Mách bạn cách giảm đau xương khớp tại nhà an toàn, hiệu quả

Có một số phương pháp tại nhà giúp bạn giảm bớt tình trạng đau xương khớp do các bệnh lý xương khớp hoặc những cơn đau nhẹ do căng cơ, hoạt động quá mức. Cùng tìm hiểu về các phương pháp giảm đau xương khớp an toàn tại nhà trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Lưu ý trước khi thực hiện

Các biện pháp giúp giảm đau nhức xương khớp dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát các cơn đau do viêm khớp hoặc một số bệnh lý xương khớp khác. Một số phương pháp thậm chí có thể ngăn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là các biện pháp tại nhà này có thể thay thế phương pháp điều trị y tế hiện tại của bạn, chúng chỉ giúp làm giảm bớt tình trạng bệnh. Hãy cân nhắc và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Biện pháp khắc phục nhanh

Chườm nóng hoặc lạnh (liệu pháp nhiệt)

Khi bạn bị đau khớp, việc chườm nóng và lạnh giúp giảm đau rất hiệu quả, chúng cũng không gây ra các tác dụng phụ lâu dài giống như dùng thuốc tây. Chườm nóng thích hợp cho tình trạng co cứng khớp, đau khớp; còn chườm lạnh phù hợp cho khớp bị sưng, viêm, đau.

Cứng khớp hoặc căng cơ nhẹ thường có thể thuyên giảm chỉ với 15 đến 20 phút trị liệu bằng nhiệt nóng hoặc lạnh. Cơn đau từ trung bình đến nặng có thể cần sử dụng nhiệt dài hơn, như tắm nước ấm từ 30 phút đến 2 giờ. Không nên sử dụng liệu pháp lạnh quá 20 phút mỗi lần để ngăn ngừa tổn thương thần kinh, mô và da.

Để chườm nóng, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn rồi nhúng vào nước ấm, sau đó chườm vào khớp bị đau; hoặc sử dụng các loại túi chườm ấm có bán tại cửa hàng, nhà thuốc.

Để chườm lạnh, bạn có thể cho đá vào một chiếc túi rồi bọc khăn bên ngoài để chườm hoặc cũng có thể sử dụng túi chườm. Lưu ý, không chườm đá trực tiếp lên da.

Khi bạn bị đau khớp, việc chườm nóng và lạnh giúp giảm đau rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Liệu pháp xoa bóp, mát-xa

Theo dữ liệu từ một bài báo được xuất bản vào tháng 6 năm 2015 trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung, một giờ mát-xa mỗi tuần, thực hiện trong ít nhất 8 tuần được chứng minh là giúp giảm đau khớp, cứng khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp rất hiệu quả.

Khi bạn thực hiện xoa bóp, mát xa, lưu lượng máu trong cơ thể được kích thích, giúp máu nuôi dưỡng được đưa tới các khớp; đồng thời làm cho cơ và khớp được thư giãn, giảm căng cứng, giảm đau. Ngoài ra, việc xoa bóp còn giúp kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh nâng cao tâm trạng, từ đó giúp mang lại cảm giác thư thái, thoải mái cho người bệnh.

Mát-xa, xoa bóp được chứng minh là giúp giảm đau khớp, cứng khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Tắm muối Epsom

Muối Epsom còn được gọi là magie sulfat. Nó là một hợp chất hóa học được tạo thành từ magiê, lưu huỳnh và oxy. Tên gọi của nó được đặt tên theo thị trấn Epsom ở Surrey, Anh, nơi nó được phát hiện ban đầu. Mặc dù gọi là muối nhưng muối Epsom khác hoàn toàn so với muối ăn, nó có vị khá đắng và không nên được sử dụng để làm gia vị ăn uống, sở dĩ nó được gọi như vậy là vì cấu trúc hóa học của nó mà thôi.

Việc tắm muối Epsom đã được chứng minh là có thể giúp giảm đau toàn thân, đặc biệt là với chứng đau và sưng khớp, bầm tím, bong gân, đau cơ xơ hóa, đau cơ khớp sau khi tập luyện, sưng chân,… Ngoài ra, những người bị căng thẳng, mệt mỏi cũng được hưởng lợi từ việc tắm muối Epsom. Bởi, mức magie trong loại muối này có thể tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh cho não.

Bạn có thể mua muối Epsom tại các cửa hàng thực phẩm chức năng, hiệu thuốc hoặc các cửa hàng trực tuyến. Lưu ý, cần mua loại có thông tin thành phần được in đầy đủ, rõ ràng, đạt tiêu chuẩn do Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đặt ra.

