Hướng dẫn 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà

Ngải cứu được sử dụng trong Đông Y để chữa nhiều tình trạng bệnh khác nhau, tiêu biểu trong số đó có thể kể tới là chữa đau nhức vai gáy. Đây là một nguyên liệu rẻ và dễ kiếm, vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn mẹo chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà.

Thực hư tác dụng của ngải cứu với cơn đau

Ngải cứu còn có tên gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải diệp. Tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Đây là vị thuốc quen thuộc trong cả Đông y và Tây y.

Theo Đông y, ngải cứu là vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, chữa đau xương khớp,…

Trong đó, với chứng đau vai gáy, Đông y cho rằng tình trạng này xảy ra là do khí huyết ứ trệ, phong hàn xâm nhập. Khi sử dụng ngải cứu có thể trục hàn thấp, giúp lưu thông mạch máu, từ đó cải thiện đau nhức hiệu quả.

Trong Tây y, ngải cứu được đánh giá cao vì hương thơm đặc biệt và được sử dụng để điều trị cho nhiều tình trạng sức khỏe, chẳng hạn: giảm viêm khớp, hiệu quả đối với một số vấn đề về tiêu hóa (đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy), giảm đau bụng kinh, giảm đau xương khớp,…

Trong đó, tiêu biểu có thể kể tới là đặc tính giảm đau, chống viêm của ngải cứu.

Người ta phát hiện được rằng, thân, lá, hoa (các bộ phận trên mặt đất) của ngải cứu có thành phần chủ yếu là tinh dầu, long não, pinene và 1,8-cineole. Đáng chú ý trong số này là long não. Đây là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc giảm đau, bao gồm cả thuốc giảm đau tại chỗ. Nó có thể giúp điều trị đau nhức cơ bắp, đồng thời kích thích lưu thông, bằng cách tương tác với thụ thể trên các dây thần kinh cảm giác.

Trong nhiều nghiên cứu, người ta cũng nhận thấy rằng, sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa ngải cứu giúp cải thiện mức độ đau và chức năng thể chất ở người bệnh bị thoái hóa khớp, viêm khớp. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý rằng, không được bôi trực tiếp tinh dầu ngải cứu lên da, vì các hợp chất của nó quá đậm đặc và có thể dẫn đến bỏng đau.

Chính vì thế, việc sử dụng ngải cứu để giảm đau nhức vai gáy là một phương pháp hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Ngải cứu có chứa một số thành phần giúp giảm đau, kháng viêm (Ảnh minh họa)

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Chườm nóng ngải cứu

Phương pháp này được rất nhiều người thực hiện bởi nó đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá ngải cứu rửa sạch
  • Muối hạt to
  • Một tấm khăn sạch hoặc túi chườm

Cách thực hiện: Lá ngải cứu đem sao cho đến khi nhận thấy lá đã thật khô và nóng nóng ở nhiệt độ cao thì bỏ muối hột vào sao cùng. Khi hỗn hợp đã đủ nóng thì ngừng sao, cho vào túi chườm hoặc vào khăn sạch, bọc lại rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.

Chườm cho tới khi hỗn hợp hết nóng thì ngừng. Chườm hằng ngày bạn sẽ thấy hiện tượng đau mỏi vai gáy được cải thiện đáng kể.

Lưu ý:

  • Không nên chườm khi hỗn hợp còn quá nóng vì có thể gây bỏng rát vùng chườm.
  • Tư thế chườm có thể là nằm sấp hoặc ngồi
Bạn có thể bọc ngải cứu đã sao nóng vào một chiếc khăn rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau nhức (Ảnh minh họa)

Đắp ngải cứu và muối hạt

Theo Đông y, ngải cứu giúp trừ phong thấp, ôn thông kinh lạc. Khi kết hợp với sức nóng của muối rang có thể nâng cao hiệu quả lưu thông khí huyết, giúp giãn các mạch máu, cơ và dây chằng, giảm kích thích thần kinh, tăng tuần hoàn tại chỗ, từ đó giúp giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngải cứu
  • Một kg muối hột to
  • Một túi vải buộc đầu
  • Khăn sạch

Cách thực hiện: Rang nóng một kg muối hạt, sau đó cho vào túi vải buộc đầu, dàn đều. Rải một lớp ngải cứu tươi lên trên (bạn có thể rải nhiều một chút). Cuối cùng trải khăn mặt lên che lớp ngải tạo thành một chiếc gối, gối lên cổ. Khi gối nguội, chỉ cần xóc lại túi muối để đảo những hạt còn ấm bên trong ra ngoài. Chườm tới khi gối nguội hoàn toàn.

