơn. Cơ thể phản ứng với việc đĩa đệm bị xẹp bằng cách hình thành nhiều xương hơn xung quanh đĩa đệm (xương này được gọi là xương cựa hay các gai xương).

Những gai xương này làm thu hẹp các lỗ gian đốt – là nơi rễ thần kinh thoát ra. Khi không gian bị thu hẹp, các rễ thần kinh sẽ bị chèn ép và tổn thương. Nếu việc thoái hóa xảy ra ở vùng đĩa đệm và đốt sống cổ, bạn sẽ gặp tình trạng đau dây thần kinh cổ vai gáy.

(Trái) Hình chiếu bên của đốt sống cổ và đĩa đệm khỏe mạnh. (Phải) Đĩa đệm bị thoái hóa và xẹp xuống, gai xương hình thành

Chấn thương cột sống cổ

Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có thể bị đau dây thần kinh cổ vai gáy.

Cột sống cổ bao gồm bảy đốt sống và đóng vai trò bảo vệ tủy sống. Chấn thương cột sống cổ mặc dù không phổ biến nhưng có thể dẫn đến tàn tật đáng kể và lâu dài.

Bạn có thể bị chất thương cột sống cổ do tai nạn xe xơ giới, ngã, vật nặng rơi vào hoặc chấn thương liên quan đến thể thao (như do va chạm trong khúc côn cầu, bóng đá và các bộ môn có tính tranh chấp cao khác…).

Những chấn thương này, nếu nhẹ chỉ làm đau cơ, còn nếu nặng có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây ra đau đớn. Nếu nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến tủy sống, gây ra những ảnh hưởng vĩnh viễn tới sức mạnh, cảm giác và chức năng cơ thể khác bên dưới vị trí chấn thương.

Các pha tranh chấp trong thể thao có thể gây tổn thương cột sống, dẫn đến tổn thương dây thần kinh vai gáy (Ảnh minh họa)

U cột sống

Khối u cột sống hình thành khi các tế bào trong hoặc xung quanh tủy sống và/hoặc cột sống phát triển một cách bất thường, không thể kiểm soát. Các khối u này có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). U cột sống có thể diễn ra ở bất kì phần nào của cột sống, bao gồm cả vùng cột sống cổ.

Ban đầu, khi khối u còn nhỏ, chúng có thể không gây ra triệu chứng gì. Nhưng khi phát triển lớn hơn, chúng có thể chèn ép vào các dây thần kinh cột sống, dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh vai gáy, mất cử động hoặc cảm giác bên dưới vị trí của khối u.

Các tổn thương dây thần kinh do khối u có thể là những tổn thương vĩnh viễn không thể chữa lành và chúng có thể đe dọa tính mạng người mắc.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị đau dây thần kinh vai gáy là:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Loãng xương
  • Ung thư tủy sống
  • Dị tật cột sống
  • Gãy cột sống
  • .v.v.

Đau dây thần kinh vai gáy có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh vai gáy là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị, các tổn thương thần kinh có thể trầm trọng theo thời gian và lan ra tay, chân. Gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc, chẳng hạn: nếu bạn bị mất phối hợp tay chân, việc thực hiện các công việc thường ngày như đi lại sẽ trở nên rất khó khăn; nếu bạn bị tê yếu tay, việc cầm nắm đồ vật có thể thành trở ngại với bạn, khiến bạn không thể tiếp tục công việc hay học tập,…

Ngoài ra, đau dây thần kinh vai gáy cũng có thể gây ra mất ngủ nếu trầm trọng hơn vào ban đêm. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính và làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, gây ra những cảm xúc tiêu cực, lo lắng và thậm chí là trầm cảm.

Chính vì thế, nếu phát hiện các triệu chứng đau dây thần kinh vai gáy. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Đau dây thần kinh vai gáy là một tình trạng nguy hiểm, vì thế nếu gặp các triệu chứng của bệnh, bạn nên sớm đi khám (Ảnh minh họa)

Cách phát hiện đau dây thần kinh vai gáy chính xác

Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau dây thần kinh vai gáy của bạn cũng như để tìm ra nguyên nhân, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tại phòng khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan tới tình trạng bạn gặp phải. Sau đó họ có thể kiểm tra thần kinh của bạn bằng cách:

  • Kiểm tra độ tê ở cánh tay và bàn tay
  • Kiểm tra phản xạ
  • Kiểm tra sức mạnh của các cơ ở cánh tay, bàn tay và chân
  • Kiểm tra các dấu hiệu kích thích thần kinh

Sau khi thu thập được một số thông tin nhất định, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra các dây thần kinh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, đo lường tốc độ dây thần kinh
  • Chụp CT hoặc MRI để tìm kiếm xem có điều gì chèn ép dây thần kinh không
  • .v.v

Sau khi chẩn đoán được chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân cơ bản (Ảnh minh họa)

Điều trị đau dây thần kinh vai gáy

Để điều trị đau dây thần kinh vai gáy hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Về cơ bản, các phương pháp điều trị gồm:

