Đau đầu gối ở người trẻ - Không thể chủ quan!

Đau đầu gối ở người trẻ ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa tình trạng này? Mời các bạn theo dõi thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Dau-dau-goi-o-nguoi-tre

Nguyên nhân khiến người trẻ bị đau đầu gối

Đau đầu gối ở người trẻ có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân:

  • Nguyên nhân không do bệnh lý: chấn thương, béo phì, thiếu dinh dưỡng, thay đổi thời tiết…
  • Nguyên nhân bệnh lý: thoái hóa khớp, bệnh gout, loãng xương, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp…

Nguyên nhân không do bệnh lý

Chấn thương: Chấn thương đầu gối là một loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Hiện tượng này thường xảy ra do tai nạn giao thông, nghề nghiệp hoặc khi chơi thể thao. Những chấn thương thường gặp bao gồm:

  • Rách sụn chêm: Vết rách sụn nằm giữa xương đùi và xương chày. Trong một vài trường hợp, mảnh sụn bị rách có thể gây kẹt khớp. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nội soi cấp cứu để loại bỏ sụn chêm.
  • Tổn thương dây chằng: Những dây chằng thường bị đứt, giãn là dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau, dây chằng chéo bên và dây chằng chéo giữa.
  • Viêm gân: Sau chấn thương, các gân thường bị viêm, bao gồm: gân cơ tứ đầu đùi (nối cơ đùi trước và xương bánh chè), gân bánh chè (nối xương bánh chè và xương chày).
  • Trật khớp: Đây là hiện tượng đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này thường xảy ra ở người chơi thể thao, chủ yếu là trật khớp xương bánh chè và trật khớp chày đùi.

Béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép tạo áp lực liên tục lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Từ đó, người béo phì dễ bị chấn thương dẫn đến viêm khớp khi hoạt động, hệ thống xương sụn nhanh thoái hóa hơn những người duy trì cân nặng hợp lý.

Thiếu dinh dưỡng: Do cuộc sống hiện đại bận rộn, mọi người thường có xu hướng bỏ bữa hoặc ưu tiên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, chất lượng của dây chằng, gân, cơ, xương khớp suy giảm. Từ đó, hiện tượng đau đầu gối xuất hiện với tần suất cao hơn, đặc biệt là ở người trẻ – lứa tuổi chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Do-an-thieu-dinh-duong
Đồ ăn nhanh không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khiến xương khớp nhanh thoái hóa.

Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng. Điều này dẫn đến tình trạng co cứng mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, gân, cơ, mang lại cảm giác đau nhức. Hiện tượng thường xảy ra ở đầu gối – nơi phải chịu gần như toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Nguyên nhân bệnh lý

Thoái hóa khớp

Bệnh lý xảy ra khi lớp sụn biến đổi khiến các đầu xương không còn được bảo vệ, bị bào mòn nhanh chóng. Trong một vài trường hợp, quá trình bù đắp tế bào xương trở nên rối loạn, làm xuất hiện gai xương chèn ép mạnh vào dây thần kinh và những mô mềm xung quanh. Từ đó, người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối dữ dội đi kèm triệu chứng tê bì và gặp khó khăn khi hoạt động.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người già. Tuy nhiên, bệnh lý đang có xu hướng phát triển rộng trong lớp trẻ do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa

Thoai-hoa-khop-goi
Sụn khớp thoái hóa khiến các đầu xương không được bảo vệ, làm xuất hiện gai xương.

Bệnh gout

Bệnh gout bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Lúc này, các tinh thể monosodium sắc nhọn hình thành và tích tụ tại khớp xương gây đau nhức, sưng tấy. Bệnh thường xuất hiện ở ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá chân, khớp gối, cổ tay và khuỷu tay.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gout là:

  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá thu, cá mòi, cá cơm…
  • Người nghiện rượu, nghiện cafe.
  • Bệnh nhân dùng nhiều thuốc lợi tiểu như Hypothiazid, Lasix…
  • Người có tiền sử gia đình bị bệnh gout.

Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng rối loạn cân bằng giữa hai quá trình hủy xương và tạo xương của cơ thể, khiến xương mất dần canxi, trở nên xốp, yếu, giòn và dễ gãy.

Loang-xuong
Mật độ xương suy giảm khiến xương giòn, xốp, dễ gãy.

Người trẻ thường mắc loãng xương thứ phát do nhiều nguyên nhân:

  • Do bệnh lý: bệnh thận mạn, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu…
  • Do sử dụng nhiều các loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống co giật…
  • Lười vận động.
  • Dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D.

