Thường xuyên nhức mỏi chân tay, đừng chịu đựng hãy thay đổi!

Rất nhiều người cao tuổi nghỉ rằng nhức mỏi chân tay là một triệu chứng hoàn toàn bình thường của tuổi già. Nhưng nghĩ như vậy cũng không có nghĩa là bạn phải chịu đựng sự nhức mỏi triền miên này. Đáng ngại hơn, cơ thể bạn sẽ lão hóa theo thời gian khiến nhức mỏi chân tay trở nên thường xuyên và nặng nề hơn. Bạn không cần thiết phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu này! Hãy cùng Khương Thảo Đan khám phá những mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiểu quả cho triệu chứng nhức mỏi chân tay.

Nhức mỏi chan tay

Nhức mỏi chân tay cảnh báo điều gì?

Tay, chân của bạn luôn là bộ phận phải vận động nhiều nhất của cả cơ thể. Chúng sẽ đảm nhiệm sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Tuy hoạt động nhiều và nhức mỏi có thể diễn ra, nhưng cẩn thận vì nhức mỏi tay chân không phải lúc nào cũng là điều bình thường. Có thể, ngày hôm nay bạn hoạt động nhiều hơn ngày bình thường, nhưng triệu chứng đau mỏi cơ, xương thường sẽ chỉ tồn tại 1-2 ngày rối sẽ dần biến mất.

Nhưng nếu hiện tượng nhức mỏi xuất hiện 2-3 ngày, dai dẳng không chấm dứt khi bạn nghỉ ngơi và thậm chí cơn đau nặng thêm từ từ thì bạn nên theo dõi một số căn bệnh có thể gây ra nhức mỏi chân tay.

Thông thường, nhức mỏi chân tay sẽ do 2 nhóm nguyên nhân hay gặp nhất là: Tổn thương mạch máu và thoái hóa xương, khớp. Tuy nhiên, vẫn có các nhóm nguyên nhân ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.

Nhức mỏi tay chân gây ra bởi bệnh cơ xương khớp

Bệnh lý thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm khớp do bào mòn:

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân gây ra nhức mỏi chân rất thường gặp ở người lớn tuổi.

Khi này khớp gối bị bào mòn, điểm bám cơ không còn sẽ dễ gây mỏi cơ, đồng thời với sự bào mòn như vậy khớp gối sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tác động của trọng lực khiến đau nhức. Các triệu chứng kèm theo có thể là cứng khớp, sưng và nóng khớp,…

Nhức mỏi chan tay

*Hiểu rõ hơn về các triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Viêm khớp dạng thấp:

Đây là căn bệnh tự miễn, các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ tấn công vào khớp gây đau nhức xương khớp thường niên. Nhức mỏi do viêm khớp dạng thấp sẽ giảm dần khi vận động. Các triệu chứng kèm theo có thể là cứng khớp, sưng và nóng khớp, hay diễn ra theo từng đợt nặng dần.

Gout:

Tuy ít gặp hơn, nhưng thường gây ra cơn đau mỏi khớp dữ dội. Khi bị bệnh các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng vào trong các khớp, đặc biệt là khớp phía thân dưới. Các tinh thể này khi lắng đọng sẽ gây ra triệu chứng đau, mỏi chân tay rất khó chịu,  kèm theo các triệu chứng: Sưng và nóng khớp, thường hay gặp sau những bữa ăn nhiều canxi, đạm.

Nhức mỏi tay chân ở trẻ em:

Đây là một dấu hiệu sinh lý cực kỳ thường gặp. Chúng không phải là bệnh mà do sự phát triển nhanh chóng của xương, nhưng cơ thể không đủ dinh dưỡng để bù đắp sinh ra nhức mỏi chân và tay thường xuyên.

Bệnh về mạch máu

Lưu thông mạch máu kém:

Khi mạch máu lưu thông kém và việc vận chuyển oxy hồng cầu không hiệu quả thì các cơ sẽ thực hiện việc chuyển hóa không cần oxy việc này sẽ khiến tạo ra axit lactic gây nhức mỏi cơ.

Suy tĩnh mạch, thường gặp ở chi dưới:

Suy tĩnh mạch sẽ khiến máu tích tụ nhiều không về được tim. Việc này sẽ khiến chân tay luôn trong tình trạng nhức mỏi và có cảm giác nặng nề khó di chuyển. Triệu chứng kèm theo có thể là sưng phù, nhìn rõ được tĩnh mạch nhỏ li ti trên da.

Nhức mỏi chan tay

Tổn thương thần kinh

Bệnh đa xơ cứng:

Căn bệnh này xảy ra khi tín hiệu truyền từ thần kinh đến cơ trở nên suy yếu. Bệnh thường được chuẩn đoán từ khi còn trẻ. Các triệu cứng kèm theo có thể là mất tự chủ bàn quang, hay tê, ngứa ran dữ dội,…

Thiếu chất trong cơ thể

Hạ kali máu:

Khi lượng kali trong máu sụt giảm sẽ gây ra các triệu chứng như: nhức mỏi, tay chân yếu đi, nhịp tim chậm…

Một số các vấn đề sinh lý như: Mang thai, Chuột rút gây mỏi chân tay,…

Ngoài ra, còn có sự liên quan về bệnh lý tiêu hóa gây ra nhức mỏi tay chân. Tuy nhiên rất hiếm gặp các trường hợp này.

