5 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả!

Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động của người bệnh. Nếu để bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể còn phải đối mặt với nguy cơ bại liệt, thậm chí là tàn phế suốt đời. Do đó, để tránh được những biến chứng nguy hiểm này, thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp chứa thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Lúc này người bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu, mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Thoát khỏi cơn đau thoát vị đĩa đệm là mong muốn của tất cả người bệnh. Nhưng liệu thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Xét trên cơ chế sinh học, một khi đĩa đệm đã bị thoát vị, chúng sẽ không trở lại như ban đầu được nữa. Ngay cả khi người bệnh thực hiện phẫu thuật để thay thế đĩa đệm nhân tại hay cắt bỏ khối thoát vị thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không triệt để. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mọi can thiệp đều vô ích.

Trên thực tế, 95% trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn, nghĩa là không cần phải phẫu thuật. Bệnh càng được điều trị sớm thì tỷ lệ phục hồi càng cao. Hiện nay, với sự tân tiến của y khoa, có rất nhiều các biện pháp điều trị tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu được điều trị đúng lộ trình, người bệnh có thể phục hồi từ 80-95% so với ban đầu, thậm chí là cải thiện đến mức gần khỏi.

Do đó, ngay khi vừa mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị là cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc.
Khi nhận thấy mình có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Mục tiêu điều trị thoát vị đĩa đệm

Xác định được mục tiêu điều trị không chỉ giúp người bệnh rút ngắn thời gian chữa bệnh, hạn chế những sai lầm có thể mắc phải mà còn làm tăng hiệu quả đạt được. Vậy mục tiêu trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần đạt được là gì?

  • Giảm cường độ cơn đau
  • Giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ và các triệu chứng khác do thoát vị đĩa đệm gây ra
  • Ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, từ đó hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng
  • Phòng ngừa bệnh tái phát trở lại
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Để đạt được mục tiêu điều trị này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ được cá nhân hóa dựa trên loại thoát vị đĩa đệm, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các triệu chứng cụ thể người đó gặp phải. Đồng thời, người bệnh cần có sự kiên trì trong quá trình điều trị. Bởi sự kiên trì của bệnh nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến kết quả điều trị có thành công hay không.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm

Như đã nói ở trên, hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày mà bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nhìn chung, bệnh nhân thường bắt đầu điều trị bằng các phương pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc can thiệp phẫu thuật sớm lại mang lại nhiều lợi ích, ví dụ những bệnh nhân bị yếu dần ở tay hoặc chân do chèn ép rễ thần kinh; trong trường hợp này, việc phẫu thuật sớm có thể ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn và tạo môi trường tối ưu cho dây thần kinh phục hồi. Cũng có một số tình trạng tương đối hiếm cần can thiệp phẫu thuật ngay lập tức, ví dụ bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa.

Dưới đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng.

Chăm sóc tại nhà

Song song với phương pháp điều trị y tế, người bệnh luôn cần phải biết cách chăm sóc tại nhà bằng việc chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi. Điều này vừa duy trì hiệu quả điều trị, vừa ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn và phòng ngừa tổn thương tái phát.

Những điều người bệnh có thể thực hiện cho việc điều trị tại nhà:

Ăn uống lành mạnh. Thực phẩm bạn nạp vào hàng ngày là yếu tố xây dựng nên tình trạng con người bạn. Do đó, để giảm tình trạng bệnh và phòng tránh bệnh, trước hết bạn cần có một nền tảng xương khớp khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu canxi, magie, glucosamine và các loại vitamin A,C,D,E,K giúp bạn xây dựng và phục hồi sức khỏe xương khớp.

Đồng thời hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ nước ngọt có ga,… vì chúng vừa không tốt cho sức khỏe, vừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Đọc thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

Chườm lạnh hoặc chườm nóng. Biện pháp này có tác dụng giảm đau hiệu hiệu quả mà hạn chế được việc lạm dụng thuốc. Trong đó, chườm lạnh bằng cách áp túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng bị đau để cải thiện tình trạng đau và viêm. Kiên trì trong 3 ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sau đó, chườm ấm để giúp các cơ thư  giãn.

