Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp phổ biến thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi) và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh đang ở mức báo động vì số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được các thông tin chi tiết về căn bệnh này. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh, Phuchoikhop.com sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra ở xương đốt sống cổ và quá trình lão hóa xảy ra ở lớp đĩa đệm làm mất dần khả năng giảm chấn. Bên cạnh đó, sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh dẫn tới các cơn đau. Đặc trưng của bệnh chính là quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là khi các chức năng của cột sống cổ bị giảm sút rõ rệt, rơi vào tình trạng vôi hóa, giãn dây chằng, loãng xương, mài mòn sụn khớp, đĩa đệm mất nước,….

Khi bước qua tuổi 30, hầu hết các khớp trong cơ thể chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa đặc biệt là cột sống cổ vì chức năng giải phẫu sinh lý đặc biệt của nó.

Cột sống cổ gồm 7 đốt, trong đó đốt thứ 3 và đốt thứ 7 là 2 đốt vận động và rất dễ bị thoái hóa. Tùy vào mức độ tổn thương mà thoái hóa đốt sống cổ có những ảnh hưởng khác nhau. Bên cạnh việc hạn chế vận động và những cơn đau buốt, đến khi cả 7 đốt sống cổ bị thoái hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở mức độ nhẹ, thoái hóa đốt sống cổ gây các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não, rối loạn đại tiểu tiện, teo chi do thoái hóa gây chèn ép tủy cổ. Còn nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và thậm chí là bị liệt vĩnh viễn.

Hầu hết thoái hóa xảy ra khi chúng ta già đi và có đến 90% người trên 60 tuổi phải sống chung với bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ và các yếu tố nguy cơ

2.1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Đĩa đệm cột sống của bạn được tạo thành từ một lõi mềm bên trong và sụn cứng bao quanh bên ngoài. Các đĩa đệm thay đổi cấu trúc sẽ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các nguyên nhân chính gây bệnh là:

  • Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Ở những người cao tuổi, ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến đĩa đệm cổ có nhiệm vụ lót và giảm chấn giữa các đốt sống bị co lại và khô do mất nước, đĩa đệm ở cột sống kém dần, tế bào sụn bị mài mòn không thể tái tạo lại, dây chằng bị xơ cứng.
  • Tư thế hoạt động sai: Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khiến cho cấu trúc của cổ bị sai lệch, cong vẹo cột sống dẫn tới biến đổi mô xương, cơ và dây chằng làm cho các mô ở cột sống bị thoái hóa. Bên cạnh đó việc hoạt động sai tư thế khiến cho đĩa đệm ở các khớp của đốt sống cổ bị bào mòn gây nên thoái hóa đốt sống cổ.
  • Ít vận động: Đối với những người làm việc nhiều với máy tính, ít vận động khiến cho vùng cổ và vùng vai gáy không được cử động thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến tình trạng nứt cột sống khiến nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, tê cánh tay.
  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống. Ở những người trên 40 tuổi, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.
  • Chấn thương: Dù là chấn thương do chơi thể thao hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông sẽ làm cột sống cổ bị yếu đi, dần dần bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Di truyền: Nếu người thân của bạn bị thoái hóa cột sống cổ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng rất cao.
  • Chế độ sinh hoạt:Thường xuyên có chế độ ăn uống thiếu chất, chế độ sinh hoạt tự do cũng có thể gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

2.2. Nhóm người có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

  • Người làm việc ở cường độ lao động cao, thường xuyên cúi đầu và thâm niên lao động lớn.
  • Một số công việc làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ: thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc…
  • Nhân viên văn phòng hoặc người ngồi máy tính nhiều, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi chỉ ngồi 1 chỗ
  • Người cao tuổi (40 – 50 tuổi)
  • Những người có người thân từng mắc bệnh thoái hóa cột sống

3. Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

3.1. 4 triệu chứng chính của thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ là một tổ chức thần kinh chi phối toàn bộ hoạt động sống của con người và nó có vai trò quan trọng như bộ não thứ 2 của con người. Chính vì vậy, để tránh tổn thương đến bộ não thứ hai này chúng ta cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh như sau:

3.1.1. Mỏi cổ, cứng cổ, đau vùng cổ

Đây là triệu chứng khi bệnh ở mức độ nhẹ và thường gặp nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ thì vùng cổ sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, ban đầu là những cơn đau cổ, mỏi cổ thoáng qua, âm ỉ nhưng càng về sau những cơn đau trở lên dữ dội hơn khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức và vô cùng khó chịu.

