Thoái hóa cột sống cổ

11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóng

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh thì các bài tập thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản, dễ thực hiện, giúp giảm đau nhanh và làm chậm quá trình thoái hóa. Mục lụcTác dụng của các bài tập thoái hóa đốt sống cổ11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ1. Bài tập nghiêng, ngửa và xoay tròn cổ2. Bài tập xoay vai3. Bài tập cổ, vai gáy4. Bài tập cổ vai gáy, cánh tay5. Bài tập căng góc6. Bài tập xoay ghế7. Bài tập theo tư thế con mèo8. Bài tập Chin Tuck9. Tư thế rắn hổ mang10. Bài tập ép vai11. Bài tập căng đốt sống cổLưu ý khi thực hiện các bài tập thoái hóa đốt sống cổ Tác dụng của các bài tập thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên cùng với các yếu tố tác động làm cho cổ, ngực và cơ lưng trên chịu nhiều áp lực lâu ngày có thể trở nên yếu đi, lão hóa và làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do quá trình lão hóa sinh học cùng các nguyên nhân ngoại sinh khác nhau, bắt đầu bằng hiện tượng hư tổn tại dây chằng, màng, thân đốt và đĩa đệm. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau mỏi, tê bì cổ vai gáy cánh tay khó chịu mà còn gây hạn chế vận động, cản trở tầm hoạt động của cổ và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như rối loạn tiền đình, teo chi, bại liệt, tàn phế. Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ gồm những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển giúp các đốt sống được kéo giãn nhanh và giảm đau hiệu quả. Mục đích của các bài tập là tăng cường sức mạnh cho các cơ cổ, ngực, lưng, tính linh hoạt, tăng cường sức khỏe cho người bệnh và hạn chế lực tác động lên cổ. Các bài tập giúp rèn luyện, nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần và tăng độ dẻo dai của cơ thể từ đó giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tật. Bởi vậy, việc áp dụng các bài tập thoái hóa đốt sống cổ ngay từ sớm là phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân giảm đau, giảm áp lực chèn ép và tăng cường dẻo dai cho cột sống cổ. Theo thống kê, một số bài tập và động tác có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau lưng trên, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và cột sống. Bên cạnh việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, các bài tập thoái hóa đốt sống cổ mang lại một số lợi ích như sau: Hạn chế được nguy cơ phẫu thuật vì bệnh tiến triển nặng khi áp dụng các bài tập từ sớm và đúng cách Giảm lượng mỡ dư thừa, duy trì vóc dáng cho cơ thể Duy trì hệ cột sống dẻo dai, khỏe mạnh Tăng độ linh hoạt, dẻo dai, sức bền ở cổ và mở rộng phạm vi chuyển động cũng như đàn hồi ở đốt sống cổ bị ảnh hưởng Tăng cường sức mạnh cơ cổ, đốt sống cổ và cải thiện tư thế hoạt động. Hỗ trợ lưu thông máu và oxy đến các cơ quan và các khớp, thúc đẩy sự hấp thụ dinh dưỡng của xương khớp được tốt hơn Duy trì sức mạnh ở đốt sống cổ, ngăn ngừa các cơn đau cổ tái phát trong tương lai. Khắc phục, giảm thiểu tình trạng đau, nhức mỏi cơ thể, nhức mỏi xương khớp Giảm thiểu căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn Có những bài tập luyện có thể thực hiện tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức Hiệu quả giảm đau lâu dài Giảm bớt được thời gian dùng thuốc từ đó giảm được các tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra Để mang lại hiệu quả tốt nhất người bệnh cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia về việc tập luyện, cũng như phòng tránh sai tư thế. Nếu trong quá trình tập luyện có xuất hiện những biểu hiện đau nhức bất thường cần báo ngay cho chuyên gia để được kiểm tra và hướng dẫn kịp thời. Người bệnh thoái hóa cột sống cổ cần phải áp dụng trong thời gian dài vì các bài tập này thường có tác dụng chậm nhưng lại có tác dụng giảm đau lâu dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì luyện tập để mang đến kết quả điều trị tốt nhất. 11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ Những bài tập dưới đây không chỉ giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn mà còn có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi quá trình thoái hóa hiệu quả. Mời các bạn tìm hiểu những bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản, dễ thực hiện dưới đây: 1. Bài tập nghiêng, ngửa và xoay tròn cổ Bài tập vùng cổ này có thể tác động trực tiếp lên cổ và lưng trên, hỗ trợ giảm đau, kéo giãn các cơ và làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ. Với bài tập này các bạn cần thực hiện như sau: Thực hiện động tác cúi đầu về phía trước giữ trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện động tác ngửa cổ ra phía sau cũng giữ trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Tiếp theo nghiêng đầu sang bên phải và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện nghiêng đầu sang bên trái giữ trong 10 giây Xoay đầu ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đầu nghiêng về phía vai trái rồi giữ trong 10 giây rồi hoàn thành vòng quay theo chiều kim đồng hồ Người bệnh thực hiện 4 động tác này khoảng 4 – 5 lần 2. Bài tập xoay vai Người bệnh có thể tập ở tư thế đứng hoặc ngồi và để hai cánh tay xuôi thẳng xuống hai bên cơ thể. Xoay vai về phía sau theo chuyển động tròn, mỗi lần xoay vai khoảng 5 lần. Sau đó tiếp tục xoay vai 5 lần về hướng ngược lại. Thực hiện quy trình khoảng 2 – 3 lần. 3. Bài tập cổ, vai gáy Bài tập này giúp kéo căng cơ 2 vai, cổ và cơ lưng dưới cánh tay. Các bước thực hiện: Người bệnh ngồi khoanh chân trên sàn nhà, hít vào, đưa hai tay đan vào nhau và giãn căng người rồi từ từ thở ra, tay đưa về sau gáy. Tiếp tục hít vào áp sát hai cánh tay vào tai, cùi chỏ hướng về trước. Thở ra, gập người về phía trước, cùi chỏ chạm xuống sàn. Đưa cùi chỏ vào sát nhau rồi ngẩng nhẹ đầu lên. Hít vào và trở về tư thế ban đầu. Thực hiện bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ này 10 lần/ngày. 4. Bài tập cổ vai gáy, cánh tay Người bệnh nằm úp người xuống tấm thảm, phần thân người dưới bụng tiếp xúc thảm, hai cánh tay mở rộng vuông góc sao cho cùi chỏ và vai tạo thành đường thẳng. Hít vào, sau đó thở ra rồi chạm vai phải xuống sàn, đầu giữ cao, mắt nhìn thẳng vào cùi chỏ tay trái. Hít vào, trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. 