Thoái hóa khớp gối - căn bệnh nguy hiểm, bạn chớ chủ quan!

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý mà nhiều người đang mắc phải. Đây là một căn bệnh diễn ra một cách âm thầm. Hầu hết đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh mới đi khám và điều trị. Vậy thoái hóa khớp gối đang đe dọa đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Bạn đọc theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là khớp rất quan trọng vì chúng chịu trách nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Thế nhưng cũng chính vì thế mà khớp gối rất dễ bị thoái hóa, dẫn tới đau nhức, giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là các phản ứng viêm, giảm dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn này dần bị bào mòn, mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Phần xương ở dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc bị giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ..

Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn đau âm ỉ, cứng khớp, xuất hiện nhiều vào buổi chiều và giảm đau về đêm và sáng sớm. Ban đầu, cơn đau thường xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng khi bệnh trở nặng, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.

Thậm chí khi khớp gối hình thành các gai xương có thể gây biến dạng khớp, người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 30% người >35 tuổi và khoảng 80% người >60 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Trong đó, phụ nữ là người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi lớp sụn tự nhiên ở gối bị hao mòn, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

Vì thế bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên khám và điều trị càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để lâu gây nhiều hệ lụy nguy hiểm thậm chí tàn phế.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối

Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối có thể kể ra như sau:

  • Tuổi tác: càng cao tuổi thì chức năng của các bộ phận cơ thể càng bị giảm sút, khớp gối cũng không là ngoại lệ. Dưới tác động của lão hóa thì sụn khớp gối sẽ bị mất đi lượng máu và chất dinh dưỡng thiết yếu, trở nên khô cứng, dễ bị bào mòn, mất đàn hồi, khả năng chịu lực kém đi đáng kể. Sụn gối càng bị mòn thì hai đầu khớp càng dễ va vào nhau hơn, thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn.
  • Chấn thương ở khớp và ổ khớp: đến từ các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi tập thể dục thể thao… Những chấn thương này khi được điều trị dứt điểm thì khớp gối sẽ hồi phục. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì về lâu dài có thể làm lệch trục khớp và dần dẫn đến thoái hóa.
  • Thừa cân béo phì: Người bị béo phì rất dễ bị thoái hóa khớp gối bởi lúc cơ thể bị thừa cân, khớp gối chính là nơi trực tiếp chịu áp lực của khối lượng nặng. Sụn khớp bị quá tải sẽ rất nhanh bị bào mòn, gây nên thoái hóa.
  • Ngồi xổm: Động tác ngồi xổm làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn.
  • Cơ địa: Cơ địa cá nhân chính là lý do tại sao có nhiều người dẫu chưa ngoài 30, cũng không phải lao động quá nặng nhọc… nhưng vẫn bị thoái hóa hành hạ.
  • Thoái hóa do lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm giảm đau có thành phần corticoid nếu được sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này nếu được tiêm trực tiếp vào gối sẽ có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng nếu bị lạm dụng thì thuốc sẽ khiến xương bị giòn, thoái hóa càng nặng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối được coi là “kẻ thù âm thầm” bởi những phát triển của bệnh ở giai đoạn đầu khiến chúng ta rất khó phát hiện. Đồng thời, chúng ta cũng hay chủ quan với các cơn đau nhức – là điều kiện thuận lợi để bệnh tình diễn biến phức tạp hơn.

Bệnh thoái hóa khớp gối thường phát triển qua 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện điển hình theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là những giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần phải biết để kiểm soát bệnh của mình.

Giai đoạn 1: Khởi phát

Thông thường trong giai đoạn mới phát triển, bệnh thoái hóa khớp gối chưa có biểu hiện rõ ràng. Lúc này bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức khi phải vận động liên tục, đi, đứng, ngồi trong một thời gian dài.

Người bệnh đối diện với tình trạng loãng xương và không có cảm giác đau nhiều hoặc khó chịu. Bệnh nhân vẫn thực hiện các sinh hoạt hàng ngày và vận động, đi lại dễ dàng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lớp sụn khớp.

Giai đoạn 2: Nhẹ

Ở giai đoạn này, hiện tượng loãng xương diễn ra mạnh hơn hình thành nên gai xương và sụn khớp bắt đầu bị hao mòn. Lúc này các tổn thương đang bắt đầu hình thành nên bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Đặc biệt là khi trời lạnh về đêm và sáng sớm. Ở một số người ít hoạt động thì sẽ còn gặp thêm các triệu chứng cứng khớp.

Ở giai đoạn này, đau nhức xương khớp vẫn ở mức độ nhẹ vì các chất hoạt dịch bôi trơn sụn khớp vẫn còn ít nên các xương không bị cọ xát vào nhau. Cơn đau chỉ thoáng qua, rất mơ hồ nên bệnh nhân khó có thể phát hiện.

