6 bí quyết giảm đau xương khớp, dịu cơn đau không cần dùng thuốc!

Không chỉ có thuốc men mới làm dịu được cơn đau xương khớp dai dẳng. Bạn có thể áp dụng ngay 6 bí quyết giảm cơn đau xương khớp dưới đây và từ từ giành lại cuộc sống thoải mái cho bản thân!

giảm đau xương khớp

Nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là triệu chứng rất căn bản của bệnh xương khớp nói chung. Bất cứ tổn thương nào từ vùng xương khớp đều gây ra cơn đau. Nhưng đôi khi cơn đau xương khớp là báo hiệu cho những căn bệnh không liên quan gì đến xương khớp!

Nguyên nhân từ xương

Cơn đau từ xương thường có cường độ đau rất mạnh và khó chịu, đồng thời cảm giác đau sẽ như tận sâu bên trong xương đâm ra ngoài da. Cơn đau này thường âm ỉ hết ngày này qua ngày khác và bạn gần như không thể làm gì để giảm đau nó.

Thường các nguyên nhân gây ra cơn đau xương cũng có phần nặng nề hơn các nguyên nhân khác: Viêm tuỷ xương, Rối loạn hormon [1], Khối u,…

Nguyên nhân từ khớp

Đây là nhóm nguyên nhân rất thường gặp, đặc biệt với người cao tuổi. Cơn đau rất đa dạng và có thể phối hợp với đau xương, vị trí thường từ một khớp rất rõ ràng. Các bệnh lý có thể gặp là: Thoái hoá khớp, Viêm khớp nhiễm trùng, Viêm khớp dạng thấp,…

Nguyên nhân từ cơ, dây chằng

Thường hiếm gặp, và cơn đau cũng không nặng như hai nhóm trước. Hay gặp nhất của nhóm nguyên nhân này là chấn thương do lao động hoặc thể thao, bệnh về viêm nhiễm,…

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân không liên quan đến xương khớp như: Sỏi thận, Viêm tuỵ cấp, Tổn thương động mạch lớn ở bụng, Các bệnh tim mạch đối với cơn đau ở tay.

Khi lão hoá, cơn đau nhức xương khớp sẽ càng ngày càng rõ ràng, đôi lúc làm gián đoạn những sinh hoạt cơ bản hằng ngày của bạn. Tuy vậy, điều này sẽ hoàn toàn có thể ngăn chặn từ sớm, nếu bạn thực hiện những bí quyết và thay đổi sau.

6 bí quyết làm dịu ngay cơn đau xương khớp nhanh chóng

Phuchoikhop sẽ đưa ra cho bạn 2 nhóm bí quyết: 1 nhóm sẽ giảm cơn đau của bạn tức thời và nhóm còn lại sẽ là sự bổ sung hữu ích để ngăn chặn những cơn đau diễn ra sau này.

Giảm đau tại chỗ

Liệu pháp nóng và lạnh, áp dụng chuẩn giảm ngay cơn đau nhức xương khớp

Có lẽ còn rất nhiều bạn đọc vẫn bối rối trước việc sử dụng nóng hay lạnh để chườm giảm cơn đau xương khớp.

giảm đau xương khớp

Cơ bản, chườm nóng hay lạnh để giảm được cơn đau là tuỳ thuộc vào nguyên nhân cơn đau của bạn!

Chườm nóng: Sẽ làm tăng lưu thông mạch máu do sự dãn nở của các cơ quan. Tăng lưu thông mạch máu như vậy sẽ giúp ích cho khả năng tự chữa lành của cơ thể, nhờ đó giúp tái tạo lại những mô tổn thương. Như vậy chườm nóng sẽ tốt cho các nguyên nhân không do viêm như thoái hoá khớp mãn tính, đau vai gáy,…

Cách thực hiện chườm nóng tại nhà: Bạn có thể sử dụng muối rang bọc trong vải, túi chườm hoặc khăn thấm nước ấm. Dùng túi chườm nhiệt đắp lên chỗ đau làm sao cho phủ được cả vùng khớp, có thể đấm bóp nhẹ nhàng các vùng da xung quang để tăng lưu thông mạch máu. Thực hiện ngày 2-3 lần trong ngày.

