Tổng hợp những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh đang ở mức báo động vì số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các thông tin chi tiết về căn bệnh này. Vì vậy, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ.

thoat-vi-dia-dem-co

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì?

Để nắm rõ thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về vị trí và đặc điểm của đĩa đệm cổ. Cột sống được cấu tạo bởi 24 đốt sống. Trong đó, có 7 đốt sống cổ được đánh số từ C1 đến C7. Các đốt sống này được phân tách bởi các đĩa đệm, chúng có vai trò giảm sóc và tránh các đốt sống va chạm vào nhau.

thoat-vi-dia-dem-co-la-g
7 đốt sống cổ được đánh số từ C1 đến C7 (Ảnh minh họa)

Mỗi đĩa đệm đều có chứa nhân nhầy và được bao quanh bởi các vòng xơ. Khi khối nhân nhầy dạng keo ở trung tâm đĩa đệm bị rò rỉ ra ngoài qua điểm suy yếu trên lớp vòng bao xơ, các dây thần kinh có thể bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức và tê bì vùng cổ gọi là thoát vị đĩa đệm.

Trên lâm sàng, tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ có thể chia thành 4 mức độ khác nhau bao gồm:

– Lồi/phình đĩa đệm: tình trạng vòng xơ còn nguyên vẹn, nhưng hình thành khối lồi đĩa đệm có nguy cơ chèn ép dây thần kinh.

– Trượt đĩa đệm: tình trạng vòng xơ bị rách, khiến cho keo nhân nhầy bên trong bị rò rì ra ngoài nhưng nhân thoát vị vẫn liền một khối.

– Hình thành mảnh rời: đĩa đệm bị vỡ, một mảnh đĩa đệm đứt rời hoàn toàn và di chuyển vào ống sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là do tuổi tác cao cùng với lối sống sinh hoạt kém lành mạnh khiến cho đĩa đệm phải chịu một áp lực lớn. Cụ thể:

Nguyên nhân chủ yếu

– Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Cùng với sự già đi của cơ thể, các đĩa đệm, dây chằng và hệ thống xương khớp cũng ngày một yếu đi, chỉ cần chịu một áp lực nhỏ cũng có thể khiến cho vòng bao xơ bị rách vỡ, từ đó nhân nhầy thoát ra ngoài.

– Chấn thương: Khi bị ngã hoặc vật nặng rơi vào cổ, cột sống cổ sẽ phải chịu những tác động lớn đột ngột khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và nứt vỡ.

– Hoạt động sai tư thế: Một số tư thế sai như ngồi gù lưng hoặc cúi quá lâu sẽ khiến cho cột sống mất đi đường cong sinh lý cơ bản, từ đó làm gia tăng áp lực lên vùng đĩa đệm, lâu dần vòng bao xơ sẽ bị rách và thoát nhân nhầy ra bên ngoài.

Yếu tố nguy cơ

– Thừa cân: Việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên. Khi đó, đĩa đệm và cột sống phải chịu một áp lực quá lớn dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ.

– Đặc thù công việc: Tư thế lao động cúi gập người, rướn cổ về phía trước hay bê vác vật nặng trong một thời gian dài là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ ở vị trí C5 và C6 do hai đốt sống này thường xuyên phải hoạt động và gánh nhiều áp lực.

– Bệnh lý bẩm sinh: Các bệnh lý bẩm sinh như: gù, thoái hóa cột sống,… là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cổ.

Dấu hiệu nhận biết

Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ có thể dễ nhầm lần với các triệu chứng đau thông thường do bị ngã, va đập mạnh hay lao động quá sức. Bởi vậy, bạn không nên chủ quan và hãy theo dõi kỹ các triệu chứng mà mình mắc phải.

dau-hieu-nhan-biet
Bạn cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh để có thể nhận biết sớm và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ.

– Giai đoạn đau cấp: Ban đầu, các cơn đau nhức vùng cổ thường chỉ xuất hiện cấp tính sau một chấn thương hoặc vận động gắng sức. Cụ thể, mỗi khi bạn thực hiện một động tác gắng sức như xoay vặn hoặc uốn cong người thì cơn đau lại tái phát. Ở giai đoạn này, đĩa đệm có thể đã bị lệch khỏi vị trí trung tâm giữa hai đốt sống. Mức độ lệch có thể ít hoặc nhiều nhưng chưa có tổn thương thực thể.