Nghỉ ngơi hợp lý. Khi bị đau nhiều, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi để cho các cơ được thư giãn. Sau khi cảm thấy cơn đau đã thuyên giảm, hãy cố gắng đứng dậy để di chuyển hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng. Tránh thực hiện các hoạt động mạnh và không nằm nghỉ quá lâu trên giường vì có thể tăng mức độ đau và gây cứng khớp.

Luyện tập thể dục. Một chế độ luyện tập thể dục sẽ giúp cho xương khớp hoạt động trơn tru, giảm thiểu các cơn đau đồng thời hạn chế tình trạng co cứng khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp với tổn thương đang có. Yoga và bơi lội là hai hoạt động có khả năng cải thiện cấu trúc cột sống, giảm đau nhức, tăng cường độ dẻo dai và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, tập mạnh các nhóm cơ bụng và cơ lưng giúp phòng ngừa đau và phòng tái phát.

Đọc thêm: Bị thoát vị đĩa đệm NÊN TẬP gì?

Luyện tập yoga mỗi ngày giúp cải thiện cấu trúc cột sống, giảm đau nhức và tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp (Ảnh minh họa)

Thực hiện các chuyển động chậm. Để tránh tổn thương và khiến cơn đau tái phát, người bệnh cần duy trì thói quen chuyển động chậm, nhất khi đứng dậy và cúi người.

Duy trì cân nặng phù hợp. Trọng lượng cơ thể là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống. Người có trọng lượng cơ thể cao có thể làm tăng áp lực lên cột sống, thúc đẩy tốc độ lão hóa và khiến bao xơ dễ bị nứt rách khi có tác động. Vì vậy, nếu bạn thừa cân béo phì hãy giảm cân ngay. Kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học với luyện tập đều đặn sẽ mang lại hiệu quả tốt cho việc giảm cân.

Xây dựng thói quen sinh học lành mạnh. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia cũng thường xuyên yêu cầu người bệnh chú ý các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, cần bỏ các thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt bao gồm:

  • Ngồi đúng tư thế khi học và làm việc.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Không nằm quá nhiều.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không uống rượu bia.
Một tư thế ngồi đúng giúp bạn phòng tránh được nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc luôn là phương pháp được ưu tiên cho hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, trong đó bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này được chỉ định khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách hoàn toàn và chưa phát sinh các triệu nặng do chèn ép dây thần kinh. Do đó, mục tiêu chính của việc dùng thuốc là giúp cải thiện cơn đau, dị cảm và phục hồi chức năng cột sống.

Thuốc trị thoát vị đĩa đệm gồm hai loại chính: thuốc uống và thuốc tiêm. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc uống

– Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol: Đây là loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cấp tính được nhiều người lựa chọn, bởi hiệu quả điều trị nhanh, giúp giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình một cách tức thì.

Paracetamol giúp giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình một cách tức thì

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc chống viêm không steroid thường được dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm Meloxicam, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam, Indometacin,… Nhóm thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn có hiệu quả kháng viêm.

– Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids): Thuốc có tác dụng giảm đau từ trung bình đến nặng nên được sử dụng khi thoát vị đĩa đệm gây đau nhiều, đau âm ỉ, dai dẳng và không có đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.

– Thuốc giảm đau thần kinh: Amitriptyline (Elavil, Vanatrip), duloxetine (Cymbalta), gabapentin (Neurontin), pregabalin (Lyrica), và tramadol (Ultram),… Những loại thuốc này áp dụng cho trường hợp thoát vị đĩa đệm gây ra một số triệu chứng do chèn ép dây thần kinh như châm chích kiểu kiến bò, tê buốt, ngứa ran và tê bì cánh tay, bàn tay. Mặc dù có tác dụng với các cơn đau từ trung bình đến nặng nhưng nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả.

