Đau bả vai lan xuống cánh tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Các cơn đau vai gáy có thể lan tỏa xuống cánh tay, điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng này và cách đối phó nếu gặp phải.

Dấu hiệu đau bả vai lan xuống cánh tay

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau khác nhau. Nhưng nhìn chung, hiện tượng này thường có các biểu hiện như sau:

  • Những người bị đau vai có thể trải qua cơn đau sâu ở khớp vai, ở lưng hoặc phía trước vai và phần trên của cánh tay. Đôi khi cơn đau ở vai có thể được mô tả như là một ‘cơn đau bắt’. Vị trí và loại đau có khả năng liên quan đến cấu trúc gây ra cơn đau.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng vai gáy rồi lan dần xuống một bên cổ khiến cử động đầu và cổ khó khăn;
  • Đau bả vai lan dần xuống một bên cánh tay, cảm giác tê bì, khó chịu (đau vai gáy tê tay);
  • Một số bệnh nhân đau lan sang cả hai bên cánh tay, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng loạng choạng, ù tai, chức năng thần kinh rối loạn;
  • Viêm nhiễm khu trú, người bệnh bị đau nhức, thậm chí bị liệt dây thần kinh;
  • Yếu tay, cứng vai và/hoặc phạm vi chuyển động của vai, tay hạn chế.

Nguyên nhân

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bả vai lan xuống cánh tay, chúng được chia thành nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân do lối sống. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân, chúng tôi chỉ nêu ra những nguyên nhân thường gặp và điển hình nhất.

Nguyên nhân bệnh lý

Thoái hóa cột sống cổ. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ có những cơn đau ở vùng gáy, cổ hay lan xuống vai và cánh tay. Kèm theo hiện tượng tê cẳng tay, cánh tay và các ngón tay, thậm chí là hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm hay gai đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi đĩa đệm cột sống bị mất nước, phình to, nứt rách, nó sẽ làm cho các nhân nhầy trôi ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh tủy khiến người bệnh đau đớn khó chịu, cơn đau có thể từ bả vai lan xuống cánh tay. Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài 1 – 2 tuần là khỏi. Hiện tượng đau nặng khi ho, hắt hơi, cúi người, có thể đi kèm cảm giác tê cóng và kim châm.

Đau cơ quay khớp vai (viêm gân chóp xoay vai). Căn bệnh này gây nên sự đau nhức ở vùng vai, lan xuống cánh tay và gáy cực kỳ khó chịu. Nó cản trở các vận động từ cánh tay của người bệnh, gây khó ngủ và mất ngủ.

Viêm bao hoạt dịch khớp vai. Bao hoạt dịch là những túi chứa dịch khớp. Chúng thường nằm ở xung quanh vai, hông, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân và có vai trò bảo vệ dịch khớp, để dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho hệ xương khớp. Viêm bao hoạt dịch khớp vai là tình trạng túi hoạt dịch ở khớp vai bị sưng, đỏ, viêm, gây ra tình trạng đau ở vùng vai, có thể lan xuống cánh tay, cơn đau nặng hơn khi người bệnh di chuyển vai hoặc ấn vào.

Chấn thương vùng vai. Khi bạn gặp chấn thương ở vai và cánh tay, hệ thống dây chằng, thần kinh ở vùng này có thể bị tổn thương, chèn ép, dẫn đến đau đớn. Hoặc khi bạn bị chấn thương ở vùng vai, gây trật khớp vai, cơn đau có thể lan tỏa từ vùng vai xuống tay, thậm chí gây tê bì tay, yếu cơ.

Đau sau bệnh zona (Zoster). Đau sau zona là một trong những biến chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân của vấn đề này là do virus varicella zoster tấn công lên da và hệ thần kinh, gây tổn thương dây thần kinh. Nếu không điều trị dứt điểm, các cơn đau sẽ tái đi tái lại, làm người bệnh mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hằng ngày, thậm chí người bệnh còn phải chịu đựng những cơn đau này cả đời.

Đau sau phẫu thuật. Đây là một phản ứng đau xảy ra ở vị trí phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau này ngay khi hết tác dụng của thuốc tê hay thuốc mê được dùng trong mổ. Nếu người bệnh phải phẫu thuật ở vùng vai tay, cơn đau có thể xuất hiện ở những vùng này và có thể lan tỏa sang vùng bên cạnh. Đau sau phẫu thuật là một tình trạng đau phức tạp và cần được đánh giá, quản lý bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh phải phẫu thuật ở vùng vai tay, cơn đau có thể xuất hiện ở những vùng này và có thể lan tỏa sang vùng bên cạnh (Ảnh minh họa)

Viêm quanh khớp vai. Là tất cả các trường hợp tổn thương mô quanh khớp vai (gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch) khiến khớp vai bị đau và hạn chế vận động. Trong các thể viêm quanh khớp vai thì viêm quanh khớp vai thể đông cứng là thể phổ biến nhất. Triệu chứng của bệnh thường là đau nhói, đau bắn và đau âm ỉ từ vai đến toàn bộ cánh tay.

