[TÌM HIỂU] 5 dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Những cơn đau ngang thắt lưng, thậm chí kéo dài sang hai bên liên sườn không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn cản trở vận động của cơ thể. Nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh gây nên. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại bệnh này và những dấu hiệu của nó.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh là bệnh gì?

Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường, đĩa đệm ở trong xương cột sống, nằm gọn giữa các đốt sống, cấu tạo gồm bao xơ và nhân nhầy. Đĩa đệm này có vai trò giúp bôi trơn các khớp xương, giúp vận động gân cốt dẻo dai.

khai-niem-thoat-vi-chen-day-than-kinh
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh xung quanh

Khi gặp một số bất thường, bao xơ bị rách hoặc rạn nứt làm nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh quanh cột sống. Việc thoát nhân nhầy ra ngoài làm mất sự trơn nhẵn của các khớp xương, vận động rất khó khăn và đau đớn. Thoát vị đĩa đệm chủ yếu là chèn ép vào các dây thần kinh ở vị trí xương cột sống.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh có hai loại chính là:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng (thường gặp hơn)
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Hậu quả của căn bệnh này có thể dẫn tới mất khả năng vận động, liệt chi do chèn ép dây thần kinh lâu dài. Do vậy, cần tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết sớm để bệnh tình kịp thời được khắc phục.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Do tuổi tác

Dân gian có câu: “Cái tuổi nó đuổi sức khỏe” quả thực không sai. Tuổi cao, quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất diễn ra với hiệu suất kém hơn so với người trẻ.

tuoi-gia-de-mac-thoat-vi
Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể thường đã suy yếu, hiệu suất làm việc không còn như trước. Trong khi đó, nhu cầu của cơ thể không đổi, dẫn tới việc mất cân bằng dưỡng chất. Đặc biệt là quá trình loãng xương, lão hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho bao xơ bị nứt vỡ, làm nhân nhầy chệch ra ngoài, gây ra thoát vị đĩa đệm.

Vấn đề cân nặng

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, đời sống vật chất được cải thiện thì béo phì lại càng phổ biến hơn. Cân nặng quá khổ có ảnh hưởng không nhỏ tới xương sống, bởi nó gây ra áp lực lớn tại xương sống khiến hiện tượng thoát vị đĩa đệm xảy ra.

Hơn nữa, những người béo phì thường ít vận động dẫn đến các khớp xương cứng nhắc, lại không giải phóng năng lượng dư thừa, dẫn tới xác suất mắc bệnh cao hơn.

Ngồi nhiều

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tư thế ngồi tạo áp lực cho xương sống cao gấp 3 lần so với tư thế đứng. Tuy nhiên, việc này lại khó tránh đối với những người có đặc thù công việc cần ngồi nhiều.

Chẳng hạn như các nhân viên văn phòng, trung bình phải ngồi làm việc 8 tiếng/ ngày, chưa kể tăng ca. Do đó, nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm những người này cũng cao hơn.

Khuân vác đồ nặng

Khuân vác đồ nặng cũng có nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh nhân viên văn phòng, những người phải thường xuyên khuân vác vật nặng, gây áp lực lớn lên đĩa đệm, xương sống, cũng sẽ dễ mắc bệnh thoát vị. Điển hình của những người thực hiện công việc này như: nhân viên vận chuyển, thợ khuân vác…

Thói quen xấu gây vẹo cổ

Như đã nói ở trên, thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở đốt sống cổ, dù ít gặp hơn nhưng khả năng mắc phải tương đối cao. Hãy loại bỏ thói quen gây vẹo cổ như kẹp điện thoại vào vai, nằm vẹo đầu, cúi nhiều…

Do các tai nạn

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương xương khớp dễ để lại hậu quả nghiêm trọng. Những xương đã gãy dù được tái tạo lại nhưng độ đàn hồi đã giảm đi, “giòn” hơn so với xương bình thường. Chấn thương vùng lưng, cổ dễ để lại di chứng sau này dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy những gia đình có người bị thoát vị thì khả năng thành viên mắc bệnh cao hơn bình thường.

Một số nguyên nhân khác như thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, đi giày cao gót thường xuyên… cũng gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh là căn bệnh nguy hiểm, biểu hiện của bệnh thường sớm, do đó có thể nhận biết để điều trị. Ở vị trí thoát vị khác nhau sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Điển hình các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm chèn ở dây thần kinh cổ và thắt lưng như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ: thường có các triệu chứng như đau tê, nhức mỏi vùng vai gáy, nhất là khi ngửa cổ thường xuyên. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm tình trạng đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, sau đó lan rộng xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và các ngón tay.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: bệnh nhân có triệu chứng đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, đau một bên mông rồi chạy dọc theo dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau ở đùi, cẳng chân và bàn chân.

Cụ thể, người bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau:

Đau nhức

thoat-vi-gay-dau-chan
Chân tê, nhức mỏi là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh

Các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Theo thời gian, cơn đau ngày càng âm ỉ và dữ dội hơn, nhất là khi ho, xoay đầu, vặn mình, nằm nghiêng hay đi lại. Cơn đau kéo dài có thể dẫn đến chóng mặt, kém tập trung, mất thăng bằng.