Giai đoạn 3: Trung bình

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì mức độ tổn thương sụn khớp đã rõ ràng hơn, các khe xương nhanh chóng bị thu hẹp và bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp thường xuyên hơn. Các vận động thường nhật đi lại, đứng, ngồi, leo xuống cầu thang của bạn bị hạn chế rất nhiều. Đôi khi còn nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp gối. Đồng thời, mô khớp bị viêm, tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng.

Giai đoạn 4: Nặng

Khi này, triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối đã xuất hiện rõ ràng. Sụn khớp bị bào mòn và bong tróc tới hơn 60% để lộ đầu xương rõ rệt, khiến chúng ma sát trực tiếp với nhau. Vì thế, người bạn phải trải qua những cơn đau nhức dữ dội, sưng tấy khớp do tràn dịch gây khó khăn cho việc vận động, di chuyển. Theo thời gian, lớp nhầy quanh khớp cũng giảm dần, khớp bị khô có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp…

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì sẽ để lại cho bạn rất nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình

Giảm khả năng vận động

Khớp gối là khớp chủ yếu giúp chúng ta đi lại vận động một cách dễ dàng. Giảm khả năng vận động do thoái hóa khớp sẽ gây cho bạn rất nhiều tổn thương về thể xác cũng như tinh thần.

Khi bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, những cơn đau nhức sẽ thường xuyên ghé thăm bạn nhiều hơn. Việc không đi lại được cũng là một trong những yếu tố khiến bạn dễ mắc thêm các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo thường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa,…

Khi bạn bị giảm khả năng vận động không chỉ ảnh hưởng tới chính bản thân bạn, mà còn gây ảnh hưởng tới những người thân xung quanh chúng ta. Do đó, mà tinh thần của bạn sẽ ngày càng một sa sút, chất lượng cuộc sống vì thế đó mà đi xuống

Đầu gối bị biến dạng

Thoái hóa khớp gối chắc chắn gây ra biến chứng biến dị khớp, do sự xuất hiện  của các gai xương (hình thành do tinh thể canxi lắng đọng) trong khớp, hay do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch. Biểu hiện là chi dưới bị cong, có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Điều này khiến cho bạn có cảm giác mình bước thấp bước cao. Lúc này nhiều bệnh nhân mới chịu đến gặp bác sĩ để điều trị.

Đi lại khập khiễng

Khi bạn bị thoái hóa khớp gối, lúc bạn đi lại, bạn không thể dùng đều lực cả 2 chân được. Trọng tâm người dồn về phía chân không bị đau. Do đó, dáng người đi của bạn sẽ khập khiễng cũng khiến bạn cũng mất tự tin nhiều hơn trong cuộc sống

Nguy cơ gãy xương

Khi mô sụn bị bào mòn trên diện rộng, khớp xương có thể bị tổn thương nặng nề và có nguy cơ nứt, gãy cao. Ngoài chức năng giảm ma sát khi vận động, sụn khớp còn có vai trò giảm áp lực lên đầu xương bằng cách dàn đều lực. Vì vậy khi mô sụn bị bào mòn, xương khớp có thể bị gãy khi có lực mạnh tác động.

Teo cơ

Như bạn đã biết khi bị thoái hóa khớp gối sự tổn thương sẽ xuất hiện đầu tiên tại sụn khớp. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận mô mềm xung quanh khớp, trong có hệ thống cơ. Một mặt, sự tổn thương tiếp tục tấn công các mô cơ, mặt khác, do đau nhức, bạn lại hạn chế đi lại làm cơ thiếu sức khỏe nên dẫn dẫn đến chứng teo cơ. Lâu ngày, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ bị bại liệt.

Bại liệt

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, mọi sinh hoạt hằng ngày rất bất tiện, khó khăn.

Khi khớp gối bị biến dạng hoặc bại liệt, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ thành công cũng giảm đáng kể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc chữa trị bằng các biện pháp thông thường hầu như không có tác dụng gì, lúc này thay khớp gối là lựa chọn duy nhất có thể áp dụng.

☛ Tham khảo thêm tại: [Giải đáp]: Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?

Dẫn đến nhiều bệnh lý khác

Biến chứng của thoái hóa khớp gối còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác như vôi hóa sụn khớp, ung thư xương, các bệnh nhiễm khuẩn xương khớp khiến cho hệ thống xương khớp bị phá hủy. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng nặng hơn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái khớp gối là điều mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được do độ tiến triển thầm lặng và rất phức tạp. Độ nguy hiểm của thoái hóa khớp gối phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh.