– Giai đoạn chèn ép rễ: Ở giai đoạn này, bạn gặp phải các triệu chứng như đau vùng cổ và đau lan xuống phần bả vai, chân, tay, thậm chí đau cả lúc nghỉ ngơi và đau tăng khi vận động. Đây là những dấu hiệu của việc dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích quá mức. Khi đó, vòng sợi đĩa đệm đã bị rách vỡ nên nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh.

Ở một số bệnh nhân, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây chèn ép tủy sống. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và thường có các triệu chứng như:

  • Dáng đi vùng về, dễ vấp ngã
  • Khó khăn khi thực hiện các hành động tinh ở bàn tay và cánh tay, như xỏ kim.
  • Cảm giác ngứa ran hoặc “sốc” xuống thân, xuống chân

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Mặc dù thoát vị đĩa đệm cổ trong giai đoạn sớm thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của con người nhưng nó gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Không những thế, nếu bạn chủ quan và không điều trị bệnh kịp thời, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng nặng hơn và dẫn đến một số biến chứng như:

– Liệt, tàn phế: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cổ. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh không còn khả năng đi lại và vận động, chỉ có thể nằm một chỗ và phụ thuộc vào người khác.

– Teo cơ chi: Phần đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh lâu ngày làm gián đoạn khả năng liên lạc từ não bộ đến cơ. Kết quả là cơ không tiếp nhận được thông tin, suy giảm chức năng và dẫn tới teo cơ. Lúc này, bạn sẽ mất dần khả năng lao động và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng trở nên khó khăn.

– Rối loạn cảm giác: Chứng rối loạn cảm giác thường xuất hiện ở các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép. Một số biểu hiện của biến chứng này bao gồm: xuất hiện các cảm giác nóng, lạnh, khó chịu và tê bì bất thường. Trong đó, tê bì chân tay là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ.

– Hẹp ống sống cổ: Tình trạng nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên ống sống lâu ngày sẽ dẫn đến hẹp ống sống cổ. Ở giai đoạn đầu, phần lớn người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức tại đốt sống cổ bị thương. Càng về sau, cơn đau này sẽ diễn biến theo chiều hướng nặng thêm, lan rộng xuống bả vai và cánh tay khiến cho bệnh nhân hạn chế vận động.

– Thiếu máu não: Tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trung tâm có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ động mạch cột sống. Khi đó, quá trình vận chyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng lên não bị cản trở gây nên tình trạng thiếu máu não.

hep-ong-song-co
Biến chứng hẹp ống sống cổ (Ảnh minh họa)
Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý xương khớp không thể xem thường. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. 

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ

Khi đi khám ở bệnh viện chuyên khoa xương khớp, bác sẽ tiến hành khai thác toàn bộ bệnh sử của bạn để làm rõ các triệu chứng, từ đó tìm ra nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ. Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định một hay nhiều phương thức chẩn đoán bằng hình ảnh để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:

– Chụp cổng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ là một biện pháp không xâm lấn. Nó sử dụng từ trường và sóng cao tần để xây dựng hình ảnh chi tiết về các mô mềm trong cột sống. Khác với chụp X-quang, phương pháp chụp này giúp quan sát các mô thần kinh và đĩa đệm rất rõ. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được đĩa đệm nào bị tổn thương và trạng thái chèn ép thần kinh nếu có.

– X-quang tủy sống: X-quang tủy sống là một phương pháp chụp X-quang đặc biệt, trong đó thuốc cản quang được bơm vào tủy sống qua lối chọc tủy. Máy X-quang huỳnh quang sẽ chụp lại những hình ảnh tạo bởi thuốc cản quang này, từ đó giúp bác sĩ quan sát được chi tiết tủy sống và ống sống. Phương pháp chụp này có thể cho thấy rõ hình ảnh chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, quá sản xương hay áp xe cột sống. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ có thể chỉ định thêm chụp CT tủy sống.

– Chụp cắp lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT là một nghiệm pháp không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng chùm tia X và phần mềm vi tính để xây dựng các hình ảnh hai chiều về cột sống, từ đó giúp cho bác sĩ dễ dàng nhận ra được vị trí đĩa đệm bị tổn thương.

