Thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh thường gặp và không ai có thể tránh khỏi. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người cao tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế di chứng của căn bệnh này.

Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh phổ biến

Khớp gối có tần suất hoạt động nhiều nhất trong tất cả các khớp trên cơ thể và đây cũng là khớp phải gánh chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó khớp gối sẽ rất dễ bị tổn thương.

Cấu tạo của khớp gối rất phức tạp. Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính là: Xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối hoạt động được nhờ sự phối hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời giữ vai trò chất đệm của khớp xương.

Khi bước vào độ tuổi từ 35 – 40 tuổi trở lên sụn khớp bị bào mòn, hệ thống cơ xương khớp bắt đầu bị viêm và cứng khớp. Để lâu sẽ phát triển thành thoái hóa khớp và các khớp bắt đầu có biểu hiện thoái hóa nặng là từ 60 tuổi.

Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê của Bô Y tế, có tới 10% bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xương khớp có liên quan đến thoái hóa khớp gối. Đây là bệnh lý đứng vị trí thứ 2 trong các bệnh lý của người cao tuổi và tỉ lệ dị tật của bệnh gây ra có thể lên tới 25%.

Bệnh thoái hóa khớp gối tình trạng mất cân bằng, hủy hoại của sụn và lớp xương dưới sụn, khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn nên đọc kỹ những thông tin sau:

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở người già

Chúng ta cần biết rằng, sụn khớp của con người được hình thành chủ yếu là do 90% canxi tạo thành. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao thì cơ thể sẽ không thể tự tổng hợp được canxi. Và khi đó, canxi trong cơ thể người sẽ có xu hướng tự tiêu và nếu không được cung cấp trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người già, về cơ bản thì nguyên nhân cốt yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa biểu hiện càng rõ rệt, trong đó có lão hóa sụn khớp xương. Ngoài ra còn phải kể đến một số lý do khác khiến quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn và nhanh hơn như:

  • Béo phì: Khớp gối phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu bị thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực quá lớn lên khớp gối. Khi khớp gối bị quá tải trong thời gian dài sẽ dẫn đến bị tổn thương và dễ bị thoái hóa.
  • Di truyền: Việc lão hóa sớm có thể là do yếu tố di truyền. Lão hóa sớm kéo theo sụn khớp cũng bị lão hóa gây nên tình trạng thoái hóa khớp trong cơ thể con người.
  • Nội tiết: Sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ mãn kinh hay do sử dụng nhiều thuốc Tây có thể gây ra những tác động xấu đến xương khớp làm phát triển sớm các bệnh lý như: loãng xương, thoái hóa khớp xương,…
  • Chuyển hóa: Việc rối loạn chuyển hóa Purin làm tăng Acid uric máu gây nên bệnh gut – viêm khớp, tổn thương khớp xương trong cơ thể.
  • Chấn thương: Việc khớp bị chấn thương trong công việc, sinh hoạt như: ngã, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông… không được phục hồi hoặc phục hồi không đúng cách cũng đều dễ dàng dẫn đến thoái hóa khớp.

Biểu hiện của thoái hóa khớp gối ở người già

Việc phát hiện và phân biệt rõ ràng bệnh thoái hóa khớp gối sẽ giúp chúng ta có hướng đi đúng đắn hơn trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối lại khiến cho người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Khi bị thoái hóa khớp gối người già thường gặp phải những biểu hiện sau:

Đau nhức quanh khớp gối

Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ gặp phải khi bị thoái hóa khớp gối. Khi sụn khớp bị tổn thương sẽ tăng sự ma sát cho phần xương ở dưới sụn khiến các xương gặp khó khăn trong việc cử động và khi cử động sẽ gây hiện tượng đau nhức khó chịu. Đau nhiều khi lên xuống cầu thang, lên xe xuống xe, ngồi xổm… Triệu chứng này sẽ giảm hoặc mất ngay sau khi được nghỉ ngơi.

Nhưng theo thời gian, nếu bệnh không được can thiệp kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn thì tình trạng đau nhức này thậm chí sẽ diễn ra ngay cả khi không cử động. Nhất là vào những thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi, người bệnh sẽ đau nhức hơn bình thường.

Cứng khớp

Cứng khớp là biểu hiện thường gặp phải vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi ngồi lâu không hoạt động khớp gối. Bởi vì khi chúng ta bị thoái hóa khớp, lớp sụn khớp bị bào mòn và khô ráp nên các hoạt động của khớp sẽ không còn linh hoạt và trơn tru như trước nữa. Khi bị cứng khớp, người bệnh nên xoa bóp khớp và vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút thì khớp mới có thể hoạt động được bình thường trở lại.

Tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động

Biểu hiện này là do lớp sụn khớp bị bào mòn quá nhiều làm cho hai đầu xương ở dưới sụn bị cọ sát vào nhau khi vận động. Từ đó sẽ phát ra những tiếng kêu lạo xạo, lục cục. Độ tuổi càng cao thì triệu chứng này càng rõ rệt.