Để tắm muối Epsom, bạn để nước trong bồn tắm ở nhiệt độ 33 tới 37°C rồi đổ 2 cốc muối Epsom vào. Muối sẽ nhanh chóng tan dưới nước nóng. Sau đó chỉ cần ngâm mình trong bồn tắm từ 12 đến 20 phút, hoặc lâu hơn nếu muốn. Tránh không sử dụng xà phòng. Sau khi ngâm bồn xong, bạn nên nghỉ ngơi 1 giờ mới tiến hành tắm rửa.

Khi ngâm muối Epsom, bạn có thể thêm vào một chút dầu ô-liu; tinh dầu hoa oải hương, vanilla, trầm hương, bạch đàn; hoặc baking soda để tăng cường tác dụng.

Tắm muối Epsom đã được chứng minh là có thể giúp giảm đau toàn thân, đặc biệt là với chứng đau và sưng khớp, bầm tím, bong gân, đau cơ xơ hóa, đau cơ khớp sau khi tập luyện, sưng chân,… (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi

Khi bị đau xương khớp, việc duy trì hoạt động là một trong những việc quan trọng bạn cần làm. Tuy nhiên, nghỉ ngơi hợp lý cũng là một phần cần thiết trong quá trình hồi phục.

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để có cách nghỉ ngơi phù hợp. Nhưng về cơ bản, bạn nên nghỉ ngơi 1-2 ngày khi đang trải qua các đợt bùng phát của bệnh hoặc nếu bạn thấy, đau, sưng hoặc tăng nhiệt xung quanh khớp khi hoạt động. Sau khi cảm thấy tốt hơn, bạn nên bắt đầu đứng dậy và vận động trở lại. Bởi nghỉ ngơi quá nhiều có thể khiến các khớp trở nên cứng và đau hơn.

Sử dụng các sản phẩm tại chỗ

Các sản phẩm tại chỗ hiểu nôm na là các sản phẩm bôi, dán, xịt ngoài da, chúng có ở nhiều dạng khác nhau như: kem, dầu xoa bóp, miếng dán, gel, thuốc mỡ,…

Các sản phẩm này có chứa một số chất có tác dụng giảm đau như:

  • Salicylat giúp giảm viêm, sưng tấy và kích ứng
  • Các chất đối kháng như tinh dầu bạc hà, long não, dầu bạch đàn, dầu quế,… giúp làm ấm hoặc mát da, phân tán cơn đau
  • Capsaicin từ ớt cay. Giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn các thụ thể đau truyền tín hiệu tới não.
  • .v.v.

Các sản phẩm tại chỗ thích hợp nhất với những cơ, khớp gần bề mặt da, như khớp gối, lưng,…

Một số sản phẩm mà bạn có thể mua tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng trực tuyến là:

  • Kem giảm đau Bengay
  • Miếng dán Salonpas
  • Dầu xoa bóp Icy Hot
  • Kem Capzasin-HP
  • .v.v.
Miếng dán Salonpas giúp giảm đau cơ, đau khớp,…

Thuốc uống giảm đau không kê đơn

Nếu sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, nó sẽ không gây ra nhiều tác dụng phụ như bạn nghĩ. Ngược lại, nó còn giúp làm thuyên giảm các cơn đau nhức xương khớp khá hiệu quả.

Một số loại thuốc uống không kê đơn giúp giảm đau nhức xương khớp là:

  • Paracetamol;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen, aspirin.

☛ Xem thêm: Các loại thuốc trị đau xương khớp

Biện pháp lâu dài

Giữ cân nặng hợp lý

Cân nặng tác động rất lớn tới các triệu chứng đau xương khớp. Bạn thừa cân càng nhiều, càng gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, hông và bàn chân. Hơn thế nữa, việc thừa cân còn thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi, chứng ngưng thở khi ngủ,…

Tổ chức Bệnh khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR / AF) đặc biệt khuyên bạn nên giảm cân nếu bạn bị béo phì và đang mắc các bệnh lý xương khớp.

Để giảm cân, bạn nên có một kế hoạch cụ thể. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có các phương pháp giảm cân lành mạnh, phù hợp với tình trạng của bạn.

Tổ chức Bệnh khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR / AF) khuyên bạn nên giảm cân nếu bạn bị béo phì và đang mắc các bệnh lý xương khớp (Ảnh minh họa)

Duy trì hoạt động thể chất

Khi bạn bị đau nhức xương khớp, việc duy trì hoạt động thể chất sẽ giúp bạn:

  • Duy trì cân nặng phù hợp
  • Giữ cho các khớp được linh hoạt, hạn chế tình trạng cứng khớp
  • Tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp quanh khớp, từ đó giúp hỗ trợ cho khớp tốt hơn, hạn chế tình trạng đau
  • .v.v.