Phương pháp chườm nóng này sẽ có tác dụng hơn nếu bạn sử dụng đi kèm các vị thuốc đông y như: Gừng, lá lốt, thì là,…

Chườm lạnh: Sẽ làm thu nhỏ các mạch máu, hạ nhiệt vùng viêm, giảm tổn thương tế bào. Những tác dụng này sẽ  có ích cho các triệu chứng do viêm nhiễm, nhờ giảm được đau đớn và hạ nhiệt vùng viêm. Chườm lạnh sẽ thích hợp cho các bệnh cấp tính và có viêm như: Viêm khớp nhiễm trùng, Viêm khớp dạng thấp,….

Thực hiện chườm lạnh tại nhà thường có phần dễ hơn chườm nóng và không cần phối hợp với các vị thuốc đông y: Dùng một túi nilon hoặc cao su để cho đá vào, sử dụng khăn khô để gói toàn bộ túi chườm sau đó chườm trực tiếp lên chỗ đau, thực hiện ngày từ 2-3 lần mỗi khi đau.

Lưu ý quan trọng của 2 phương pháp nhiệt và lạnh: Tránh bỏng nhiệt, tuyệt đối không cho phần chứa nhiệt tiếp xúc trực tiếp vào da của bạn!

Dịu cơn đau với 03 phương pháp xoa bóp xương khớp

Lưu ý các bài tập trên chỉ thực hiện khi loại trừ được các tình trạng cấp tính và nguyên nhân nghiêm trọng (Viêm dây thần kinh, huyết khối tĩnh mạch, u xương, loãng xương mức độ nặng).

1.Xoa bóp giảm đau vai gáy:  Tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế

  • Ngửa cổ ra sau vừa phải, hai tay để lên phần sau gáy và chà sát nhẹ nhàng và từ từ đến khi có cảm giác ấm nóng.
  • Dùng lòng bàn tay và các ngón tay bóp vào các cơ quanh cổ và sau vai gáy. Khi đang bóp các cơ ở cổ, đưa cổ trở lại vị trí bình thường. Thực hiện 2 lần động tác này mỗi lần 5 phút.
  • Sau khi thực hiện đủ 10 phút dùng các ngón tay ra các điểm đau trên vai gáy, nếu có điểm đau thì dùng ngón cái day và điểm đau trong 1 phút (day vừa phải tránh gây đau nhói)
  • Thực hiện lại động tác tự xoa bóp vai gáy lần cuối trong 5-10 phút.
  • Sau khi kết thúc động tác xoa bóp thực hiện tập vận động cổ tại chỗ: Quay cổ qua lại, nghiêng cổ qua trái – phải, cúi ngửa cổ ra trước – sau, động tác thực hiện chậm rải liên tục trong vòng 5 phút.

giảm đau nhức xương khớp

2.Xoa bóp giảm đau lưng : Ngồi tư thế thẳng lưng trên ghế

Động tác 1: Ngồi thẳng lưng, dùng tay phải bóp các vùng da và cơ bên phải thắt lưng bóp từ dưới lên trên đến hết giới hạn của tay và sử dụng tay trái cho vùng lưng bên trái. Nếu khó thực hiện bạn có thể thay bằng động tác: Dùng 2 bàn tay chà nhẹ theo chiều từ cổ xuống dưới lưng lên 2 bên cột sống. Thực hiện đủ 5 phút cho mỗi bên.

Động tác 2: Sau đó vòng tay qua vai ra sau đầu day nắn kéo từ từ các thớ cơ từ bả vai lên tới vai. Thực hiện tay trái với vùng cơ cạnh cột sống bên trái và tương tự với tay phải. Mỗi bên thực hiện 5 phút.

 

giảm đau xương khớp
Động tác 1 (Phải) và 2 (Trái)

Động tác 3: Sau khi xong nằm xuống tư thế ngửa, cho 2 tay nắm lại ra sau lưng  và bắt đầu xoay cả nắm tay lên xuống qua lại thực hiện từ dưới hông tới hết giới hạn tay.

Sau khi kết thúc đấm lưng, đứng thẳng 2 tay chống nạnh, xoay người về bên phải – trái, ưỡn ngực trước sau mỗi động tác thực hiện 3 lần.

3.Tập trị liệu giảm đau khớp gối: 

Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất trong cơ thể con người của chúng ta. Do vậy đa số các chấn thương thoái hoá, viêm khớp đều tập trung phần nhiều ở 2 bên khớp gối của bạn.

Bài tập trị liệu giảm đau khớp gối tại nhà sẽ giúp bạn tăng cường bơm máu đến vùng khớp bị tổn thương, nhờ đó, tăng cường phục hồi thương tổn và giảm đau. Bài tập bao gồm 2 phần: Giãn cơ và Tăng khả năng vận động khớp.

