Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống và cách phòng bệnh hiệu quả

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính rất phổ biến ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý này dường như đang dần trẻ hóa khiến nhiều người băn khoăn tự hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống và những biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh tình trạng này.

nguyen-nhan-thoai-hoa-cot-song
Tổng hợp các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể bạn không ngờ tới!

Cột sống là bộ phận phải gánh chịu nhiều áp lực nhất từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Do đó, bất cứ sự hư tổn nào ở trên cột sống không được điều trị một cách kịp thời cũng sẽ gây nguy cơ cao làm suy yếu và thoái hóa cột sống. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này:

Nguyên nhân khách quan

Sự lão hóa

Sự lão hóa dần theo tuổi tác là quy luật tự nhiên tất yếu, đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoái hóa cột sống. Quá trình lão hóa thường bắt đầu sau khi bạn bước sang tuổi 30. Do đó, người trung niên và cao tuổi cũng chính là đối tượng có nguy cơ cao nhất với chứng bệnh này.

Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp càng trở nên yếu dần, đồng thời, khả năng sản sinh các dịch khớp để đảm bảo cho các cử động được diễn ra trơn tru cũng rất hạn chế. Kết quả là, các khớp sụn dần bị mài mòn và dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống.

Chấn thương cột sống

Những chấn thương cột sống do tai nạn lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông mà không được hồi phục đúng cách, kịp thời sẽ gây nguy cơ để lại biến chứng cho cột sống sau này. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân chính khiến tình trạng thoái hóa cột sống ngày một trẻ hóa.

Dị tật cột sống bẩm sinh

Một số khiếm khuyết bẩm sinh về cột sống, chẳng hạn như dị tật vẹo cột sống bẩm sinh nếu không sớm được chữa trị sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân chủ quan

Thói quen sinh hoạt sai tư thế

ngoi-sai-tu-the-gay-thoai-hoa-cot-song
Ngồi sai tư thế lâu ngày là một nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa cột sống ở người trẻ

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người trẻ đều mắc phải một trong số những thói quen xấu như ngồi cong lưng, đứng khom lưng, nằm ngủ nghiêng vẹo, … Việc đứng, ngồi sai tư thế liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm, tổn thương cấu trúc xương và dây chằng, góp phần làm quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn.

Chế độ ăn uống không đảm bảo

Hầu hết những người trẻ tuổi đều chưa đánh giá đúng mức độ quan trọng của việc ăn uống một cách lành mạnh. Một chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ canxi và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần gây ra tình trạng loãng xương sớm và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.

Yếu tố nguy cơ

Béo phì

Khi bạn thừa cân, vùng cột sống sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực hơn đáng kể. Cụ thể, nếu chỉ số BMI của cơ thể vượt ngưỡng cho phép 1 đơn vị thì áp lực gây lên cho cột sống sẽ tăng gấp 2.5 lần. Chính vì vậy, những người thừa cân có nguy cơ cao hơn rất nhiều với bệnh thoái hóa cột sống so với những người có cân nặng bình thường.

Tính chất công việc

Những công việc đòi hỏi phải ngồi liên tục trong một thời gian dài, chẳng hạn như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hoặc công việc chân tay cần phải mang vác nặng thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc cũng như mức độ trầm trọng của bệnh thoái hóa cột sống.

Giới tính

Các thống kê cho thấy, ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam giới mắc thoái hóa cột sống đều cao hơn đáng kể so với nữ giới. Nguyên nhân là do đàn ông phải thường xuyên làm những công việc thể lực nặng nhọc nên dễ khiến cho hệ thống xương khớp chịu nhiều tổn thương, từ đó làm gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống từ sớm.

Di truyền

Ít ai biết rằng, thoái hóa cột sống và nhiều bệnh lý xương khớp khác đều có yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình bạn có người mắc thoái hóa cột sống thì nguy cơ bạn gặp tình trạng này cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường tiến triển một cách âm thầm nên người bệnh thường dễ chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với khả năng vận động và chất lượng sống của bạn.

Giảm khả năng vận động

Hạn chế khả năng vận động là một trong những hậu quả sớm của thoái hóa cột sống mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Từ các triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống như đau lưng, cứng cổ, tê bì tay chân, … đều khiến cho bạn gặp trở ngại trong những hoạt động hàng ngày.

