[TỔNG HỢP] 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, làm mất khả năng vận động. Kết hợp với việc đến bệnh viện điều trị, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp chữa trị tại nhà để đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn đọc.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ khá cao ở nước ta (khoảng 30% dân số). Bệnh hay gặp ở những người trung tuổi, tuy nhiên bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Thống kê các ca điều trị tại các bệnh viện cho thấy rằng những người từ 20 – 55 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này.

khai-niem-thoat-vi-dia-dem
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vòng sợi

Đĩa đệm bình thường nằm ở giữa các đốt sống, có chức năng liên kết các đốt sống lại và giúp xương sống vận động dẻo dai. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vòng sợi, nguyên nhân ban đầu có thể do sự đứt rãnh các vòng sợi. Hậu quả là cột sống mất đi sự dẻo dai, dây thần kinh hoặc tế bào xung quanh bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau đớn, tê bì.

Thoát vị đĩa đệm có hai loại chính:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: xuất hiện ở vùng lưng, gây đau lưng và thần kinh liên sườn. Triệu chứng thường gặp là mất cảm giác tại bắp đùi, hậu môn, đi tiểu khó khăn và đau khi nằm nghiêng.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đĩa đệm bị lệch ra khỏi các đốt sống cổ, gây đau vùng vai gáy. Khi bị thoát vị, người bệnh sẽ cảm thấy tê bì tay, giảm lực ở cánh tay, cổ tay và bàn tay.

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi, hồi phục tới 95% so với ban đầu. Việc điều trị xuất phát từ căn nguyên gây bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt điều độ.

Phát hiện bệnh muộn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, phát hiện sớm là điều cần thiết. Khi thấy cơ thể bạn có những triệu chứng của bệnh thì hãy đi khám tổng quát ngay để nắm rõ tình trạng sức khỏe.

Việc can thiệp sớm trong giai đoạn đầu của bệnh làm tăng xác suất chữa lành cho người bệnh.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản ngay tại nhà

Ngoài việc đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà. Các phương pháp này đã được nhiều người áp dụng, có chi phí thấp, dễ thực hiện mà lại đem lại hiệu quả tốt, giúp ngăn ngừa tối đa di chứng của bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Chườm ấm (tắm nước ấm)

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm là liệu pháp hiệu quả giúp trị thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ. Cách làm này cung cấp lượng nhiệt vừa phải, giúp hỗ trợ giãn cơ và giảm đau nhức do việc chèn ép gây nên. Ngoài ra, tắm nước ấm còn làm giảm áp lực tác động đến dây thần kinh, giúp duy trì việc dẫn truyền cảm giác, vận động của cơ thể.

chuom-am-thoat-vi-dia-dem
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm là liệu pháp hiệu quả giúp trị thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện chườm ấm đơn giản như sau:

  • Dùng túi chườm nhiệt ở nhiệt độ phù hợp đặt lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Nếu không có túi, có thể dùng khăn sạch nhúng trong nước ấm, vắt nước sau đó chườm vào vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm.
  • Ấn nhẹ, đều xung quanh cột sống khi khăn còn ấm nóng.
  • Thực hiện khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Không dùng khăn quá nóng, tránh gây bỏng da.
  • Sau khi chườm nên nghỉ ngơi, không đi lại vận động.
  • Cách làm này chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn.

2. Massage, xoa bóp

massage-thoat-vi-dia-dem
Massage, xoa bóp giúp xoa dịu cơn đau do hiện tượng thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt, massage theo y học cổ truyền được biết đến với tác dụng đả thông kinh mạch, tác động đến các dây thần kinh tương đối tốt. Đối với thoát vị đĩa đệm, massage và xoa bóp giúp xoa dịu cơn đau do hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây ra. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ điều trị tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí.

Massage, xoa bóp chỉ nên thực hiện khi có kĩ năng thuần thục. Nếu làm sai cách sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí làm tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Do vậy để đảm bảo an toàn, hãy đi massage, xoa bóp ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín. 