Nguyên nhân lối sống

Nhiễm lạnh (còn gọi là bệnh phong hàn). Khi thời tiết thay đổi thất thường, nếu bạn không chú ý làm ấm cơ thể sẽ khiến máu trong cơ thể khó lưu thông. Điều này có thể làm vùng cánh tay, cổ, vai gáy bị co lại và gây ra những cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay. Nhất là với những người thường xuyên làm việc ở điều hòa hoặc hay tắm gội vào ban đêm thì sẽ gặp hiện tượng này.

Vận động sai tư thế. Nếu bạn tập thể dục thể thao nhưng lại khởi động sai hoặc nếu bạn giữ nguyên một tư thế vận động ở vùng vai tay trong một thời gian dài, cơ và xương vai tay sẽ bị đau mỏi do máu không lưu thông đủ để nuôi dưỡng dây thần kinh tại đây. Hiện tượng sai tư thế này thường xảy ra với những người làm công việc văn phòng, lái xe, học sinh, sinh viên hoặc những người ngủ nghiêng mà không trở mình.

Làm việc quá nặng. Thường xuyên bưng, bê hay gánh các vật quá nặng trong thời gian dài cũng sẽ làm tổn thương các dây chằng ở cổ hay cơ vai gáy, gây ra các cơn đau.

Vận động viên là những người có nguy cơ cao bị đau bả vai lan xuống cánh tay do thường xuyên phải mang vác nặng trong tập luyện (Ảnh minh họa)

Yếu tố rủi ro

Có một số yếu tố rủi ro được cho là làm tăng nguy cơ mắc hiện tượng đau bả vai lan xuống cánh tay, như:

  • Tuổi tác
  • Không tập thể dục thể thao hoặc tập với mức độ ít;
  • Thừa cân;

Nên làm gì nếu gặp hiện tượng này?

Đau vai là một vấn đề phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, đau bả vai lan xuống cánh tay lại là dấu hiệu đặc trưng khi dây thần kinh cổ bị chèn ép. Nếu không được quan tâm đúng mức và điều trị kịp thời, nó có thể kéo theo hệ lụy là nhiều căn bệnh nguy hiểm phát tác như: viêm dây thần kinh cổ, gai cột sống hay thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì thế, nếu gặp hiện tượng đau bả vai lan xuống cánh tay mà không cải thiện sau vài tuần, bạn nên đi khám tại các chuyên khoa Xương khớp ở những bệnh viện uy tín.

Nếu đau bả vai lan tỏa xuống cánh tay kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây thì bạn cần được cấp cứu khẩn cấp:

  • Đau đột ngột, không nguôi, đau nghiêm trọng;
  • Giảm cân mà không rõ lý do;
  • Tức ngực, khó thở;
  • Bị chấn thương hoặc ngã mạnh;
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, như: sốt hoặc cảm thấy không khỏe, vùng vai gáy đỏ, nóng, sưng.
  • Tê hoặc ngứa ran cánh tay;
  • Yếu ở cánh tay và chân
  • Có vấn đề ở hệ tiêu hóa.
Nếu gặp hiện tượng đau bả vai lan xuống cánh tay mà không cải thiện sau vài tuần, bạn nên đi khám tại các chuyên khoa Xương khớp (Ảnh minh họa)

Điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay

Đau bả vai lan xuống cánh tay thuộc thể bệnh xương khớp. Bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định liệu trình điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

PGS. TS Lê Minh Hà cho rằng: Để điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay, bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, các biện pháp chăm sóc tại nhà và ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Thuốc

Các loại thuốc thường được kê:

  • Các loại thuốc giảm đau từ nhẹ tới mạnh;
  • Thuốc kháng viêm không steroid;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh;
  • Vitamin E và vitamin nhóm B;
  • .v.v.
Có nhiều loại thuốc chữa đau bả vai lan xuống cánh tay, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, như:

  • Điều trị đau bả vai xuống cánh tay với nguyên nhân từ các tổn thương ở dây chằng và cơ do vận động sai tư thế bằng các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho cơ.
  • Để tăng cường dẫn truyền và kích thích thần kinh, bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp trị liệu điện bằng cách dùng các bước sóng ngắn để chống tình trạng viêm, phù nề.
  • Chiếu tia laser để tái tạo lại xương khớp, chống lại tình trạng tụ ổ viêm nhiễm.
  • Siêu âm hoặc kéo giãn cột sống cũng là phương pháp điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay hiệu quả.