Đối với người đang đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối, bạn chỉ nên thực hiện phần chườm nhiệt sau đó tập giãn cơ và nghỉ ngơi. Bài tập tăng khả năng vận động chỉ thực hiện khi cơn đau khỏi hẳn.

Trước khi tập bạn chuẩn bị 1 dây đai dài, tốt nhất nên sử dụng các loại dây vải có độ co giãn tốt.

Chi tiết cách thực hiện bài tập:

Lưu ý trước khi thực hiện: Bất cứ động tác nào gây đau nhiều khớp gối nên bỏ qua và thực hiện động tác tiếp theo. Sau khi tập có thể thực hiện phương pháp chườm nhiệt (nóng hoặc lạnh tuỳ vào kiểu tổn thương)

4.Bài tập giảm đau cho đùi, bắp chân và khớp cổ chân

Cùng với khớp gối, chân là cơ quan sẽ chịu lực thường xuyên từ trọng lượng cơ thể. Các bài tập giảm đau chân này sẽ giúp bạn kéo căng cơ chân, cải thiện lưu lượng máu và giảm căng cứng cơ, cũng như tăng sức mạnh, dần dần sẽ giúp bạn giảm đau.

Khởi động nhẹ trước khi thực hiện bài tập: Ngồi thẳng lưng hít thở đều thả lỏng chân

Động tác 1: Ngồi xuống nền nhà, thẳng hai chân ra phía trước mũi chân tạo thành hình chữ V. Từ từ cúi người về phía trước hai tay chạm vào mũi chân. Giữ nguyên tư thế trong 10-30s, kèm theo hít thở đều. Thực hiện động tác trong 3-5 phút.

Động tác 2: Ngồi thẳng lưng trên ghế. Hai chân nâng lên sao cho đầu gối thẳng. Xoay cổ bàn chân từ trước ra sau từ trái sang phải, thực hiện động tác xoay cổ chân 10 lần. Thực hiện 2-3 lần, có thể hạ chân nghỉ giữa các lần tập cổ chân.

Động tác 3: Đứng thẳng lưng, tay phải vịn vào ghế. Đưa bàn chân trái ép vào mông giữ trong 10-30s rồi thực hiện với bên chân còn lại.

Sau bài tập nghỉ 5 phút và có thể đi bộ trong 5-10 phút. Nên thực hiện bài tập từ 1-2 lần mỗi ngày để tăng độ dẻo dai của cơ xương.

bài tập giảm đau xương khớp chân

5.Bài tập giảm đau nhức vùng tay, cổ tay

Tay và bàn tay là cơ quan thực hiện nhiều động tác phức tạp để phục vụ cơ thể bạn. Do vậy cơn đau nhức xương khớp ở tay sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Bài tập giảm đau vùng tay, bàn tay và cổ tay sẽ giúp bạn giảm dần các cơn đau và giúp hoạt động của các cơ quan này linh hoạt hơn.

Khởi động bằng hít thở đều, thả lỏng vùng cơ toàn bộ trên cánh tay.

Động tác 1 giảm đau bàn tay: Tư thế ngồi hoặc đứng bất kì. Thả lòng bàn tay và đặt lên mặt phẳng ngang, giãn hết mức các đầu ngón tay, động tác đơn giản này sẽ giúp giảm cơn đau và căng cơ toàn bộ bàn tay.

Động tác 2 giảm tế bì, đau bàn tay do cổ tay: Tư thế đưng hoặc ngồi thật thoải mái, nắm các ngón tay lại rồi dãn sau đó giãn ra hết mức thực hiện 5 lần. Sau đó chạm ngón cái vào các đầu ngón tay khác, đổi ngón liên tục tạo thành hình chữ O thực hiện 5 lần.

Động tác 3 kéo giãn vai: Tư thế đứng thẳng lưng. Đưa tay cao qua đầu, vùng cùi chỏ tựa vào tường. Ép từ từ cơ thể vào tường cho đến khi cảm thấy cơ bắp tay căng lên. Giử nguyên tư thế trong 10-20s.

Bài tập giảm đau xương khớp tay

Kết thúc bài tập nghỉ ngơi 3-5 phút.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một trong những phương pháp giảm các cơn đau từ nhẹ tới vừa đơn giản và hiệu quả. Khi nước ấm đi qua cơ thể sẽ làm giãn cách mạch máu kích thích tuần hoàn, đồng thời kích thích các hạch bạch huyết nhờ đó giúp được phần nào các cơn đau do viêm.