Nghiêm trọng hơn, những tổn thương thực thể vĩnh viễn trên các dây thần kinh do thoái hóa cột sống gây ra thậm chí có thể khiến người bệnh bị bại liệt suốt đời. Đây cũng chính là biến chứng nghiêm trọng nhất về vận động của bệnh lý này.

Tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

bien-chung-thoat-vi-dia-dem-do-thoai-hoa-cot-song
Biến chứng thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống

Đĩa đệm có chức năng như một bộ giảm xóc giữa các đốt sống của cột sống, chúng giúp bạn có thể cử động lưng một cách linh hoạt, chẳng hạn như khi thực hiện các động tác uốn cong và vặn người.

Khi cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm có thể bị hao mòn dần đi, đồng thời, lớp nhân nhầy ở trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, khiến cho cơ thể bạn bị tê bì, đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của thoái hóa cột sống. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra hàng loạt những hệ lụy nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, teo cơ, …

Chèn ép dây thần kinh

Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm và hình thành các gai xương cột sống quá mức. Kết quả là, các dây thần kinh sẽ bị những tổ chức bất thường trên chèn ép và gây ra các cơn đau tại vùng mông, tứ chi, …

Tình trạng này diễn biến lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân bị co cơ, đau nhức, khó khăn khi vận động và thậm chí có thể gây bại liệt.

Biến dạng cột sống

Bệnh nhân thoái hóa cột sống thường khó có thể làm việc hoặc vận động ở tư thế bình thường. Do đó, họ hay duy trì những tư thế xấu, chẳng hạn như ngồi gù lưng hoặc đứng khom để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn lên cột sống.

 bien-dang-cot-song-do-thoai-hoa
Biến dạng cột sống không chỉ mất thẩm mỹ mà còn nguy hiểm với sức khỏe

Lâu ngày, thói quen này khiến cột sống thắt lưng bị gù hoặc cong vẹo, … Biến dạng cột sống không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân.

Suy giảm thị lực

Thoái hoá đốt sống cổ có thể làm ảnh hưởng tới thị lực do bệnh gây chèn ép lên nhiều dây thần kinh. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống thường bị chảy nước mắt, sưng mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực, nghiêm trọng nhất là có thể bị mù lòa.

Tôi có thể phòng bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Tuy thoái hóa cột sống gần như là một tiến trình tất yếu theo tuổi tác, nhưng bạn có thể làm chậm quá trình này nếu biết phòng ngừa đúng cách. Chìa khóa để làm chậm tốc độ phát triển của thoái hóa cột sống nằm ở việc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống đòi hỏi sự tham gia tích cực từ phía bạn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết, chế độ ăn thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống. Do đó, chiến lược dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách đơn giản mà hữu hiệu nhất mà bạn có thể thực hiện để phòng ngừa chứng bệnh này.

Một số nhóm chất thiết yếu mà bạn cần lưu ý để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể bao gồm:

Canxi: canxi là thành phần cấu tạo nên xương nên việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Một trong những thực phẩm giàu canxi quen thuộc chính là sữa, tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên ưu tiên chọn loại sữa tách béo để tránh nguy cơ bị béo phì.

bo-sung-canxi-phong-thoai-hoa-cot-song
Bổ sung thực phẩm giàu canxi để gúp xương chắc khỏe và phòng thoái hóa cột sống

Vitamin D: do canxi chỉ được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D nên vitamin D cũng là một thành phần thiết yếu để duy trì xương chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung vitamin D trong chế độ ăn bằng các loại cá béo như cá thu, cá hồi và cá mòi.

Vitamin C: vitamin C có tác dụng tăng tổng hợp collagen – một thành phần chính của sụn khớp. Những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể dễ dàng chế biến bao gồm cà chua, cam, bông cải xanh, dâu tây, ớt chuông đỏ …

Tránh những thói quen nguy hại cho cột sống

Một số thói quen sau đây sẽ vô cùng gây hại cho cột sống, do đó, nếu không muốn tình trạng thoái hóa diễn ra sớm, bạn nên lưu ý kỹ những điều sau:

  • Không nên ngồi liên tục một tư thế khi xem tivi hoặc làm việc trước màn hình máy tính trong một thời gian dài.
  • Khi cảm thấy mỏi ở vùng cổ, thắt lưng, bạn tuyệt đối không được vặn, nắn mạnh. bởi những hành động này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng tại các dây thần kinh và mạch máu ở vùng cổ.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ hay sử dụng gối quá cao để gối đầu bởi những tư thế này có thể khiến cho phần cổ bị gập xuống, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không mang vác và đội vật nặng lên đầu để tránh gây áp lực quá mức cho cột sống.