5. Bài tập căng góc Bài tập này giúp kéo căng cơ ngực, cơ vai và tăng cường sức mạnh ở các đốt sống cổ. Các động tác của bài tập này cần được thực hiện ở góc của phòng. Các bước luyện tập như sau: Đứng cách góc tường khoảng 2 bàn chân, đặt tay lên một vách tường, đảm bảo khuỷu tay cong 90 độ. Từ từ ngả nhẹ người về phía trước đến khi cảm thấy căng ở ngực và vai thì giữ yên trong 10 giây Cần thực hiện lặp lại động tác 3 lần. 6. Bài tập xoay ghế Người tập ngồi nghiêng một bên ghế, sau đó tựa phía bên phải cơ thể vào lưng ghế. Giữ yên hai chân và xoay thân sang bên phải kết hợp đưa tay ra phía sau ghế rồi giữ trong vòng 10 giây . Lặp lại động tác 3 lần cho mỗi bên. Bài tập này có thể giúp cải thiện các cơn đau nhức ở cổ, lưng trên, lưng giữa và lưng dưới nên rất phù hợp cho những người bị thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng. 7. Bài tập theo tư thế con mèo Tác dụng: Giúp mát xa nhẹ cột sống và các cơ quan quanh bụng Giúp kéo giãn cột sống và giảm đau hiệu quả, rất tốt cho việc điều trị thoái hóa cột sống cổ Cách thực hiện: Người tập quỳ gối trên mặt sàn sao cho đầu gối và hông tạo thành đường thẳng, 2 tay chống xuống sàn mắt nhìn thẳng. Để lòng bàn tay ngang với vai, thân song song với sàn nhà, 2 chân và 2 cánh tay song song với nhau, vuông góc với sàn nhà, mắt nhìn xuống Hít vào và võng lưng xuống, để cổ và vai thẳng về phía trước. Khi hít vào, người tập nén xương chậu và cong tròn lưng giữa. Lúc này người tập giữ đầu thả lỏng để thư giãn cổ. Giữ yên động tác trong 3 – 5 giây sau đó quay về vị trí trung tính. Thở ra, đẩy cột sống và lưng lên cao, cổ và vai cúi xuống, cằm thu về hõm cổ, lặp lại tư thế này từ 5 đến 10 lần Lặp lại các động tác trong 5 lần. 8. Bài tập Chin Tuck Chin Tuck là một trong những bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến và hiệu quả nhất. Các động tác trong bài tập này có tác dụng giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ cổ, giữ đầu, cổ thẳng hàng trên vai và kéo căng các cơ cổ dưới. Để thực hiện bài tập Chin Tuck người bệnh thực hiện theo các bước sau: Đứng thẳng để chân cách tường khoảng 7.5cm Giữ cột sống tựa vào tường, kéo lưng trên và cổ ngã ra sau đến khi đầu chạm vào tường. Điều quan trọng là người bệnh nên để cằm hướng xuống khi ngã ra sau và mắt nhìn xuống sàn nhà. Giữ yên tư thế trong 10 giây. Thực hiện động tác khoảng 10 lần. Bài tập này có thể kéo căng các đốt sống cổ, tăng cường sức mạnh ở các cơ và cải thiện các cơn đau. Bên cạnh đó, bài tập cũng có thể hỗ trợ cơ bắp ở lưng trên và ngăn ngừa quá trình thoái hóa tự nhiên. 9. Tư thế rắn hổ mang Tư thế rắn hổ mang có tác động lên toàn bộ vùng cột sống lưng và cổ, bài tập này giúp kéo giãn toàn bộ vùng cơ lưng và cơ bụng, giúp cho vùng cột sống thêm dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Không chỉ hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bài tập này còn giúp phòng chống được các bệnh liên quan đến cột sống như: gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng… Bài tập được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Người bệnh nằm úp trên sàn nhà sao cho phần trán nằm trên thảm tập, đặt 2 cánh tay ở bên cạnh sườn rồi mở lòng bàn tay ngửa ra. Lưu ý, duỗi thẳng phần chân sao cho các ngón chân hướng thẳng ra sau. Bước 2: Chụm hai xương bả vai lại sau đó gập 2 cánh tay lại, đưa phần bàn tay úp thẳng lên trên sàn, áp sát vào ngực. Bước 3: Hít sâu một hơi, rồi nâng phần đầu và ngực lên. Ưỡn người ra, uốn cong phần cột sống và ấn chặt hai cánh tay nâng vai lên. Cố gắng giữ tư thế trong 10 giây rồi sau đó thả lỏng và trở lại tư thế ban đầu. Lúc mới tập người bệnh có thể khó giữ vị trí đến 10 giây. Trong trường này người bệnh có thể bắt đầu từ 5 giây hoặc dừng lại khi cơ thể có dấu hiệu đau đớn và tăng dần thời gian luyện tập. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần. 10. Bài tập ép vai Ép vai có thể tác động trực tiếp lên các cơ, mô liên kết của các đốt sống cổ từ đó có thể hỗ trợ giảm đau ở cổ và lưng trên. Cách thực hiện bài tập ép vai như sau: Người tập đứng thẳng, hai tay xuôi theo thân người, ép chặt vào hai đùi. Siết chặt xương bả vai và giữ yên trong 10 giây, sau đó thả lỏng. Thực hiện động tác 3 – 5 lần. 11. Bài tập căng đốt sống cổ Căng các đốt sống cổ mang lại hiệu quả tương đối cao cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bài tập này có thể tăng cường sức mạnh ở cổ, cơ lưng trên, giúp ngực trở nên săn chắc và có thể ngăn ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ. Để thực hiện bài tập này đúng cách, người bệnh thực hiện theo các bước sau: Đứng dựa lưng vào tường, chân cách tường khoảng 10 cm. Nâng cánh tay cao bằng vai, đặt khuỷu tay, cẳng tay, mu bàn tay và các ngón tay chạm vào tường. Giữ cánh tay, bàn tay, đầu và ngón tay chạm vào tường, từ từ trượt hai tay lên phía trên đầu, sau đó từ từ hạ tay xuống. Thực hiện động tác 10 lần. Lưu ý khi thực hiện các bài tập thoái hóa đốt sống cổ Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ được xem là một phần của quá trình điều trị và làm chậm diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên để tránh các rủi ro và chấn thương không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề bao gồm: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi tiến hành luyện tập. Đầu tiên các chuyên gia sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp và có thể hướng dẫn chọn các bài tập phù hợp. Thực hiện các động tác nhẹ nhàng, từ từ đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột Cần theo dõi các dấu hiệu của bệnh trong quá trình luyện tập nếu động tác hay bài tập nào gây khó chịu hoặc đau nhẹ thì cần hạn chế hoặc dừng động tác đó lại. Còn nếu khi tập luyện mà gây đau nghiêm trọng thì cần dừng luyện tập và trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Tránh các tư thế xấu gây áp lực đến đốt sống cổ Kết hợp các biện pháp xoa bóp, massage để triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn. Trên đây là những bài tập thoái hóa đốt sống cổ dễ thực hiện và mang lại hiệu quả mà Khương Thảo Đan đã sưu tầm và chắt lọc gửi đến bạn đọc. Người bệnh cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chuyên gia để tư vấn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Chúc bạn và người thân sẽ thực hiện thành công các bài tập trên và đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp… nhé! Chia sẻ

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 rất phổ biến và nguy hiểm

Đốt sống cổ C5 – C6 nằm ngay phía trên đốt sống C7 cung cấp sự linh hoạt và hỗ trợ cho phần lớn cổ và đầu. Do phải chịu tải cao nên phần đốt sống C5 – C6 thường bị ảnh hưởng bởi các tư thế xấu, tình trạng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương. Cùng tìm hiểu ngay về thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 trong bài viết dưới đây. Mục lụcCấu tạo của đoạn cột sống C5 C6Những ai dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ C5 C6?Quá trình lão hóa tự nhiênDo sai tư thếDo chấn thương vùng đầu cổ và vai gáyDo tư thế sinh hoạt không phù hợpThừa cân, béo phìDấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ C5 C6Biểu hiện đauBiểu hiện tê tayYếu cơHạn chế vận độngMột số dấu hiệu khácBệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không?Chèn ép rễ thần kinhChứng hẹp ống sốngBại liệt vĩnh viễnĐiều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6Phương pháp điều trị không phẫu thuậtĐiều trị phẫu thuật cho thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 Cấu tạo của đoạn cột sống C5 C6 Cấu tạo cột sống cổ của mỗi người có 7 đốt sống được đánh số thứ tự từ C1 đến C7. Các đốt sống này được chia thành hai phần, đốt sống C1 C2 là phần cột trụ cố định còn từ C3 