Nhiệt độ phù hợp: 36 – 38 độ C

Thực hiện: Khuyên khích tắm nước ấm bằng vòi sen, vừa tạo được nhiệt lên vị trí đau vừa có hơi nước ấm kích thích tuần hoàn và hô hấp.

  • Đứng sang 1 bên của vòi sen xả nước, đưa tay thử xem nước đã phù hợp với mong muốn chưa.
  • Thực hiên tắm như bình thường, có thể đưa nước ấm từ vòi sen trực tiếp vào vị trí đau.
  • Tắm trong 10 phút ( Có thể thực hiện các bài xoa bóp ngắn giảm đau khi tắm)
  • *Xem chi tiết các động tác xoa bóp giảm đau có thể thực hiện khi tắm: tại đây.
  • Sau khi tắm xong lau thật khô, tránh quạt và ra ngoài ngay sau khi tắm.

Lưu ý: Đối với các cơn đau do viêm nhiễm chỉ thực hiện tắm nước ấm 1 lần/ngày

Dùng thuốc nam có tính kháng viêm, giảm đau giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Thuốc đông y chữa đau nhức xương khớp là rất đa dạng cho bạn chọn lựa, từ những bài thuốc uống, đắp đến ngâm chân, ngâm mình, và cả những cách dùng dân gian như cứu bằng lá, củ.

Một số cách dùng thuốc đắp tại nhà giảm đau thường thấy:

Đắp, chườm ngải cứu: Ngải cứu kết hợp với xoa bóp là một trong những phương pháp hữu hiệu cho bệnh đau nhức xương khớp

giảm đau xương khớp

Rượu gừng giảm đau xương khớp: Gừng có chứa chất kháng viêm tương tự các chất ức chế COX-2 (kháng viêm thường dùng trong bệnh đau nhức xương khớp) [3], đặc biệt phù hợp với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Cách thực hiện: Gừng rửa thật sạch (để nguyên phần vỏ) rồi đập nát. Sau đó đem đi ngâm rượu (tốt nhất là rượu từ 30-40 độ cồn), rượu đổ vào vừa qua bề mặt của gừng. Ngâm trong 20-30 ngày, tránh ánh nắng trực tiếp. Sử dụng ngày 1-2 ly trong bữa ăn.

Xoa bóp bằng rượu Địa liền: Địa liền là một trong những cây thuốc nổi tiếng với khả năng giảm đau nhức xương khớp và kháng viêm. Địa liền (tên tiếng Anh là Aromatic Ginger) ngâm rượu đã được chứng minh khoa học là có khả năng giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp.

Cách thực hiện: Địa liền rửa sạch và phơi khô từ 4-6 tiếng, ngâm Địa liền đã phơi khô này với rượu mạnh (40 độ cồn) theo tỉ lệ 1-1, cứ 1gr Địa liền thì 1 lít rượu trắng. Ngâm trong vòng 20-25 ngày là có thể sử dụng để làm rượu xoa bóp.

Cách xoa bóp giảm đau xương khớp với rượu Gừng và rượu ngâm Địa liền: Chà tay nhẹ nhàng vùng cần xoa bóp, khi cảm thấy ấm nóng da thì thoa rượu đều lên khắp vị trí đau. Tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng với động tác bất kì, từ 10-15 phút để đảm bảo rượu thuốc ngấm. Sau xoa bóp để nguyên trong 5 phút rồi lau sạch bằng khăn khô.

Giảm đau xương khớp lâu dài

Thực phẩm cho người bị đau xương khớp

Đương nhiên nhắc đến thực phẩm cho người bị đau nhức xương khớp, bạn đọc sẽ nghĩ ngay đến bổ sung canxi. Tuy nhiên bạn có biết đâu là nguồn canxi tốt nhất cho người bị đau xương khớp?

Bất ngờ thay không phải từ cá hay thịt, nguồn canxi phù hợp cho bạn là đậu hủ (tàu hủ):

Bên trong đậu hủ có chứa lượng lớn canxi tự nhiên (khoảng 350mg/ 100gr). Không chỉ vậy thực phẩm chế biến từ đậu hủ có chứa nhiều chất sơ vitamin và khoáng chất khác. Đậu hủ còn chứa nhiều protein, giúp bổ sung dinh dưỡng cho quá trình làm lành lành xương khớp [4].

