Đau đầu gối không ngồi xổm được nguyên nhân do đâu? Nguy hiểm không?

Đau đầu gối dẫn đến không ngồi xổm được có thể liên quan đến chấn thương hay nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Nếu để lâu không điều trị, cơn đau ngày càng nặng và có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau đầu gối không ngồi xổm được

Đầu gối được hình thành bởi 3 xương là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Do đó, khớp gối là một khớp phức hợp của cơ thể, bao gồm hai khớp:

  • Khớp giữa xương đùi và xương chày.
  • Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè.

Đau đầu gối không ngồi xổm được là tình trạng thường gặp. Nó có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đi kèm với các triệu chứng sưng tấy đầu gối, nóng đỏ, co duỗi khó khăn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, tuy nhiên để người đọc dễ hiểu, chúng tôi sẽ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính bao gồm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không bệnh lý. Cụ thể, đi đến chi tiết từng nhóm nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý liên quan đến xương khớp đầu gối là nguyên nhân khiến gây nên tình đau đầu gối không ngồi xổm được. Các bệnh lý đó bao gồm:

Thoái hóa khớp

Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa

Thoái hóa là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Cụ thể, sụn khớp ở đầu gối sẽ bị ăn mòn theo thời gian khiến cho các đầu xương ma sát với nhau mỗi khi cử động. Điều này dẫn đến các triệu chứng đau khi leo cầu thang, co duỗi đầu gối khiến cho bệnh nhân không ngồi xổm được.

Kèm theo cảm giác đau, bệnh nhân còn bị cứng khớp, khớp đầu gối vận động kém linh hoạt hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị biến dạng đầu gối.

Chi tiết: Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh nguy hiểm!

Viêm khớp đầu gối

Viêm khớp đầu gối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Có nhiều dạng viêm khớp gối khác nhau bao gồm:

– Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công chính các khớp của cơ thể, trong đó bao gồm cả khớp gối. Đau đầu gối không ngồi xổm được là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh. Cảm giác đau cũng xuất hiện rõ ràng hơn khi người bệnh thực hiện các cử động tại đầu gối.

Ngoài ra những cơn đau, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như xơ cứng khớp, sưng khớp. Đặc biệt, bệnh còn tính chất đối xứng, tức là nếu một bên khớp gối bị ảnh hưởng thì bên còn lại cũng có những triệu chứng tương tự. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh.

– Viêm khớp do gout

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat monosodium ở bao hoạt dịch và các tổ chức xung quanh khớp. Nó khiến khớp đầu gối bị tổn thương, sưng viêm, đau nhức.

Cơn đau đầu gối ở người bị gout thường đến một cách đột ngột vào ban đêm mà không báo trước. Cảm giác đau đớn có thể tăng nặng hơn khi ngồi xổm hoặc khi vận động, Điều này lý giải cho lý do vì sao người bệnh không thể ngồi xổm được. Nhiều trường hợp, khớp sưng đau dữ dội tới mức người bệnh không thể đi lại được.

Ngoài khớp gối, gout có thể xuất hiện ở các khớp khác như khớp ngón tay, khớp ngón chân.

– Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra. Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi người bệnh có một vết thương hở xuyên thấu mang vi trùng trực tiếp vào khớp, hoặc có một vết thương ở cơ quan khác bị nhiễm trùng và vi khuẩn đi theo dòng máu đến khớp .

Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh không chỉ bị đau, sưng tấy mà thậm chí có thể hỏng toàn bộ khớp. Bên cạnh khớp gối, các khớp khác trên cơ thể như khớp cổ tay, khớp mắt cá chân, khớp hông,… cũng dễ bị nhiễm khuẩn.

Viêm gân xương bánh chè

Vị trí của gân bánh chè

Viêm gân xương bánh chè là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên vận động thể thao ở cường độ cao, đa phần là các vận động viên điền kinh, cử tạ, bơi lội,… Do họ phải hoạt động ở tần suất cao, đồng thời phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể khiến phần gân bị tổn thương.

Lúc này, triệu chứng điển hình của viêm gân bánh chè là tình trạng nóng rát xương bánh chè, xuất hiện những cơn đau nhức với tính chất lặp lại theo chu kì, giảm dần rồi lại tăng sau đó. Thông thường, cơn đau tăng dần lên khi người bệnh vận động, gây ảnh hưởng rất lớn để khả năng vận động của bệnh nhân.

