Đau vai gáy uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau vay gáy, tôi có thể uống thuốc gì để cải thiện tình trạng này? Sử dụng thuốc thế nào để hiệu quả và an toàn?

(Huy Hùng – 58 tuổi)

Trả lời:

Chào bác Hùng,

Đau mỏi vai gáy là một vấn đề phổ biến, nhất là với những người lớn tuổi, phải lao động nặng,… Để khắc phục tình trạng này, các loại thuốc thường sử dụng ban đầu là các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Thuốc giảm đau không kê đơn là các loại thuốc bác có thể mua trực tiếp mà không cần theo đơn của bác sĩ. Chúng ta thường tìm thấy chúng tại các cửa hàng thuốc gần nhà và dễ dàng mua được.

Có 2 loại thuốc giảm đau OTC chính:

  • Paracetamol;
  • Các loại chống viêm không steroid (NSAID).

Bác cũng có thể sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan, là một sản phẩm thuộc giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, dùng cho người bị đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, tê buồn chân tay,…

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Paracetamol

Paracetamol còn gọi là Acetaminophen. Nó giảm đau bằng cách ngăn chặn truyền tín hiệu đau đến não và cũng được sử dụng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Paracetamol không có khả năng giảm viêm.

Paracetamol được bán dưới một số tên thương hiệu sau: Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Panadol, Hapacol…

NSAID

NSAIDS hay thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có ở cả dạng không kê đơn và kê đơn. Nhóm thuốc này giảm đau bằng cách làm giảm tiết hormone prostaglandin (hormone gây đau), thông qua ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase (COX-1 hoặc COX-2). Khác với Paracetamol, NSAID có thể làm giảm cả viêm và nó tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân.

Thuốc kháng viêm không steroid được chia thành các nhóm nhỏ theo hoạt chất, gồm:

  • ibuprofen
  • naproxen
  • diclofenac
  • celecoxib
  • mefenamic acid
  • etoricoxib
  • indomethacin
  • aspirin liều cao (aspirin liều thấp thường không được coi là NSAID)

Các hoạt chất này đều hoạt động giống nhau nhưng hiệu quả trên mỗi cá nhân lại khác nhau. Có bệnh nhân hợp với loại NSAID này, có bệnh nhân lại hợp với loại NSAID kia.

Một số loại NSAID không kê đơn gồm:

  • Aspirin, được bán dưới tên thương hiệu: Bayer, Bufferin, Excedrin,…
  • Ibuprofen, được bán dưới tên thương hiệu: Advil, Motrin IB,…
  • Naproxen, được bán dưới tên thương hiệu: Aleve, Naproxen Sodium, Naprosyn….

Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của INPC – viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam với đầy đủ các báo cáo chứng minh.

PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự đã dành nhiều năm phân tích, nghiên cứu và thử nghiệm mới chiết tách được thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam. KGA1 có tác dụng giúp giảm đau – chống viêm mạnh mẽ nhờ cơ chế tác động trực tiếp vào mô hình gây đau.

☛ Tìm hiểu thêm: Công bố khoa học tác dụng của chiết xuất KGA1 từ củ Địa Liền

Thuốc giảm đau tại chỗ

Ngoài các loại thuốc uống giảm đau không kê đơn, bác cũng có thể sử dụng một số sản phẩm giảm đau tại chỗ không kê đơn. Những sản phẩm này có dạng: kem bôi, thuốc xịt, miếng dán, được sử dụng ngoài da để làm giảm đau do đau cơ và viêm khớp. Một số ví dụ về thuốc giảm đau tại chỗ bao gồm: Aspercternal, BenGay, Icy Hot, Capzasin-P, Salonpas, Salonsip,…

Cách sử dụng thuốc giảm đau vai gáy an toàn

Trước khi dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì thế, bác nên dành thời gian để tìm hiểu về các lựa chọn của mình. Bao gồm tìm hiểu một số thông tin như:

  • Đọc nhãn thuốc cẩn thận;
  • Tìm hiểu những triệu chứng mà thuốc điều trị;
  • Có thể dùng thuốc trong bao lâu;
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra;
  • Những hướng dẫn đặc biệt (ví dụ, dùng thuốc vào giờ đi ngủ hoặc trong bữa ăn);
  • Những điều nên tránh trong khi dùng thuốc (ví dụ, uống rượu, uống các loại thuốc khác hoặc ăn một số loại thực phẩm).
  • Những đối tượng không nên sử dụng thuốc này;

Nếu có thắc mắc hoặc phân vân, bác nên hỏi ý kiến của dược sĩ. Đồng thời, hãy thông báo cho dược sĩ tất cả các loại thuốc mà bác đang sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân.

Hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Cân nhắc về tác dụng phụ

Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có thể sử dụng thuốc giảm đau vai gáy không kê đơn một cách an toàn, hiệu quả khi làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ và bác nên cân nhắc về điều này trước khi sử dụng.

Acetaminophen. Đôi khi, acetaminophen có thể dẫn đến tổn thương gan và nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bác uống quá liều hoặc uống thuốc trong khi uống rượu.

Không dùng paracetamol nếu:

  • Bị bệnh thận hoặc gan nặng;
  • Uống trên 3 đồ uống có cồn mỗi ngày;
  • Đang dùng một sản phẩm khác có chứa acetaminophen hoặc thuốc giảm đau khác.

