Top 7 bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn, hiệu quả

Chữa đau khớp gối bằng thảo dược là phương pháp lưu truyền từ xa xưa, đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại nhiều hiệu quả. Vậy người bệnh nên sử dụng loại thảo dược nào? Cách thực hiện các bài thuốc có đơn giản không? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chua-dau-khop-goi-bang-thao-duoc

Vì sao nên chữa đau khớp gối bằng thảo dược?

Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương xung quanh vị trí này, ví dụ: rách dây chằng chéo trước, rách sụn chêm, trật khớp… Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, bệnh gout…

Tùy vào mức độ và vùng bị tổn thương, người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội thành từng cơn. Bên cạnh đó, đầu gối có thể xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ do viêm, cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động làm cản trở sinh hoạt hằng ngày.

dau-khop-goi
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Hiện nay, có nhiều cách điều trị nhanh chóng chứng đau khớp gối như: sử dụng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Tuy nhiên, các bài thuốc thảo dược lưu truyền từ xa xưa vẫn giữ được vị trí quan trọng và ngày càng phát triển hơn, trở thành một ngành công nghiệp riêng biệt nhờ những ưu điểm dưới đây:

Hiệu quả cao: Bài thuốc từ thảo dược có khả năng khắc phục tình trạng đau khớp gối cùng các triệu chứng đi kèm như sưng, viêm, cứng khớp… Bên cạnh đó, phương pháp này còn tăng cường miễn dịch trong cơ thể, cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá giúp khớp gối và toàn bộ hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn.

 Ít tác dụng phụ: Các nguyên liệu từ thiên nhiên thường lành tính, ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y, có thể sử dụng được cho cả người bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Phương pháp này dùng được trong thời gian dài, phù hợp điều trị tình trạng đau khớp gối mãn tính liên quan đến các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…

Nguyên liệu dễ kiếm: Bài thuốc thường chứa nhiều thành phần quen thuộc có thể mua ở bất kỳ đâu. Nhiều dược liệu còn dễ dàng tìm thấy ngay trong căn bếp như gừng tươi, lá lốt, ngải cứu…

– Giá thành thấp. Các bài thuốc chữa đau khớp gối hầu hết đều có nhiều thành phần quen thuộc, dễ kiếm. Nhờ thế mà chi phí của chúng thường có giá thành thấp hơn.

Nhược điểm. Dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Tác dụng tương đối chậm, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị.
  • Người bệnh có thể mua phải dược liệu kém chất lượng, lẫn nhiều tạp chất hoặc các chất hóa học độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

Top 7 bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thảo dược

Độc hoạt

Trong nền y học cổ truyền, độc hoạt là vị thuốc quen thuộc bao gồm thân và rễ của nhiều loại thảo dược khác nhau như: ngưu vĩ độc hoạt, xuyên độc hoạt, cửu nhỡn độc hoạt, hương độc hoạt… Hiện nay, nguyên liệu này thường được nhập từ Trung Quốc và chưa được tìm thấy ở nước ta.

Độc hoạt có vị cay, tính ôn, chủ trị phong hàn, khử thấp, hết đau, thường được sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối.

Bên cạnh đó, nguyên liệu này chứa nhiều bergapten có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa các tác nhân có hại ảnh hưởng xấu đến khớp gối.

Doc-hoat-chua-dau-khop-goi
Độc hoạt là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp.

Bài thuốc chữa đau khớp gối từ độc hoạt được thực hiện như sau:

Nguyên liệu:

  • Độc hoạt: 5g
  • Đương quy: 3g
  • Phòng phong: 3g
  • Phục linh: 3g
  • Nhân sâm: 2g
  • Cam thảo: 1g
  • Can khương: 1g
  • Phụ tử: 1g
  • Đậu đen: 5g
  • Nước: 600ml

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
  • Bước 2: Tất cả nguyên liệu đem đi sắc đến khi còn 200ml nước.
  • Bước 3: Chia thành 3 phần và uống luôn trong ngày.

Thổ phục linh

Theo nền y học phương Đông, thổ phục linh có vị hơi ngọt, tính bình, giúp giải độc, khử phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt. Đây là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối và một số bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy.

Bên cạnh đó, thổ phục linh còn chứa astilbin với khả năng điều hòa miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa. Những công dụng này góp phần phục hồi tổn thương và giảm đau nhức ở khớp gối.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thổ phục linh dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Thổ phục linh: 20g
  • Cỏ nhọ nồi: 16g
  • Hy thiêm: 16g
  • Ngải cứu: 12g
  • Ngưu tất: 12g
  • Thương nhĩ tử: 12g

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc trên.
  • Bước 2: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị hen suyễn… nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cẩn thận trong quá trình dùng bài thuốc từ thổ phục linh.

