Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, để quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả cao, ngoài việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong bài viết dưới đây.

Vai trò của dinh dưỡng với bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tuổi càng cao, cơ thể sẽ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho sụn khớp và khả năng tái tạo sụn suy giảm cùng với những áp lực đến sụn khớp do sinh hoạt, lao động khiến chúng bị suy yếu đi. Kèm theo đó là xương bị xơ hóa, biến đổi cấu trúc, hình thành các vùng xương dày, rỗng xen kẽ nhau từ đó gây đau nhức, cột sống yếu và kém linh hoạt. Nếu bổ sung chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu dưỡng chất cần thiết, thiếu canxi sẽ gia tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương khớp dễ bị thoái hóa. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý về chế độ ăn uống. Bởi trước hết, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì hoạt động hàng ngày, tạo nên một nền tảng sức khỏe tốt chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện cân nặng và ổn định cấu trúc cột sống. Thực đơn khoa học giúp người bệnh duy trì được thể trọng an toàn, tránh gây áp lực lớn lên xương khớp đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Một điều quan trọng là có nhiều loại thức ăn sẽ giúp giảm thiểu cơn đau, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị vôi hóa cột sống cổ cần đảm bảo nguyên tắc:

– Bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe của cột sống và xương khớp.

– Loại bỏ những đồ ăn, thức uống làm xương khớp suy yếu, khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Không có bất kỳ loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thế nhưng nó thật sự có ích trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và nâng cao sức khỏe của phần xương cột sống.

Bổ sung một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu Vitamin, Canxi, Vitamin D, Omega 3 sẽ giúp nuôi dưỡng xương, cơ bắp và các cấu trúc khác ở cột sống, chống viêm, phục hồi sức khỏe xương khớp. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn.

Thực phẩm giàu Canxi giúp xương chắc khỏe

Canxi là thành phần cốt lõi trong việc cấu tạo nên cấu trúc và sức mạnh cho xương. Hệ xương khớp có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc cơ thể có được bổ sung đủ canxi hay không. Khoáng chất này giúp cơ thể duy trì khối lượng xương ở mọi thời điểm trong cuộc sống, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn bị thoái hóa đốt sống cổ vì lúc này xương trở nên giòn và yếu hơn.

Để cho xương khớp khỏe mạnh, cứng chắc, khắc phục tình trạng thoái hóa, người bệnh cần có một chế độ ăn uống giàu canxi với các thực phẩm:

  • Hải sản: cua ghẹ, tôm, hàu, cá… đặc biệt tốt cho người mắc các bệnh thoái hóa khớp. Nguồn Canxi này giúp hỗ trợ tái tạo cấu trúc xương được khỏe mạnh và chắc khỏe hơn.
  • Sữa và các sản phẩm sữa (sữa chua, phô mai…): Người bệnh nên lựa chọn các loại sữa ít chất béo để tránh tình trạng tăng cân gây thêm áp lực cho xương khớp. Lượng canxi được cung cấp sẽ giúp làm tăng mật độ canxi trong xương, giảm thiểu quá trình loãng xương, hạn chế mắc các bệnh về xương khớp. Sữa còn cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như canxi hỗ trợ quá trình tập luyện và phục hồi. Một trong những nguồn bổ sung canxi phổ biến từ sữa đó chính là sữa bò.
  • Các loại rau lá xanh: Bổ sung thường xuyên các loại rau có màu xanh như bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, đậu rồng, rau bina… sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng lớn canxi hàng ngày.
  • Thức uống làm từ đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa Genistein tác dụng tương tự estrogen sinh học, góp phần làm xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương. Người bệnh có thể bổ sung đậu nành dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ hay ăn đậu nành trực tiếp.
  • Thịt, xương ống, sườn sụn động vật: Những thực phẩm này giàu glucosamine và chondroitin: Hai dưỡng chất này giúp bổ xương dưỡng cốt và tái tạo sụn khớp cực hiệu quả.