Mẹo chữa nhức mỏi chân tay tại nhà

Massage bằng bàn chải khô

Là phương pháp cực kỳ hiệu quả cho bạn dứt điểm cơn nhức mỏi chân tay. Thực hiện chà bằng bàn chải giống như động tác massage, sẽ giúp tăng cường tuần hoàn, kích thích hệ thống bạch huyết.

Ngoài ra việc thực hiên chà bằng bàn chải hằng ngày cũng giúp tẩy tế bào chết cũng là một cách nhỏ giúp tăng lưu thông máu. Chưa hết việc sử dụng bàn chải tạo cảm giác thoải mái thư giản giúp cơn đau dịu đi bớt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bàn chải lông mềm, và một chiếc khăn mềm và bàn chải không cần thấm nước.
  • Ngồi tư thế sao cho thật tiện và thoải mái.
  • Chà trực tiếp và nhẹ nhàng bàn chải lên vị trí nhức mỏi và các vùng da xung quanh.
  • Động tác chà tròn đều, và lan rộng ra theo chiều bất kỳ.
  • Chà từ 15 – 20phút, sau đó tắm lại bằng nước mát, rồi lau khô.
  • Sau khi tắm bạn có thể sử dụng một dưỡng ẩm như dầu dừa, Vaseline,…

Nếu bạn bị nhức mỏi tay thì nên nhờ người thân giúp đỡ như vậy sẽ tốt hơn là cố gắng tự thực hiện.

*Lưu ý không thực hiện chải khô nếu như: Không có bàn chải mềm phù hợp, da có vết thương hở,…

Sử dụng nước lá lốt hoặc ngâm chân tay trong lá lốt

Lá lốt từ lâu đã là một vị thuốc dân gian cực kì hiệu quả để trị các chứng đau xương, thấp khớp, tê thấp, nhức mỏi. Lá lốt để chữa nhức mỏi chân tay cũng có 2 phương pháp đó là uống trực tiếp nước sắc từ lá lốt hoặc ngâm chân trong nước lá lốt.

  • Uống lá lốt chữa đau nhức chân tay: Sử dụng lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước khô mỗi thứ 16g, sắc với 600ml nước, cô lại thành 200ml. Sử dụng uống trực tiếp ngày 2 lần (Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi)
  • Ngâm chân với lá lốt:

Nhức mỏi chan tay

Các bài tập vận động nhẹ nhàng:

Một số bạn đọc khi bị các vấn đề về nhức mỏi cơ thường tránh việc vận động, như vậy đôi khi lại có tác dụng ngược. Việc kém vận động cũng khiến bạn mỏi cơ, và các bài tập được giới thiệu sau đây, nhẹ nhàng hơn bạn nghĩ rất nhiều:

Tập với quả bóng: Khi ngồi, bạn có kiếm vật tròn bất kì và bắt đầu lăn nó dưới chân mình, việc lăn vật qua lại sẽ giúp tăng lưu thông máu mà không cần tạo ra áp lực lên chân mình.

Tập yoga đúng động tác:

Nhức mỏi chân tay

*Lưu ý: bài tập trên chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể xin thêm từ vấn từ bác sĩ và chuyên gia để có bài tập phù hợp cho bản thân

Đi bộ: Đi bộ cũng là một trong những bài tập nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Bạn chỉ nên đi bộ chậm và đánh tay theo, mỗi ngày nên đi chậm từ 20-30 phút.

Bơi lội: Khi xuống nước cơ thể bạn sẽ được nâng đỡ 1 phần từ nước, khiến cho bơi lội trở thành môn thể thao tốt nhất dành cho bệnh nhân có đau mỏi chân tay. Nên bơi cường độ vừa phải hoặc thực hiện cái bài tập đứng nước tại chỗ.

Chữa nhức mỏi chân tay bằng túi chườm lạnh

Đối với người bị nhức mỏi chân tay, chườm đá lạnh sẽ giảm ngay được việc sưng tấy và đồng thời cũng giảm tốc độ chuyển hóa, giúp bớt tạo ra axit lactic gây nhức mỏi cơ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp và gout [1]

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 túi chườm bằng vải, hoặc cao su, cho đá vào bọc nilon rối mới bỏ vào túi chườm.
  • Có thể cho một ít muối vào túi chườm đá để tăng khả năng giảm đau[2].
  • Giữ nguyên túi chườm tại vị trí đau 20 phút
  • Có thể thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày

*Lưu ý: Tuyệt đối tránh chườm trực tiếp đá lên da.