Khi bệnh nặng, cơn đau không chỉ dừng lại ở phần cổ mà nhanh chóng lan dần từ vùng sống cổ xuống bả vai và cánh tay, thậm chí kéo dài từ gáy sau đó lan ra tai. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ bị tê liệt tạm thời, mất cảm giác linh hoạt, đau buốt khó chịu ở vùng cổ.

3.1.2. Khó khăn trong việc xoay vùng cổ

Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cử động vùng cổ, xoay cổ. Đặc biệt, vào những ngày trở trời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cổ bị vướng và đau, có khi bị vẹo cổ. Nếu vẫn cố tiếp tục thực hiện động tác xoay vùng cổ sẽ rất dễ bị đau nhức, đồng thời vùng cổ sẽ xuất hiện thêm tiếng kêu răng rắc.

Những tiếng kêu này có thể khiến nhiều người thoải mái hơn nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến cho vùng cổ dễ bị thoái hóa nhanh hơn. Và nếu không điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh bị liệt cổ.

3.1.3. Cứng gáy, chóng mặt

Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ dễ gặp phải tình trạng cứng gáy. Bệnh nhân sẽ rất khó cử động được vùng cổ, kèm theo đó là hiện tượng ngáp, buồn ngủ nhưng người bệnh lại không thể nào ngủ được. Khi dùng tay ấn vào vùng gáy, nhất là vùng gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức.

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, gai xương sẽ nhanh chóng mọc ra ở các đốt sống gây chèn ép các dây thần kinh. Sự chèn ép này làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Khi tuần hoàn não không thể cung cấp đủ máu lên não sẽ gây ra triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt,suy giảm trí nhớ, mất ngủ,…

3.1.4. Đau nhức các vị trí: thái dương, hai hố mắt, trán, vai, cánh tay

Đốt sống cổ là cơ quan có quan hệ mật thiết với những bộ phận khác. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ các cơn đau vùng cổ sẽ lan sang vai gáy, cánh tay, lên hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng theo gây ra tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tê tay, vai do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép. Kèm theo đó là tình trạng chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt.

Những cơn đau kéo dài ở vùng cổ cũng sẽ nhanh chóng lan lên đầu, gây ra tình trạng đau nhức ở đỉnh đầu và trán. Sau đó, cơn đau từ vùng gáy cũng sẽ nhanh chóng lan xuống tới bả vai và cánh tay ở một hoặc cả hai bên. Một số trường hợp, bệnh nhân bị mất đi cảm giác ở đôi tay, thậm chí cả cánh tay và cả bàn tay cũng có thể bị tê liệt.

3.2. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ theo từng cấp độ của bệnh

Dấu hiệu của bệnh sẽ nặng dần lên nếu như không được phát hiện, thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là 10 cấp độ tăng dần của bệnh thoái hóa đốt sống cổ dựa vào đó bạn có thể xác định được mình đang mắc bệnh ở cấp độ mấy để có biện pháp xử lý phù hợp.

4. Cách điều trị bệnh

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh xương khớp rất khó điều trị. Nếu không điều trị đúng cách có thể khiến cho bệnh phát triển trầm trọng hơn. Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần đảm bảo thực hiện 3 nguyên tắc sau: tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau nhức, phục hồi vùng xương khớp bị tổn thương. Dựa vào 3 nguyên tắc trên chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y kháng viêm, giảm đau

Các loại thuốc tây giúp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ với cơ chế tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau nhức, phục hồi vùng xương khớp bị tổn thương.

Khi vùng cổ và vai gáy của người bệnh xuất hiện những cơn đau nhức và tình trạng đau ngày càng gia tăng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau. Lưu ý: Người bệnh phải sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

  • Thuốc giảm đau ngoại biên chống viêm không steroid
  • Nhóm thuốc giãn cơ Tolperisone (Mydocalm)
  • Thuốc giãn cơ Eperisone HCl (Myonal)
  • Thuốc giãn cơ Mephenesin (Decontractyl)
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây y bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các bài thuốc dân gian thường được người bệnh có xu hướng tìm kiếm nhiều vì nó có chi phí rẻ lại khá lành tính. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm và không thể giảm triệt để các triệu chứng bệnh nên cần phải xem xét kỹ lưỡng tùy vào tình trạng bệnh.

Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc thảo dược từ thiên nhiên để áp dụng như:

– Rượu lá lốt: Lấy 300g lá lốt rửa sạch ngâm với rượu trắng khoảng 30 ngày và lấy ra để xoa bóp phần cột sống cổ.

– Chìa vôi: Đây là bài thuốc thảo dược với cây chìa vôi được rất nhiều người áp dụng và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả. Lấy 30g chìa vôi trắng đem đi rửa sạch, rồi đem sắc cùng với trinh nữ, dền gai, cỏ xước, tầm gửi, ngải cứu khoảng 20g để uống mỗi ngày.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Bệnh nhân có thể tự tập tại nhà theo các bài tập của các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này nhằm đưa đốt sống về vị trí ban đầu, giảm chèn ép vào rễ thần kinh, giúp máu lưu thông hiệu quả, chữa đau nhức triệt để.

Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:

  • Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.
  • Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
  • Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.
  • Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y

Đông y cũng là giải pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ lành tính và an toàn cho cơ thể. Theo quan điểm Đông y, muốn điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, trước hết phải phục hồi chức năng chủ gân cốt, chức năng can thận. Đồng thời, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết để cơ thể tự phục hồi chức năng xương khớp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ trào bán các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, người bệnh nên đến các địa chỉ y khoa tin cậy để được thăm khám và sử dụng loại thuốc chất lượng và phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc dạng viên ứng dụng Đông Y và mang lại hiệu quả không kém. Khương Thảo Đan là một trong những loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Khương Thảo Đan được kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Đây là phương thuốc cổ truyền xuất xứ từ Thiên Kim rất nổi tiếng và được giới y học phương Đông đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Bài thuốc nổi tiếng, gồm 15 vị: Độc hoạt, quế, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, tần giao, thược dược, tang ký sinh, can địa hoàng, đỗ trọng, nhân sâm, ngưu tất, phục linh và cam thảo.

Với thành phần chính là hoạt chất KGA1 chiết tách từ cây địa liền, kết hợp với các vị thuốc từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang và Collagen Type II, Khương Thảo Đan vô cùng an toàn cho người dùng với ba tác động hoàn hảo GIẢM ĐAU- CHỐNG VIÊM- TÁI TẠO. Sản phẩm được nghiên cứu bởi PGS. TS Lê Minh Hà có tác dụng làm giảm nhanh chóng các cơn đau, điều trị từ sâu bên trong để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

Đặt giao hàng tận nhà bằng cách điền thông tin giao hàng vào form đặt hàng TẠI ĐÂY

Tìm mua Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nơi mình sinh sống nhất hãy BẤM VÀO ĐÂY

Phẫu thuật

Phẫu thuật là liệu pháp cuối cùng được áp dụng giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khi những biện pháp nêu trên không thực sự mang lại hiệu quả. Và khi mà bệnh trở lên nghiêm trọng ảnh hưởng dây thần kinh vùng xung quanh thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị theo phương pháp phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số xương, hoặc phần xương nhô ra, và cũng có thể là một phần của đĩa đệm để lấy áp lực ra khỏi rễ thần kinh cột sống hoặc tủy sống.

Một loại phẫu thuật khác là hợp hạch cổ để làm giảm áp lực lên các khớp gốc và tủy sống.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích giúp các bạn có thể hiểu hơn về bệnh thoái hóa đốt sống cổ đồng thời có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
  • Vỏ thị kiều oanh đã bình luận

    16/10/2021 16:33

    Tôi muốn hỏi tôi đang dùng thuốc tây loại thuốc rối loạn thần kinh vậy tôi có dùng Khương Thảo Đan được không ạ?
    • Chuyên Viên Tư Vấn đã bình luận

      26/10/2021 16:59

      Chào chị Oanh! Khương Thảo Đan với nguyên liệu thảo dược được trồng theo hướng VietGap nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ cũng như hiệu quả mà thảo dược ...[Xem thêm]
  • Bài viết liên quan

    Xem thêm »
    vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

    Bài Đọc Nhiều Nhất

    Loading...