Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Hiện nay các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ đang là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Việc áp dụng đúng cách và đúng thời điểm giúp kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa và mang lại hiệu quả chữa trị đáng kể. Nhưng nếu bạn thực hiện các bài tập không đúng cách, không đúng thời điểm có thể làm cho bệnh tình trở lên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt suốt đời.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu

Ưu điểm

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá cao. Đồng thời, nó còn có tác dụng phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng đốt sống cổ sau điều trị bằng phẫu thuật.

Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng bởi những ưu điểm sau:

  • Giúp tránh hoặc hạn chế việc điều trị bằng thuốc nhờ đó giảm được nguy cơ mắc các tác dụng phụ do dùng thuốc
  • Có những bài tập luyện có thể thực hiện tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức
  • Hạn chế được nguy cơ phẫu thuật nếu áp dụng sớm và đúng cách
  • Hiệu quả giảm đau lâu dài
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh
  • Giúp các đốt sống cổ hoạt động linh hoạt, vai gáy có thể trở lại hoạt động như bình thường một cách an toàn

Để mang lại hiệu quả như những ưu điểm liệt kê trên đây người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia vật liệu về việc tập luyện, cũng như phòng tránh sai tư thế. Nếu trong quá trình tập luyện có xuất hiện những biểu hiện đau nhức bất thường cần báo ngay cho chuyên gia hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để được kiểm tra và hướng dẫn kịp thời.

Nhược điểm

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng có nhược điểm là thời gian tác dụng chậm và bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình luyện tập mới mang lại hiệp quả tốt nhất

  • Thời gian tác dụng chậm: Bệnh tình của bệnh nhân không thể giảm ngay khi được điều trị bằng vật lí trị liệu mà đòi hỏi sau một khoảng thời gian nhất định mới bắt đầu biểu hiện kết quả điều trị. Đây là một hạn chế đối với quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.
  • Đòi hỏi sự kiên trì trong quá trình chữa bệnh: Bệnh nhân điều trị bệnh thoái hóa cột sống thường phải điều trị trong thời gian rất dài. Do đó, sự kiên trì luyện tập của bệnh nhân và của người nhà trong quá trình điều trị cũng như của bác sĩ điều trị đều là những điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Các phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà

Bài tập 1: Bài tập thư giãn vùng cổ

Bài tập thư giãn vùng cổ

Với bài tập này các bạn cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thực hiện động tác cúi đầu về phía trước trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Bước 2: Tiếp tục thực hiện động tác ngửa cổ ra phía sau cũng trong khoảng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Bước 3: Tiếp theo nghiêng đầu sang bên phải và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Bước 4: Tiếp tục thực hiện nghiêng đầu sang bên trái.

Người bệnh thực hiện 4 động tác này liên tục từ 20 – 30 lần.

Bài tập 2: Bài tập tác động lực lên vùng cổ

 

  • Bước 1: Người bệnh nằm lên thảm hoặc ngồi tựa thẳng lưng vào tường sao cho đầu chạm tường.
  • Bước 2: Ép cằm vào cổ, rồi dùng lực ấn cổ xuống gối khi nằm hoặc ấn vào tường khi ngồi. Giữ nguyên trong 5 – 10 giây rồi về vị trí thư giãn. Lặp lại động tác 10 – 15 lần, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Bài tập 3: Bài tập lực cân bằng

  • Bước 1: Đặt tay trái lên phần đầu bên trái rồi dùng lực của tay trái nhấn phần đầu sang bên phải, đồng thời dùng lực từ cổ để chống lại lực từ tay. Cố gắng giữ nguyên vị trí đầu ở trạng thái cân bằng trong 10 – 15 giây
  • Bước 2: Tiếp tục thực hiện với bên phải, đằng trước, đằng sau tương tự như vậy.
    Với mỗi bên bạn nên làm liên tục khoảng 15- 20 lần, thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Bài tập 4: Bài tập xoay cổ

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: người bệnh ngồi thẳng lưng rồi gập đầu vuông góc với thân người
  • Bước 2: xoay cổ theo chiều kim đồng hồ kết hợp hít thở sâu
  • Bước 3: thực hiện xoay đầu ngược chiều kim đồng hồ mỗi bên 10 lần hàng ngày.

Bài tập 5: Bài tập kéo dãn hai bên

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt tay phải lên phần đầu bên phải rồi dùng lực ở tay kéo đầu qua bên phải sao cho cơ cổ bên trái được kéo căng.
  • Bước 2: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Thực hiện động tác này liên tục từ 5-10 lần mỗi ngày.

Vật lý trị liệu hỗ trợ thiết bị của y khoa

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền đều có các thiết bị hỗ trợ vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ. Có thể kể đến một số thiết bị như:

Châm cứu

Phương pháp châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hóc môn Endorphin giúp giảm các cơn đau nhức một cách tự nhiên, tăng cường khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời phương pháp này còn giúp kích thích vùng cột sống bị tổn thương sản sinh ra chất steroid giúp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân.

