Thực hư chuyện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn

Diện chẩn là phương pháp giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà người bệnh không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đây là phương pháp mà không phải ai cũng được tiếp cận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn qua bài viết dưới đây.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn có hiệu quả không?

Diện Chẩn là tên gọi tắt của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp điều trị Y học bổ sung được kế thừa những tinh hoa trong y học cổ truyền, văn hóa dân gian Việt Nam cùng với triết học phương Đông và y học phương Tây.

Hiện tại có rất nhiều cách khác nhau giúp kiểm soát bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp diện chẩn là một trong những cách giúp giảm các triệu chứng đau, nhức mỏi vùng cổ vai gáy, cánh tay… Đây là cách chữa trị chủ yếu dựa vào một số thao tác day, ấn các huyệt đạo bằng những dụng cụ khác nhau.

Vào năm 1980, GS. TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu sáng tạo ra phương pháp diện chẩn. Đây là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, chẩn đoán bệnh thông qua nguyên tắc phản xạ thần kinh đến da mặt và toàn thân. Bằng cách tác động trực tiếp vào Đồ hình phản chiếu (vùng tương ứng với các bộ phận mắc bệnh trên toàn cơ thể) và các Sinh Huyệt (huyệt nhạy cảm trên cơ thể) giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Khi tiến hành điều trị bệnh, thầy thuốc sẽ sử dụng tay, búa gõ, cây lăn, que cào… rồi ấn hoặc day để tác động một lực vừa đủ lên các huyệt đạo bất thường hoặc bị đau. Từ đó hệ thống tuần hoàn máu ở cơ thể của người bệnh được khai thông, kích thích quá trình lưu thông máu đến xương khớp và tế bào cơ, cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp vùng cổ, vai gáy, cánh tay. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này tương đối an toàn, đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, với cách chữa trị này, người bệnh phải kiên trì thực hiện và áp dụng đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn.

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp diện chẩn chỉ tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể con người nên đây chỉ là cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chỉ áp dụng phương pháp này mà có thể kiểm soát hoàn toàn được bệnh. Vì thế, bệnh nhân cũng phải kết hợp luyện tập, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và các phác đồ mà bác sĩ chỉ định mới có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, nếu muốn áp dụng phương pháp diện chẩn, bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín, chất lượng, người thực hiện có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để xem mức độ bệnh đến đâu, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp chữa trị thích hợp.

Ưu nhược điểm của chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn

Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên với mỗi phương pháp điều trị bệnh chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ để cân nhắc trước khi thực hiện. Tuyệt đối không được áp dụng một cách tùy tiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn mà mỗi người bệnh muốn áp dụng phương pháp này cần phải biết.

Ưu điểm

Diện chẩn mang đến cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ những lợi ích sau:

  • Đầu tiên, phương pháp diện chẩn không sử dụng thuốc nên sẽ an toàn cho người bệnh và người bệnh không phải lo lắng đến những tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc
  • Giúp giảm đau, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn
  • Kích thích tuần hoàn máu từ đó khai thông sự tắc nghẽn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
  • Giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Nhược điểm

  • Phương pháp này chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, người bệnh phải kết hợp cùng những phương pháp khác mới tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Bệnh nhân phải thực hiện trong khoảng thời gian dài mới mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
  • Hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ mắc bệnh của bệnh nhân.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị suy nhược cơ thể không được áp dụng cách chữa trị này.
  • Dù mang đến kết quả khả quan nhưng phương pháp diện chẩn chưa thể tác động vào sâu bên trong cơ thể. Do đó việc áp dụng phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những đối tượng đang muốn cải thiện triệu chứng đau nhức, co cứng cơ. Đây là phương pháp khắc phục đau nhức tạm thời.

Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn

Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những phác đồ chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn dưới đây:

Phác đồ 1

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, nhức mắt, cổ gáy co cứng, ngón tay tê cứng khó duỗi thẳng, cánh tay tê, sau gáy xuất hiện một cụ u như quả trứng… người bệnh nên áp dụng những bước cơ bản ở phác đồ 1 để khắc phục bệnh và cải thiện những triệu chứng.

Dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, nhức mắt, cổ gáy co cứng, ngón tay tê cứng khó duỗi thẳng, cánh tay tê…

Ngày đầu tiên

  • Dùng cây cào cào kỹ trên đầu
  • Thực hiện vạch 6 vùng phản chiếu
  • Thực hiện vạch kỹ đồ hình người trên đầu, sau đó dùng cây cào cào xuôi từ đỉnh đầu xuống gáy
  • Dùng tay day ấn bộ ổn định thần kinh tại các huyệt: Huyệt 34, huyệt 124, huyệt 103, huyệt 106, huyệt 16, huyệt 0
  • Day ấn và dùng điếu ngải cứu hơ gót chân, nắm tay, sau đó lăn quanh đầu gối. Thực hiện vạch và hơ các ngón tay cái, các ngón chân cái.

Ngày thứ hai

  • Ngày thứ hai thực hiện tương tự như ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, làm thêm vạch. Đồng thời hơ hai cung mày, thực hiện lăng hai bên thắt lưng, vạch hai bả vai, sau đó lăng xui xuống tay
  • Thực hiện day ấn thêm bộ thông nghẽn gồm các huyệt: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 3, huyệt 14, huyệt 19, huyệt 275
  • Thực hiện vạch lấy cánh tay trên mặt, trên đầu
  • Dùng điếu ngải cứu hơ từ bả vai dọc xuống cánh tay. Sau đó vạch kỹ phần cổ tay, đẩy ra các kẽ của ngón tay, lăn các ngón tay.