đến C7 tham gia vào chuyển động. Đốt sống C5 C6 và C7 dễ bị tác động xấu nhất. Do nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống cổ nên là các đốt sống này có vai trò vô cùng quan trọng, vừa giúp nâng đỡ vùng đầu, vùng cổ vừa làm giúp cổ có khả năng hoạt động linh hoạt. Vì có phạm vi hoạt động lớn và phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài nên các đốt sống này dễ tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến thoái hóa. Cột sống C5-C6 bao gồm các đốt sống C5 và C6, đĩa đệm và các mô liên kết liền kề: Các đốt sống C5 và C6 được cấu tạo bởi một thân đốt sống, vòm đốt sống. Chúng cùng nhau tạo thành các khớp mặt khớp, sụn ​​khớp có mặt trên các bề mặt khớp để cung cấp các chuyển động trơn tru và ngăn ngừa ma sát giữa các bề mặt khớp của các đốt sống C5 và C6 ở phía sau. Đĩa đệm giữa C5-C6 được bao quanh bởi một vòng sợi dày nằm giữa các thân đốt sống của C5 và C6. Đĩa đệm này có chức năng đệm và hấp thụ chất để bảo vệ các đốt sống không bị mài mòn với nhau trong quá trình chuyển động của cổ, đồng thời cho phép cổ cử động theo mọi hướng. Dây thần kinh cột sống C6: Ở giữa C5-C6, dây thần kinh cột sống C6 thoát ra khỏi tủy sống thông qua một lỗ xương nhỏ ở bên trái và bên phải của ống sống. Dây thần kinh cột sống C6 điều khiển một nhóm các cơ bao gồm các cơ duỗi cổ tay, cho phép cổ tay uốn cong về phía sau; và bắp tay và cơ bắp của cánh tay trên, phục vụ cho việc uốn cong khuỷu tay và xoay cẳng tay… Những ai dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ C5 C6? Thoái hóa đốt sống cổ nhất là các đốt sống C5 C6 là căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, người bị chấn thương ở vùng đầu, vai, cổ, những người thường xuyên ngửa cổ, cúi người hay lao động nặng nhọc. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh xương khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Về cơ bản nó cũng giống với nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể như: Quá trình lão hóa tự nhiên Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ Lão hóa không trừ một ai, nó nằm trong quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Khi tuổi càng cao, các khớp, đốt xương bắt đầu bị mất lượng nước lớn, phần sụn khớp bị bào mòn dẫn tới tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Và phần đốt sống C5 C6 cũng vậy, nó sẽ không được linh hoạt như trước, các hoạt động bắt đầu chậm chạm và gây ra đau đớn ở khớp thoái hóa. Do sai tư thế Hai nhóm người lao động dễ bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 bao gồm: Những người lao động nặng như bê vác, đội khiêng những vật nặng cao, thường xuyên có các động tác ngửa cổ, cúi người… có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 cao hơn người khác. Những người làm việc văn phòng phải làm việc tại một vị trí cố định và phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính khiến cột sống cổ không được vận động thường xuyên làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, những tư thế làm việc ngồi không đúng, không ngồi thẳng người, bàn ghế làm việc không phù hợp cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Do chấn thương vùng đầu cổ và vai gáy Mặc dù các chấn thương có thể phục hồi sau khi được điều trị đúng cách cũng như theo thời gian các khớp được chăm sóc cũng hồi phục lại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề cho khu vực đã từng tổn thương nhất là các đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống C5 C6 là một trong những di chứng nặng nề do chấn thương vùng đầu cổ, vai gáy gây ra vì đây là những vị trí tác động trực tiếp đến đốt sống cổ C5 C6. Do tư thế sinh hoạt không phù hợp Thói quen dùng gối kê quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục trên bàn, ngủ ngửa ra ghế nơi làm việc sẽ khiến cho đầu và cổ bị nghẹo sang một bên. Nếu tình trạng này tiếp tục trong thời gian dài sẽ làm cho các đốt sống cổ bị chịu áp lực lớn và dẫn đến tổn thương và dẫn đến tình trạng thoái hóa. Thừa cân, béo phì Trọng lượng cơ thể lớn, đặc biệt là vùng đầu sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống ở cổ, gây ra những chấn thương kéo dài, lâu dần sẽ là tác nhân gây bệnh. Dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 thường xuất hiện một cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói có thể được cảm thấy ở phía sau cổ và một số khu vực khác cũng bị ảnh hưởng do việc chèn ép dây thần kinh. Người bệnh thường gặp phải những dấu hiệu cụ thể sau: Biểu hiện đau Đau ở khu vực cổ: Các cơn đau với cường độ từ âm ỉ đến dữ dội hoặc đau nhói ban đầu xuất hiện ở vị trí cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở phía sau cổ. Đau ở khu vực vai gáy, cánh tay, bàn tay: Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh nên vài ngày sau đó cơn đau sẽ lan dần sang cả bả vai, sau gáy và kéo dài xuống hai cánh tay, cơn đau sẽ tăng mức độ khi người bệnh thực hiện vận động mạnh. Đau ở khu vực đầu: “Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu”, nguyên nhân là do thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây ra hội chứng rối loạn thần kinh với các triệu chứng như đau đầu không rõ nguyên nhân, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, một số người bệnh còn gặp phải biểu hiện đau phần hốc mắt và vùng ngực. Biểu hiện tê tay Khi tình trạng thoái hóa đốt sống cổ kéo dài sẽ gây ra hội chứng chèn ép tủy dẫn đến khu vực cánh tay và bàn tay bị chèn ép và từ đó gây ra biểu hiện đau âm ỉ, tê nhức từ cánh tay kéo dài xuống bàn tay hoặc tê buốt, co cứng ở hai cánh tay hoặc đau tê tê như kim chích toàn khu vực này nhất là các ngón tay. Yếu cơ Lực cơ ở vai, cánh tay, cơ duỗi cổ tay, bắp tay, đầu ngón tay bị suy yếu rõ rệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt. Hạn chế vận động Không chỉ vùng cổ bị hạn chế vận động, khó khăn trong việc xoay cổ do đau cổ, cứng cổ thì các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng đó là vùng vai, cánh tay, bàn tay. Khi các vùng vai, cánh tay, cổ tay bị yếu cơ, bị tê liệt sẽ khiến cho người bệnh khó khăn trong việc vận động vùng tay, khó khăn trong việc cầm nắm đồ. Một số dấu hiệu khác Bên cạnh những dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể gặp lại một số dấu hiệu như: Cứng cổ ngay sau khi ngủ dậy nhất là khi thời tiết thay đổi gây khó khăn cho việc cử động, đau một bên lồng ngực, khó thở, khó đi tiểu… Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 có nguy hiểm không? Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây nguy hiểm hơn rất nhiều so với tình trạng thoái hóa ở các vị trí khác của cột sống khi không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Bởi lẽ ở phần đốt sống cổ C5 C6 là nơi mà các dây thần kinh và các mạch máu lan tỏa khắp cơ thể phải đi qua. Khi phần đốt sống cổ này bị thoái hóa thì khu vực này sẽ có diện tích hẹp nên sẽ liên đới tới các thần kinh và mạch máu. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước được. Chèn ép rễ thần kinh Như đã nói ở trên, khi rễ thần kinh bị chèn ép do phần đốt sống cổ C5 C6 bị thoái hóa sẽ gây ra các triệu chứng như tê ngứa vùng cánh tay, nghiêm trọng hơn là gây khó khăn trong việc vận động, vai gáy và cánh tay bị suy yếu, và thậm chí có thể gây teo cơ, không thể kiểm soát bàng quang và ruột. Chứng hẹp ống sống Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc đốt sống gây ra tình trạng gai đốt sống làm khoảng trống xung quanh tủy bị thu hẹp. Nếu tình trạng này không được kịp thời phát hiện thì nguy cơ gây ra các bệnh lý về tủy là rất cao. Bại liệt vĩnh viễn Bại liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh thoái hóa khớp và bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng vậy. Khi mà rễ thần kinh bị chèn ép, hội chứng chèn ép tủy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Nếu tình trạng này duy trì và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng bại liệt vĩnh viễn. Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 thường bắt đầu bằng các phương pháp không phẫu thuật. Còn với những trường hợp các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 không cải thiện được bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, hoặc nếu tình trạng rễ thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép kéo dài thì biện pháp được lựa chọn là phẫu thuật. Phương pháp điều trị không phẫu thuật Các phương pháp điều trị không phẫu thuật cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 bao gồm: Sử dụng thuốc: Cả hai loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều được sử dụng để giúp giảm đau đốt sống và đau dây thần kinh C5 C6. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau như opioids và tramadol, corticosteroid. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc bổ sung Canxi, Vitamin D hoặc lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xương khớp Nẹp cổ: Nẹp cổ giúp cố định và bảo vệ cổ trong một đến hai tuần sau một số chấn thương cấp tính chẳng hạn như gãy xương hoặc trong khi phục hồi sau phẫu thuật. Nó có thể giúp thúc đẩy chữa lành các đốt sống và các mô mềm xung quanh như dây chằng và mạch máu. Vật lý trị liệu: Tập các bài tập trị liệu có thể giúp cải thiện chức năng cổ, giảm đau và tăng phạm vi vận động cho đốt sống cổ C5 C6. Người bệnh cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tiêm: Tiêm steroid vào không gian ngoài màng cứng hoặc tại vị trí khớp để điều trị đau do thoái hóa, chấn thương. Tự chăm sóc tại nhà: Thực hiện theo các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 và ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm. Việc cần làm là bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục để xương khớp khỏe mạnh. Điều trị phẫu thuật cho thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 Mục tiêu của phẫu thuật là: Cải thiện sự ổn định của đốt sống cổ C5 C6 Giảm chèn ép tủy sống và dây thần kinh cột sống C6 Ngăn ngừa tổn thương thêm cho các rễ thần kinh và tủy sống Phẫu thuật được khuyến nghị điều trị cho những người gặp phải biến chứng nguy hiểm với biểu hiện đau dai dẳng và suy yếu cơ bắp, ngăn chặn khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Phẫu thuật nội soi chữa thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6: Phẫu thuật cắt bỏ và hợp nhất đốt sống cổ C5 C6 để giảm áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh C6. Đĩa đệm được thay thế bằng cấy ghép hoặc ghép xương, cho phép hợp nhất lại các đốt sống C5 và C6. Thay thế đĩa đệm nhân tạo đốt sống cổ hoặc phẫu thuật nội soi đốt sống cổ được thực hiện để loại bỏ một đĩa đệm bị hỏng và thay thế nó bằng một đĩa nhân tạo để duy trì chuyển động cho phần đốt sống cổ bị thoái hóa Cắt bỏ một phần của vòm đốt sống ở phía sau giúp mở rộng ống sống, giảm áp lực lên tủy sống. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý tránh một số động tác sau: Tránh các động tác lặp đi lặp lại uốn cong cổ về phía trước và sau Tập thể dục cường độ cao và nâng tạ nặng Tránh các động tác và tư thế làm việc sai tư thế ảnh hưởng đến thoái hóa đốt sống cổ Không sử dụng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích Chúng ta có thể thấy, thoái hóa cột sống cổ C5 C6 rất nguy hiểm và nếu không được điều trị sớm có thể gây mất khả năng vận động, bại liệt vĩnh viễn. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh cần nhanh chóng điều trị ngay ở giai đoạn đầu để có thể phòng tránh các tác hại và nguy hiểm do bệnh gây ra. Chia sẻ

6 nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh chính là yếu tố then chốt để phòng ngừa và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Trong bài viết này Khương Thảo Đan sẽ chia sẻ 6 nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nên biết. Quy luật lão hóa là điều mà chúng ta khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã nhận định lão hóa nào cũng có thể sớm nhận định, phát hiện cũng như điều trị kịp thời nếu như chúng ta hiểu đúng về nó. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh rất khó nhận diện được từ sớm vì vậy chúng ta cần hiểu rõ được thế nào là thoái hóa đốt sống cổ và nguyên nhân ra sao để có phương pháp phòng ngừa từ sớm. Mục lụcThoái hóa đốt sống cổ là gì?6 nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ thường gặp1. Vấn đề tuổi tác2. Do chấn thương3. Do tính chất công việc4. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ít tập luyện thể dục5. Do hoạt động sai tư thế6. Do một số bệnh lýNhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa đốt sống cổPhòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Cột sống cổ gồm có 33, 34 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cục nối liền với nhau tạo thành xương cùng và xương cục. Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống xoắn, bên trong ống xoắn chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu. Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng lão hóa xương ở vùng cổ. Khi mắc bệnh lý về xương khớp này lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Sự thoái hóa của đốt sống cổ làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt mẻ tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài gây lên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị giòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra và bắt đầu trở lên sần sùi chèn ép vào rễ thần kinh trong ống sống hoặc rễ liên hợp. Hay chèn vào các dây thần kinh trong các dây chằng và gây đau nhức. Mỗi người sẽ có cảm nhận đau khác nhau, có khi đau tại chỗ, có khi đau vai, đau sau gáy, đau và tê hai cánh tay. 6 nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ thường gặp 1. Vấn đề tuổi tác Tuổi tác là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu gây lên thoái hóa đốt sống cổ. Khi mà tuổi càng cao thì chức năng xương khớp sẽ ngày càng suy yếu và các bộ phận xương khớp trong cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa và không còn linh hoạt như trước nữa. Khi đó các tế bào sụn cũng bắt đầu mất tính đàn hồi và khả năng tái tạo, tình trạng loãng xương, khô khớp,…. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến thoái hóa các đốt xương cột sống và đặc biệt là cột sống cổ bị thoái hóa gây đau nhức khó chịu và bị tê cứng. Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi sau 40, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và khi ở tuổi 25-35 cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ do tính chất công việc, dinh dưỡng thiếu chất và ít tập thể dục. 2. Do chấn thương Những chấn thương để lại gây ảnh hưởng đến vùng cổ do tai nạn, ngã… nếu không được điều trị dứt điểm cũng sẽ làm cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn. Những chấn thương ảnh hưởng đến vùng cổ như đau gân, dãn dây chằng, đau cơ, tác động đến dây thần kinh và đặc biệt là gãy xương cổ… Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến cho vùng cổ bị đau nhức, mỏi xương khớp rất khó chịu. Để càng lâu thì việc chữa thoái hóa gặp nhiều khó khăn hơn. 3. Do tính chất công việc Một số công việc văn phòng, ít vận động, ngồi lâu một chỗ, những công việc cần bê vác đồ nặng trên vai sẽ âm thầm phá hủy đi các đốt sống cổ mà ít ai có thể ngờ đến. Mang vác những vật nặng trên vai, cổ: Những công việc thường xuyên phải khuân vác vật nặng trên vai, làm việc trong suốt thời gian dài sẽ gia tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là ở vùng vai, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó hình thành bệnh. Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Vùng cổ, vai gáy không thường xuyên cử động mà chỉ giữ nguyên một tư thế sẽ khiến cho các khớp cổ bị tê, bị cứng khớp. Quá trình thoái hóa khớp còn đến nhanh hơn ở những người ngồi sai tư thế, không giữ thẳng phần cổ và đầu, ngồi cúi gập về phía trước sẽ làm sai lệch đi cấu trúc bình thường của cổ, gây biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dẫn đến thoái hóa đốt sống, cột sống. 4. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ít tập luyện thể dục Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe về mặt thể chất mà còn giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp, xương khớp. Vận động thể thao đều đặn, đúng cách giúp các khớp luôn khỏe mạnh, lượng máu được lưu thông đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Ít luyện tập sẽ khiến cho các sợi gân, cơ dễ bị co rút gây đau nhức, xương khớp không được chắc khỏe. Đặc biệt, các đốt sống cổ rất ít được vận động, nên lượng máu đến nuôi dưỡng khu vực này cũng ít đi. Đốt sống cổ thiếu dinh dưỡng thúc đẩy quá trình thoái hóa đến sớm và nhanh hơn. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với hệ thống xương khớp trong cơ thể. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không chỉ khiến cho cơ thể không khỏe mạnh, cơ thể bị rối loạn chức năng trao đổi chất mà còn dẫn đến tình trạng xương khớp bị yếu đi và dễ bị thoái hóa hơn. Vì vậy, bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ những loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất cần thiết như: Canxi, Magie, Omega 3, Vitamin D, Vitamin C,… sẽ nâng cao được sự chắc khỏe cho xương khớp, tăng khả năng tái tạo, hạn chế nguy cơ thoái hóa cột sống cổ. 5. Do hoạt động sai tư thế Việc vận động sai tư thế lâu ngày: ngồi làm việc sai tư thế, nằm quá cao, đệm quá cứng hoặc quá mềm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những người làm công việc thường xuyên phải cúi, ngửa, mang vác vật nặng trên đầu nhiều sẽ gây áp lực lên vùng cổ, lâu ngày sẽ gây ra thoái hóa cột sống cổ. 6. Do một số bệnh lý Vôi cột sống, xơ hóa dây chằng, loãng xương, thoái hóa khớp… là những bệnh lý hàng đầu gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa khớp do nhiều yếu tố tạo ra nhưng đều làm cho các đốt sống bị chèn ép và dồn ép bởi trọng lượng cơ thể nên rất dễ gặp phải tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Thoát vị đĩa đệm làm cho lớp bao xơ sẽ bị rách, khiến nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài từ đó chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống gây đau đớn cho người bệnh. Việc tổn thương đĩa đệm cũng khiến cho việc cử động của khu vực cổ đau nhức và khó khăn hơn. Khi dây chằng bị xơ hóa sẽ làm cho các khớp ở cổ kém linh hoạt hơn. Nhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ Nếu như trước đây chúng ta sẽ trả lời rằng nhóm người lớn tuổi chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. Thế nhưng bây giờ, nhóm người mắc thoái hóa đốt sống cổ ngày một trẻ hóa hơn. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà những người trẻ cũng là đối tượng dễ mắc. Những đối tượng dễ mắc bệnh này là: Người nông dân: Họ thường phải làm việc quá sức, sai tư thế. Tình trạng này kéo dài thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ mà còn tác động xấu tới phần cột sống. Người lao động chân tay, công nhân thường xuyên bê vác đồ nặng dễ mắc các bệnh thoái hóa xương khớp. Vì họ phải làm việc quá sức trong thời gian dài, nên họ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi giải lao sau 1 giờ làm việc, nếu bê các vật quá nặng thì nên dùng dụng cụ hỗ trợ. Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian 8-10 tiếng cộng với việc ít vận động cũng là nguyên nhân khiến cổ bị thoái hóa. Để giảm tình trạng này, những người làm việc văn phòng cần vận động thường xuyên giúp tránh co cứng cơ, đau nhức xương khớp,… Phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ Dựa vào những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ kể trên chúng ta có thể đưa ra những phương pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh phù hợp. Tuổi tác là yếu tố mà chúng ta không thể can thiệp được nhưng các nguyên nhân gây bệnh khác đều có thể điều hướng được. Điều quan trọng nhất là điều chỉnh lại tư thế và các hoạt động hàng ngày dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc và phải ngồi nhiều cần dành thời gian cho việc xoa bóp và chăm chăm sóc vùng vai gáy, cổ. Với những công việc này cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho phù hợp. Tránh làm việc quá sức sẽ dẫn tới những căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Với những người làm việc văn phòng, ít vận động thì cứ sau 1 – 2 giờ làm việc lại đứng lên đi lại, vươn vai để các khớp được vận động chứ không nên ngồi liên tục trong thời gian dài. Điều chỉnh lại tư thế làm việc, vận động khi sai tư thế. Dù là ở văn phòng hay ở nhà, bàn ghế làm việc cần có độ cao phù hợp tránh kê quá cao, quá thấp. Người ngồi nhiều cần phải thực hiện điều chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, tư thế cần đảm bảo thẳng và 2 vai ngang bằng. Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để giãn xương khớp. Tuyệt đối không vặn cổ hay bẻ cổ đột ngột khi mỏi cổ bởi chính điều này là nguyên nhân có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Khi nghi ngờ hoặc có biểu hiện của bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi nhiều kết hợp với các biện pháp thư giãn, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Đồng thời áp dụng các bài tập dành riêng cho những người mắc đốt sống cổ giúp quá trình điều trị mang lại kết quả cao nhất. Cần bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp. Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe bản thân và sức khỏe của xương khớp. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính khác nhau. Bệnh có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, bạn cần nâng cao tinh thần phòng tránh căn bệnh này ngay hôm nay nhé! Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1156 hoặc để lại câu hỏi ở khung comment bên dưới chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chia sẻ