– Thuốc giãn cơ: Thuốc có khả năng giãn cơ vân, giãn mạch, giảm đau và ức chế phản xạ đau. Các loại thuốc giãn cơ thường được dùng: Metropole, Mydocalm.

Thuốc tiêm

Khác với thuốc uống có nhiều loại thì thuốc tiêm chỉ sử dụng loại tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ, giảm đau và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoát vị đĩa đệm dựa trên cơ chế ức chế khả năng miễn dịch. Chúng được tiêm vào vùng xung quanh dây thần kinh và cột sống.

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids được dùng cho những trường hợp đau và viêm nặng, không được cải thiện bằng những loại thuốc thông thường. Bên cạnh đó phương pháp điều trị này còn được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng.

Liệu trình tiêm mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3-7 ngày và tiêm tối đa 3 đợt/năm.

Bác sĩ thực hiện tiêm ngoài màng cứng cho một bệnh nhân (Ảnh minh họa)

! LƯU Ý: Thuốc là liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người bệnh áp dụng vì chúng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh được phép lạm dụng điều trị.

Thực tế, thuốc giảm đau khi sử dụng quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe, cụ thể là làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,…. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ theo liệu trình và chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc nếu không muốn gặp phải các biến chứng khó lường.

Đọc thêm: Phục hồi khớp

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Theo quan điểm của Đông y, thoát vị đĩa đệm là chứng yêu thống, kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết tuần hoàn kém, cảm thấy đau nhức ở vùng cột sống hoặc các dây thần kinh khác. Vì vậy, các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm dựa trên nguyên tắc phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, cân bằng âm dương trong cơ thể.

Ngày càng có nhiều người lựa chọn chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y vì phương pháp này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau. Do đó người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo gây tác dụng phụ như  thuốc Tây.

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm có thể điều chế thành các loại thuốc khác nhau như: thuốc uống, thuốc bóp, thuốc đắp, thuốc ngâm… Trong đó, có một bài thuốc nổi tiếng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị là:

  • Bài thuốc uống lá lốt
  • Bài thuốc uống rễ đinh lăng
  • Bài thuốc bóp từ cây lược vàng
  • Bài thuốc Độc hoạt Tang kí sinh

Chi tiết: 6 bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được coi như một biện pháp hỗ trợ điều trị song song cho thoát vị đĩa đệm, giúp khắc phục những cơn đau cũng như hạn chế được sự chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm tối đa mức độ ảnh hưởng của bệnh lên những cơ quan và bộ phần khác trên cơ thể.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng bao gồm:

Kéo nắn xương khớp: Đối với những cơn đau lưng dưới, kéo nắn xương khớp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức mức độ vừa phải, hiệu quả này kéo dài ít nhất 1 tháng. Mặc dù áp dụng tốt cho thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, nhưng người bệnh cần thận trọng với bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cổ, vì vị trí này dễ gặp phải nguy cơ gây đột quỵ cao.

Kéo dãn cột sống bằng máy: Tác dụng của phương pháp này là kéo giãn cột sống nhằm giải nén, giúp nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch về vị trí tự nhiên ban đầu. Phương pháp này chỉ định cho những tổn thương thoát vị còn mới (gọi là lồi đĩa đệm), chưa có dấu hiệu xơ hóa.

Châm cứu: Biện pháp châm cứu có tác dụng làm giảm đau cổ và đau lưng tương đối tốt. Bác sĩ sẽ sử dụng kim châm chuyên dụng tác động đến các huyệt để kích thích cơ thể sinh ra hormone endorphin. Nhờ đó, cảm giác đau đớn sẽ giảm dần.

Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng cải thiện cơn đau ngắn hạn cho những bệnh nhân bị đau lưng dưới kinh niên. Bác sĩ thao tác lăn, bóp, bấm, điểm để giảm các giác đau đớn, tê bì do thoát vị đia đệm gây ra. Các thao tác này đòi hỏi kỹ thuật cao nên người bệnh cần lựa chọn người có chuyên môn tốt.

