Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt có thực sự hiệu quả?

Nhờ tính an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm nên lá lốt đã được ông bà ta tin tưởng và lưu truyền nó như một phương pháp chữa bệnh xương khớp hiệu quả cho đến hiện tại. Liệu thực tế bài thuốc từ lá lốt có mang lại hiệu quả trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay không và phải sử dụng nó như thế nào mới mang lại hiệu quả?

Lá lốt chữa thoái hóa đốt sông cổ có thực sự hiệu quả?

Tác dụng dược lý của cây lá lốt

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Lá lốt là loại cây mềm, thân hơi có lông, lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong. Lá lốt thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và có bóng mát.

Lá lốt thường được trồng để làm gia vị hay làm thuốc. Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ. Cách dùng lá lốt làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 – 9.

Thành phần hóa học của lá lốt: Lá, thân và rễ của cây có chứa ancaloid và tinh dầu với thành phần chính là β-caryophyllene, thành phần chính trong rễ cây là Bornyl acetate cùng với các hoạt chất chống oxy hóa.

Theo y học cổ truyền: Lá lốt là loại cây có vị nồng, hơi cay, có tính ấm nên được sử dụng để trừ hàn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, cầm nôn… Trong dân gian, lá lốt thường được dùng để làm thuốc chữa đau xương khớp do thay đổi thời tiết, thoái hóa khớp, thấp khớp, tê thấp, phòng chống viêm, đổ mồ hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng.

➤  Vì vậy, cây lá lốt là bài thuốc được sử dụng để giảm các cơn đau, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt cho bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.

Tác dụng của lá lốt với bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, như: di truyền, lão hóa, chấn thương, hoạt động sai tư thế, béo phì… Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mãn tính hiện vẫn chưa có cách trị dứt điểm. (Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thoái hóa đốt sống cổ TẠI ĐÂY)

Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng gây ra các biểu hiện như đau nhức mỏi vùng cổ, vai gáy, nặng hơn thì lan xuống cánh tay gây tê tay, giảm chức năng vận động của cánh tay, đau nửa đầu…

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và y học hiện đại, người ta đã phân tích được các thành phần trong Lá lốt và nhận thấy các thành phần này có khả năng tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ. Từ đó, làm giảm các cơn đau, chống viêm.

Khi phân tích sâu hơn về các thành phần của lá lốt, người ta nhận thấy rằng nó có nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Trong đó tiêu biết nhất là flavonoid, alcaloid, các chất này tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức xương khớp, tạo ra hiệu quả giảm đau, chống viêm. Cụ thể như sau:

  • Flavonoid là một chất chống viêm mạnh mẽ, nó có khả năng ức chế các cytokine tiền viêm thông qua quá trình điều hòa miễn dịch. Nó cũng giúp tăng cường sản xuất collagen type 2, là collagen cấu thành lên sụn khớp, từ đó duy trì sức khỏe của xương khớp.
  • Alcaloid giúp ức chế thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Ngoài ra, alcaloid cũng có thể hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả.

Có thể thấy, các thành phần trong lá lốt tác động trực tiếp giúp làm giảm các cơn đau, chống viêm rất tốt. Như vậy, bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt thực sự hiệu quả và đây là bài thuốc được sử dụng là có cơ sở khoa học.

Tổng hợp các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt

Để làm giảm các triệu chứng đau nhức mỏi của thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể sử dụng lá lốt dưới dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Ngoài ra, có thể kết hợp vị thuốc này với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.

Dưới đây là một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt:

Bài thuốc đắp lá lốt

Dùng lá lốt đắp trực tiếp vào vị trí đau có tác dụng lưu thông máu giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, đắp lá lốt còn giúp tăng không gian trong cột sống và giúp người bệnh thư giãn, giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu. Với phương pháp này, người bệnh sẽ cảm nhận được các bệnh giảm rõ rệt. Sau đây là chi tiết cách thực hiện bài thuốc, bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc 1

+ Nguyên liệu gồm: lá lốt tươi (100 gram), ngải cứu tươi (100 gram), muối biển (1 nắm).

+ Cách thực hiện:

  • Ngải cứu và lá lốt mang rửa sạch
  • Tiếp đến, bạn cho chúng vào chảo và xào nóng với một ít muối.
  • Cho tất cả hỗn hợp này vào túi vải và đắp chúng lên vùng da bị đau nhức.
  • Trong quá trình đắp, bạn cần phải thận trọng, tránh hỗn hợp nóng quá gây bỏng da.
  • Áp dụng cách làm này khoảng 3 – 4 lần/ tuần để bệnh được cải thiện.

Bài thuốc 2

+ Nguyên liệu gồm: Lá lốt và muối tinh

+ Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Giã nát lá lốt, sau đó cho thêm nửa muỗng muối tinh.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng bị đau, để yên từ 20 – 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Với bài thuốc đắp bạn nên thực hiện đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất lại mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon.

Uống nước lá lốt

Uống nước lá lốt thường được áp dụng với những trường hợp bệnh mới phát, các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ. Theo kinh nghiệm dân gian, bài thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm, làm giảm đau nhức.

