Đau khớp gối chân: Những điều cần biết

Đau khớp gối là một trong những triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó có thể khởi phát đột ngột, thường sau chấn thương hoặc tập thể dục, cũng có thể bắt đầu như một cảm giác khó chịu nhẹ, sau đó từ từ trở nên tồi tệ hơn. Vậy đau nhức xương khớp gối có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Đau nhức khớp gối – Phổ biến ở mọi lứa tuổi

Đau đầu gối là một tình trạng rất phổ biến. Tỷ lệ đau khớp gối chung trong dân số là khoảng 19%. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của cơn đau tăng đều theo tuổi.

Ở đàn ông, tỉ lệ đau đầu gối chung cho nam giới ở mọi lứa tuổi là từ 15 đến 20%. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy khoảng 18% nam giới từ 60 tuổi trở lên bị đau đầu gối và tỷ lệ mắc bệnh tăng đều theo tuổi. Tỷ lệ đau đầu gối cao nhất là ở nam giới từ 85 đến 90 tuổi, gần 24%.

Ở phụ nữ, tỉ lệ này cao hơn, với tỉ lệ chung là khoảng 20%. Trong đó, giới trên 60 tuổi có tỉ lệ đau khớp gối là khoảng 23% và 85 đến 90 tuổi, tỉ lệ này là 30%.

Ở trẻ em, đau đầu gối mãn tính ở thanh thiếu niên là khoảng 18% và trẻ em là 4%. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đau đầu gối mãn tính giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Thanh thiếu niên dễ bị đau xương hơn trẻ em do cấu trúc khớp phát triển nhanh trong giai đoạn này.

Đau đầu gối có thể bắt nguồn từ bất kỳ cấu trúc xương nào ảnh hưởng đến khớp gối, như: xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè hoặc dây chằng, gân, sụn của đầu gối.

Đau đầu gối là một tình trạng rất phổ biến (Ảnh minh họa)

Triệu chứng – Dấu hiệu

Bạn có thể bị đau đầu gối ở nhiều vị trí khác nhau, như:

  • Đau ở mặt trước của đầu gối
  • Đau ở hai bên hoặc một bên đầu gối
  • Đau ở phía sau đầu gối
  • Đau trung thất (đau bên trong đầu gối)

Vị trí của cơn đau đầu gối có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc nào bị ảnh hưởng, tổn thương.

Nếu bị đau mãn tính, đặc điểm của cơn đau sẽ là:

  • Cơn đau có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm
  • Đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần
  • Nguyên nhân cơn đau thường không rõ ràng hoặc do một số bệnh lý
  • Đau mang tính chất vô ích, phá hoại
  • Cơn đau có thể tái phát sau điều trị

Nếu bị đau cấp tính, đặc điểm của cơn đau sẽ là:

  • Có thể xác định được nguyên nhân cơn đau, thời điểm đau (thường khởi phát sau chấn thương hoặc tập thể thao, lao động nặng)
  • Cơn đau có cường độ mạnh mẽ
  • Thường kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể (dưới 3 tháng), giảm dần khi nguyên nhân gây ra cơn đau được chữa lành hoặc giải quyết.
  • Đau mang tính chất bảo vệ, có ích
Các vị trí có thể đau nhức ở đầu gối (Ảnh minh họa)

Kèm theo các cơn đau là một số triệu chứng khác, như:

  • Sưng và cứng khớp
  • Đỏ và ấm khi chạm vào
  • Đầu gối không ổn định
  • Không có khả năng duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối
  • Có tiếng ồn lạo xạo hoặc lộp bộp trong khớp gối
  • Đầu gối bị biến dạng
  • Yếu cơ, không thể đặt trọng lượng lên đầu gối, thể hiện bằng việc đi lại khó khăn, khó đứng dậy,…
  • Đi khập khiễng
  • Sốt, mệt mỏi
  • .v.v.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ có các triệu chứng kèm theo khác nhau.

☛ Tìm hiểu thêm: Điểm danh 12 triệu chứng đau khớp gối thường gặp

Đầu gối bị sưng

Triệu chứng cảnh báo cần đi khám

Đau đầu gối nếu do các hoạt động gắng sức hơn bình thường bạn có thể thực hiện tự chăm sóc tại nhà. Đau đầu gối nếu xảy ra do các chấn thương tương đối nhỏ thường có thể theo dõi trong 1 đến 2 ngày để xem liệu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có hữu ích hay không.