Người bệnh thường cảm thấy đau đớn, nhức mỏi kéo dài, dễ gãy xương dẫn đến tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn chưa xác định được nguyên nhân. Một số yếu tố liên quan đến sự khởi phát của bệnh như: phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm virus, di truyền…

Nếu chưa tìm được phương pháp khắc phục phù hợp, quá trình viêm không đặc hiệu có thể đi từ khớp này sang khớp khác, phát triển thành tổ chức xơ. Từ đó, tình trạng dính khớp, biến dạng khớp xảy ra khiến người bệnh đối diện với nguy cơ bị tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở khớp gối, khớp bàn chân, khớp cổ tay, bàn ngón tay, vai, háng…

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ thắt lưng, qua hông, đùi, đầu gối rồi chia thành từng nhánh nhỏ hơn xuống đến tận gót chân.

Nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống vùng thắt lưng. Thông thường, triệu chứng đau nhức chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Dau-day-than-kinh-toa
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện do thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống vùng thắt lưng.

Một số bệnh lý khác: Viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm lồi củ trước xương chày, hội chứng PFPS (đau bánh chè – đùi)…

Dấu hiệu đau đầu gối ở người trẻ

Đau đầu gối ở người trẻ có thể là những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc trở nên dữ dội hơn khi hoạt động như đi, đứng, chạy, nhảy.

Một số triệu chứng khác thường đi kèm với tình trạng đau nhức là:

  • Sưng, nóng, đỏ xung quanh vùng đầu gối.
  • Tình trạng co cứng xuất hiện khiến việc co, duỗi đầu gối trở nên khó khăn.
  • Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo tại vị trí này khi cử động.
  • Dáng đi có thể thay đổi.
  • Mất thăng bằng hoặc không đứng vững.

Đau đầu gối ở người trẻ có nguy hiểm không?

Như ta đã thấy ở trên, đau đầu gối ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo chấn thương hoặc là các bệnh lý liên quan đến khớp gối cũng như hệ thống xương khớp xung quanh. Nhưng dù là nguyên nhân nào, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể gặp một số biến chứng như:

  • Giảm khả năng vận động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Tổn thương khớp gối dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm, hỏng khớp, teo cơ, suy giảm cảm giác hai chân, thậm chí là liệt chi, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Hơn thế nữa, người trẻ còn là những người năng động, nhiều mối quan hệ xã hội, việc đau đầu gối kéo dài còn có thể làm ảnh hưởng tới sở thích, công việc, học tập, các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp của bản thân. Ngoài ra, việc hạn chế vận động lâu ngày còn có thể làm ảnh hưởng tới cả tinh thần, gây ra lo lắng, trầm cảm.

Chính vì thế, nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Cơn đau kéo dài liên tục hơn 2 tuần và ngày càng trở nên dữ dội hơn.
  • Đau nhức kèm theo triệu chứng đỏ, sưng, nóng xung quanh đầu gối.
  • Người bệnh không thể co, duỗi, nhấc chân, đứng thẳng hoặc đi lại bình thường.
Đau đầu gối ở người trẻ tuy không phải là tình trạng nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó có thể làm ảnh hưởng tới sở thích, cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội của bạn (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán đau đầu gối ở người trẻ

Một số phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán nguyên nhân của hiện tượng đau đầu gối ở người trẻ bao gồm:

  • Chụp X-quang: giúp phát hiện mức độ xương khớp bị bào mòn, tình trạng gãy xương, thoái hóa hoặc vị trí sai lệch nếu có.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): có khả năng phát hiện những tổn thương phần mềm xung quanh khớp gối như gân, cơ, dây chằng, dây thần kinh…
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan: giúp xác định tình trạng xương, phát hiện được các tinh thể acid uric tích tụ tại khớp gối gây bệnh gout.
  • Xét nghiệm viêm khớp RF: đưa ra kết quả về những rối loạn bên trong hệ thống xương khớp, kiểm tra mức độ viêm nhiễm đang xảy ra.
Bác sĩ đang xem hình ảnh chụp x-quang đầu gối của một bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Phương pháp khắc phục đau đầu gối ở người trẻ

Điều trị đau đầu gối ở người trẻ dễ dàng hơn so với người cao tuổi vì họ có sức khỏe tốt và khả năng phục hồi nhanh chóng. Một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo:

Điều trị tại nhà

Đối với những cơn đau nhẹ, tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách:

Nghỉ ngơi: Bạn nên hạn chế đi lại, vận động mạnh sau khi bị chấn thương, đau nhức khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên. Điều này giúp bảo vệ đầu gối và tạo điều kiện để cơ thể tự tái tạo, phục hồi. Sau đó, bạn bắt đầu vận động trở lại từ mức độ nhẹ và tăng dần theo thời gian.

Chườm lạnh: Người bệnh sử dụng túi đá, khăn lạnh để đắp lên đầu gối từ 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày giúp khắc phục triệu chứng sưng tấy, viêm nhiễm và đau nhức một cách nhanh chóng. Chườm lạnh thường được dùng ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 48 – 72 giờ đầu.

Chuom-giam-dau-dau-goi
Chườm lạnh là phương pháp phổ biến giúp khắc phục đau nhức đầu gối.