Ngoài ra, các bác sĩ vật lý trị liệu cũng sẽ chỉ cho bạn cách cải thiện hoạt động của vai bằng cách hướng dẫn bạn các bài tập tăng cường, kéo giãn, xoa bóp; tư vấn để bạn cải thiện tư thế vai, cổ và cột sống,…

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp cải thiện đau mỏi bả vai lan xuống tay (Ảnh minh họa)

Chăm sóc tại nhà

Liệu pháp nhiệt. Một túi chườm đá có thể hữu ích nếu vai và tay của bạn bị đau sau một chấn thương nhỏ hoặc khi nó bị sưng. Còn túi chườm nóng sẽ hiệu quả với hầu hết các loại đau và căng cơ bắp.

Thay đổi tư thế. Tư thế xấu hoặc thói quen làm việc sai sẽ làm cho tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay tồi tệ hơn và tái phát trở lại. PGS. TS Lê Minh Hà gợi ý một số phương pháp để giảm đau bả vai lan xuống cánh tay như sau:

Khi ngồi:

  • Ngồi thẳng, đúng tư thế, thả lỏng vai và hai cánh tay;
  • Kê gối hoặc nệm ở vùng lưng dưới;
  • Để một chiếc đệm trên đùi để tựa tay;
  • Sau 1 tiếng ngồi làm việc nên đứng dậy 5 phút, vận động đi lại nhẹ nhàng;
  • Nếu bạn phải sử dụng máy tính trong thời gian dài, hãy để bàn phím thẳng trước mặt và để chuột trong tầm tay để tránh phải với nhiều;
  • Sử dụng một chiếc ghế tốt và có thể điều chỉnh theo nhu cầu của bạn, như: ghế có tựa lưng và tựa đầu, có thể thay đổi độ cao,…

Khi nằm:

  • Nên nằm thẳng với gối đầu phù hợp với độ cong sinh lý của cổ;
  • Nếu đau tay, hãy kê tay lên một chiếc gối khi ngủ;

Giảm căng cơ ở vùng vai gáy. Bằng cách:

  • Khi quét nhà, hút bụi nên giữ lưng thẳng;
  • Sử dụng xe đẩy hoặc ba lô khi đi mua sắm;
  • Sử dụng dịch vụ giao hàng nếu đồ mua sắm cồng kềnh, nặng;
  • Giới hạn thời gian cúi đầu xem máy tính bảng hay điện thoại di động. Có thể sử dụng các dụng cụ đỡ để hạn chế việc phải cúi đầu;
  • Không nên kẹp điện thoại ở vai khi nghe điện thoại.
Thực hành tư thế đúng giúp hạn chế và phòng tránh tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay

Nghỉ ngơi và tập thể dục. Nếu bạn có được sự cân bằng tốt giữa nghỉ ngơi và hoạt động, điều đó sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đau vai lan tỏa xuống cánh tay rất tốt.

Điều trị bổ sung. Có một số phương pháp điều trị bổ sung tương đối an toàn, giúp hỗ trợ giảm đau vai tay hiệu quả, như:

Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ phương pháp nào.

Tìm hiểu thêm: 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà

Phẫu thuật

Hầu hết các vấn đề về đau vai tay không cần phải phẫu thuật. Nhưng trong tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật, nhất là trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, vẹo cột sống,…

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị

Song song với các phương pháp điều trị trên, nếu bạn bị đau bả vai lan xuống cánh tay do các nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan.

 

Đây là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Khương Thảo Đan có chứa các loại thảo dược trong bài thuốc chữa xương khớp gia truyền hữu hiệu mà ngày xưa cha ông ta hay sử dụng để điều trị bệnh xương khớp là bài thuốc cổ phương Độc Hoạt Ký Sinh Thang, được bổ sung thêm Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II không biến tính, có lợi đối với hệ xương khớp. Đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền mang lại hiệu quả giảm đau – chống viêm gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Khương Thảo Đan giúp đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo, phục hồi sụn khớp thoái hóa, giúp khắc phục nguyên nhân từ đó cải thiện việc đau mỏi cổ, vai gáy lan xuống cánh tay mà bạn đang gặp phải.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) BẤM VÀO ĐÂY

Kết luận

Đau bả vai lan xuống cánh tay là một triệu chứng không nên chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, dây thần kinh. Vì thế, nếu có những triệu chứng đau kể trên, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...