Hãy đi khám, nếu:

  • Đầu gối bị sưng rõ rệt
  • Không thể duỗi hoặc uốn cong đầu gối
  • Đầu gối bị biến dạng rõ ràng
  • Đầu gối không thể chịu trọng lượng
  • Bị sốt, kèm theo mẩn đỏ, đau và sưng ở đầu gối
  • Bị đau đầu gối nghiêm trọng có liên quan đến chấn thương
  • Sốt

Hãy cấp cứu, nếu cơn đau xuất phát sau một chấn thương mạnh, kèm theo:

  • Khớp bị biến dạng
  • Có tiếng lộp độp tại thời điểm đầu gối bị thương
  • Đầu gối kông có khả năng chịu trọng lượng
  • Sưng đột ngột
  • Đau đầu gối dữ dội
  • Chảy máu
  • .v.v.
Bạn cần đi khám nếu thấy một số dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)

Đau nhức đầu gối là bệnh gì?

Đau nhức đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chúng ta có thể chia các nguyên nhân nhân này theo vị trí đau, theo kiểu đau hoặc theo chấn thương, bệnh lý, không bệnh lý,…

Đau đầu gối do chấn thương

Các chấn thương đầu gối thường do lực vặn hoặc uốn cong tác động đột ngột lên đầu gối (chuyển hướng đột ngột khi chơi thể thao,…), hoặc do có lực trực tiếp tác động lên (ngã, tai nạn,…)

Các loại chấn thương đầu gối gây đau thường gặp nhất là:

  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) (phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao khác cần thay đổi hướng đột ngột). Ngoài ra, bạn cũn có thể bị chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL) và sau (PCL).
  • Gãy xương
  • Rách sụn chêm
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối
  • Viêm gân sao
  • Trật khớp xương bánh chè
  • .v.v.

Đau đầu gối không do chấn thương

Một số nguyên nhân cơ học có thể gây đau đầu gối bao gồm:

  • Khớp lỏng lẻo (đôi khi do tình trạng chấn thương hoặc thoái hóa xương, sụn có thể khiến một phần xương hoặc sụn bị gãy ra và trôi nổi trong khoang khớp. Điều này có thể không tạo ra bất kỳ vấn đề nào, trừ việc làm khớp trở nên lỏng lẻo và cản trở chuyển động khớp gối, tác động giống như một chiếc bút chì mắc vào bản lề cửa, gây ra đau khớp gối).
  • Hội chứng dây thần kinh tọa (xảy ra khi dải mô cứng kéo dài từ bên ngoài hông đến bên ngoài đầu gối (dây thần kinh xương đùi) bị kéo căng đến mức cọ xát với phần bên ngoài xương đùi. Thường xảy ra ở những người đạp xe và chạy cự li ngắn).
  • Đau hông hoặc chân (khi bạn bị đau hông hoặc chân, bạn có xu hướng thay đổi cách đi bộ để tránh đau những khớp này. Việc thay đổi dáng đi có thể gây nhiều áp lực nhiều hơn cho khớp đầu gối, dẫn đến tình trạng đau khớp gối).

Do các bệnh viêm khớp

Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, và những loại có nhiều khả năng gây ra đau khớp đầu gối nhất gồm:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Gout
  • Bệnh giả gout
  • Viêm khớp nhiễm trùng
  • .v.v.

Các yếu tố rủi ro

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về khớp đầu gối gồm:

  • Thừa cân. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hay lên xuống cầu thang. Điều này thúc đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp, khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn
  • Cơ bắp yếu. Thiếu sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp có thể làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối. Cơ bắp khỏe mạnh giúp ổn định và bảo vệ các khớp của bạn còn sự linh hoạt giúp bạn đạt được toàn bộ chuyển động.
  • Một số môn thể thao hoặc nghề nghiệp. Một số môn thể thao có thể tạo nhiều áp lực cho đầu gối của bạn hơn những môn khác, chẳng hạn như: các cú nhảy và trụ của bóng rổ, chuyển hướng trong bộ môn bóng đá, bóng ném. Ngoài ra, những người làm công việc đòi hỏi sự lặp đi lặp lại ở đầu gối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, như làm xây dựng, làm nông, mang vác vật nặng đi lại,…
  • Chấn thương trước đây. Nếu bạn từng bị chấn thương đầu gối trước đây, điều này có thể khiến bạn tăng nguy cơ chấn thương thêm một lần nữa.