Áp dụng bài thuốc dân gian: Người bệnh có thể dùng những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên như ngải cứu, gừng, lá lốt… để hạn chế tình trạng đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Luyện tập thể thao: Tùy vào mức độ đau nhức và sức khỏe của bản thân, người bệnh có thể luyện tập một số động tác giúp giải tỏa căng thẳng gân, cơ, dây chằng vùng đầu gối, cải thiện phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, các bài tập giúp quá trình lưu thông máu và hấp thu dưỡng chất diễn ra thuận lợi hơn, khắc phục nhanh chóng tổn thương và đau nhức.

Chi tiết: 10 bài tập chữa đau khớp gối hiệu quả tại nhà

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc uống

Thuốc Tây y dùng đường uống là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng vì tiện lợi và mang lại hiệu quả tức thì. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bị đau đầu gối là: Paracetamol (Acetaminophen), Ibuprofen, Indomethacin…

Việc sử dụng thuốc Tây y giảm đau đầu gối ở người trẻ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày…

Thuốc bôi

Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emulgel theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc tiêm

Một số thuốc và chế phẩm được tiêm trực tiếp vào tổ chức khớp ở đầu gối giúp khắc phục tình trạng đau nhức và cải thiện triệu chứng sưng, viêm.

  • Hyaluronic acid: Cấu tạo của hyaluronic acid tương tự chất nhầy bao hoạt dịch, có khả năng bôi trơn khớp, giúp cử động dễ dàng hơn. Tác dụng giảm đau khi tiêm hoạt chất này vào khớp gối có thể kéo dài đến 6 tháng.
  • Corticosteroid: Tiêm corticosteroid giúp giảm sưng viêm, đau nhức khớp gối trong thời gian dài.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu: Tác dụng chính là khắc phục tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân đau khớp gối do chấn thương, bong gân, rách gân.

Chi tiết: Thuốc trị đau khớp gối – Những loại thường dùng

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp thư giãn gân, cơ, dây chằng, cải thiện phạm vi hoạt động. Đặc biệt, liệu pháp này có khả năng kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên giúp xoa dịu đau nhức nhanh chóng. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả.

Một số hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng cho người bị đau đầu gối:

  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Châm cứu.
  • Sóng ngắn trị liệu.
  • Siêu âm trị liệu.
  • Hỗ trợ khớp.

Phẫu thuật

Đối với người trẻ bị tổn thương khớp gối nghiêm trọng, bác sĩ thường đề xuất một số phương án phẫu thuật như:

Ghép tế bào sụn tự thân: lấy mô sụn của chính bệnh nhân, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt giàu chất dinh dưỡng rồi ghép trở lại vùng khuyết sụn qua đường mở khớp gối.

Phẫu thuật nội soi tổn thương dưới sụn: thường được phối hợp với phương pháp ghép tế bào sụn tự thân để tạo ra lớp sụn mới tương tự lớp sụn bình thường.

Ngoài các phương pháp phẫu thuật khớp gối kể trên, còn một số phương pháp phẫu thuật khác cho khớp gối, như thay thế khớp gối nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được chỉ định cho những người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi), bởi khớp gối nhân tạo chỉ có “tuổi thọ” khoảng 15-20 năm. Ngoài ra, người trẻ là những người năng động, vận động nhiều, điều này có thể khiến khớp nhân tạo hao mòn nhanh hơn.

Phau-thuat-khop-goi
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được áp dụng khi những tổn thương vùng đầu gối hết sức nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế.

Phòng ngừa đau đầu gối ở người trẻ

Để ngăn ngừa chấn thương và mắc các bệnh lý gây đau đầu gối, người trẻ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên và đúng tư thế giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp. Cần sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp trong quá trình chơi thể thao, đặc biệt là những bộ môn có tính cạnh tranh cao.
  • Xây dựng độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Ăn uống điều độ, cung cấp đủ dưỡng chất đặc biệt là canxi, vitamin D, acid béo omega-3… ngay từ khi còn trẻ.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia… để tránh tình trạng loãng xương.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau đầu gối hiệu quả

Đau đầu gối là triệu chứng có thể xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu lạm dụng thuốc Tây y, người bệnh dễ mắc các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, suy thận… Do đó, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài, không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác là vô cùng cần thiết.

Một trong các sản phẩm có khả năng đáp ứng được những tiêu chí trên chính là viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang, kết hợp thêm hoạt chất quý từ thiên nhiên KGA1 có trong củ Địa liền, hoạt chất quý giá collagen type II không biến tính và nhiều loại thảo dược tốt cho xương khớp như Thổ phục linh, Hy thiêm. Nhờ đó mang lại tác dụng hỗ trợ vượt trội trong việc:

  • Giảm đau khớp gối
  • Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Trong đó, KGA1 chiết xuất từ củ địa liền là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam. Hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… Còn Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp tổn thương nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16716-knee-pain-in-teens
  • https://www.healthline.com/health/total-knee-replacement-surgery/outcomes-statistics-success-rate

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...