Đặc biệt, ngồi xổm khiến áp lực lên đầu gối gia tăng, cơn đau trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy mà bệnh nhân bị viêm gân bánh chè sẽ bị đau đầu gối khi ngồi xổm, thậm chí là không ngồi xổm được.

Hội chứng dải chậu chày

Dải chậu chày là một dải mô sợi, dày, chạy dọc theo bên ngoài chân từ xương chậu đến đầu gối, có vai trò gập và xoay khớp háng, đồng thời duỗi khớp gối, ổn định bên ngoài khớp gối khi vận động.

Hội chứng dải chậu chày bao gồm các tổn thương như lệch vị trí, viêm, làm kích ứng, suy giảm chức năng của mô này, thường gặp ở những người thường xuyên chạy bộ, chơi bóng đá,… Nó gây ra những cơn đau âm ỉ nơi đầu gối, khiến cho các cử động liên quan đến đầu gối trở nên khó khăn, bao gồm cả việc không ngồi xổm được.

Nguyên nhân không phải bệnh lý

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, một số các yếu tố nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được, bao gồm:

Chấn thương

Chấn thương đầu gối rất dễ xảy ra nếu bạn không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, hoặc có thể gặp phải do tai nạn trong cuộc sống hàng ngày hay trong khi tham gia giao thông. Lúc này, những bộ phận ở đầu gối có thể bị tổn thương là dây chằng, sụn khớp, gân, xương,… khiến người bệnh đau đớn, gây khó khăn khi hoạt động, đặc biệt là tư thế đứng lên, ngồi xuống.

Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ gây áp lực lên toàn bộ các cơ xương khớp trên cơ thể, trong đó, khớp gối phải chịu nhiều áp lực nhất. Trung bình cứ 1 kg trọng lượng dư thừa, khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,8 kg áp lực. Vì vậy, thừa cân béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau không ngồi xổm được.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu khoa học, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D, Magie,… làm xương khớp yếu dần theo thời gian. Điều này khiến xương khớp đầu gối dễ bị tổn thương, dẫn đến đau đầu gối không ngồi xổm được.

Lười vận động

Ít vận động khiến cho khí huyết đình trệ, máu lưu thông qua khớp gối kém. Điều này đồng nghĩa với việc, khớp gối không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, lâu dần dẫn đến khớp gối bị suy yếu gây đau đớn không thể ngồi xổm.

Stress kéo dài

Stress không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý nói chung mà còn tác động xấu đến sức khỏe xương khớp nói riêng. Cụ thể, căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, vì lẽ đó mà khớp gối dễ nhiễm khuẩn hơn, tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được có thể xuất hiện.

Ngồi xổm quá lâu

Ngồi xổm quá lâu gây áp lực lớn lên khớp, hệ thống gân cơ và dây chằng, khiến chúng bị giãn da. Từ đó, cơn đau khớp gối xuất hiện và bạn không thể ngồi xổm được.

Ngồi xổm sai tư thế

Thông thường, ngồi xổm là một tư thế quen thuộc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ai cũng ngồi đúng tư tế. Có rất nhiều người ngồi xổm sai tư thế gây áp lực lên đấu gối, cơ đùi, cơ mông và dẫn đến các cơn đau.

Đau đầu gối không ngồi xổm được có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được, ngoài những chấn thương hay ảnh hưởng từ lối sống không khoa học thì chúng còn có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về xương khớp nguy hiểm.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng. Lúc này, nguy cơ người bệnh phải đối mặt mặt với các biến chứng về suy giảm vận động là rất cao. Một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới bại liệt, tàn phế suốt đời.

Như vậy, đau đầu gối không ngồi xổm được là một triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh không thể bỏ qua. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện tình trạng này.

Các phương pháp trị đau đầu gối không ngồi xổm được

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau mà bạn có thể lựa chọn các biện pháp sau:

Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất mà không kèm theo các triệu chứng khác thường thì không đáng lo ngại. Bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục cơn đau này tại nhà với một số mẹo như:

Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm các dây thần kinh tê liệt, từ đó giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng đầu gối. Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch để bọc lại những viên đá, sau đó chườm nhẹ lên vùng đầu gối bị đau.