☛ Xem thêm: Top nguyên nhân đau khớp gối ở nhiều độ tuổi

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả trong các hoạt động bình thường (Ảnh minh họa)

Đau nhức đầu gối được chẩn đoán thế nào?

Để xác định được nguyên nhân chính xác gây đau khớp gối, khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các thông tin sau:

– Đặc điểm bệnh nhân. Một số tình trạng đau xương khớp gối có thể xảy ra ở những các nhân có đặc điểm nhất định. Ví dụ: thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người lớn tuổi, những người thường xuyên hoạt động quá sức, béo phì,…

– Tiền sử bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn, đồng thời khai thác lịch sử y tế của bạn và gia đình.

– Kết quả khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ di chuyển và thăm dò đầu gối của bạn để tìm các dấu hiệu tổn thương cơ, gân hoặc sụn. Điều này giúp tìm vị trí của cơn đau, chẳng hạn như phía sau đầu gối, phía trước đầu gối, bên trong hoặc trên đầu gối.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát tư thế ngồi, đi lại của bạn.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân đau là do dây thần kinh, bác sĩ có thể tiến hành đánh giá phản xạ thần kinh của bạn.

Bác sĩ tiến hành kiểm tra đầu gối bị sưng đau (Ảnh minh họa)

– Kết quả hình ảnh và các xét nghiệm khác. Đôi khi cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để xác định các tổn thương hoặc bất thường về cấu trúc.

Một số xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán hiện tượng đau khớp gối gồm:

  • Chụp X-quang. Giúp tạo hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể; thường để xác định tổn thương hoặc bệnh ở dây chằng, cơ xung quanh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là chụp CT hoặc CAT). Giúp tạo hình ảnh ngang hoặc dọc trục của cơ thể. Chụp CT chi tiết hơn chụp X-quang tổng quát.
  • Nội soi khớp. Nội soi khớp được sử dụng để đánh giá bất kỳ thay đổi nào nào trong khớp, phát hiện các bệnh xương và khối u, xác định nguyên nhân gây đau và viêm xương.
  • Xạ hình xương bằng hạt nhân phóng xạ. Xét nghiệm này cho thấy lưu lượng máu đến xương và hoạt động của tế bào trong xương.
  • .v.v.

Điều trị

Để điều trị đau nhức khớp đầu gối hiệu quả, cần phải dựa vào nguyên nhân. Về cơ bản, những phương pháp điều trị có sẵn cho đau đầu gối là:

Thuốc uống

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giúp bạn giảm đau, chống viêm, điều trị các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Thuốc giúp giảm đau, chống viêm nhanh chóng, hiệu quả nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hành vật lý trị liệu để giúp tăng cường các cơ xung quanh đầu gối và giúp nó ổn định hơn. Các bài tập này dựa trên tình trạng đang gây đau cụ thể của bạn.

Ngoài các bài tập, vật lý trị liệu còn bao gồm một số phương pháp không chủ động khác, như:

– Giáo dục bệnh nhân. Để tạo ra các giải pháp hiệu quả, lâu dài, các chuyên gia vật lý trị liệu phải dạy bệnh nhân những nguyên nhân cơ bản gây ra đau khớp gối và giúp họ thay đổi các kiểu vận động hàng ngày, chỉnh sửa tư thế, dáng đi và phòng ngừa ngã.

– Trị liệu bằng tay. Bao gồm một số phương pháp xoa bóp, massage nhằm huy động các mô để giảm đau, tăng phạm vi chuyển động cho khớp và giảm viêm.

– Nhiệt trị liệu. Sử dụng nhiệt nóng trước các bài tập để tăng tính di động của mô và giãn cơ, khớp. Sau đó chườm đá để giảm viêm, đau sau tập.

– Kích thích điện. Dùng để phục hồi chức năng cơ sau chấn thương.

Vật lý trị liệu giúp giảm sưng đau khớp gối (Ảnh minh họa)

Tiêm

Ngoài việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm cũng là một trong những cách để điều trị đau khớp gối trong một số trường hợp nhất định.

Các loại thuốc tiêm khớp gối thường được sử dụng là:

  • Thuốc corticoid
  • Axit hyaluronic

Phẫu thuật

Nếu bạn bị chấn thương nặng hoặc trong một số bệnh lý xương khớp mà việc điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật, nhưng thường việc phẫu thuật không cần thiết phải tiến hành ngay lập tức.

Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương pháp, bao gồm cả phẫu thuật và không phẫu thuật.