Điện trị liệu: Biện pháp điện trị liệu thường hay dùng là sóng ngắn, siêu âm, kích thích xung điện và laser. Trong đó:

  • Sóng ngắn: Tăng cường tuần hoàn trong các mô sâu, từ đó gia tăng dinh dưỡng đến các vùng tổn thương, loại bỏ kháng thể viêm.
  • Siêu âm:  Làm màng tế bào rung lên, tăng cường hoạt động màng, thúc đẩy tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, giúp giảm viêm, giảm đau.
  • Kích thích xung điện: Dòng điện có tác dụng ức chế dây dẫn truyền thần kinh lên não, giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Laser: Có tác dụng giảm đau, tê và kích thích quá trình tái tạo mô.
Hình ảnh vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ được bác sĩ chỉ định khi điều trị nội khoa 6-8 tuần không mang lại hiệu quả hoặc khi bệnh tiến triển nặng gây chèn ép toàn bộ dây thần kinh vùng đuôi ngựa,…

Hai phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là:

  • Mổ mở hoặc qua ống banh để lấy bỏ nhân thoát vị, giải chèn ép thần kinh. Trong khi mổ có thể sử dụng kính hiển vi hỗ trợ
  • Mổ nội soi cột sống, lấy bỏ nhân bị thoát vị.

Phương pháp phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như bại liệt, tàn phế tay chân. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, thoát vị đĩa đệm tái phát, liệt dây thần kinh,.v.v.

Do đó, phẫu thuật là một phương pháp điều trị khó, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật cao và chi phí cũng vô cùng đắt đỏ.

➤ Đọc thêmMổ thoát vị đĩa đệm – Những vấn đề cần lưu ý

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi áp dụng tất cả các phương pháp điều trị đều không mang lại kết quả

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Song song với các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan để giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, làm giảm các cơn đau nhức cũng như các biểu hiện nghiêm trọng khác của bệnh. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với hiệu quả điều trị đã được nghiên cứu lâm sàng nên rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.

 

Để đạt được các hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, chính là nhờ các thành phần thảo dược có trong sản phẩm. Cụ thể:

Hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ địa liền, có tác dụng làm giảm đau rõ rệt, duy trì ở ngưỡng 76%. Tác dụng giảm đau này tương đương Efferalgan – một loại thuốc tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra hiệu quả của KGA1 đem lại chỉ sau 1 giờ sử dụng.

Collagen type II không biến tính có tác dụng tái tạo sụn khớp và hạn chế sự xâm lấn có hại lên các mô sụn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp – là nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, viên uống Khương Thảo Đan còn được kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền khi áp dụng bài thuốc lâu đời Độc Hoạt Ký Sinh Thang – Đây là một bài thuốc nổi tiếng trong y học phương Đông, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị xương khớp.

Với chiết xuất từ tự nhiên 100%, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo về các vấn đề tác dụng phụ. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, gan, thận đều vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Lời khuyên từ chuyên gia

Hầu hết bệnh nhân khi phát hiện mình mắc thoát vị đĩa đệm sẽ có mang 1 trong 2 tâm lý:

  • Chủ quan và bỏ qua bệnh, điều này khiến cho thoát vị đĩa đệm phát triển nặng hơn, gây ra những hậu quả khôn lường như rối loạn đại tiện, bại liệt tứ chi,…
  • Hoang mang và lo lắng không biết phải làm cách nào để chữa bệnh, từ đó người bệnh có xu hướng mắc phải những sai lầm trong điều như đắp thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, tìm đến cơ sở chữa bệnh không uy tín,…

Chính vì thế, để điều trị thoát vị đĩa đệm đạt được hiệu quả tốt, người không nên chủ quan khi nhận thấy mình có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Hãy sớm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, từ việc sử dụng thuốc, tái khám đến các phương pháp chăm sóc tại nhà khác. Đồng thời, người bệnh cần giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những suy nghĩ tiêu cực và kiên trì trong quá trình điều trị.

Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng hiện nay. Mỗi phương pháp sẽ mang đến những hiệu quả cùng ưu – nhược điểm khác nhau. Thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...