– Điện cơ và thăm dò dẫn truyền thần kinh: Đây là phương pháp đo hoạt động điện thế của các dây thần kinh và cơ bắp. Các kim nhỏ hoặc điện cực được đặt ở cơ, kết quả sẽ được ghi lại bằng máy móc chuyên dụng. Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép các dây thần kinh, từ đó các dây thần kinh này không thể chi phối cảm giác và vận động cơ một cách bình thường được. Vì vậy, phương pháp này giúp phát hiện tổn thương thần kinh và tình trạng yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm cổ có chữa được không?

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh, có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng Thoát vị đĩa đệm cổ có chữa được không?”. Câu trả lời là thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Về cơ chế sinh học, một đĩa đệm bị thoát vị sẽ không bao giờ trở lại được trạng thái lành lặn bình thường. Dù chúng ta có áp dụng bất kỳ phương pháp nào, nhân nhầy sẽ không thể tự thu lại và bao xơ cũng không thể lành lại hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

thoat-vi-dia-dem-co-chua-duoc-khong
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn

Các phương pháp điều trị

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ mà bạn có thể tham khảo.

Điều trị bảo tồn

Các phương pháp điều trị bảo tồn được thực hiện với mục đích chính là kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ và ngăn không cho chúng tổn thương thêm nữa. Mức độ hồi phục bệnh phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức độ thoát vị, sự kiên trì của bệnh nhân và phương pháp điều trị.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình một số thực phẩm như:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa được biết đến là nguồn cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Đồng thời, sữa cũng chứa nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Bên cạnh sữa, bạn nên ăn bổ sung sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác. Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại sữa béo vì nó sẽ làm cho trọng lượng cơ thể tăng, từ đó làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

– Rau xanh: Một số loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ,… đem lại hàm lượng chất xơ cao giúp làm sạch đường ruột, kiểm soát được trọng lượng cơ thể, từ đó giảm áp lực lên vùng đĩa đệm tổn thương. Đồng thời, các thực phẩm này cũng cung cấp một lượng protein cần thiết cho cơ thể.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Một số thực phẩm giàu vitamin C như: kiwi, dâu tây, ớt chuông,… đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp chữa lành các gân, cơ, dây chằng, vùng đĩa đệm bị tổn thương và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

– Thực phẩm giàu acid omega-3: Acid béo omega – 3 là dưỡng chất có khả năng hình thành collagen. Collagen có vai trò tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp, từ đó giúp làm giảm áp lực lên vùng đĩa đệm tổn thương. Một số thực phẩm giàu acid omega – 3 bao gồm: cá hồi, cá ngừ, rong biển,…

Chi tiết: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Tập thể dục

tap-the-duc
Tập thể dục hằng ngày sẽ giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể

Thực hiện các bài tập thể dục hằng ngày giúp tăng cường dẻo dai xương khớp, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm và giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập để tránh xảy ra chấn thương và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Chi tiết: Bị thoát vị đĩa đệm NÊN TẬP gì?

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

– Thuốc giảm đau Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến không cần kê đơn, thích hợp sử dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, do không có tác dụng chống viêm nên thuốc chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không có dấu hiệu của tình trạng viêm khớp.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả trong các trường hợp đau nhẹ và vừa kèm theo triệu chứng sưng viêm. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp NSAIDs với Paracetamol để tăng hiệu quả điều trị.

– Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ gây ra các cơn đau do co thắt cơ. Một số thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm: Carisoprodol, Metaxopol, Cyclobenzaprin,…

Chi tiết: Phục hồi khớp

Tiêm steroid

Thủ thuật tiêm steroid được tiến hành dưới chỉ dẫn X-quang huỳnh quang, trong đó bác sĩ tiến hành tiêm steroid và thuốc tê ở ngoài khoang màng tủy. Thuốc được tiêm cạnh nơi đau để giảm sưng nề và giảm đau các dây thần kinh. Liệu pháp này thường được chỉ định kèm theo vật lý trị liệu hoặc các bài tập thể dục tại nhà.

tiem-steroid
Liệu pháp tiêm steroid (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Mục tiêu của các phương pháp vật lý trị liệu là giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ và ngăn ngừa tổn thương tái diễn. Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các kỹ thuật, tư thế nâng đỡ đồ vật, đi lại đúng cách cũng như giúp bệnh nhân thực hiện các động tác giãn cơ vùng cổ, vai và cánh tay. Tập luyện và tăng sức bền là một trong những yếu tố then chốt của quá trình điều trị, từ đó giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được hồi phục.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định khi:

  • Điều trị bảo tồn 6-8 tuần mà không mang lại hiệu quả
  • Bệnh nhân có triệu chứng đau đột ngột, dữ dội, không đáp ứng với thuốc giảm đau
  • Xuất hiện các biến chứng như liệt vận động, hội chứng chùm đuôi ngựa

Các yếu tố như tuổi của bệnh nhân, bệnh lý mắc kèm, tiền sử phẫu thuật cột sống cổ, kỳ vọng kết quả đều được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trước khi lên kế hoạch phẫu thuật.

Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

– Thay đĩa đệm nhân tạo: Qua một vết rạch ở cổ, các đĩa đệm hư hỏng sẽ được loại bỏ và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo được làm từ nhựa hoặc plastic. Điều này giúp giải phóng vùng tủy sống cũng như các các rễ dây thần kinh được giải chèn ép, bảo tồn được biên độ vận động của đĩa đệm. Đĩa đệm nhân tạo đáp ứng được đầy đủ chức năng sinh lý của đĩa đệm bình thường, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động cột sống cổ nhanh chóng.

– Cắt đĩa đệm vi nội soi xâm lấn tối thiểu: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ phía sau gáy. Các ống giãn nội soi được đặt với kích thước tăng dần để tạo đường hầm tiếp cận cột sống. Sau đó, một phần xương sẽ bị cắt để bộc lộ rễ thần kinh và đĩa đệm. Bác sĩ tiến hành nội soi hoặc vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm tổn thương. Phương pháp này ít gây tổn thương cơ và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phương pháp cắt đĩa đệm truyền thống.

– Lấy nhân đĩa đệm: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ để tiếp cận nhân đĩa đệm cột sống, sau đó dùng máy hút để hút nhân đĩa đệm ra ngoài. Phẫu thuật này với mục đích loại bỏ nhân đĩa đệm, từ đó giúp giải áp lực lên dây thần kinh. Lấy nhân đĩa đệm là phương pháp được áp dụng khi lớp ngoài của đĩa đệm chưa xuất hiện tổn thương.

Chi tiết: Mổ thoát vị đĩa đệm – Những vấn đề cần lưu ý

Khương Thảo Đan – Giải pháp vàng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Bên cạnh các phương pháp điều trị bảo tồn và điều trị ngoại khoa kể trên, viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng là một sự lựa chọn hiệu quả và an toàn đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ.

Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang với các thảo dược từ thiên nhiên có lợi cho xương khớp như: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, đương quy, phục linh,…

Đặc biệt, sản phẩm còn chứa các thành phần nổi bật gồm:

– KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền: Là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự, KGA1 có công dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. So với các thuốc chống viêm giảm đau được sử dụng phổ biến trên thị trường như Indomethacin hay Efferalgan, hoạt chất KGA1 có tác dụng vượt trội hơn hẳn.

– Collagen type II không biến tính: Khác với các Collagen thông thường, Collagen type II không biến tính khi đưa vào cơ thể theo đường uống sẽ không bị biến tính mà tập trung vào vùng đĩa đệm bị tổn thương để nuôi dưỡng chúng một cách tốt nhất. Đồng thời, hoạt chất này còn có công dụng tái tạo sụn khớp, từ đó giảm áp lực cho vùng đĩa đệm bị tổn thương và giúp cho tình trạng bệnh mau chóng hồi phục.

Nhờ các thành phần kể trên, Khương Thảo Đan có tác dụng vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm điều trị bệnh xương khớp trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Vì vậy, hãy sử dụng Khương Thảo Đan ngay hôm nay để có một sức khỏe xương khớp trọn vẹn.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý xương khớp mạn tính không nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra cho bạn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc hằng ngày. Vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu thoáng qua của thoát vị đĩa đệm cổ, bạn nên để ý và đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp sớm để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Mọi vấn đề cần thắc mắc về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ cũng như về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline sau: 1800 1156 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.

Tài liệu tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/dau-co-ba-vai-chi-tren-do-thoat-vi-dia-dem-dot-song-co-khi-nao-phai-di-kham-16921102601174242.htm

https://suckhoedoisong.vn/thoat-vi-dia-dem-co-chua-duoc-khong-169166603.htm

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...