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Hiện nay các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ đang là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Việc áp dụng đúng cách và đúng thời điểm giúp kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa và mang lại hiệu quả chữa trị đáng kể. Nhưng nếu bạn thực hiện các bài tập không đúng cách, không đúng thời điểm có thể làm cho bệnh tình trở lên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt suốt đời. Mục lụcƯu điểm và nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệuƯu điểmNhược điểmCác phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổCác bài tập vật lý trị liệu tại nhàVật lý trị liệu hỗ trợ thiết bị của y khoaThời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổLưu ý khi điều trị bằng vật lý trị liệuChế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu Ưu điểm Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá cao. Đồng thời, nó còn có tác dụng phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng đốt sống cổ sau điều trị bằng phẫu thuật. Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng bởi những ưu điểm sau: Giúp tránh hoặc hạn chế việc điều trị bằng thuốc nhờ đó giảm được nguy cơ mắc các tác dụng phụ do dùng thuốc Có những bài tập luyện có thể thực hiện tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức Hạn chế được nguy cơ phẫu thuật nếu áp dụng sớm và đúng cách Hiệu quả giảm đau lâu dài Ngăn ngừa tái phát bệnh Giúp các đốt sống cổ hoạt động linh hoạt, vai gáy có thể trở lại hoạt động như bình thường một cách an toàn Để mang lại hiệu quả như những ưu điểm liệt kê trên đây người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia vật liệu về việc tập luyện, cũng như phòng tránh sai tư thế. Nếu trong quá trình tập luyện có xuất hiện những biểu hiện đau nhức bất thường cần báo ngay cho chuyên gia hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để được kiểm tra và hướng dẫn kịp thời. Nhược điểm Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng có nhược điểm là thời gian tác dụng chậm và bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình luyện tập mới mang lại hiệp quả tốt nhất Thời gian tác dụng chậm: Bệnh tình của bệnh nhân không thể giảm ngay khi được điều trị bằng vật lí trị liệu mà đòi hỏi sau một khoảng thời gian nhất định mới bắt đầu biểu hiện kết quả điều trị. Đây là một hạn chế đối với quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đòi hỏi sự kiên trì trong quá trình chữa bệnh: Bệnh nhân điều trị bệnh thoái hóa cột sống thường phải điều trị trong thời gian rất dài. Do đó, sự kiên trì luyện tập của bệnh nhân và của người nhà trong quá trình điều trị cũng như của bác sĩ điều trị đều là những điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Các phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà Bài tập 1: Bài tập thư giãn vùng cổ Bài tập thư giãn vùng cổ Với bài tập này các bạn cần thực hiện như sau: Bước 1: Thực hiện động tác cúi đầu về phía trước trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Bước 2: Tiếp tục thực hiện động tác ngửa cổ ra phía sau cũng trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Bước 3: Tiếp theo nghiêng đầu sang bên phải và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Bước 4: Tiếp tục thực hiện nghiêng đầu sang bên trái. Người bệnh thực hiện 4 động tác này liên tục từ 20 – 30 lần. Bài tập 2: Bài tập tác động lực lên vùng cổ   Bước 1: Người bệnh nằm lên thảm hoặc ngồi tựa thẳng lưng vào tường sao cho đầu chạm tường. Bước 2: Ép cằm vào cổ, rồi dùng lực ấn cổ xuống gối khi nằm hoặc ấn vào tường khi ngồi. Giữ nguyên trong 5 – 10 giây rồi về vị trí thư giãn. Lặp lại động tác 10 – 15 lần, mỗi ngày thực hiện 2 lần. Bài tập 3: Bài tập lực cân bằng Bước 1: Đặt tay trái lên phần đầu bên trái rồi dùng lực của tay trái nhấn phần đầu sang bên phải, đồng thời dùng lực từ cổ để chống lại lực từ tay. Cố gắng giữ nguyên vị trí đầu ở trạng thái cân bằng trong 10 – 15 giây Bước 2: Tiếp tục thực hiện với bên phải, đằng trước, đằng sau tương tự như vậy. Với mỗi bên bạn nên làm liên tục khoảng 15- 20 lần, thực hiện mỗi ngày 1 lần. Bài tập 4: Bài tập xoay cổ Các bước thực hiện như sau: Bước 1: người bệnh ngồi thẳng lưng rồi gập đầu vuông góc với thân người Bước 2: xoay cổ theo chiều kim đồng hồ kết hợp hít thở sâu Bước 3: thực hiện xoay đầu ngược chiều kim đồng hồ mỗi bên 10 lần hàng ngày. Bài tập 5: Bài tập kéo dãn hai bên Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt tay phải lên phần đầu bên phải rồi dùng lực ở tay kéo đầu qua bên phải sao cho cơ cổ bên trái được kéo căng. Bước 2: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Thực hiện động tác này liên tục từ 5-10 lần mỗi ngày. Vật lý trị liệu hỗ trợ thiết bị của y khoa Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền đều có các thiết bị hỗ trợ vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ. Có thể kể đến một số thiết bị như: Châm cứu Phương pháp châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hóc môn Endorphin giúp giảm các cơn đau nhức một cách tự nhiên, tăng cường khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời phương pháp này còn giúp kích thích vùng cột sống bị tổn thương sản sinh ra chất steroid giúp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân. Laser  Là phương pháp giúp gây tê, giảm các cơn đau nhức đồng thời kích thích quá trình tái tạo mô, giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ. Siêu âm  Các sóng siêu âm sẽ tác động lên phần cột sống bị thoái hóa giúp: Cải thiện và phục hồi thương tổn tại cột sống Giảm viêm, sưng đau chỉ sau vài lần siêu âm vật lý trị liệu Giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Tác dụng cơ học, các màng tế bào rung khiến hoạt động màng gia tăng Tăng dinh dưỡng cục bộ Làm mềm mô, giảm kết dính. Sử dụng máy kéo giãn cột sống cổ Sử dụng máy kéo giãn cột sống cổ giúp các cơ vùng cột sống sẽ được kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp, giúp đĩa đệm dần quay trở về vị trí cũ, các gai xương sẽ không còn chèn ép rễ thần kinh. Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chưa đến mức làm biến dạng đường cong sinh lý của cột sống thì không nhất thiết phải dùng biện pháp kéo giãn cột sống. Và nếu như người bệnh bị biến dạng cột sống cổ nhưng bị loãng xương thì cũng không thể sử dụng được phương pháp này. Điện trị liệu Phương pháp điện trị liệu này giúp gia tăng tuần hoàn tại các mô ở sâu bên trong, tăng hấp thụ dinh dưỡng và việc vận động ở vùng tổn thương, giảm đau hiệu quả, đào thải các chất gây viêm, thoái hóa đốt sống cổ. Mục đích của tất cả những phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ là lấy lại sự cân bằng của cơ xương khớp. Dựa theo tình trạng cơ địa và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập khác nhau. Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ Để hiểu rõ hơn thời điểm cần áp dụng vật lý trị liệu cho thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên biết 3 nguyên tắc chung khi chữa bệnh lý này. Thứ nhất, đầu tiên chúng ta cần áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa khi bệnh không quá nghiêm trọng. Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa mà vẫn không được thì mới áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa. Thứ hai, trong điều trị bằng thuốc Tây người dùng cũng cần phải kết hợp cùng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để mang lại hiệu quả trị bệnh Thứ ba, các phương pháp giảm đau phải đi từ nhẹ, vừa đến nặng. Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào 2 mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp vật lý trị liệu cụ thể. Bên cạnh đó, thời điểm này còn phải tuân theo các nguyên tắc chung khi điều trị. Trong những trường hợp người bệnh phải thực hiện điều trị ngoại khoa thì vật lý trị liệu sau quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân sớm phục hồi hơn. Lưu ý khi điều trị bằng vật lý trị liệu Trong quá trình tập luyện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ mà bất kỳ động tác nào gây đau hay khó chịu thì bạn nên ngưng luyện tập động tác đó và báo với chuyên viên vật lý trị liệu. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp các khớp cột sống cổ linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Song song với việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ đưa ra một số khuyến cáo về tư thế, động tác xấu cần tránh trong quá trình làm việc, vận động khi điều trị thoái hóa cột sống cổ như sau: – Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ – Tập luyện vừa sức và điều độ – Trong quá trình luyện tập không tự ý dùng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ – Không tự ý dùng các thiết bị y khoa chữa thoái hóa cột sống tại nhà (ví dụ như chiếu tia laser hoặc dùng đèn hồng ngoại); – Sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá. – Tránh cúi nhìn máy tính thường xuyên và liên tục; màn hình máy vi tính phải để ngang tầm mắt. – Tránh những hành động gập cổ, ngửa cổ trong thời gian dài. Với những người do đặc thù công việc phải gập, ngửa cổ thường xuyên thì cần có thời gian nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc, đặc biệt cần tập mạnh các cơ xung quanh vùng cổ để tránh mỏi cổ khi làm việc. – Dùng gối ngủ phù hợp, không quá mềm hay quá cứng, không quá cao hay quá thấp… – Đồ vật trong nhà cũng không đặt quá cao hoặc quá thấp. Đặt ngang tầm để khi lấy không cần với cao, khi làm công việc nội trợ như lau nhà nên sử dụng những cây chổi có chiều cao thích hợp, cần tránh cúi gập cổ quá lâu. – Trong quá trình thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ; – Cuối cùng, hãy tái khám đúng lịch hẹn. Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cần xây dựng cho mình khẩu phần ăn khoa học và hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt người bệnh cần bổ sung hàm lượng Canxi và Vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ. Những thực phẩm giàu Canxi và Vitamin mà các bạn cần bổ sung trong khẩu phần ăn của mình như: sữa tươi, cá, tôm, cua, cải bó xôi, cà chua,… Bên cạnh đó người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn nhiều hoa quả tươi như: ổi, đu đủ, dứa, cam, bưởi,… do hoa quả tươi có chứa nhiều men kháng viêm cùng Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm hiệu quả. Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ đang được nhiều người áp dụng. Việc điều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp cũng như kiên trì của người bệnh. Vì vậy, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hợp lý chính là biện pháp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. Vậy điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào cho hợp lý chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé! Thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh gây ra những biểu hiện đau nhức vùng khớp bị thoái hóa, cứng khớp, gây ra tiếng kêu ở khớp mỗi khi cử động, biến dạng khớp. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: suy nhược cơ thể, mất ăn mất ngủ, lo âu trầm cảm, hoại tử xương, teo khớp, biến dạng khớp và nguy hiểm nhất là có thể khiến người bệnh bị bại liệt. Thoái hóa khớp do một số nguyên nhân gây ra như: tuổi tác, thừa cân béo phì, làm việc nặng nhọc trong thời gian dài, di truyền, dị tật bẩm sinh, do chấn thương… ► Để hiểu rõ hơn về bệnh bạn có thể tham khảo bài viết: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chúng ta không thể thay đổi được những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: gen di truyền, tuổi tác, dị tật bẩm sinh những thói quen gây bệnh trong quá khứ nhưng hiện tại chúng ta có thể áp dụng những biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp mà bạn cần lưu tâm. Mục lục1. Chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin và dưỡng chất1.1. Nhóm Vitamin1.2. Sữa1.3. Protein1.4. Axit béo2. Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân3. Hoạt động thể chất, vận động thường xuyên4. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và thường xuyên thay đổi tư thế5. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức6. Tránh chấn thương7. Giữ cho cơ thể luôn thoải mái8. Tận dụng nguồn Vitamin D từ ánh nắng mặt trời9. Lắng nghe những thay đổi ở cơ thể 1. Chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin và dưỡng chất 1.1. Nhóm Vitamin Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp các loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa dồi dào giúp làm giảm khả năng viêm nhiễm do quá trình oxy hóa diễn ra ở thành mạch máu. Cụ thể: Vitamin C có tác dụng kháng viêm mạnh, các loại cam, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, đậu nành và bơ rất tốt cho người bị thoái hóa xương khớp bởi nó chứa chất kích thích tế bào sụn sản sinh collagen – thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Vitamin A, E và K cũng rất tốt cho hệ xương khớp. Vitamin A, E có nhiều trong cà rốt, cà chua, ớt đỏ… Vitamin K có nhiều trong xúp lơ. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung nguồn trái cây này vào thực đơn hằng ngày để giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. 