Thực phẩm giàu Vitamin D giúp hấp thu Canxi tốt hơn

Ăn các thực phẩm giàu vitamin D giúp người bị thoái hóa đốt sống cổ hấp thu canxi tốt hơn

Vitamin D (Vitamin mặt trời) giúp điều phối sự chuyển hóa canxi, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ các cơ bắp. Bổ sung Vitamin D còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh loãng xương – một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Vì thế, những người mắc thoái hóa đốt sống cổ hay bệnh về xương khớp nên bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống. Người bệnh nên bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, ăn thực phẩm chứa vitamin D như: lòng đỏ trứng, cá thu, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc…

Như vậy, bổ sung đầy đủ cả Canxi và Vitamin D đóng vai trò quyết định đến sự chắc khỏe của xương, từ đó hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh xương khớp khác hiệu quả.

Thực phẩm giàu Vitamin A tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin A là chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: thịt bò, thịt bê, gan gà; các chế phẩm từ sữa như: bơ, phô mai, trứng; trái cây màu cam như: mơ, đào, xoài; rau củ màu cam hoặc màu xanh lá cây như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang và rau bina.

Thực phẩm giàu Vitamin C chống viêm hiệu quả

Vitamin C không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của collagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu,…

Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ hay chấn thương dây chằng, nó giúp chữa lành các cơ, gân, dây chằng, đĩa đệm cũng như để giữ cho xương sống khỏe mạnh.

Ngoài ra, vitamin C là dưỡng chất giúp phục hồi các mô, đóng góp vào sự hình thành collagen, cơ thể sử dụng collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp.

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bao gồm:

  • Các loại trái cây họ nhà cam (cam, quýt, bưởi, chanh), dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa, cà chua, xoài, dưa hấu
  • Các loại rau họ cải: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp
  • Ớt đỏ ớt xanh
  • Khoai lang, khoai tây

Thực phẩm giàu Vitamin K giúp cột sống khỏe mạnh

Vitamin K kết hợp với canxi có tác dụng thúc đẩy mật độ xương, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp, giúp cột sống luôn khỏe mạnh. Do đó, những người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: pho mai, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh

Thực phẩm giàu Omega 3 giúp phục hồi tổn thương

Omega 3 là axit béo có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp. Omega 3 có trong các loại hạt (óc chó, hạt lanh) cá ngừ, cá hồi, súp lơ, tôm…

Thực phẩm giàu Magie giúp chuyển hóa protein hiệu quả

Magie là khoáng chất quan trọng với sức khỏe cột sống trong hơn 300 quá trình chuyển hóa chất của cơ thể, giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả. Cơ thể của chúng ta cần có khoáng chất này để các cơ bắp co bóp và thư giãn đúng cách. Nó cũng giúp duy trì khối lượng cơ bắp cùng với mật độ xương, đồng thời giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả.

Khi cơ thể bị thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống… Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lức, bánh mì nguyên hạt
  • Các loại hạt: vừng, hạt lanh, hướng dương
  • Các loại hạt đậu: đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh
  • Các loại rau xanh: cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh…
  • Trái cây: kiwwi, bơ, chuối…

Các loại rau màu xanh lá đậm

Nhòm thực phẩm này đặc biệt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong khi chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây hại đến cột sống thì chất xơ lại được chứng minh là có khả năng làm giảm chất gây viêm trong máu ( y học gọi là protein phản ứng C )

Chính vì lý do đó, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn để có thể kiểm soát tốt bệnh.

Tỏi tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Tỏi chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là allicin – một hoạt chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ tỏi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tiến triển thành viêm cột sống, giảm đau nhức ở khu vực tổn thương.

Để đạt được những lợi ích tốt nhất từ tỏi, mỗi bữa bạn nên ăn 2 – 3 tép tỏi sống. Ngoài ra có thể ngâm rượu tỏi theo tỷ lệ 400g tỏi/ 1 lít rượu. Để khoảng 10 ngày rồi lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml.

Gừng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Gừng có đặc tính kháng viêm, giảm đau tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Gừng chính là một trong những gợi ý hữu ích cho câu hỏi “người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?”. Nghiên cứu cho thấy, gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích lưu thông máu, góp phần đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sữa chữa những tổn thương do thoái hóa cột sống cổ gây ra.

Bạn có thể dùng gừng theo những cách sau:

  • Thêm gừng vào khi nấu ăn
  • Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày
  • Ngoài ra, có thể kết hợp dùng tinh dầu gừng hoặc rượu gừng xoa bóp cột sống cổ mỗi ngày để giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh.