Thực hiện 1-2 lần một ngày, chườm đều đặn sau vài ngày bạn sẽ cảm thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Trước khi chườm, bạn có thể thực hiện xoa bóp vùng cơ vai gáy cho mềm ra hoặc đan hai tay vào nhau sau đó chà xát mạnh vùng vai gáy cho nhiều lần đến khi da cổ nóng lên.

Lưu ý:

  • Muối hột có thể tái sử dụng nhiều lần, khi dùng xong chỉ cần đựng trong túi sạch là được. Chỉ cần thay lớp ngải cứu bọc ngoài.
  • Khi chườm cần chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng da.
Cho muối rang nóng vào một chiếc túi rồi rải lá ngải cứu lên phía trên, sau đó trải khăn mặt lên trên ngải cứu rồi gối đầu lên túi (Ảnh minh họa)

Chườm ngải cứu và lát lốt, rượu

Chườm ngải cứu kết hợp với lá lốt và rượu trắng cũng là một trong những cách giúp giảm đau vai gáy hiệu quả. Bởi lá lốt và rượu trắng đều là những thành phần đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm đau, giãn cơ rất tốt.

Đặc biệt, các thành phần trong lá lốt đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có thể tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau. Từ đó giúp giảm đau, chống viêm. Trong lá lốt có chứa các Flavonoid – là những chất chống viêm mạnh mẽ, có thể ức chế các cytokine tiền viêm và các Alcaloid có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm các tín hiệu đau nhức.

Xem thêm: Lá lốt chữa đau xương khớp – Đúng hay sai?

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngải cứu tươi 200g
  • Lá lốt 200g
  • Một ít rượu trắng
  • Một miếng vải sạch

Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt và ngải cứu với nước muối loãng rồi để ráo. Sau đó cho hai lá trên vào cối, giã đến khi nát thì cho một ít rượu trắng vào trộn đều. Tiếp theo sao hỗn hợp trên với lửa nhỏ cho đến khi nóng và khô hết nước. Cuối cùng bọc hỗn hợp đã sao vào một miếng vải sạch hoặc một túi buộc đầu, chườm lên vùng cổ vai gáy bị đau.

Chườm đều đặn 1 lần/ngày cho tới khi hết nóng. Sau vài ngày bạn sẽ thấy các cơn đau nhức được cải thiện rõ rệt.

Uống nước ngải cứu

Ngoài việc chườm, đắp từ bên ngoài thì bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu để chữa đau vai gáy theo đường uống. Uống nước ngải cứu giúp phá tan huyết ứ, giảm đau, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, cường gân, mạnh cốt, tốt cho an thần, tốt cho sức khỏe tổng thể.

Có 2 cách làm nước uống ngải cứu như sau:

– Cách 1: Uống trà ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 30g ngải cứu khô (có thể mua tại các cửa hàng đông y uy tín).
  •  950ml nước lọc
  • Mật ong hoặc đường tùy vào sở thích

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước và bỏ ngải cứu khô vào
  • Ngâm trong 10 phút (Lưu ý: Không nên hãm ngải cứu trong nước nóng quá lâu, điều này sẽ làm tăng vị đắng của trà)
  • Đợi đến khi trà nguội bớt thì lọc bỏ bã
  • Cho thêm mật ong hoặc đường nếu bạn thích uống ngọt
  •  Khuấy đều và thưởng thức.
Trà ngải cứu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, một trong số đó là giúp thư giãn, giảm đau vai gáy (Ảnh minh họa)

– Cách 2: Uống nước sắc ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Lá ngải cứu tươi 50 gam
  • 1 lít nước

Cách thực hiện: Lá ngải cứu đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại nhiều lần với nước cho sạch. Cho 1 lít nước vào nồi cùng với lá ngải đã rửa sạch, đun sôi trong khoảng 5 phút. Nước sắc để nguội chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Dùng liên tục trong 7-10 ngày thì ngừng lại, bạn sẽ thấy cơn đau nhức vai gáy của mình được cải thiện rất tốt.

