Mổ thoát vị đĩa đệm - Những vấn đề cần lưu ý

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác đã không còn hiệu quả. Phương pháp này có thể mang lại lợi ích điều trị cho một số người, nhưng song song với đó nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và những vấn đề liên quan khác. Vì thế bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những vấn đề cần lưu ý trong mổ thoát vị đĩa đệm, để bạn có cái nhìn rõ hơn về phương pháp điều trị này.

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Thóa vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý, do bao xơ vòng sợi bị rách một phần hoặc mất khả năng chun giãn. Khi nhân nhầy dịch chuyển, nó có thể chèn ép lên bao màng cứng, tủy sống hay các rễ thần kinh ở vùng đó, gây ra đau, tê, yếu, liệt ở các vùng phân bố của dây thân kinh đó, nhất là cánh tay và chân. Làm suy giảm nghiêm trọng khả năng lao động cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cột sống, như: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cổ.

☛ Chi tiết: Phục hồi khớp

Các phương pháp điều trị bảo tồn thường là lựa chọn ban đầu cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Hầu hết bệnh nhân sẽ thuyên giảm các triệu chứng trong khoảng 5-8 tuần. Tuy nhiên không phải lúc nào các phương pháp điều trị này cũng mang lại kết quả như mong muốn.

Vì thế, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bảo tồn thất bại sau 5-8 tuần.
  • Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cấp tính.
  • Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú.
Nếu sau 5-8 tuần điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này.

Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm

Ở thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng các dụng cụ để tiếp cận nhân đĩa đệm cột sống, sau đó dùng máy để hút nhân đĩa đệm ra ngoài. Phẫu thuật này làm cho đĩa đệm nhỏ hơn, từ đó giúp giải áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Phẫu thuật chỉ có thể thực hiện được nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Để thực hiện thủ thuật này, có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh, có hoặc không sử dụng kính hiển vi hỗ trợ trong mổ.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống.
  • Vi phẫu (là phương pháp mổ sử dụng kính hiển vi nhằm phóng đại các mô, tổ chức lên để tiến hành phẫu tích, sau đó khâu nối bằng kim chỉ loại cực nhỏ).
Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm qua ống banh

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm

Ở thủ tục này, phần đĩa đệm bị thoát vị, gây áp lực lên rễ thần kinh sẽ được loại bỏ. Trong một số trường hợp, toàn bộ đĩa đệm sẽ được lấy ra. Đây là loại phẫu thuật phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng và cổ.

Để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, có các phương pháp chính:

  • Mổ hở
  • Mổ nội soi
  • Vi phẫu

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Đối với loại phẫu thuật này, bạn sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ đưa dụng cụ phẫu thuật vào qua một vết rạch ở bụng hoặc cổ. Đĩa đệm bị hư hỏng sẽ được loại bỏ, thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo được làm từ nhựa và kim loại.

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo thường được thực hiện nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng và không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn bị viêm khớp, loãng xương hoặc khi có nhiều đĩa đệm bị thoái hóa, thoát vị.

Phẫu thuật cắt laminectomy

Ở thủ tục này, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc tất cả lớp khung xương phần sau của đốt sống (được gọi là lamina) để tạo thêm không gian cho tủy sống và/hoặc rễ thần kinh bị chèn ép, từ đó giải phóng áp lực lên các rễ thần kinh này.

Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm để giúp ổn định cột sống cho những bệnh nhân là vận động viên, lao động nặng hay những bệnh nhân bị mất ổn định cột sống.

Phẫu thuật hợp nhất cột sống

Hợp nhất cột sống là phẫu thuật để kết nối vĩnh viễn hai hay nhiều đốt sống lại với nhau, từ đó giúp cải thiện sự ổn định của cột sống sau khi loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng. Trong quá trình hợp nhất cột sống, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt xương hoặc một vật liệu giống xương vào khoảng trống giữa hai đốt sống. Các tấm kim loại và đinh vít có thể được sử dụng để giữ các đốt sống lại với nhau.

Sau phẫu thuật hợp nhất cột sống, dự kiến ​​cột sống của bạn có độ cứng nhất định và điều này có thể là vĩnh viễn.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm

Về cơ bản, chi phí này dao động như sau:

  • Mổ hở truyền thống: Có giá khoảng 15 – 20 triệu đồng cho mỗi ca mổ.
  • Mổ nội soi: Có giá khoảng cho 30 – 40 triệu đồng cho mỗi ca mổ.
  • Mổ bằng robot: Có giá khoảng đến 80 – 100 triệu đồng cho mỗi ca phẫu thuật.