Với phương pháp này, việc kết hợp lá lốt với các nguyên liệu khác nhau sẽ tạo ra những bài thuốc mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc 1

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ

Lá lốt kết hợp với đinh lăng, cây xấu hổ để nâng cao hiệu quả giảm đau trong việc điều trị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc phơi khô đều mang lại hiệu quả như nhau:

  • Dùng dạng tươi: Lấy 50g mỗi loại lá lốt, đinh lăng, xấu hổ dùng cả thân và rễ mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào 1,5l nước, đun sôi 3-5 phút. Dùng nước này để uống trong ngày thay thế nước lọc.
  • Dùng dạng khô: rửa sạch các loại thảo dược, cắt thành khúc khoảng 5cm rồi mang đi phơi khô. Bảo quản trong túi kín, mỗi ngày lấy ra 30g mỗi loại, sắc như ở dạng tươi và uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Lấy 5 tới 10g lá lốt khô hoặc 15 tới 30g lá lốt tươi sắc với 400ml nước, đun sao cho đến khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Uống nước sắc lá lốt này sau mỗi bữa ăn tối và không được sử dụng thuốc để qua đêm.

Lưu ý: Dù áp dụng bài thuốc nào cũng nên uống đủ liệu trình 7-10 ngày và nên thuốc sau mỗi bữa ăn sẽ giúp cho triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thuyên giảm

Chế biến món ăn từ lá lốt

Lá lốt được biết đến là loại gia vị phổ biến ở mọi gia đình. Vì thế, bạn có thể kết hợp lá lốt với các nguyên liệu khác để chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của mình. Bổ sung lá lốt vào thực đơn hàng ngày giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời giảm quá trình tích tụ canxi bất thường.

Một số món ăn từ lá lốt, người bệnh có thể tham khảo để thực hiện cho bản thân mình.

Món ăn 1: Thịt bò xào lá lốt

+ Chuẩn bị nguyên liệu: 100 gram thịt bò, 100 gram lá lốt, gia vị

+ Thực hiện:

  • Thịt bò và lá lốt rửa sạch để ráo nước.
  • Tiếp đến, bạn cắt chúng thành từng lát mỏng và ướp gia vị cho thịt bò.
  • Đặt chảo lên bếp và phi thơm hành.
  • Sau đó, bạn cho thịt bò vào xào trước. Khi thịt đã chín và thấm đều gia vị, bạn cho lá lốt vào đảo đều.
  • Nêm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp

Món ăn 2: Trứng gà rán lá lốt

+ Chuẩn bị: 4 quả trứng gà, 100 gram lá lốt, gia vị

+ Thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch lá lốt và cắt thành khúc nhỏ.
  • Tiếp đến, bạn đập trứng vào bát đánh đều lên.
  • Cho lá lốt vào trứng gà và thêm các loại gia vị, đánh đều lên.
  • Sau đó, bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi, bạn cho trứng vào rán như bình thường.

Món ăn 3: Chả lá lốt

Như đã chia sẻ ở trên, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, đưa khí đi xuống, kháng viêm, giảm đau. Còn thịt lợn (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng tư âm, nhuận táo. Khi kết hợp lá lốt và thịt lợn sẽ giúp làm ôn ấm cơ thể, nâng cao chính khí loại trừ bệnh tật.

Vì thế, món ăn này phù hợp với người mắc chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,cứng khớp do phong thấp, gút; tê bại tay chân.

Cách làm chả lá lốt:

  • Nguyên liệu: 300g thịt lợn, lá lốt 20 – 30 lá, gia vị: bột canh, mắm, hành, hạt tiêu, mì chính đủ dùng.
  • Thực hiện: Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn. Lá lốt rửa sạch, để ráo, bỏ cuống, lấy 10 lá thái chỉ. Đem thịt cùng phần lá lốt thái chỉ trộn cùng các gia vị đã chuẩn bị ở trên. Trải úp các lá lốt còn lại xuống một mặt phẳng rồi xúc phần thịt xay vào giữa, cuộn tròn lại, đem rán nhỏ lửa. Tới khi chả vàng đều thì xếp ra đĩa, ăn nóng cùng cơm hoặc bún. Có thể ăn hằng ngày.

Lưu ý, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần tránh kết hợp lá lốt với các loại gia vị và thực phẩm kích thích phản ứng gây viêm và đau nhức như đường, muối, dầu mỡ, gia vị cay nóng,…

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược tự nhiên lành tính, dễ tìm kiếm và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng vị thuốc này để chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn dược liệu sạch, còn tươi mới, không hư, không úa và không qua quá trình bảo quản
  • Người bệnh cần sử dụng những bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt trong ngày, không để qua đêm
  • Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh tạm thời chứ không giúp kiểm soát bệnh như các phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy, bạn cần thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu bạn sắc lá lốt lấy nước uống mà cảm thấy quá khó uống, bạn có thể thêm vào một ít gừng tươi hoặc cam thảo để thuốc có mùi thơm và dễ uống hơn
  • Không sử dụng lá lốt với những người đang bị táo bón, nhiệt miệng, nóng trong người
  • Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý, khả năng khỏi bệnh và thời gian điều trị ở mỗi người không giống nhau. Do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện thì bệnh mới có thể thuyên giảm
  • Trong thời gian chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt người bệnh nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện và sinh hoạt điều độ để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn
  • Nếu gặp phải các tác dụng phụ như: nổi mề đay, phát ban, mẩn ngừa… thì không nên sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời

Tóm lại, lá lốt có tác dụng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ chứ không phải là phương thuốc chuyên biệt để chữa trị bệnh. Các mẹo chữa này chỉ mang tính chất tham khảo còn tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh mà có hiệu quả nhất định. Do đó, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn phác đồ phù hợp cho bản thân.

Xem thêm: 7 bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...