Băng ép bàn chân và kê chân cao khi ngủ

Mẹo này đặc biệt tốt với các trường hợp nhức mỏi chân tay do tĩnh mạch. Khi băng ép sẽ tạo áp lực đẩy máu trở về tim, giúp bạn giải quyết các vấn đề giãn tĩnh mạch ngay tại nhà

Cách thực hiện:

  • Dùng băng ép y tế có sẵn, hoặc các băng gạc bằng thun
  • Quấn và ép ngay tại vị trí nhức mỏi
  • Nên đeo liên tục trong ngày, và tháo ra khi ngủ
  • Ban đầu, bạn nên thử từ mức ép nhẹ rồi tăng dần đến khi phù hợp

Lưu ý: theo dõi đầu chi và triệu chứng tê, tránh việc bạn băng quá chặt và cản trở lưu thông máu động mạch.

Ngoài ra kê cao chân khi ngủ cũng có tác dụng như băng ép, cũng tạo ra áp lực đẩy máu đi khỏi tĩnh mạch.

Băng ép y tế bán sẵn và tự băng ép bằng gạc y tế.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn ngắn hạn

Khi bị đau nhức và mỏi tay chân mà không có điều kiện thực hiện các mẹo trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng 1 số nhóm thuốc giảm đau như: Paracetamol hoặc nhóm giảm đau kháng viêm Nsaids: Ibuprofen, Diclofenac,…

Nhưng như đã nói, nhức mỏi chân tay thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày, nếu lâu hơn có thể đó là bệnh lý, và việc sử dụng thuốc như trên chỉ là giảm đau tạm thời mà không có tác dụng điều trị lâu dài.

Dùng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Hiện trên thị trường có sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan được người bệnh tin tưởng sử dụng do có khả năng đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn và hiệu quả.

Sản phẩm được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 trong cây Địa liền của PGS. TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành quả sau hơn 6 năm liền nghiên cứu.

  • Khương Thảo Đan chứa KGA1 được chiết xuất từ Địa Liền, với khả năng dược lý cao hơn so với các loại giảm đau và kháng viêm thông thường. Nhờ đó giảm được các triệu chứng nhức mỏi chân tay mà không hề để lại tác dụng phụ.
  • Ngoài ra, với thành phần là Collagen Type 2 cũng như bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh, Khương Thảo Đan còn giúp bổ sung dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi sụn khớp, ngăn chặn cơn nhức mỏi tay chân. Đem lại giá trị lâu bền cho người bệnh.

Đặc biệt, khả năng tái tạo sụn và tăng cường sức khỏe xương, sẽ tạo điểm bám tốt cho các cơ trong cơ thể, qua đó giúp giảm các triệu chứng về nhức mỏi cơ. Và với thành phần từ tự nhiên Khương Thảo Đan sẽ không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh dạ dày.

Với 4 lợi ích rõ ràng: Giảm đau tốt, kháng viêm nhanh, tăng tái tạo, không tác dung phụ. Khương Thảo Đan sẽ là sản phẩm đáng tin dùng dành cho những bạn đang mắc chứng nhức mỏi chân tay, đặc biệt là nhóm do nguyên nhân cơ xương khớp gây cảm giác cực kỳ khó chịu!

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Lời khuyên cho người hay bị nhức mỏi chân tay

Thay đổi lối sống

Một số điều bạn nên làm để ngăn không cho nhức mỏi chân tay quay trở lại:

Thay đổi chế độ ăn:

Thay đổi chế độn ăn thật lành mạnh và khoa học, hằng ngày bạn phải bổ sung được đầy đủ các vi chất cần thiết (sắt, canxi, kali,..) Omega3, Vitamin D. Chế độ ăn có thể bao gồm một số thực phẩm sau: Cá, nước hầm từ xương, các loại đậu và hạt, rau cải xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

Ngoài ra sử dụng tỏi cũng rất tốt cho các triệu chứng nhức mỏi cơ.

  • Uống mỗi ngày 2 lít nước, uống đủ nước sẽ giúp bôi trơn khớp, bảo vệ cột sống và các mô.
  • Giữ cân nặng ở mức cho phép, nên đảm bảo BMI dưới 30kg/m2
  • Mặc quần áo và dày dẹp vừa vặn: quần áo càng chật càng dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về tĩnh mạch ngoại vi.
  • Tránh ngồi một chỗ liên tục quá lâu, mỗi ngày nên tập luyện sức khỏe ít nhất 15-30 phút.
  • Tư thế ngồi đúng, ngồi thẳng lưng tránh bắt chéo cân khi ngồi.
  • Kê cao chân khi ngủ.
  • Bỏ các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Nhức mỏi chân tay kéo dài trên 1 tuần mà không giảm bớt
  • Triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
  • Nhức mỏi chân tay kèm theo mệt mỏi toàn thân, khó thở
  • Kèm theo triệu chứng đau nhiều khớp khác nhau
  • Nhức mỏi chân tay kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, chóng mặt, đi không vững.

Nhức mỏi chân tay hoàn toàn có thể là một triệu chứng sinh lý bình thường, nhưng như bạn thấy nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu cho những bệnh lý nặng nề trong cơ thể. Mong rằng sau phần chia sẻ kiến thức này bạn có thể nắm được lúc nào cần điều trị tại nhà và lúc nào nên đến bác sĩ.

 

Nguồn

Healthline.com

Webmd, TheLancet, NCBI

Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...