Nếu bệnh mới khởi phát thì không quá lo ngại. Quá trình cải thiện có thể đơn giản bằng cách thay đổi sinh hoạt, tập luyện và sử dụng các sản phẩm giúp chăm sóc và tái tạo sụn khớp đã được nghiên cứu kiểm chứng. Nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng thì mức độ và thời gian cải thiện cần chuyên sâu và lâu hơn.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, bên cạnh đặt một số câu hỏi về tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chỉ định xét nghiệm sau đây để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào. Cụ thể, ở giai đoạn đầu, ở thân xương hoặc xương bánh chè có xuất hiện các gai xương nhỏ. Giai đoạn 2, mọc gai xương rõ và giai đoạn 3 là hẹp khe khớp vừa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, hẹp khe khớp nhiều và xuất hiện xơ xương dưới sụn.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều. Từ đó giúp họ phát hiện những mảnh vụn thoái hóa hoặc tổn thương ở khớp gối như dây chằng hoặc màng hoạt dịch.
  • Siêu âm khớp: Kỹ thuật chẩn đoán này giúp đánh giá độ dày sụn khớp và những mảnh vụn thoái hóa, bong trong khớp xương. Bên cạnh đó, siêu âm khớp còn giúp phát hiện tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp hoặc gai xương khớp.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, kèm theo biện pháp nội soi khớp, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu sinh thiết ở màng tế bào hoạt dịch và tiến hành phân tích kiểm tra để đánh giá và phân biệt bệnh thoái hóa với các bệnh lý xương khớp khác.
  • Xét nghiệm khác: Ngoài các xét nghiệm nêu trên, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm một vài kỹ thuật chẩn đoán khác như xét nghiệm máu và sinh hóa để xem tốc độ lắng máu bình thường hoặc xét nghiệm dịch khớp.

Cần làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối tưởng chừng như chỉ là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay nó lại đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, ngay từ khi còn trẻ chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để tăng cường sức khỏe cho các cơ khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của khớp như:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

  • Cá nước lạnh: các loại cá nước lạnh như cá thu, cá trích, cá hồi… có rất nhiều omega-3, đây là chất kháng viêm khớp hiệu quả.
  • Nước hầm xương: nước hầm từ xương ống của bò hay dê cung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây là những hợp chất cấu thành sụn và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa,.. giúp cho hệ xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung rau xanh cùng với ngũ cốc, các loại trái cây như đu đủ, chanh, dứa, cam, chanh… vì chúng chứa khá nhiều vitamin C và chất kháng viêm. Đặc biệt thì hiện nay nhiều nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị thoái hóa khớp của hỗn hợp bơ và đậu nành. Hỗn hợp này chứa các chất có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh ra collagen – thành phần quan trọng của xương, sụn và gân.

Ngoài ra thì bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo công nghiệp: khoai tây chiên, đồ nướng… chúng sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trở nặng và người bệnh dễ tăng cân.
  • Thức ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt, chè… vì đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương bị yếu đi.
  • Thức ăn nhiều muối: Lượng muối cao sẽ làm xương bị giòn và dễ gãy.
  • Các chất kích thích: như bia, rượu, thuốc lá… rất có hại cho xương khớp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp xương nhất là vùng lưng, hông, háng, đầu gối và bàn chân. Theo thời gian, áp lực này sẽ làm phá hủy các sụn trong khớp và gây hư hỏng và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

Thường xuyên hoạt động thể chất

Tập luyện thể dục là cách giúp chúng ta phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Như bạn đã biết việc tập luyện thể dụng giúp các cơ xương khớp của ta thêm chắc khỏe và dẻo dai. Tích cực luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,… còn giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường.

Người bệnh nên lưu ý cần hạn chế vận động nặng hoặc tham gia những trò chơi dễ gây tổn thương đến xương khớp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào?

Học tập, làm việc đúng tư thế

Việc học tập, làm việc đúng tư thế sẽ giúp cơ thể bạn có một trạng thái cân bằng, tránh đè nén lực quá lớn lên các khớp xương. Bạn hãy tưởng tượng khi ở tư thế cân bằng thì diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ ở mức tối đa, và lực ép ở mức tối thiểu. Đồng thời, cũng tạo sự cân bằng lực cho các dây chằng và cơ bắp xung quanh, nhờ đó mà giảm rất nhiều lực lên bề mặt sụn khớp.

Với những người làm việc văn phòng, bạn không được ngồi quá lâu tại một chỗ, nên thay đổi tư thế thường xuyên tránh bị mỏi khớp. Trong quá trình làm việc bạn nên dành khoảng 5 phút sau 1-2 giờ làm đứng lên đi lại để khớp được vận động.

Lắng nghe cơ thể

Cơ thể của chúng ta rất kì diệu, mỗi khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra chúng đều phát tín hiệu cảnh báo. Mà thường gặp nhất là những cơn đau mỏi. Do đó, bạn không được chủ quan, mà hãy đến gặp bác sĩ để khám bệnh và chẩn đoán sớm nhé. Tránh để bệnh tình chuyển biến quá nặng, khi ấy việc điều trị rất khó khăn và phức tạp.

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được khi chủ động phòng tránh. Việc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới cuộc sống của mình. Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thì nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh vì nếu điều trị bệnh sai cách sẽ không kiểm soát được bệnh mà còn khiến nó tiến triển nặng hơn.

Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/310579

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...