Ngưu tất

Ngưu tất còn có tên khác là cây cỏ xước, bách bội, ngưu tịch… Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ được phơi hoặc sấy khô, gọi là Radix Achyranthis bidentatae (ABR).

Ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, không độc, giúp mạnh gân cơ, bổ can thận, hoạt huyết, điều kinh, kích thích tiểu tiện. Do đó, dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc giảm đau nhức nhức xương khớp, đau đầu gối, đau bụng kinh, bí tiểu…

Thành phần quan trọng được tìm thấy trong rễ cây ngưu tất là các saponin. Saponin có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa. Nhờ vậy, hoạt chất giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho khớp gối cũng như toàn bộ hệ thống xương khớp và những cơ quan khác, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

Hiện nay, saponin có trong ngưu tất còn được các nhà khoa học hết sức quan tâm nhờ tác dụng giảm cholesterol máu và chống lại tế bào ung thư.

Nguu-tat-chua-dau-khop-goi
Saponin trong ngưu tất không chỉ giảm đau khớp gối mà còn giảm cholesterol máu, ngăn ngừa các tế bào ung thư.

Dưới đây là bài thuốc chữa đau khớp gối bằng ngưu tất:

Nguyên liệu:

  • Ngưu tất: 20g
  • Gạo lứt: 100g

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu.
  • Bước 2: Đem nấu thành cháo, ăn lúc còn nóng 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng ngưu tất cho phụ nữ mang thai hoặc ra nhiều kinh nguyệt, người bị di tinh hoặc mộng tinh.

Hy thiêm

Bộ phận dùng làm thuốc của cây hy thiêm là toàn bộ các phần trên mặt đất được phơi khô. Theo y học cổ truyền, dược liệu có khả năng trừ phong thấp, thông kinh lạc, trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau trong xương, lưng gối mỏi.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hy thiêm chứa hàm lượng lớn diterpenoid glycosid có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, điều trị chứng đau khớp gối do nhiều nguyên nhân như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…

Bài thuốc chữa đau khớp gối từ hy thiêm được thực hiện như sau:

Nguyên liệu:

  • Hy thiêm: 3 chỉ
  • Bạch mao đằng: 3 chỉ
  • Xú ngô đồng: 5 chỉ

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu.
  • Bước 2: Sắc uống hàng ngày.

Ngải cứu

Theo nền y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hăng. Dược liệu thường được dùng để giảm đau, tiêu viêm, tán hàn, ôn trung trong các bài thuốc chữa đau khớp gối, đau mỏi vai gáy, đau lưng do khí huyết không lưu thông, khí lạnh xâm nhập…

Bên cạnh đó, ngải cứu chứa hai hoạt chất quý giá: flavonoid và polyphenol. Đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.

Ngai-cuu-chua-dau-khop-goi
Ngải cứu là dược liệu phổ biến có thể tìm mua ở bất kỳ đâu.

Bài thuốc chữa đau khớp gối bằng ngải cứu được thực hiện như sau:

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu: 1 nắm.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn ngải cứu, sau đó đem sao nóng.
  • Bước 3: Bọc nguyên liệu trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau nhức xung quanh đầu gối.
  • Bước 4: Khi ngải cứu nguội bớt, có thể sao lại và chườm thêm lần nữa.
  • Bước 5: Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút để tăng hiệu quả.

Lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm tinh dầu đặc trưng, giúp cường gân, kiện cốt, chỉ thống (giảm đau nhức), trừ phong hàn. Do đó, dược liệu thường được sử dụng để chữa đau khớp gối, đau vai gáy và các bệnh lý xương khớp mãn tính như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Ngoài ra, hoạt chất flavonoid có trong lá lốt là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp trong cơ thể.

Người bệnh có thể tham khảo 2 bài thuốc chữa đau khớp gối bằng lá lốt dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 30g.

Cách tiến hành:

1. Cách 1: Uống nước lá lốt chữa đau khớp gối.

  • Bước 1: Ngâm lá lốt trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá lốt, cho vào ấm chứa 200ml nước rồi đun sôi.
  • Bước 3: Bỏ bã và uống hết phần nước sắc sau bữa ăn tối.