Chườm khớp gối để xoa dịu cơn đau

Chườm nóng: Nhiệt độ nóng giúp tuần hoàn máu được lưu thông, làm giảm tình trạng cứng khớp. Sử dụng khăn ngâm với nước ấm để đắp lên đầu gối để giúp giảm đau nhanh chóng.  Tuy nhiên, không chườm nóng cho bệnh nhân đau đầu gối do nhiễm trùng.

Nghỉ ngơi: Người bị đau đầu gối tốt nhất nên hạn chế vận động để cho khớp gối nghỉ ngơi, đồng thời cũng tạo thời gian cho khớp gối phục hồi lại sau chấn thương.

Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng giúp khớp gối được giãn cơ, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tình trạng đau cũng thuyên giảm.

Điều chỉnh tư thế: Tư thế đúng cho bệnh nhân bị đau đầu gối đó là duỗi thẳng chân. Do đó khi nằm, bạn cần để cho chân được thẳng, có thể đặt thêm một chiếc gối mềm dưới 2 khớp đầu gối để giảm áp lực. Khi ngồi thì chú ý không được vắt chéo chân, để chân vuông góc và cũng có thể đặt chân lên ghế để giảm trọng lực xuống đầu gối.

➤ Đọc thêm: Các phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả

Điều trị y tế

Nếu tình trạng đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm, thay vào đó kéo dài, các cơn đau xuất hiện liên tục với mức độ dữ dội hơn, kèm theo đó là tiếng lục cục, lạo xạo khi chuyển động thì người bệnh nên tìm ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lúc này, các biện pháp y tế thường được sử dụng là:

Thuốc: Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen,..) thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, bổ khớp,… là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn nhằm giảm đau và khắc phục các triệu chứng ở khớp gối.

Vật lý trị liệu: Các bài tập thể lực vật lý trị liệu được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì chúng vừa có tác dụng giảm đau, vừa tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động ở khớp gối diễn ra linh hoạt hơn.

Phẫu thuật: Đây là biện pháp điều  trị cuối cùng, chỉ được áp dụng khi tất cả các biện pháp điều trị bảo tồn đều không có tác dụng.

Lưu ý: Đối với bệnh nhân can thiệp điều trị y tế cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị cũng như liều lượng sử dụng thuốc. Không lạm dụng cũng như tự ý tăng giảm liều lượng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Viên uống Khương Thảo Đan – Hỗ trợ cho người đau khớp gối

Từ xa xưa, địa liền đã rất nổi tiếng với công dụng giảm đau mạnh mẽ. Chúng được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc xoa bóp thì nay đã được ứng dụng trong viên uống xương khớp Khương Thảo Đan.

So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, cụ thể:

Thành phần sản phẩm.

Chiết xuất KGA1 từ củ Địa liền trong Khương Thảo Đan có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, hạn chế các triệu chứng đau nhức tại xương khớp mà không gây tác dụng phụ. Hoạt chất này là kết quả công trình nghiên cứu 6 năm của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam).

Không chỉ vậy, Khương Thảo đan còn kết hợp thêm Collagen type II không biến tính giúp tái tạo, tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho sụn khớp. Hạn chế sự xâm lấn của các tác nhân có hại lên sụn. Từ đó, làm chậm quá trình thoái hóa.

Khương Thảo Đan còn được kế thừa bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang – bài thuốc Đông y nổi tiếng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các vấn đề xương khớp.

Nguồn gốc xuất xứ.

Khương Thảo Đan là sản phẩm được sản xuất theo bản quyền công nghệ của của Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên (INPC) – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đã được nghiên cứu lâm sàng và được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Lễ ký kết hợp tác phát triển công nghệ giữa Thái Minh và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội

An toàn, không tác dụng phụ.

Được chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo về các vấn đề tác dụng phụ. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, gan, thận đều vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này.

Sản phẩm phù hợp cho người đau khớp gối và mắc các bệnh lý về xương khớp khác như: thoái hóa khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, thoát vị đĩa đệm,…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận: Bài viết trên đây đã lý giải cho tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được có thể là biểu hiện của những bệnh xương khớp nào. Hy vọng qua bài viết, người đọc sẽ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp cho bản thân và gia đình.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...