Laser 

Là phương pháp giúp gây tê, giảm các cơn đau nhức đồng thời kích thích quá trình tái tạo mô, giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ.

Siêu âm 

Các sóng siêu âm sẽ tác động lên phần cột sống bị thoái hóa giúp:

  • Cải thiện và phục hồi thương tổn tại cột sống
  • Giảm viêm, sưng đau chỉ sau vài lần siêu âm vật lý trị liệu
  • Giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu.
  • Tác dụng cơ học, các màng tế bào rung khiến hoạt động màng gia tăng
  • Tăng dinh dưỡng cục bộ
  • Làm mềm mô, giảm kết dính.

Sử dụng máy kéo giãn cột sống cổ

Sử dụng máy kéo giãn cột sống cổ giúp các cơ vùng cột sống sẽ được kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp, giúp đĩa đệm dần quay trở về vị trí cũ, các gai xương sẽ không còn chèn ép rễ thần kinh.

Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chưa đến mức làm biến dạng đường cong sinh lý của cột sống thì không nhất thiết phải dùng biện pháp kéo giãn cột sống. Và nếu như người bệnh bị biến dạng cột sống cổ nhưng bị loãng xương thì cũng không thể sử dụng được phương pháp này.

Điện trị liệu

Phương pháp điện trị liệu này giúp gia tăng tuần hoàn tại các mô ở sâu bên trong, tăng hấp thụ dinh dưỡng và việc vận động ở vùng tổn thương, giảm đau hiệu quả, đào thải các chất gây viêm, thoái hóa đốt sống cổ.

Mục đích của tất cả những phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ là lấy lại sự cân bằng của cơ xương khớp. Dựa theo tình trạng cơ địa và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập khác nhau.

Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Để hiểu rõ hơn thời điểm cần áp dụng vật lý trị liệu cho thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên biết 3 nguyên tắc chung khi chữa bệnh lý này.

  • Thứ nhất, đầu tiên chúng ta cần áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa khi bệnh không quá nghiêm trọng. Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa mà vẫn không được thì mới áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa.
  • Thứ hai, trong điều trị bằng thuốc Tây người dùng cũng cần phải kết hợp cùng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để mang lại hiệu quả trị bệnh
  • Thứ ba, các phương pháp giảm đau phải đi từ nhẹ, vừa đến nặng.

Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào 2 mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp vật lý trị liệu cụ thể. Bên cạnh đó, thời điểm này còn phải tuân theo các nguyên tắc chung khi điều trị.

Trong những trường hợp người bệnh phải thực hiện điều trị ngoại khoa thì vật lý trị liệu sau quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân sớm phục hồi hơn.

Lưu ý khi điều trị bằng vật lý trị liệu

Trong quá trình tập luyện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ mà bất kỳ động tác nào gây đau hay khó chịu thì bạn nên ngưng luyện tập động tác đó và báo với chuyên viên vật lý trị liệu. Nếu các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp các khớp cột sống cổ linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Song song với việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ đưa ra một số khuyến cáo về tư thế, động tác xấu cần tránh trong quá trình làm việc, vận động khi điều trị thoái hóa cột sống cổ như sau:

– Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

– Tập luyện vừa sức và điều độ

– Trong quá trình luyện tập không tự ý dùng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ

– Không tự ý dùng các thiết bị y khoa chữa thoái hóa cột sống tại nhà (ví dụ như chiếu tia laser hoặc dùng đèn hồng ngoại);

– Sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.

– Tránh cúi nhìn máy tính thường xuyên và liên tục; màn hình máy vi tính phải để ngang tầm mắt.

– Tránh những hành động gập cổ, ngửa cổ trong thời gian dài. Với những người do đặc thù công việc phải gập, ngửa cổ thường xuyên thì cần có thời gian nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc, đặc biệt cần tập mạnh các cơ xung quanh vùng cổ để tránh mỏi cổ khi làm việc.

– Dùng gối ngủ phù hợp, không quá mềm hay quá cứng, không quá cao hay quá thấp…

– Đồ vật trong nhà cũng không đặt quá cao hoặc quá thấp. Đặt ngang tầm để khi lấy không cần với cao, khi làm công việc nội trợ như lau nhà nên sử dụng những cây chổi có chiều cao thích hợp, cần tránh cúi gập cổ quá lâu.

– Trong quá trình thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ;

– Cuối cùng, hãy tái khám đúng lịch hẹn.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cần xây dựng cho mình khẩu phần ăn khoa học và hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh.

Đặc biệt người bệnh cần bổ sung hàm lượng Canxi và Vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ.

  • Những thực phẩm giàu Canxi và Vitamin mà các bạn cần bổ sung trong khẩu phần ăn của mình như: sữa tươi, cá, tôm, cua, cải bó xôi, cà chua,…
  • Bên cạnh đó người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn nhiều hoa quả tươi như: ổi, đu đủ, dứa, cam, bưởi,… do hoa quả tươi có chứa nhiều men kháng viêm cùng Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm hiệu quả.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ đang được nhiều người áp dụng. Việc điều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp cũng như kiên trì của người bệnh. Vì vậy, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...