3. Bài tập thể dục trị liệu

Một trong các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là vận động thường xuyên bằng cách tập luyện các bài yoga, tập thể dục giúp hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai, bền chắc của các cơ xung quanh cột sống – lưng – xương chậu và cơ bụng. Cách làm này giúp người thoát vị tăng sức khỏe cột sống, giảm áp lực cho vùng lưng. Hãy tham khảo một số bài tập hữu ích sau:

➤ Gập bụng một phần

Khi thực hiện bài tập này, người bệnh sẽ cảm nhận được sự thư giãn ở vùng bị thoát vị đĩa đệm, hệ cơ xương khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.

gap-bung-chua-thoat-vi
Tư thế gập bụng một phần giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Nằm ngửa, co hai đầu gối lên, chân chạm đất tạo góc 45 độ.
  • Vòng hai tay ra sau gáy, đưa cằm và đầu ra phía trước, từ từ nâng ngực lên khỏi mặt đất.
  • Giữ nguyên trong 3 giây rồi từ từ hạ lưng xuống
  • Thực hiện khoảng 30 nhịp mỗi ngày, nghỉ 3 lần mỗi lần 5 – 10 giây.

➤ Ôm tay bó gối

Thực hiện động tác này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng vùng bị thoát vị đĩa đệm chèn ép, đồng thời giúp giảm cơn đau hiệu quả.

tu-the-bo-goi-thoat-vi
Tư thế ôm tay bó gối rất tốt cho xương cột sống
  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn.
  • Co hai gối lên không trung, hai tay vòng qua gối, đan chặt.
  • Dùng tay kéo gối đến sát cằm, giữ nguyên trong 20 – 30 giây sau đó thả lỏng từ từ về tư thế nằm.
  • Lặp lại động tác 15 – 20 lần mỗi ngày.

➤ Bắc cầu

Bài tập bắc cầu sẽ giúp cột sống của bạn dẻo dai hơn, tăng tính đàn hồi cũng như giúp làm lành các tổn thương vùng đĩa đệm.

tu-the-bac-cau-thoat-vi
Tập luyện giảm thoát vị đĩa đệm với động tác bắc cầu
  • Nằm ngửa thoải mái trên sàn tập
  • Hai tay duỗi thẳng, úp xuống mặt sàn.
  • Hít sâu đồng thời đẩy mông từ từ lên cao, cố gắng nâng lên hết cơ. Hai tay ngửa lên vuông góc mặt sàn để đỡ hai mông
  • Giữ tư thế khoảng 15 giây thì hạ dần xuống, trong quá trình thực hiện, người bệnh hít vào, thở ra đều đặn
  • Lặp lại các động tác từ 10 đến 20 lần

➤ Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang giúp tác động nhanh lên cột sống, giúp kéo giãn dây chằng và giảm đau hiệu quả.

thoat-vi-dia-dem-ran
Tư thế rắn hổ mang giúp điều hòa gân cốt tại vùng bị thoát vị đĩa đệm
  • Nằm sấp trên sàn, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn chân ngửa.
  • Dùng hai tay từ từ đẩy thân trên của mình lên cao và vươn ra phía sau, hai tay giữ nguyên chống đỡ trong khoảng 20 giây
  • Quay trở lại tư thế ban đầu
  • Lặp lại 15 đến 20 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất

4. Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không cần kê đơn

Bạn cũng có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn để chữa thoát vị, các thuốc này được biết đến với vai trò giảm viêm, sưng đau hiệu quả. Nhóm thuốc chính hay được dùng là thuốc giảm đau có chứa: Paracetamol, Neurontin, Aspirin… và thuốc NSAIDs (kháng viêm không chứa steroid) như Diclofenac.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không dùng quá 10 ngày hoặc lạm dụng thuốc vì gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, gan, thận.

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, còn có một số bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách đơn giản, ngay tại nhà, được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng của bệnh một cách rõ rệt.

5. Sử dụng các bài thuốc dân gian

➤ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm lá ngải cứu

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, giúp ôn kinh tán hàn, sát trùng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng trong điều trị đau dây thần kinh tọa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Thực hiện chườm lá ngải cứu sẽ giúp cải thiện tình trạng thoát vị của bạn.

ngai-cuu-chua-thoat-vi
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm lá ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 1 bó ngải cứu.
  • 1 – 2 thìa muối hạt

Cách làm:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo.
  • Lấy một chảo đun nóng, cho ngải cứu cùng muối hạt vào, đảo đều tới khi nóng.
  • Cho hỗn hợp ra một khăn mỏng, buộc lại rồi chườm ngay lên vùng lưng.
  • Thực hiện 10 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ.