Ngừng hút thuốc lá

Ai cũng biết rằng hút thuốc có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh thoái hóa cột sống cũng nằm trong số đó. Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá ảnh hưởng đến đĩa đệm theo nhiều cách, trong đó, hai cơ chế chính bao gồm: nó không chỉ làm giảm hoạt động xây dựng lại diễn ra ở rìa đĩa mà còn làm co mạch máu, điều này cản trở việc đưa chất dinh dưỡng đến đĩa đệm.

Với những ai có tiền sử đau lưng, thói quen hút thuốc lá cũng có thể khiến tình trạng đau lưng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để tránh tổn hại lên cột sống và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Vận động thể chất phù hợp

 tap-luyen-phong-thoai-hoa-cot-song
Vận động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống

Vận động thể chất một cách phù hợp sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Nguyên nhân là bởi, tập luyện đúng cách sẽ giúp xây dựng được sức mạnh cơ bắp để chia sẻ áp lực lên cột sống.

Biện pháp này đặc biệt hữu ích và cần thiết với những người làm công việc ít vận động như dân văn phòng. Mặt khác, nếu bạn lao động chân tay nặng nhọc, thì việc duy trì một bài tập nhẹ nhàng ngoài giờ làm việc cũng rất cần thiết để hạn chế nguy cơ căng cơ và mòn khớp.

Nhìn chung, đi bộ là hình thức tập luyện khá đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng. Đi bộ không gây áp lực nhiều cho các khớp, nhưng nó vẫn giúp tăng cường tuần hoàn và sức bền của cơ, đồng thời tốt cho tim mạch của bạn. Bạn nên duy trì đi bộ 30 phút khoảng 5 lần mỗi tuần như một cách để phòng ngừa thoái hóa cột sống nói riêng và hỗ trợ sức khỏe của bạn nói chung.

Kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thừa cân khi còn trẻ đặc biệt có hại cho sức khỏe của cột sống. Do đó, nếu bạn đang không ở mức cân nặng lý tưởng, hãy cân nhắc đến việc đạt được mục tiêu đó. Giảm trọng lượng cơ thể đồng nghĩa với việc bạn giảm áp lực lên các đĩa đệm và cột sống.

Việc kiểm soát cân nặng đạt được hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp giữa một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể lực hợp lý. Bạn không cần bất chấp để giảm cân một cách nhanh nhất, thay vào đó, hãy cân nhắc khả năng vận động của mình để lựa chọn các bài tập có cường độ phù hợp.

Khương Thảo Đan

khuong-thao-dan-phong-thoai-hoa-cot-song
Khương Thảo Đan hỗ trợ phòng thoái hóa cột sống hiệu quả

Bên cạnh những biện pháp hành vi trên, để hỗ trợ phòng tránh thoái hóa cột sống, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan – một thành tựu nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Điểm sáng của sản phẩm bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan đến từ hoạt chất Collagen type II giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa hoạt chất KGA1 được chiết tách từ củ địa liền cho tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ, giúp đáp ứng khả năng điều trị và phục hồi xương khớp của nhiều người có bệnh lý xương khớp như sưng khớp, tràn dịch khớp, …

Khương Thảo Đan có công dụng vượt trội trong hỗ trợ người dùng phục hồi sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận, do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và trải nghiệm sản phẩm.

Kết luận

Thoái hóa cột sống là hệ lụy tất yếu theo tuổi tác là bất cứ ai trong chúng ta cũng phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát để tình trạng đó diễn ra muộn bằng cách thực hiện tích cực các biện pháp hành vi đã liệt kê ở trên.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp trọn vẹn những thắc mắc về thoái hóa cột sống, nếu cần cung cấp thêm thông tin về sản phẩm Khương Thảo Đan, vui lòng liên hệ hotline 1800 1156!

Tài liệu tham khảo
http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/chu-dong-phong-ngua-thoai-hoa-cot-song/2017070611104792

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...