Không chỉ có đậu hủ, một số thực phẩm từ rau xanh khác cũng bổ sung lượng canxi tốt như: Đậu hà lan, rong biển, bắp cải,…

Cá biển:

Ngoài bổ sung canxi cho xương khớp, các loại cá biển có thể bổ sung cho người bệnh lượng Axit béo Omega-3 cần thiết. Nhóm Axit béo này có tác dụng làm giảm các phản ứng viêm nhờ ức chế các chất trung gian gây viêm, đồng thời cũng điều hoà miễn dịch ngăn ngừa các căn bệnh tự miễn [5].

Sữa và các sản phẩm từ sữa:

Sữa và phô mai cũng là nguồn cung cấp canxi thiết yếu cho những người bệnh đang kiêng đậu hủ (Bệnh về tuyến yên, thượng thận,…). Nhưng bạn đọc cũng cần lưu ý là sữa tốt cho cơ xương khớp, nhưng dùng quá nhiều sữa sẽ gây ra tác dụng ngược khiến xương trở nên giòn hơn, dễ gãy hơn [6]. Chỉ nên dùng 1 ngày 150-200ml sữa (Khuyến cáo của chung của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)

Bổ sung vitamin D:

Vitamin D là khoáng chất cần thiết để tăng khả năng hấp thụ Canxi cho cơ thể. Bạn chỉ cần ra nắng 1 tuần 2-3 lần mỗi lần 15 phút là có thể hấp thụ đủ lượng vitamin D từ mặt trời (Nên tận dụng anh nắng lúc 6-7h sáng).

Đối với người già và phụ nữ mang thai nên cân nhắc việc bổ sung Vitamin D qua đường uống, khoảng 10mcg/1 ngày.

Vận động luyện tập cho đúng, cơn đau sẽ không quay lại

Luyện tập là cực kì quan trọng đối với những người bị đau nhức xương khớp. Thường người bị đau nhức xương khớp sẽ nghĩ rằng luyện tập có thể gây thêm tổn thương cho xương khớp của bản thân.

Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, việc thiếu luyện tập mới là nguyên nhân gây ra các biến chứng nặng của đau nhức xương khớp. Các bài tập đúng cách sẽ giúp hỗ trợ tăng cường lượng máu vận chuyển đến xương khớp, đồng thời tăng các cường các yếu tố bảo vệ xương khớp.

Bài tập thể dục sẽ giúp bạn:

  • Tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của các cơ xung quanh khớp
  • Duy trì sức mạnh và độ dẻo dai của xương
  • Các bài tập buổi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy phần chấn hơn, giúp ích cho sức khoẻ tinh thần
  • Giúp bạn vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon vào ban đêm
  • Các bài tập này sẽ phần nào kiểm soát cân nặng của bạn
  • Cải thiện khả năng thăng bằng của bản thân

Một số bài tập bạn nên thực hiện:

Bài tập tăng phạm vị vận động: Đây là bài tập cơ bản nhất cho người bị đau nhức xương khớp. Các động tác chú trọng việc tăng cường giới hạn vận động của khớp, tăng cường sức khoẻ cơ. Các động tác trong bài tập nên được thực hiện nhẹ nhàng, chậm rải. Nếu gây đau thì bỏ qua và thực hiện động tác tiếp theo, có thể thực hiện lại động tác gây đau vào lần tập kế tiếp.

Bài tập nên được thực hiện hằng ngày, ít nhất 2-5 phút với mỗi vị trí khớp. Thấp nhất có thể tập mỗi nhóm động tác là 5 phút. Phuchoikhop khuyến khích bạn nên tập đủ 1 ngày ít nhất 20-30 phút.

Giảm đau nhức xương khớp

Bài tập củng cố vận động: Mục đích của bài tập này là tăng cường sức khoẻ của cơ xung quanh khớp, nhờ đó tăng cường được yếu tố bảo vệ khớp và xương. Các động tác trong bài tập thực hiện dứt khoát những tránh quá sức. Nên nghỉ ít nhất 1 ngày giữa các bài tập và tránh tập khi còn đau nhức cơ.

Bài tập chỉ nên thực hiện 3 ngày/1 lần hoặc 2 lần/1 tuần.

Giảm đau nhức xương khớp

Bơi lội: Tuy không phải là một bài tập nhưng đối với tổn thương xương khớp, bơi lội là môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt, các bệnh xương khớp liên quan tới cột sống và chân. Bơi đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều cơ của cơ thể, nhưng lại không tạo áp lực quá mức lên bất cứ cơ quan nào.

Thực hiện việc bơi 2 ngày/1 lần.