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai KHÔNG được ăn hay uống nước lá ngải cứu vì nó có thể gây sảy thai.
  • Chưa có đủ thông tin an toàn về việc sử dụng ngải cứu nếu bạn đang cho con bú. Nhưng nếu có thể thì nên tránh sử dụng.
  • Ngải cứu có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cây họ Cúc/Compositae. Vì thế bạn cần lưu ý khi sử dụng.
  • Sử dụng quá liều, ngải cứu có thể gây ra cảm giác hưng phấn, kích thích.

Các món ăn từ ngải cứu

Ngoài sử dụng đường uống, các món ăn từ ngải cứu cũng giúp mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, nếu bạn đang bị đau cổ vai gáy thì việc thường xuyên ăn các món ăn từ ngải cứu cũng là một cách giúp giảm đau hiệu quả. Riêng với người cao tuổi, các món ăn từ ngải cứu còn giúp cải thiện chứng tê bì chân tay hay cứng cổ.

Một số món ăn quen thuộc, dễ làm từ ngải cứu là:

  • Trứng chiên ngải cứu
  • Canh ngải cứu thịt băm
  • Trứng vịt lộn ngải cứu
  • Sườn hầm ngải cứu
  • Lẩu gà ngải cứu
  • .v.v.

Các món ăn này bạn có thể dễ dàng tìm thấy công thức trên các trang nấu ăn.

Lưu ý: Tương tự ở phần uống nước ngải cứu.

Châm cứu với ngải cứu

Ngoài việc sử dụng ngải cứu dưới dạng chườm ngoài hay ăn uống, còn có một kỹ thuật châm cứu giúp giảm đau vai gáy cực kì hiệu quả, đó là kỹ thuật cứu ngải.

Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt, từ đó kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và trị bệnh. Cứu thường sử dụng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm thành mồi ngải hay điếu ngải.

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp đau và co cơ do lạnh (vẹo cổ cấp, đau lưng cấp, đau vai gáy cấp do lạnh), đau do ảnh hưởng của bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống…

Để thực hiện cứu ngải, bạn cần tới các bệnh viện hoặc các phòng khám y học cổ truyền uy tín, chẳng hạn: Bệnh viện châm cứu TW, bệnh viện TW Quân đội 108 (khoa Y học cổ truyền), bệnh viện Y học cổ truyền TW, Học viện y dược cổ truyền Việt Nam,…

Các bác sĩ bệnh viện TW Quân đội 108 đang sử dụng kỹ thuật cứu ngải

Lời khuyên chuyên gia

Để chữa đau vai gáy hiệu quả, bạn không nên chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc mà bỏ quên các phương pháp hỗ trợ điều trị khác. Ngoài việc sử dụng ngải cứu, bạn nên:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức bền, dẻo dai cho xương khớp và cơ bắp
  • Khi ngủ không nên gối đầu quá cao. Nên ngủ ở phòng thoáng mát, tránh có gió lùa, quá lạnh hay nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Nếu thường xuyên phải ngồi làm việc một chỗ thì bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc. Hãy đứng dậy đi lại, xoa bóp vùng cổ gáy hoặc tập một số động tác thư giãn cho vai gáy cổ. (Xem thêm: Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả)
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm đau vai gáy như Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền, giúp mang lại hiệu quả giảm đau gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường.

Tổng kết

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là một trong những cách giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp chúng tôi hướng dẫn trong bài chỉ mang tính chất tham khảo vì thế bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu sau khi sử dụng các phương pháp trên mà tình trạng đau nhức vai gáy không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...