➤ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Xương rồng được biết đến là loài cây sống không ưa nước và có nhiều gai. Cây này không sử dụng làm thực phẩm, song trong Đông y lại có vai trò như một vị thuốc. Trong xương rồng chứa chứa flavonoid thực vật, một chất có tác dụng chuyển hóa các hợp chất có hại trong tế bào thành vô hại và giúp giảm đau. Sử dụng xương rồng để chữa thoát vị đĩa đệm cũng là một cách hiệu quả.

xuong-rong-chua-thoat-vi
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng
  • 1 – 2 thìa muối hạt.

Cách làm:

  • Xương rồng ngâm, rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ sau đó đập dập.
  • Chà sát với muối rồi đem lên sao nóng trên chảo.
  • Thực hiện để trong khăn và chườm nóng tương tự như ngải cứu.
  • Thực hiện hàng ngày để thấy được tác dụng.

➤ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt là một loại thực vật thân thảo, vừa để nấu ăn, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh. Có nhiều cách dùng khác nhau với lá lốt để trị thoát vị đĩa đệm như chườm, uống…

Với cách chườm, chỉ cần một bó lá lốt và ít muối hột là có thể làm được. Thực hiện tương tự như làm với ngải cứu hoặc xương rồng.

Với cách uống nước lá lốt, hãy làm như sau:

  • Lá lốt (30g) ngâm rửa sạch rồi đem sắc với 200ml nước.
  • Lọc lấy phần nước và uống.

➤ Hỗn hợp đu đủ xanh và gừng chữa thoát vị đĩa đệm

Theo nghiên cứu, trong đu đủ có chứa papain, chất này có tác dụng mềm cơ, giảm co cứng cơ, nhất là tình trạng làm mòn được gai xương cột sống. Người ta sử dụng đu đủ với gừng để trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

du-du-chua-thoat-vi
Hỗn hợp đu đủ xanh và gừng chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh
  • 1 củ gừng tươi
  • 1 – 2 chén rượu gạo trắng.

Cách làm:

  • Các nguyên liệu tươi đem rửa sạch.
  • Cắt đầu đu đủ, cách cuống 5cm, dùng làm nắp đậy.
  • Gọt bỏ vỏ gừng rồi đem xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó cho gừng nhuyễn và rượu vào ruột quả đu đủ rồi ủ tới khi chín.
  • Giã nát đu đủ chín, bọc lại bằng mảnh vải và đắp vào vùng lưng.

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Với các cách trên, hoàn toàn bạn có thể chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tuy nhiên cần có một số lưu ý sau đây:

  • Hạn chế sử dụng thuốc không kê đơn, không nên dùng quá 10 ngày vì dễ gây ra ảnh hưởng về tim mạch.
  • Duy trì cân nặng ổn định, giảm áp lực lên lưng.
  • Thực hiện các bài tập đúng cách, đều đặn, không quá gắng sức vùng lưng.
  • Tránh xa các chất có cồn, kích thích như thuốc lá, rượu, bia

Biện pháp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm phát triển nặng

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt tháp dinh dưỡng là yêu cầu tối thiểu khi chữa trị thoát vị đĩa đệm.

thuc-pham-chua-thoat-vi
Chế độ ăn uống giàu canxi, omega 3 cũng góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thức ăn giàu chất đạm như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu… Chất đạm dư thừa sẽ có thể bị chuyển hóa thành các tinh thể acid uric bám lại ở các khớp xương, hình thành cục u. Cục u chèn ép lên các tế bào khác làm tắc mạch, gây cản trở tuần hoàn và đau đớn.
  • Thức ăn nhiều dầu, mỡ: làm tăng lượng lipid và cholesterol gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các acid béo dễ dàng làm các phản ứng viêm ở vùng thoát vị trở nên nghiêm trọng.
  • Đồ uống chứa cồn: gây hại cho gan và làm bệnh thoát vị trở nặng hơn.