Nếu bạn chọn phẫu thuật, các phương pháp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi khớp
  • Phẫu thuật thay một phần khớp gối
  • Phẫu thuật thay toàn bộ đầu gối
Phẫu thuật đầu gối được khuyến nghị khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc trong một số trường hợp nhất định do bác sĩ đánh giá (Ảnh minh họa)

Sống chung với đau khớp đầu gối

Song song với các phương pháp điều trị y tế, để hạn chế tình trạng đau khớp gối và tăng hiệu quả điều trị. Bạn nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà.

Nghỉ ngơi

Trong các đợt tái phát bệnh hoặc khi mới bị thương, bạn nên nghỉ ngơi 1 tới 2 ngày để cơ thể phục hồi lại. Sau 48h hãy hoạt động thể chất nhẹ nhàng.

Chườm nhiệt

Khi mới bị đau, bạn có thể tiến hành chườm lạnh trong ngày đầu tiên. Lưu ý không chườm lâu hơn 20 phút mỗi lần vì nó có thể gây hại cho thần kinh và da.

Sang ngày thứ hai, chườm nóng lên vùng đau.

Kê cao chân

Để giảm sưng viêm, bạn hãy kê cao chân lê

Để giúp giảm sưng, hãy thử kê chân bị thương của bạn trên gối hoặc ngồi trên ghế tựa.

☛ Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách giảm đau khớp gối tại nhà

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt và xương khớp cũng vậy. Việc ăn một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành, tăng cường hoạt dịch cho khớp,…

Một số loại thực phẩm lành mạnh tốt cho đau khớp gối là:

  • Các loại các béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu;
  • Rau có màu xanh đậm
  • Rau họ cải
  • Các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng
  • Các loại quả kiên như hạnh đào, óc chó, hạt dẻ
  • Trà xanh
  • Nước hầm xương
  • .v.v.
Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt và xương khớp cũng vậy (Ảnh minh họa)

☛ Đọc thêm: Đau khớp gối NÊN ăn gì và KHÔNG NÊN ăn gì?

Tích cực vận động cơ thể

Việc vận động cơ thể thường xuyên giúp ích rất nhiều cho chứng đau khớp gối của bạn, chẳng hạn như:

  • Giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp
  • Tăng tính linh hoạt cho khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp
  • Hạn chế tái phát các cơn đau cấp tính
  • .v.v.

Vì thế, bạn nên tích cực vận động cơ thể bằng cách lựa chọn một bộ môn thể thao yêu thích và luyện tập.

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau khớp gối, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với thành phần từ dược liệu thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 có tác dụng cao gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường cùng hoạt chất Collagen typ II không biến tính, Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội trong tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo, giúp mang lại niềm vui trọn vẹn cho những người bị đau khớp gối nói riêng và những người bị đau xương khớp nói chung.

Để tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Đau khớp gối có quan hệ được không?

Khi bị đau khớp gối, bạn không nên tránh việc quan hệ tình dục. Trên thực tế, tình dục cũng là một trong những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, ít tác động, giúp bạn giảm các cơn đau mãn tính.

Khi bị đau khớp gối, bạn không nên tránh việc quan hệ tình dục (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, để việc thân mật không trở thành “thảm họa”, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách:

  • Lập kế hoạch cho niềm vui. Nếu bạn thường bị đau vào buổi sáng, có thể lên kế hoạch thân mật vào buổi chiều, tối và ngược lại. Việc chuẩn bị trước cũng giúp bạn có thể điều chỉnh thời gian uống thuốc sao cho phù hợp.
  • “Màn dạo đầu” có thể bao gồm tắm nước ấm hoặc chừm nóng để nới lỏng các khớp bị cứng
  • Tìm kiếm những tư thế phù hợp cho cả hai

Sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bạn vẫn có thể cảm thấy đau và không thoải mái khi quan hệ. Hãy cởi mở nói chuyện với đối tác của mình để cả hai cùng khắc phục những vấn đề gặp phải và tìm ra phương pháp phù hợp với cả hai. Việc tiếp xúc cơ thể, dù chỉ là xoa bóp nhẹ hay kích thích tình dục bằng miệng hoặc ngón tay đều tốt cho cả thể chất và tinh thần.

Kết luận

Đau khớp gối là một trong những vấn đề phổ biến toàn thế giới. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề này, bao gồm cả những nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý. Điều quan trọng là bạn không được chủ quan nếu bị đau nhức khớp gối, cần theo dõi triệu chứng và đi khám kịp thời nếu thấy bất thường.

Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...