Thuốc men

Thuốc thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau, viêm và rối loạn giấc ngủ. Một số loại thuốc có thể được kê là:

  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline hoặc nortriptyline
  • Thuốc chống động kinh như carbamazepine
  • Thuốc giảm đau có chất gây mê ngắn hạn, chẳng hạn như codeine
  • Kem bôi capsaicin
  • .v.v.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần khôn ngoan, bạn phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này nếu dùng không đúng chỉ định, lạm dụng thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc là một phương pháp điều trị bảo tồn cho đau dây thần kinh cổ gáy (Ảnh minh họa)

Gối cổ y tế

Gối cổ y tế là một loại gối đặc biệt giúp giảm đau vào ban đêm, cho phép bạn ngủ ngon hơn. Những chiếc gối cổ này được thiết kế đặc biệt để đặt đúng độ cong của cổ khi bạn ngủ và giảm kích thích lên các rễ thần kinh.

Gối có thể được mua từ các cửa hàng thuốc hoặc từ bác sĩ trị liệu của bạn.

Châm cứu

Châm cứu đã cho thấy những hứa hẹn trong việc có thể làm các triệu chứng đau dây thần kinh vai gáy.

Theo Y học cổ truyền, châm cứu có thể giúp “khai thông” sự tắc nghẽn của năng lượng khí trong cơ thể và tăng cường khí huyết, từ đó giúp khai thông các dây thần kinh và làm các tế bào thần kinh nhận được sự nuôi dưỡng đầy đủ, giúp giảm đau.

Theo y học hiện đại, châm cứu có thể kích thích hệ thần kinh, giúp giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, có trong cơ, cột sống và não. Ngoài ra, châm cứu cũng giúp thay đổi phản ứng của cơ thể bạn đối với cơn đau và kích thích lưu lượng máu để phục hồi các tổn thương thần kinh.

Châm cứu đã cho thấy những hứa hẹn trong việc có thể làm các triệu chứng đau dây thần kinh vai gáy (Ảnh minh họa)

Tiêm steroid ngoài màng cứng

Nếu các phương pháp điều trị khác không làm giảm cơn đau, bạn có thể được bác sĩ tiêm steroid ngoài màng cứng hoặc phong bế dây thần kinh cổ.

Steroid là một loại thuốc chống viêm rất mạnh có thể kiểm soát tình trạng viêm xung quanh dây thần kinh và có thể làm dịu cơn đau do rễ thần kinh bị kích thích. Tuy nhiên việc tiêm steroid không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Thuốc tiêm này thường được sử dụng khi các biện pháp bảo tồn khác không có tác dụng hoặc bạn muốn trì hoãn phẫu thuật.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh của bạn không cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật, lúc này bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, tùy tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.

Vật lý trị liệu

Cho dù bạn có phẫu thuật hay không, bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu bạn làm vật lý trị liệu.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các cách để ngăn ngừa chấn thương thêm ở cổ. Nhiều vấn đề ở cột sống cổ cũng có thể được cải thiện đáng kể với một chương trình tập thể dục tốt và giáo dục tốt về cơ học cổ.

Vật lý trị liệu giúp giảm đau dây thần kinh vai gáy và ngăn ngừa thêm các tổn thương ở cổ (Ảnh minh họa)

Dùng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Nếu không muốn can thiệp phẫu thuật thì bạn cần khắc phục sớm tình trạng đau dây thần kinh cổ vai gáy của mình bằng cách tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm để giúp bệnh ổn định lâu dài.

Hiện trên thị trường có sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan được người bệnh tin tưởng sử dụng do có khả năng đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn và hiệu quả.

Với sự kết hợp của thành phần KGA1 trong củ Địa liền, cùng Collagen Typ 2 không biến tính và bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh, nhờ vậy mà Khương Thảo Đan đáp ứng tốt với các trường hợp thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, người mắc bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai vôi hóa cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, tê buồn chân tay. Sản phẩm này được nghiên cứu bài bản tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam trong nhiều năm nhiều, kết quả của nghiên cứu này đã đem lại hi vọng lớn cho người bệnh xương khớp.

Khương Thảo Đan – đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Chăm sóc tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, bạn có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Các phương pháp này gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên. Giúp tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, đặc biệt là vai gáy, cánh tay và chân. Tăng tuần hoàn máu có thể giúp phục hồi tổn thương thần kinh và giảm đau thần kinh.
  • Không uống rượu. Rượu có thể làm tăng tổn thương thần kinh và đôi khi là nguyên nhân của bệnh thần kinh. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này ít nhất có thể.
  • Tắm nước ấm. Tắm nước ấm cũng được cho là một cách để làm dịu đau thần kinh hiệu quả. Nước ấm kích thích cơ thể và tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó, các triệu chứng đau giảm dần.

Tóm lược

Đau dây thần kinh cổ vai gáy xảy ra khi các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép hoặc kích thích vì một lý do nào đó, chẳng hạn: do thoát vị đĩa đệm ở cổ, do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do chấn thương,… Bệnh cần được điều trị sớm nếu không sẽ tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...