Giảm đau nhức xương khớp tại nhà với viên xương khớp Khương Thảo Đan

Với mong muốn đem lại cho người bệnh một phương pháp hỗ trợ điều trị cơn đau nhức xương khớp tốt nhất, các chuyên gia khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, đi đầu là PGs- Tiến Sĩ Lê Minh Hà đã mất 6 năm với những nghiên cứu và thực nghiệm khắt khe thành phẩm KGA1 được chiết xuất hoàn toàn từ Địa liền.

Tinh chất KGA1 (chiết xuất 20mg KGA bằng đúng 1000mg Địa liền) là kết tinh của khoa học hiện đại trong công nghệ chiết xuất, đi kèm với vị thuốc Địa liền là vị thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp lâu đời của nhân dân nước ta.

Trong nghiên cứu nhằm chứng minh tác dụng của KGA1, PGs-Tiến Sĩ Lê Minh Hà đã chỉ ra được KGA1 vượt trội hơn 2 nhóm thuốc kháng viêm giảm đau thường dùng. Cụ thể, KGA1 giảm cơn đau nhiều hơn Paracetamol (76% so với 68% của Paracetamol) và có khả năng kháng viêm với tỉ lệ tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp tổn thương (Cao hơn thuốc kháng viêm thông dụng Indomethacin).

Từ những nghiên cứu thực nghiệm này khẳng định, Khương Thảo Đan mở ra một hướng đi mới trong hỗ trợ giảm đau mà không cần dùng quá nhiều thuốc tây, nhờ đó giảm tỉ lệ tác dụng phụ nhiều lần [6].

Kèm theo giảm được cơn đau và kháng viêm, Khương Thảo Đan còn hỗ trợ hồi phục xương khớp nhờ chứa Collagen type II không biến tính. Với khả năng bổ sung phần sụn khớp mất đi và làm đầy bao hoạt dịch (đã được chứng minh lâm sàng [7]).

Sử dụng KGA1, Collagen type II và trong thành phần viên uống còn có bài thuốc xương khớp nổi tiếng “Độc Hoạt Kí Sinh Thang”, giúp Khương Thảo Đan trở thành sản phẩm hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khoẻ mang lại cho người bệnh không chỉ giá trị ngắn hạn là phương pháp giảm đau, mà còn là giá trị lâu dài từ khả năng phục hồi sụn khớp và bao hoạt dịch.

Khương Thảo Đan sẽ người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng bạn chống lại các căn bệnh xương khớp với tam giác khép kín: Giảm đau, Giảm triệu chứng viêm, Phục hồi sụn khớp.

Giảm đau nhức xương khớp

Khương Thảo Đan sử dụng tốt cho các đối tượng: Thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống-thắt lưng, vôi hoá cột sống, nhức mỏi xương khớp thường xuyên, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, tê buồn chân tay,…

Khương Thảo Đan là sản phẩm được cấp phép sử dụng của Bộ Y Tế, được bán tại các đơn vị kinh doanh được phẩm có uy tín, xem thêm địa chỉ mua sản phẩm TẠI ĐÂY

Các dấu hiệu đau nhức xương khớp báo động bạn cần đi khám

Tất cả những phương pháp trên đều có thể giảm đau và gia tăng sức khoẻ xương khớp cho bạn. Tuy nhiên những phương pháp trên chỉ để phòng bệnh và sử dụng trong các giai đoạn nhẹ và vừa của bệnh. Còn đối với giai đoạn cấp tính, và giai đoạn nặng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Các triệu chứng báo hiệu bạn cần đi khám ngay:

  • Cơn đau xương khớp kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ vùng da quanh khớp.
  • Vận động khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày
  • Khớp, xương có sự biến dạng bất thường, cử động không đúng
  • Các triệu chứng khớp kéo dài hơn 1-2 tháng mà không thuyên giảm
  • Đau nhiều khớp khác nhau

Nhiều bạn đọc vẫn nghĩ bệnh xương khớp là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa, cũng như tóc bạc và da thay đổi. Với những suy nghĩ như vậy, việc điều trị sẽ trở nên khó khắn và lâu dài hơn rất nhiều lần. Mong rằng sau bài viết bạn đọc đã hiểu hơn về những căn bệnh liên quan đến xương khớp và đặc biệt là đã có cho mình những bí quyết để giảm nhanh cơn đau xương khớp hay gặp hằng ngày.

Nguồn:

Thư viện y khoa quốc gia – Mỹ

Healthline, Pubmed

Wikipedia, MSDmanual

Nghiên cứu khoa học KGA1-Báo Quân Đội Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...