1.2. Sữa Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu vitamin D. Theo một số nghiên cứu đã tìm ra được mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Khi mà nồng độ vitamin D thấp thì nguy cơ loãng xương và thoái hóa xương khớp sẽ cao. Bởi vì, vitamin D có tác dụng giúp tăng cường mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và điều này dĩ nhiên rất có lợi cho người bệnh viêm khớp. Bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung thêm khoáng chất, canxi giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe. 1.3. Protein Để cho hệ xương khớp luôn khỏe mạnh thì chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu nhưng chúng ta cần phải chọn nguồn cung cấp đúng và đủ. Các loại thịt đỏ có thể chứa nhiều chất đạm nhưng lại có quá nhiều chất béo bão hòa góp phần làm gia tăng tình trạng viêm. Chúng ta cần lựa chọn nguồn protein đến từ thực vật có trong các loại đậu và hạt sẽ tốt hơn cho người bệnh khớp. 1.4. Axit béo Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 có thể làm giảm tình trạng viêm ở khớp và đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm cá, thịt, tôm… nên chúng ta có thể thay đổi thực đơn hàng ngày linh hoạt như: các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu), các loại thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm), cá biển, tôm, cua. Trong đó, cá hồi, cá ngừ chứa nguồn axit béo omega-3 rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Bên cạnh việc bổ sung vào chế độ ăn đầy đủ những dưỡng chất tốt cho xương khớp bạn cần tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi trong thực phẩm vào cơ thể. Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Vì vậy, việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và nhất là mùa đông để các khớp được trơn tru. Bạn cũng không nên uống rượu và các chất kích thích thần kinh vì chúng có thể gây co cứng cơ, lâu dài làm hại đến các khớp xương. 2. Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp xương nhất là vùng lưng, hông, háng, đầu gối và bàn chân. Theo thời gian, áp lực này sẽ làm phá hủy các sụn trong khớp và gây hư hỏng và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó các mô mỡ trong phần cân nặng dư thừa sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Khi cân nặng càng nhiều thì cơ thể càng sản sinh ra nhiều protein. Hơn nữa, thừa cân, béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường huyết cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Ngoài ra, khi bị tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hiệu quả hoặc thậm chí là chỉ giảm một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, và đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp. Có rất nhiều phương pháp giảm cân lành mạnh như chế độ ăn ít tinh bột, chế độ ăn keto, paleo và ăn chay. Tuỳ từng thể trạng của cơ thể mà bạn có thể chọn cho mình chế độ giảm cân hiệu quả và có thể gắn bó lâu dài. 3. Hoạt động thể chất, vận động thường xuyên Thực hiện các hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn: Giảm cân Hạ đường huyết Cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp mà còn giúp cho cơ bắp luôn khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cần phải giữ mọi thứ ở mức chừng mực, tránh tập luyện quá sức sẽ gây tác dụng ngược khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương và quá trình thoái hóa khớp sẽ đến sớm hơn. Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện, và cơn đau kéo dài hơn 1 tiếng thì bạn nên giảm cường độ tập luyện và cần khởi động trước khi tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn. Để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày. 4. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và thường xuyên thay đổi tư thế Tư thế cân bằng sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng và cân bằng thì diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế mà lực đè ép vào khớp sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. Thêm nữa, khi làm việc, nghỉ ngơi cần lưu ý thường xuyên thay đổi tư thế. Nếu giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài như: đứng lâu một chỗ, ngồi lâu, nằm lâu… sẽ làm ứ đọng hệ tuần hoàn và dẫn đến tình trạng cứng khớp. Đây chính là yếu tố gây thoái hóa khớp do đặc thù nghề nghiệp, nhất là ở những người làm trong môi trường văn phòng ít vận động. 5. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức Khi nâng, vác hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tìm thêm sự hỗ trợ của người khách hoặc dụng cụ hỗ trợ. 6. Tránh chấn thương Chấn thương sẽ làm cho sụn rất khó lành và tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với người không bị chấn thương. Thậm chí những chấn thương nhỏ như gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Chấn thương có thể là do quá trình tập thể dục, chơi thể thao hoặc cũng do những công việc lao động chân tay, bê vác… Chấn thương là điều không may xảy ra và khó tránh, do vậy bạn nên cẩn thận và hạn chế chúng ở mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là bạn cần phải có đồ bảo hộ khi làm việc, đồ bảo vệ các khớp khi chơi thể thao. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng vác đồ nặng thì bạn nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng hoặc có sự trợ giúp của dụng cụ nâng đỡ. Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. 7. Giữ cho cơ thể luôn thoải mái Nghỉ ngơi giúp cơ thể thư giãn, thoải mái và tái tạo lại năng lượng. Vì vậy, bạn cần sắp xếp công việc hợp lý, nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi, không lặp đi lặp lại một công việc hay một tư thế kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể để không gây tổn thương lên khớp. Chúng ta cần có một thời khóa biểu lao động và nghỉ ngơi một cách hợp lý để làm dịu cơ thể và khôi phục năng lượng cho bản thân. Đây cũng chính là cách giúp phòng ngừa thoái hóa khớp. 8. Tận dụng nguồn Vitamin D từ ánh nắng mặt trời Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương. Thời gian hấp thụ Vitamin D tốt nhất là từ 6 giờ đến 8 giờ sáng vào mùa hè và từ 7 giờ đến 9 giờ sáng vào mùa đông. Vì vậy, bạn hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian này để hấp thu được Vitamin D nhé! 9. Lắng nghe những thay đổi ở cơ thể Mỗi khi có biến đổi cơ thể có chức năng báo động rất tuyệt vời. Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ những tổn thương nào đó nó sẽ lên tiếng cảnh báo, trong đó đau là dấu hiệu báo động đầu tiên. Lúc này, cần phải ngay lập tức dừng các vận động, các bài tập luyện và công việc nếu chúng gây đau, và nếu cảm giác ấy vẫn tiếp tục tiếp diễn và kéo dài sang những ngày khác, bạn hãy đi khám ngay rất có thể đây là triệu chứng sớm của bệnh thoái hóa khớp và cần được cải thiện ngay để tránh bệnh phát triển qua giai đoạn nặng hơn. Bên cạnh việc ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh thì bạn cũng cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp để có thể nhận ra căn bệnh này từ sớm và thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh khi không được điều trị kịp thời. Nhận biết bệnh ngay từ sớm có thể giúp bạn cải thiện và đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau. Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...