Chi phí này có thể tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Mức hưởng bảo hiểm y tế của bạn
  • Bệnh viện bạn lựa chọn
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Các bệnh lý đi kèm
  • .v.v.

Ngoài ra sau mổ, bệnh nhân còn phải nằm viện, sử dụng thuốc men, vật tư y tế,… Các chi phí này có thể dao động từ 10-12 triệu đồng.

Để nắm rõ được chi phí mổ thoát vị đĩa đệm cùng chi phí đi kèm, bệnh nhân nên tới tham khảo trực tiếp tại bệnh viện mình định khám chữa để có được tư vấn cụ thể.

Nên mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Lựa chọn cơ sở y tế để mổ đĩa đệm là điều quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm uy tín trên cả nước, bao gồm cả bệnh viện công và bệnh viện tư.

Dưới đây là một số bệnh viện mà chúng tôi gợi ý:

Tại Hà Nội.

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
  • Bệnh viện Quân Y 103 – Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội;
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – Địa chỉ: 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
  • .v.v.

Tại Đà Nẵng.

  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng – Địa chỉ: Số 161 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng – Địa chỉ: 30 Tháng 4, Hoà Cường Bắc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Tại Hồ Chí Minh.

  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp.HCM – Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Tp Hồ Chí Minh;
  • Bệnh viện Chợ Rẫy – Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp Hồ Chí Minh;
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM – Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
  • .v.v.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các bệnh viện này hoặc các bệnh viện khác tại các website, hội nhóm trên mạng xã hội hoặc người thân, bạn bè đã từng thăm khám tại đó. Sau đó, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và nơi mình sinh sống, bạn có thể lựa chọn được cho mình một cơ sở phù hợp.

Những rủi ro có thể xảy ra sau mổ

Như bất kì phẫu thuật nào, mổ thoát vị đĩa đệm cũng có một số rủi ro nhất định, như:

  • Nhiễm trùng sau mổ
  • Chảy máu
  • Tổn thương thần kinh
  • Rò dịch tủy sống
  • Có các cục máu đông
  • .v.v.

Ngoài ra, sau phẫu thuật, bạn vẫn có thể bị thoát vị đĩa đệm một lần nữa (nếu bạn không làm phẫu thuật lấy đĩa đệm) hoặc có thể bị thoát vị ở các đĩa đệm cột sống khác.

Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, sau phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc sau mổ, thời điểm bạn có thể tiếp tục hoạt động bình thường và khi nào có thể bắt đầu tập thể dục. Thực hiện tốt theo các khuyến nghị của bác sĩ, bạn sẽ hạn chế được tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Về cơ bản, hầu hết mọi người đều phục hồi tốt sau mổ thoát vị đĩa đệm, việc phục hồi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào:

  • Chi tiết về cuộc phẫu thuật của bạn
  • Các biến chứng mà bạn có thể gặp phải
  • Tình trạng sức khỏe chung của bạn.
Thực hiện đúng theo các khuyến nghị của bác sĩ, bạn sẽ hạn chế được tối đa các rủi ro xảy ra sau mổ thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)

Mổ thoát vị đĩa đệm có thể thất bại không?

Đây là một vấn đề không may có thể xảy ra đối với các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Trong y khoa, nó được gọi là hội chứng mổ thoát vị đĩa đệm thất bại.

Nếu phẫu thuật thất bại, bạn sẽ vẫn tiếp tục gặp các cơn đau sau khi mổ. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

– Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau tái phát sau khi phẫu thuật. Như đã nói ở trên, sau phẫu thuật bạn vẫn có thể bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí cũ (nếu chưa cắt bỏ đĩa đệm) hoặc gặp vấn đề ở các đĩa đệm khác. Bệnh thường bị đau tái phát sau khoảng 2-5 năm thực hiện phẫu thuật.

– Vấn đề cốt lõi gây các cơn đau vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hầu hết nguồn gốc của thoát vị đĩa đệm là do đĩa đệm có vấn đề. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên nhân sâu xa lại bắt đầu từ vùng cơ quanh đĩa đệm. Chúng chèn ép gây áp lực lên đĩa và các dây thần kinh, khiến cho chúng không thể hoạt động đúng cách. Khi phẫu thuật, chỉ tác động một phần nhỏ lên các đĩa đệm chứ không xử lý được cốt lõi nguyên nhân, vì thì sau phẫu thuật đĩa đệm vẫn không thể hoạt động đúng cách và gây ra đau đớn.