Khó vận động

Khớp bị thoái hóa sẽ xuất hiện các gai xương gây chèn ép đến các dây thần kinh xung quang khớp. Kết hợp với việc khớp bị đau nhức, không thể hoạt động linh hoạt sẽ gây cản trở lớn đến khả năng vận động của con người làm ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang… Ở những người cao tuổi, thoái hóa khớp gối nặng còn có thể khiến cho người bệnh không thể đi lại được.

Biến dạng khớp

Khi các khớp không còn giữ được chức năng ban đầu dần dần nảy sinh hiện tượng biến dạng khớp, sưng khớp thậm chí gây lệch khớp. Đây là những triệu chứng báo hiệu rằng bệnh đã tiến triển quá nặng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng.

Biến chứng của thoái hóa khớp gối ở người già

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người già sức khỏe dần suy yếu và có khả năng mắc một số bệnh nền khác nên việc điều trị thoái hóa khớp gối cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh càng lâu sẽ rất khó điều trị bệnh và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp gối ở người già nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như: biến dạng khớp, teo cơ và biến chứng nặng nề nhất có thể dẫn đến là bại liệt vĩnh viễn.

Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra các triệu chứng người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường thoái hóa khớp gối được điều trị bằng các biện pháp sau:

1. Biện pháp nội khoa

Biện pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các biểu hiện bệnh còn đơn giản chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Dùng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối, đó là các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid như: naproxen, aspirin, ibuprofen, thuốc ức chế COX-2…
  • Thuốc tiêm thường dùng thuốc steroid hoặc axit hyaluronic. Trong đó thuốc steroid có tác dụng giảm đau nhức, giảm cứng khớp. Còn thuốc tiêm axit hyaluronic có tác dụng cung cấp chất nhờn để bôi trơn khớp gối, làm giảm các triệu chứng bệnh.

Sử dụng thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm loét dạ dày, suy thận, nóng gan… Chính vì vậy, việc dùng thuốc cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm là trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương án can thiệp kịp thời.

Châm cứu, vật lý trị liệu

  • Châm cứu: Phương pháp này cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt đạo, nhằm đả thông kinh lạc. Điều này giúp máu huyết lưu thông, giúp giảm đau tốt hơn.
  • Các bài tập vật lý trị liệu: tùy theo tình trạng bệnh nhân mà có các bài tập phù hợp. Việc cần làm của người bệnh là cần kiên nhẫn, duy trì thực hiện các bài tập này một thời gian mới đem lại kết quả. Các bài tập này nếu thực hiện đúng cách sẽ có tác dụng kéo căng mô mềm, củng cố phần sụn khớp. Nhờ đó mà làm giảm khả năng mất đi cấu trúc sụn khớp, làm cho khớp gối trở nên linh hoạt hơn. Nếu trong quá trình luyện tập người bệnh có cảm thấy đau nhức nhiều hơn thì báo ngay cho bác sĩ vật lý trị liệu để thay đổi động tác phù hợp.

2. Biện pháp ngoại khoa

Khi mà mức độ tổn thương ở khớp gối nghiêm trọng và các biện pháp nội khoa cũng không thể cải thiện được thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bằng kiến thức chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc, bào và rửa khớp. Ngoài ra, nếu tổn thương quá nặng bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật thay thế khớp

3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp

Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt.

Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn.

Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp, có tác dụng giúp chống viêm đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Về thành phần của Khương Thảo Đan gồm: hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ của Địa Liền, Collagen typ II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thổ phục linh, Quế chi… cùng một số thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ, mang lại an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm.

Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

4. Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối ở người già

Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên của con người nên chúng ta không thể tránh được. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp thông qua chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt để hạn chế cũng như làm giảm quá trình diễn ra sớm của bệnh.

Dù bệnh ở giai đoạn nặng hay nhẹ thì cũng vẫn cần phải áp dụng các biện pháp này. Nó không chỉ làm cho quá trình thoái hóa đến chậm hơn mà nó còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vì vậy, dù người bệnh ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần tăng cường các biện pháp sau để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Đó là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3 để giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các chất kích thích, bia rượu,… gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp, gây phá hủy sụn khớp làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh mang vác đồ nặng hoặc làm việc quá sức có thể làm cho khớp gối tổn thương nhiều hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Việc thừa cân có thể gây áp lực lớn lên các khớp làm diễn biến của các bệnh về khớp trở nên nhanh hơn. Ngoài ra, kiểm soát cân nặng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì lượng đường trong máu cao cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của sụn khớp.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi lâu một chỗ, giữ tư thế đúng, tránh làm việc sai tư thế dẫn đến lệch khớp, thay đổi cấu trúc khớp
  • Hạn chế các môn thể thao nguy hiểm để tránh chấn thương. Thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ nhàng, điều độ, đúng cách để nâng cao sức khỏe và duy trì hoạt động của các khớp. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… để tình trạng bệnh có chuyển biến rõ rệt.
  • Khám sức khỏe định kì để đo lường tình trạng sức khỏe và theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để can thiệp kịp thời

Khi có dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để được xác định chính xác mức độ của bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Tránh các thủ thuật xoa bóp, hơ đốt tại các cơ sở chưa được kiểm định, gây tác động xấu đến xương khớp và hệ thần kinh.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này để kịp thời có biện pháp phòng ngừa cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp khi mắc phải.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...