NSAID. Theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ, không nên dùng NSAID quá 10 ngày. Bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau dạ dày hoặc nguy cơ chảy máu trong dạ dày;
  • Hư thận;
  • Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Phản ứng dị ứng, như phát ban hoặc mụn nước;
  • .v.v.
Nên cân nhắc về các tác dụng có lợi cũng như cả tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Aspirin. Về cơ bản Aspirin cũng là NSAID, nhưng cấu trúc hóa học của nó hơi khác so với các loại NSAID khác. Tuy nhiên, hiện nay Aspirin hiện không còn được sử dụng phổ biến nữa, bởi uống aspirin thường xuyên có thể gây ra những rủi ro rất lớn, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Hãy nói chuyện với dược sĩ bán thuốc trước khi sử dụng NSAID, đặc biệt là aspirin, nếu bác:

  • Bị dị ứng với aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác;
  • Uống trên 3 đồ uống có cồn mỗi ngày;
  • Có các vấn đề về dạ dày, gan hoặc thận;
  • Bị bệnh tim.
  • Huyết áp cao;
  • Đang uống thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn chảy máu.

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin. Nó làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng Reye, một căn bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Khương Thảo Đan. Không giống như các loại cao dược liệu thông thường, viên uống Khương Thảo Đan chứa hoạt chất KGA1 tinh chất được chiết tách hàm lượng cao cho tác dụng giúp giảm đau chống viêm mạnh mẽ (tốt hơn so với Efferalgan) nhưng lại an toàn cho gan, dạ dày… khi sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, theo báo cáo thử nghiệm của PGS.TS Lê Minh Hà, KGA1 kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.

Thành phần của Khương Thảo Đan đa số có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất lành tính khi sử dụng, kể cả những người có bệnh lý về gan và dạ dày cũng có thể an tâm sử dụng.

Uống thuốc an toàn – Nên và Không nên

Trong quá trình sử dụng thuốc, để an toàn và hiệu quả, bác nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • CẦN tuân thủ đúng liều lượng được ghi trên nhãn của thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ (uống nhiều thuốc không giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn hoặc tốt hơn);
  • CẦN theo dõi các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc và thông báo cho dược sĩ nếu có triệu chứng bất thường;
  • NÊN thông báo cho thành viên trong gia đình biết nơi bác để thuốc để phòng tránh trường hợp khẩn cấp;
  • KHÔNG tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi số lượng, tần suất bạn dùng thuốc;
  • KHÔNG được kết hợp thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ;
  • KHÔNG dùng thuốc của người khác, kể cả đó là thuốc không kê đơn;
  • KHÔNG dùng thuốc quá hạn sử dụng;
  • KHÔNG nghiền nát hoặc nhai thuốc, trừ khi bác sĩ nói có thể làm như vậy.
Cần tuân thủ đúng liều lượng được ghi trên nhãn của thuốc hoặc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ (Ảnh minh họa)

Lưu trữ thuốc an toàn

  • Tất cả các loại thuốc đều nên giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh cất chúng trong phòng tắm hay nơi ẩm nóng.
  • Hãy để thuốc tránh xa tầm với và tầm mắt của trẻ nhỏ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu dùng thuốc giảm đau không kê đơn theo đúng liệu trình mà không mang lại kết quả, bác nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Lúc này, bác sĩ có thể kê cho bác một số loại thuốc giảm đau theo toa mạnh hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bác.

Một số loại thuốc giảm đau theo toa thường được sử dụng là:

  • Corticosteroid;
  • Opioids;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc chống co giật;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa;
  • Thuốc tiêm axit hyaluronic (viscosupcellenceation);
  • .v.v.

Nâng cao hiệu quả điều trị

Có một số thói quen hàng ngày được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mỏi vai gáy. Vì thế, để nâng cao hiệu quả điều trị, bác nên thực hiện thay đổi một số thói quen xấu trong cuộc sống và xây dựng những thói quen tốt:

  • Nên tập thể dục và duy trì hoạt động. Đi bộ thường xuyên hoặc tham gia các môn thể thao không tiếp xúc giúp rèn luyện sức mạnh và có lợi cho việc điều hòa vùng cổ vai gáy. Bác nên bắt đầu từ từ và dần dần khiến việc vận động cơ thể thành thói quen của mình.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, ngủ đủ giấc có thể giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh đau cổ vai gáy.
  • Nên điều chỉnh để có tư thế tốt. Bác nên cố gắng ngồi thẳng lưng, hạn chế cúi hoặc ngửa đầu trong thời gian dài; nên sử dụng các loại đệm có khả năng nâng đỡ tốt, gối đầu phù hợp;…
  • Bỏ hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ bị đau vai gáy cổ mãn tính lớn hơn những người khác. Bởi nicotine hạn chế lưu thông máu, làm giảm dòng chảy của dinh dưỡng vào các đĩa đệm, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống.

Như vậy, bài viết trên đây tôi đã trả lời câu hỏi “Đau vai gáy uống thuốc gì” cho bác Hùng cũng như nhiều bạn đọc còn thắc mắc vấn đề này. Mọi vấn đề còn chưa rõ, bạn có thể gọi tới số 1800 1156 (miễn phí) để được chuyên gia giải đáp thêm.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...