Ngày thứ ba

  • Thực hiện lăn phác đồ của ngày thứ nhất
  • Lăn thêm bộ mềm cơ gồm các huyệt: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 17, huyệt 51, huyệt 312, huyệt 8
  • Thực hiện hơ vạch vùng phản chiếu gáy trên cổ tay, ngón tay và ngón chân
  • Thực hiện day kết hợp với hơ từ cổ gáy xuống đến xương cụt
  • Vạch sau đó lăn từ cổ gáy xuống vai và xuống tay
  • Day ấn bộ tiêu ưu bướu gồm các huyệt: Huyệt 41, huyệt 143, huyệt 19, huyệt 127, huyệt 37, huyệt 38, huyệt 312, huyệt 85
  • Ấn bổ âm huyết gồm các huyệt: Huyệt 22, huyệt 127, huyệt 63, huyệt 113, huyệt 7, huyệt 17, huyệt 64, huyệt 50, huyệt 1, huyệt 290, huyệt 37, huyệt 8, huyệt 312, huyệt 0.

Ngày thứ tư

  • Dùng cây cào cào đầu, gõ và vạch kỹ đồ hình đầu
  • Thực hiện vạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết
  • Thực hiện day và hơ bộ ổn định thần kinh gồm các huyệt: Huyệt 34, huyệt 124, huyệt 103, huyệt 106
  • Day ấn bộ thông nghẽn gồm các huyệt: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 3, huyệt 19, huyệt 14, huyệt 275
  • Thực hiện vạch các phản chiếu gáy trên đầu và mặt
  • Thực hiện vạch hơ hai cung mày và ấn đường
  • Nắm tay vạch sau đó thực hiện hơ kỹ từ cổ tay lên đỉnh nắm tay
  • Vạch xuôi mu bàn tay, sau đó đẩy ra kẽ ngón tay, lăn từ ngón tay
  • Vạch và hơ kỹ quanh cổ tay.

Ngày thứ năm

  • Day và dùng điếu ngải cứu hơ vào các huyệt: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 3, huyệt 14, huyệt 5, huyệt 17, huyệt 39, huyệt 50
  • Thực hiện vạch hai cung mày, sau đó lăn kỹ hai bả vai, cánh tay và lưng
  • Trong trường hợp bệnh nhân còn cảm giác nhức tay, người bệnh cần được day ấn thêm bộ nhức gồm các huyệt: Huyệt 39, huyệt 45, huyệt 300, huyệt 0, huyệt 65, huyệt 34.

Các ngày tiếp theo: Thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn theo phác đồ ngày thứ ba cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn 10 ngày liên tục, sau đó mỗi tuần chữa 3 buổi.

Phác đồ 2

Phác đồ 2 áp dụng cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ C5-6, vai phải, tay phải, khó chịu, khó ngủ, gáy hơi bị tê mỏi.

Phác đồ 2 áp dụng cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ C5-6, vai phải, tay phải, khó chịu, khó ngủ, gáy hơi bị tê mỏi

Ngày đầu tiên và 4 ngày tiếp theo

  • Dùng cây cào thực hiện cào đầu, gõ, vạch kỹ đồ hình đầu
  • Thực hiện vạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết
  • Thực hiện day hơ bộ ổn định thần kinh gồm các huyệt: Huyệt 34, huyệt 124, huyệt 103, huyệt 106
  • Thực hiện day ấn bộ thông nghẽn gồm các huyệt: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 3, huyệt 19, huyệt 14, huyệt 275
  • Vạch các phản chiếu gáy trên đầu và mặt
  • Vạch hơ 2 cung mày, sau đó thực hiện ấn đường
  • Nắm tay vạch, thực hiện hơ kỹ từ dưới cổ tay lên đỉnh nắm tay
  • Vạch và hơi kỹ quanh cổ tay, vạch xuôi mu bàn tay sau đó đẩy ra kẽ ngón tay và lăn ngón tay.

Ngày thứ năm

  • Thực hiện day và hơ vào các huyệt gồm: Huyệt 26, huyệt 61, huyệt 3, huyệt 14, huyệt 5, huyệt 17, huyệt 39, huyệt 50
  • Vạch hai cung mày, đồng thời lăn kỹ hai bả vai, hai cánh tay và lưng
  • Trong trường hợp người bệnh còn cảm giác nhức tay, người bệnh nên được ấn thêm bộ nhức gồm các huyệt: Huyệt 39, huyệt 45, huyệt 300, huyệt 0, huyệt 65, huyệt 34.

Các ngày tiếp theo: Thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn theo phác đồ ngày thứ ba cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn 10 ngày liên tục, sau đó mỗi tuần chữa 3 buổi.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp diện chẩn

Trong quá trình áp dụng phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh cần thăm khám xem mức độ bệnh ra sao rồi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp diện chẩn. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, tự ý điều trị để tránh gây nguy hiểm
  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh không nên vận động quá mạnh, làm việc, sinh hoạt sai tư thế. Những việc làm đó có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng và có thể gây ra những biến chứng về sau
  • Người bệnh nên kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chữa bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị
  • Nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cung cấp đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày để nuôi dưỡng xương, cơ bắp giúp cột sống chắc khỏe. Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì và kiêng gì?
  • Tuyệt đối không được vặn, lắc, bẻ vùng xương bị thoái hóa vì sẽ khiến xương bị tổn thương và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn
  • Cần theo dõi tiến triển của bệnh, nếu như các dấu hiệu của bệnh không thuyến giảm hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần ngưng diện chẩn và báo với bác sĩ điều trị để khắc phục kịp thời

Tóm lại, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng nên người bệnh cần hiểu rõ về các phương pháp điều trị bệnh và nên trao đổi thêm với bác sĩ để lựa chọn những biện pháp an toàn, hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...