Một số bộ môn tác động thấp phù hợp với bệnh nhân đau khớp là: bơi lội, các hoạt động dưới nước, đi dạo, đạp xe, thái cực quyền,…

Thực hành thiền và thư giãn

Các kỹ thuật thiền và thư giãn có thể giúp giảm đau xương khớp bằng cách giúp làm giảm căng thẳng. Mối quan hệ giữa trầm cảm, căng thẳng và các tình trạng đau mãn tính (như viêm khớp, thoái hóa khớp,…) là mối quan hệ qua lại. Cơn đau dai dẳng, kéo dài làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm thần của bạn, tác động nghiêm trọng đến các chức năng cụ thể của não. Và việc kích hoạt các hệ thống não phức tạp do hậu quả của cơn đau mãn tính có thể làm tăng nhạy cảm về cơn đau và giảm khả năng chịu đau.

Chính vì thế, ACR/AF khuyên bạn nên thực hành các kỹ thuật thư giãn nếu bạn bị bệnh xương khớp mãn tính. Những kỹ thuật này là sự kết hợp của thiền, yoga, hít thở sâu cùng một số bài tập tác động thấp.

Các kỹ thuật thiền và thư giãn có thể giúp giảm đau xương khớp bằng cách giúp làm giảm căng thẳng (Ảnh minh họa)

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn và cũng tác động tốt tới các bệnh lý xương khớp. Các loại thực phẩm này cũng ảnh hưởng tích cực tới một số tình trạng sức khỏe khác, như béo phì, cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim và nhiều căn bệnh khác, từ đó giúp gián tiếp làm giảm đau khớp.

Một số loại thực phẩm có lợi cho bệnh nhân bị đau xương khớp là:

  • Các loại trái cây, rau củ quả, đặc biệt là các loại rau họ cải, trái cây màu sắc rực rỡ;
  • Các loại cá béo giàu omega-3;
  • Quả hạch và hạt;
  • Các loại đậu;
  • Các loại gia vị như: tỏi, nghệ
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Nước dùng xương;
  • .v.v.

Ngược lại, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, nhiều đường và muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, đau.

☛ Xem thêm: Đau xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phảm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp; dùng tốt cho các đối tượng:

  • Bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Đây là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang với 15 vị: Độc hoạt, quế, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, tần giao, thược dược, tang ký sinh, can địa hoàng, đỗ trọng, nhân sâm, ngưu tất, phục linh và cam thảo. Theo nghiên cứu từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, bài thuốc này được đa số bệnh nhân đáp ứng tốt, chữa đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp hiệu quả.

Nhưng không chỉ có vậy, qua nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm Khương Thảo Đan không những kế thừa nguyên vẹn từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng, mà còn được gia giảm thêm các vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh; đặc biệt là kết hợp thêm sáng chế mới của y học hiện đại, là Collagen type-II không biến tính và hoạt chất KGA1. Nhờ sự gia giảm này, sản phẩm mang lại tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu.

Về KGA1, đây là hoạt chất được PGS.TS Lê Minh Hà (thuộc viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) chiết tách thành công từ củ Địa liền sau nhiều năm nghiên cứu. Trên thực nghiệm và lâm sàng, KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp giảm đau, chống viêm rất tốt. Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục.

Về Collagen type II không biến tính, đây là loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Loại collagen này khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại (47%) không bị phân huỷ mà đi đến ruột non để tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể, nhằm để không phá huỷ các collagen được hấp thụ, đồng thời ngăn chặn quá trình phá huỷ tự nhiên sụn khớp, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Có thể nói, Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng được đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới chức năng khác của cơ thể, bệnh nhân có các bệnh lý về dạ dày, gan cũng có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn.

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Khương Thảo Đan: TẠI ĐÂY

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thay đổi lối sống và các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải biết khi nào mình cần đi khám bác sĩ. Bởi nhìn chung, các bệnh lý xương khớp là các bệnh lý tiến triển theo thời gian, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn tật và tử vong.

Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám sớm, nếu:

  • Đau khớp, cứng khớp và/hoặc sưng kéo dài từ ba ngày trở lên.
  • Bạn có một số đợt bùng phát các triệu chứng khớp trong vòng một tháng

Bạn nên cấp cứu, nếu:

  • Bị đau khớp sau chấn thương mạnh
  • Cơn đau khớp rất dữ dội
  • Bạn không thể di chuyển khớp
  • Khớp bị biến dạng
  • Sưng khớp, bầm tím

Kết luận

Trên đây là một số cách tại nhà giúp bạn giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ và không phải là phương pháp điều trị chính cho các tình trạng đau xương khớp mãn tính.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...