2. Cách 2: Đắp lá lốt chữa đau khớp gối.

  • Bước 1: Ngâm lá lốt trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
  • Bước 2: Giã nhuyễn lá lốt.
  • Bước 3: Đắp dược liệu lên vùng đau nhức quanh đầu gối trong khoảng thời gian 15 – 20 phút rồi gỡ ra.
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Bài thuốc lá lốt không phù hợp với bệnh nhân nóng trong, nhiệt miệng, táo bón…

Gừng tươi

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nhẹ, mùi thơm và tính ấm đặc trưng, giúp giảm đau, tiêu viêm, tán phong hàn, ôn trung khử thấp…

Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, gừng tươi còn chứa một số hoạt chất quý giá như: gingerols, shogaols. Các thành phần này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa cao, tăng cường phục hồi và bảo vệ sụn khớp. Đó là lý do vì sao gừng được khuyến khích sử dụng khi bị đau khớp gối.

Gung-tuoi-chua-dau-khop-goi
Gừng tươi vừa là gia vị quen thuộc, vừa là vị thuốc quý chữa đau khớp gối và các bệnh lý xương khớp khác.

Dưới đây là bài thuốc chữa đau khớp gối bằng gừng:

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 1 củ.
  • Muối hạt to

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, giữ nguyên vỏ, thái thành lát mỏng.
  • Bước 2: Rang những lát gừng mỏng cùng với muối hạt to.
  • Bước 3: Dùng khăn để bọc hỗn hợp và đắp lên vị trí đau nhức vùng đầu gối trong khoảng 20 phút.

Ngoài ra, người bệnh có thể pha trà gừng, sử dụng gừng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày.

Lưu ý khi chữa đau khớp gối bằng thảo dược

Khi chữa đau khớp gối bằng thảo dược, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

☛ Các bài thuốc từ thiên nhiên thường có tác dụng chậm, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả rõ rệt.

☛ Phương pháp này phù hợp cho những cơn đau khớp gối mức độ nhẹ. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn như đau nhức dữ dội, da tím tái, không thể co hoặc duỗi đầu gối như bình thường, mất cảm giác và khả năng đi lại… người bệnh nên gặp chuyên gia để nhận được tư vấn tốt nhất.

☛ Lựa chọn dược liệu đảm bảo chất lượng, không lẫn tạp chất, chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

☛ Một số đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo kỹ ý kiến của các chuyên gia trước khi dùng các bài thuốc từ thảo dược.

☛ Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như nổi phát ban, mẩn ngứa, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng đi ngoài… người bệnh nên ngừng dùng thuốc và đi khám trong thời gian sớm nhất.

☛ Luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của khớp gối, tăng tiết dịch bôi trơn giúp khớp gối hoạt động dễ dàng hơn, giảm đau nhức, co cứng cơ và ngăn ngừa thoái hóa.

☛ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi và hấp thu dưỡng chất trong cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thiên nhiên, đặc biệt là các chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, vitamin E, vitamin K, acid béo omega-3…
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ vì đây là nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu canxi của xương.
  • Không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia… để tránh tình trạng loãng xương.

Chi tiết: Đau khớp gối NÊN ăn gì và KHÔNG NÊN ăn gì?

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị đau khớp gối hiệu quả

Như đã nói ở trên, chữa đau khớp gối bằng thảo dược thường mất nhiều thời gian và công sức. Người bệnh có thể mua phải nguyên liệu kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo để sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP.

Sản phẩm đáp ứng tốt cho những đối tượng dưới đây:

  • Người bị đau khớp gối, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Một sản phẩm của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam

 

Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc Đông y Độc Hoạt Tang Ký Sinh với các thành phần như: độc hoạt, ngưu tất, phòng phong… bổ sung thêm địa liền, hy thiêm, thổ phục linh. Đây đều là những vị thuốc nổi tiếng giúp cường gân kiện cốt, giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

Một ưu điểm khác của Khương Thảo Đan là chứa hoạt chất collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp nhanh chóng.

Như vậy, Khương Thảo Đan vừa kế thừa từ bài thuốc Đông y nổi tiếng, vừa được bổ sung thêm các thành phần tinh hoa của y học hiện đại; giúp sản phẩm vừa có hiệu quả vượt trội lại vừa an toàn, dễ sử dụng. Điều này đã đưa Khương Thảo Đan trở thành lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân bị đau khớp gối.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – PGS. TS Đỗ Tất Lợi.
  • https://www.medicinenet.com/knee_pain_facts/article.htm

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...