Giải phẫu cơ thể người cho thấy, dây thần kinh hông xuất phát từ thắt lưng, kéo dài tới hông, mông, mặt sau đùi và đích đến là bàn chân. Do vậy, chèn ép dây thần kinh sẽ làm tắc nghẽn sự dẫn truyền cảm giác và vận động. Khi có thoát vị chèn vào dây thần kinh, người bệnh cũng sẽ thường xuyên bị đau chân, bạn sẽ cảm nhận được đường đau rõ rệt, nhất là khi nhấn dọc vào đường dây thần kinh.

Thay đổi cảm giác ở da

Các dây thần kinh xuất phát từ xương sống bao gồm cả dây cảm giác và dây vận động. Khi cục thoát vị đủ lớn, đè nén vào các dây thần kinh cảm giác sẽ gây ra các biểu hiện bất thường trên da. Vùng da chân, đùi thường xuyên bị tê bì, mất nhạy cảm với các tác nhân nhẹ từ bên ngoài như muỗi đốt, kiến cắn nhẹ. Hoặc chèn ép có thể làm cảm giác đau do các tác nhân nhẹ không được rõ rệt, cảm giác như “liệt” da.

Đau rễ thần kinh cùng bên (dấu hiệu dương tính)

Một trong những dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm đem lại kết quả nhiều ý nghĩa nhất là nghiệm pháp dấu hiệu Lasègue. Cách thực hiện như sau:

nghiem-phap-lasegue-chan-doan-thoat-vi
Nghiệm pháp Lasègue chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
  • Bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm pháp nâng một chân lên cao, duỗi thẳng chân, một tay giữ gối, một tay nắn cổ chân.
  • Đưa chân lên cao ở 2 thì: thì 1 nâng cao chân trong khoảng 90 độ (duỗi thẳng và nâng tới khi người bệnh thấy đau) và thì 2 giữ nguyên góc nâng, gập khớp gối lại.

Khẳng định Lasègue dương tính (bị thoát vị đĩa đệm) khi ở thì 1 bệnh nhân thấy đau dù chân chưa nâng vuông góc với mặt đất và ở thì 2 gập chân thì không đau nữa.

Các cơ yếu dần

Khi hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng vận động, dẫn đến việc các cơ sẽ dần dần yếu đi, và thường có những cơn chuột rút nhẹ. Nếu tình trạng nặng, đĩa đệm bị cong trượt ra xa, gây chèn ép nặng lên tủy sống cổ thì người bệnh có thể bị teo cơ bắp tay, cơ tam đầu, cơ liên đốt sống, thậm chí là liệt hoàn toàn.

Phản xạ gân xương giảm

Cơ thể có 2 trung tâm chỉ huy phản xạ và vận động là não bộ và tủy sống. Tủy sống nằm trong ống xương sống, chi phối các phản xạ gân xương của cơ thể qua các sợi nơron thần kinh. Khi dây thần kinh bị chèn ép, chất dẫn truyền tín hiệu bị cản trở, do đó phản xạ gân xương giảm, không còn linh hoạt như trước.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm, quá trình chèn ép sẽ làm tê liệt dây thần kinh. Tình trạng này diễn biến âm thầm trong thời gian, nên nếu không được thăm khám và điều trị, người bệnh sẽ có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

thoat-vi-co-nguy-hiem-khong
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
  • Tê liệt, mất cảm giác: Ban đầu sẽ xuất hiện chất ức chế ngược lại trung ương thần kinh, kích thích sản sinh ra các chất làm giảm tê liệt, đưa về trạng thái hoạt động được. Tuy nhiên, sự ức chế này không phải là cơ chế tự nhiên, do đó để lâu dần hệ thần kinh trung ương sẽ mẫn cảm với sự chèn ép. Ban đầu sẽ là cảm giác đau nhưng sau thời gian dài không điều trị sẽ là quá trình tê liệt, bất hoạt gây mất khả năng vận động, mất cảm giác.
  • Rối loạn co thắt: Chèn ép rễ thần kinh có thể làm suy giảm hoạt động của cơ co thắt, dẫn đến các bệnh về đường ruột và hệ tiết niệu như: bí tiểu, mất kiểm soát lượng nước tiểu, tiểu tiện – đại tiện không tự chủ…
  • Ứ trệ tuần hoàn máu: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh còn làm ứ trệ tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu. Hiện tượng này làm mất oxy tới các cơ, mô, tế bào làm ảnh hưởng tới tim mạch, teo cơ, mất khả năng vận động. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh kéo dài trong nhiều năm thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được phần nào sự nguy hiểm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm loại bỏ được những biến chứng này.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Khi phát hiện kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi căn bệnh này. Một số ưu tiên hàng đầu trong các phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay là:

Đi khám tại các cơ sở y tế

Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán và tùy tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

kham-thoat-vi-chen-day-than-kinh
Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện
  • Tiêm thuốc giảm đau: Một loại thuốc giảm đau ngoài màng cứng được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là corticosteroids. Thuốc có thể áp dụng trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, giúp kháng viêm, giảm cơn đau nhanh chóng. Phương pháp này điều trị cho những người thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng.
  • Phẫu thuật: Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối chèn ép. Có hai phương pháp là mổ hở và giảm áp lực đĩa đệm cột sống bằng laser qua da. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng của nó, do vậy hãy nghe tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Ngoài việc chữa trị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện, nếu bệnh nhân có các triệu chứng bệnh còn nhẹ, cơn đau mới khởi phát và chưa lan rộng thì có thể áp dụng các các điều trị tại nhà dưới đây:

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Không nên sử dụng đồ ăn nhiều chất đạm, dầu mỡ hay các đồ uống có chất kích thích. Các chất này sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Thay vào đó, hãy ăn các loại đồ ăn giàu chất xơ, omega 3 và chăm chỉ tập các bài tập giãn gân cốt, sẽ rất có lợi cho việc điều trị bệnh.

Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp hữu hiệu để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Phương pháp này cung cấp lượng nhiệt phù hợp giúp cơ xương khớp thư giãn, giảm cơn đau do chèn ép, duy trì sự dẫn truyền cảm giác và vận động của cơ thể.

Sử dụng các thuốc không kê đơn

thuoc-chua-thoat-vi
Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng thuốc không kê đơn ngay tại nhà

Các thuốc như: Paracetamol, Aspirin, Meloxicam… có tác dụng giảm đau, kháng viêm hữu hiệu. Mặc dù đem lại tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, không thể lạm dụng vào các dược phẩm này do có nhiều tác dụng phụ làm hại tới các cơ quan khác của cơ thể.

Phương pháp vật lý trị liệu

Massage, châm cứu, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, hồi phục dây thần kinh. Cách làm này rất hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng tại các cơ sở y tế uy tín, bạn không nên tự mình làm tránh sai cách để lại hậu quả đáng tiếc.

Các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian dùng để uống hoặc chườm tại chỗ để điều trị thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả, thường xuyên được dùng trong y học cổ truyền như: lá lốt, xương rồng, ngải cứu… đem lại tác dụng giảm đau đáng kể.

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên không phải là không có cách phòng tránh. Thực hiện tốt các điều sau đây, bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

thuc-pham-chua-thoat-vi
Bổ sung thực phẩm có chứa canxi để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao, tập yoga, thiền…
  • Ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích khác.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Hạn chế ngồi nhiều, nằm nhiều. Chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên đứng dậy, đi lại vận động sau mỗi 45 – 60 phút ngồi liên tục.
  • Tránh khuân vác các vật nặng, kể cả việc bế trẻ nhỏ.
  • Giữ ấm vùng cổ, vai gáy và lưng, nhất là khi thời tiết trở lạnh.
  • Uống nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi, đặc biệt là đối với người cao tuổi để phòng ngừa loãng xương.

Khương Thảo Đan – giúp giảm mối lo đến từ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Với những người bị thoát vị đĩa đệm, để kiểm soát được bệnh lâu dài và ngăn ngừa bệnh tiến triển, chèn ép vào dây thần kinh thì ngoài việc tuân thủ quy tắc phòng ngừa bệnh, cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị để giúp nhanh chóng hồi phục hơn. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

khuong-thao-dan-chua-thoat-vi
Khương Thảo Đan – giúp giảm mối lo đến từ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Sản phẩm được phát triển từ thành quả nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn Lâm KH&CN. Khương Thảo Đan có 2 thành phần quan trọng được đánh giá cao là:

  • KGA1 thu được từ dịch chiết của cây địa liền, có vai trò giảm đau, giảm viêm mạnh mẽ mà không gây tác dụng phụ.
  • Collagen type II lại cần thiết cho cấu tạo nên xương và sụn tại các khớp.

Do vậy, Khương Thảo Đan đem lại công dụng ức chế quá trình thoái hoá xương, giảm đau, kháng viêm và kích thích tái tạo sụn khớp. Khương Thảo Đan đáp ứng được yêu cầu khắt khe của việc điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ tuân thủ tam giác khép kín: giảm đau – kháng viêm – tái tạo sụn. Bên cạnh đó, cùng với nguyên liệu từ các dược phẩm tự nhiên trong bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh… Khương Thảo Đan được đánh giá là lành tính với người sử dụng (bao gồm các bệnh nhân có tiền sử bệnh về gan, thận…)

Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cũng như về sản phẩm, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được các chuyên gia về xương khớp giải đáp thêm. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Tham khảo:

  • https://www.spinemd.com/what-we-treat/neck/disc-herniations/
  • https://www.healthline.com/health/back-pain/pinched-nerve-in-lower-back
  • https://www.neurosurgery.columbia.edu/patient-care/conditions/herniated-disc-cervical-thoracic-lumbar

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...