Uống nhiều nước

Đây là biện pháp mà bạn nên áp dụng trong điều trị bất cứ căn bệnh nào, ngay cả khi khỏe mạnh. Nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn. Bạn có thể dùng xen kẽ nước lọc với các loại nước trái cây, nước ép… để cân bằng dinh dưỡng.

Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau, chống viêm, phục hồi tổn thương thì bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm kiêng không nên ăn. Những thực phẩm không tốt cho người bệnh có thể gia tăng thêm triệu chứng đau nhức, xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm và chèn ép xảy ra. Vì thế người bệnh nên tránh xa những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta bởi chúng chứa nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu có trong máu từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và quá trình phòng ngừa thoái hóa tự nhiên.

Ngoài ra, những thực phẩm chế biến sẵn còn không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể và có thể chứa chất bảo quản gây hại. Thực phẩm đóng hộp bao gồm nhiều loại khác nhau như thịt, cá hay rau củ quả… Qua quá trình xử lý, chúng không còn giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, một số sản phẩm còn chứa nhiều chất bảo quản và muối không tốt cho sức khỏe của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Ngay cả người khỏe mạnh cũng không được khuyến khích ăn các thực phẩm này.

Những loại thực phẩm chế biến sẵn mà người bệnh nên tránh gồm: khoai tây chiên, gà rán, đồ tẩm ướp nhiều gia vị nướng sẵn, xúc xích…

Không sử dụng nhiều muối, kiêng đồ ngọt

  • Muối làm tăng khả năng thất thoát canxi qua đường nước tiểu nên có thể gây bất lợi cho xương khớp, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ. Do đó, nếu đang mắc căn bệnh này hãy cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tập thói quen ăn nhạt. Những thức ăn chứa nhiều muối bạn nên tránh xa như đồ kho, cá muối, dưa muối, thịt xông khói, các loại mắm…
  • Đồ ngọt là một trong những thủ phạm gây tăng cân hàng đâu. Tăng cân sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Chưa dừng lại ở đó, đồ ngọt cũng được cho là tác nhân gây viêm hàng đầu trong cơ thể, không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Do vậy, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không được khuyến khích ăn nhiều đồ ngọt.

Tránh sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn sẽ làm cho quá trình viêm nhiễm vùng khớp diễn ra nhanh và mạnh hơn. Việc dùng rượu bia còn khiến cho cơ thể hạn chế khả năng hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết, làm suy giảm mật độ xương.

Tránh các chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào… có thể khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn.

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng chất kích thích này sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ rất giàu đạm. Chính sự dồi dào quá mức này lại là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng viêm, suy giảm hàm lượng canxi trong xương.

Vì vậy, người bệnh cần tránh các loại thịt đỏ như: thịt chó, thịt bò, thịt trâu… vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Mặc dù chứa nhiều chất đạm nhưng các loại thịt đỏ lại giàu chất béo bão hòa và a-xít uric. Những chất này gây tăng cân, làm cản trở đường lưu thông của mạch máu đến cột sống cổ. Nghiêm trọng hơn, chúng còn thúc đẩy phản ứng viêm tiến triển ở đốt sống bị thoái hóa.

Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt chó, thịt trâu…

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Để có một chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần tích cực vào việc điều trị thì người bệnh lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi: Rau tươi, trái cây tươi, thịt tươi luôn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Cách chế biến: Chế biến không cẩn thận sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. Các món luộc hoặc hấp sẽ tốt hơn so với nướng, chiên hay xào. Đồng thời, luộc hoặc hấp cũng hạn chế được lượng dầu mỡ trong thức ăn.
  • Bạn nên ăn đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no, nếu đói bạn có thể bổ sung thêm sữa chua, các loại hạt ở bữa phụ
  • Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng.

Nếu bạn có ý định thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống, hoặc bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn đưa ra các lời khuyên đúng đắn, như khẩu phần ăn phù hợp, liều lượng vitamin cần bổ sung,…

Đặc biệt nên nhớ, không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kê đơn nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Kết luận

Những thông tin trên là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì”. Nên nhớ rằng dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe của xương khớp và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, bạn có thể lên thực đơn hàng ngày để sớm chia tay với chứng thoái hóa khớp phiền toái nhé.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...