Thay vào đó, hãy tạo cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh thích hợp, bao gồm:

  • Đồ ăn giàu omega 3 như dầu cá, dầu đậu nành, các loại cá… giúp tăng sức đề kháng, giảm đau nhức xương khớp rất tốt.
  • Các loại rau xanh: chứa hàm lượng lớn vitamin, canxi, kẽm… giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ứ đọng, tích tụ ở xương khớp.
  • Nước hầm xương ống, sụn bò có chứa hàm lượng lớn glucosamine, chondroitin và canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, làm giảm nguy cơ thoát vị khỏi xương sống.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hãy từ bỏ những thói quen sinh hoạt sau để cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn:

  • Ngồi quá lâu: Tư thế ngồi làm xương cột sống phải chịu một áp lực lớn liên tục. Đối với tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, ngồi lâu không chỉ gây đau đớn mà còn làm bệnh chuyển biến nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên đứng lên và đi lại nhiều hơn.
  • Khuân vác các vật nặng: Vật nặng sẽ tạo một áp lực không nhỏ, đè nặng lên vùng xương bị thoát vị. Không nên khuân vác các vật nặng trên 2kg, kể cả bế trẻ nhỏ.
  • Hạn chế nằm nhiều: Nghỉ ngơi quá lâu làm các cơ xương khớp ít được vận động, dễ bị co cứng, làm cử động trở nên khó khăn hơn. Chỉ nên nghỉ ngơi trong thời gian nhất định, trung bình 8 tiếng/ ngày. Hãy cân đối hợp lý sao cho xương khớp vừa được vận động duy trì độ đàn hồi, vừa được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá tải.
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng dậy đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm sẽ chèn ép dây thần kinh rất nhiều. Hãy chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi một cách chậm rãi, sau đó mới đứng lên.
  • Cười, hắt hơi, ho mạnh: Đĩa đệm bị thoát vị tương đối nhạy cảm với các tác động dù là nhỏ nhất. Vì vậy, mỗi khi muốn cười, ho hay hắt hơi, hãy giữ cơ vùng bụng và cố gắng không ngả đầu về trước để giảm biên độ di chuyển.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, ít gây phản tác dụng. Song các cách này không có tác dụng lâu dài hoặc chưa khỏi dứt điểm bệnh. Do đó, nếu thấy những bài thuốc trên không đem lại hiệu quả, hãy đi khám ngay để có cách chữa trị kịp thời.

Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Cùng với việc điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan, một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

khuong-thao-dan-thoat-vi
Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ các dược liệu quý hiếm, mà đặc biệt phải kể đến KGA1 được chiết xuất từ cây Địa Liền. Theo nhiều công trình nghiên cứu, hoạt chất KGA1 có vai trò chống viêm, giảm đau, kháng nấm và chống ung thư rất tốt. Khương Thảo Đan đem lại cảm giác thoải mái với người bị thoát vị đĩa đệm chỉ sau 1 giờ sử dụng bởi sản phẩm có chức năng:

  • Ngăn ngừa lão hoá xương, giảm đau, giảm các triệu chứng viêm tại các khớp.
  • Hỗ trợ tái tạo sụn khớp và làm trơn khớp xương.

Viên uống xương khớp Khương Thảo Đan sản xuất theo công thức khoa học giúp giữ nguyên giá trị ban đầu của dược liệu. Hơn nữa, sản phẩm không gây ra tác dụng phụ do khả năng dung nạp tốt của KGA1 với cơ thể, kể cả khi dùng liều lượng cao. Theo nhận định của các chuyên gia, công dụng của viên uống Khương Thảo Đan đáp ứng tam giác khép kín: giảm đau – kháng viêm – tái tạo sụn. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn Khương Thảo Đan như một người đồng hành hỗ trợ bạn trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như về sản phẩm, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được các chuyên gia về xương khớp giải đáp thêm.

Tham khảo:

  • https://draxe.com/health/herniated-disc-treatment/
  • https://bvdklaocai.vn/cach-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-tai-nha/
  • https://spinenation.com/conditions/herniated-disc/can-herniated-discs-heal-naturally-from-home
  • https://www.spine-health.com/blog/5-little-known-tips-lumbar-herniated-disc-pain-relief

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...