– Có lỗi kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật cũng phải xem xét lỗi kỹ thuật nếu bệnh nhân vẫn còn đau sau khi mổ. Ví dụ, một mảnh vật liệu đĩa đệm thoát vị bị sót hay một mảnh xương còn lại liền kề với dây thần kinh. Tuy nhiên nguyên nhân này có tỉ lệ xảy ra rất thấp.

Nếu mổ thoát vị đĩa đệm thất bại, các bác sĩ sẽ rà soát lại các vấn đề trong quá trình phẫu thuật. Từ đó, tìm ra xuất phát điểm của cơn đau và lên kế hoạch điều trị.

Nếu mổ thoát vị đĩa đệm thất bại, bác sĩ sẽ rà soát lại các vấn đề trong quá trình phẫu thuật để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hợp lý (Ảnh minh họa)

Sau mổ bao lâu sẽ hồi phục, sinh hoạt bình thường?

Mổ thoát vị đĩa đệm đối với chuyên ngành phẫu thuật thì không quá phức tạp, ca mổ thường chỉ kéo dài 45-60 phút cho một tầng thoát vị. Do đó, sau khi phẫu thuật, khoảng 24-48 giờ sau là bệnh nhân có thể tự sinh hoạt cá nhân và có thể xuất viện sau 48-72 giờ.

Tuy nhiên, để thực hiện được các công việc hằng ngày hoàn toàn như bình thường, bạn có thể cần nghỉ ngơi khoảng 2 tháng. Nếu bạn thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp hơn như thay đĩa đệm hay hợp nhất cột sống, việc hồi phục có thể cần 6 tháng tới 1 năm.

Chăm sóc sau mổ để phục hồi nhanh hơn

Sau phẫu thuật, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên tránh một số hoạt động dưới đây trong khoảng 4 tuần:

  • Ngồi quá lâu
  • Nâng tạ nặng
  • Lái xe đường dài
  • Cúi người hay vận động mạnh

Song song với đó, một vài hành động bạn nên làm là:

  • Thực hiện ăn uống lành mạnh
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn sau khi mổ
  • Để ý tới các triệu chứng như: sốt cao và ớn lạnh, chảy máu, sưng tấy hoặc chảy dịch từ vết mổ. Hãy để ý xem bạn có bị tê hoặc yếu chân hay không.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn làm vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian phục hồi và cải thiện khả năng vận động. Quá trình hồi phục cần thời gian để diễn ra, bạn nên kiên nhẫn và không được nóng vội.

Lời khuyên chuyên gia

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, dù là mổ hở, nội soi hay các thủ thuật ít xâm lấn khác thì nó cũng chỉ mới giải quyết được phần ngọn là sự chèn ép do thoát vị, còn nguyên nhân bệnh sinh vẫn chưa giải quyết được.

Chính vì thế, sau can thiệp ngoại khoa, bạn vẫn phải điều trị để chậm lại quá trình lão hóa và thoái hóa cột sống bằng thuốc men, liệu pháp thể dục đúng mức, chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học…

Cùng với đó, để làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – Một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với thành phần kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc hoạt ký sinh thang, kết hợp với hai hoạt chất quý báu của y học hiện đại là KGA1 và Collagen type II không biến tính, Khương Thảo Đan có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp.

Không chỉ vậy, với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, Khương Thảo Đan có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào trên dạ dày, gan, thận.

Có thể nói, Khương Thảo Đan là một lựa chọn toàn diện giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có được giải pháp an toàn, hiệu quả và lâu dài.

Tổng kết

Trong nhiều trường hợp, khi điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả nữa, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm. Có nhiều phương pháp mổ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị, mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cơ sở vật chất nơi khám chữa và tình hình kinh tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Hầu hết bệnh nhân đều phục hồi tốt sau phẫu thuật.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh vẫn phải điều trị để chậm lại quá trình lão hóa và thoái hóa cột sống bằng thuốc men, các sản phẩm hỗ trợ như Khương Thảo Đan, liệu pháp thể dục đúng mức, chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học…

Để được tư vấn thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1156.

Nguồn bài viết:

  1. https://www.benhvien108.vn/thoat-vi-dia-dem-cot-song.htm
  2. https://benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm
  3. http://benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/ttut-ths-bs-ck2-chu-tan-si-tu-vanthoat-vi-dia-dem-khi-nao-can-mo-/201908160936910
  4. https://benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm
  5. https://baovexuongkhop.vn/mo-thoat-vi-dia-dem-7700/
  6. https://www.healthline.com/health/bone-health/herniated-disk-surgery
  7. https://www.medicalnewstoday.com/articles/326780

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...