Thuốc trị đau khớp gối - Những loại thường dùng

Một trong những cách điều trị đau khớp gối hiệu quả là sử dụng thuốc. Vậy có những loại thuốc trị đau khớp gối nào? Nên lưu ý gì khi sử dụng? 

Tổng quan về các loại thuốc trị đau khớp gối

Như ta đã biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau khớp gối, như do chấn thương hoặc những bệnh lý ảnh hưởng đến bất kì cấu trúc nào của khớp đầu gối (dây chằng, gân, bao hoạt dịch, sụn,…). Đau cũng là một đặc điểm của viêm khớp hoặc do các khối u hiếm gặp phát triển ở khớp. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc điều trị khớp gối sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đau khớp gối ở nhiều độ tuổi

Dưới đây là một số loại thuốc đau khớp thường được sử dụng:

– Thuốc uống:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc giảm đau Colchine
  • Thuốc Corticosteroid
  • Thuốc Opioids
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc phòng ngừa bệnh gút
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc chống động kinh
  • .v.v.

– Thuốc tiêm:

  • Tiêm steroid
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc NSAID
  • Tiêm axit hyaluronic (Viscosupplementation)
  • .v.v.

– Thuốc tại chỗ:

  • Thuốc có chứa Capsaicin
  • Thuốc có chứa tinh dầu bạc hà
  • Thuốc có chứa salicylat
  • Thuốc NSAID
  • .v.v.

Các loại thuốc phía trên, một số loại có ở cả 2 dạng kê đơn và không kê đơn, một số loại chỉ có ở dạng kê đơn.

Thuốc không kê đơn là thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc kê đơn là những loại thuốc có tác dụng mạnh, nồng độ cao, bạn chỉ có thể mua khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thuốc này.

Có nhiều loại thuốc điều trị đau khớp gối khác nhau, như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài da (Ảnh minh họa)

Đau khớp gối uống thuốc gì?

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau, viêm và cứng khớp do các bệnh viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, gút, bong gân, căng cơ,…

Thuốc NSAID có ở cả hai dạng là kê đơn và không kê đơn. Dạng kê đơn có các tùy chọn như: ibuprofen, naproxen, aspirin. Dạng kê đơn có một số loại như: celecoxib, piroxicam, indomethacin, meloxicam, nabumetone, diflunisal,…

NSAID không kê đơn có thể giúp giảm đau khớp gối mức nhẹ tới trung bình. NSAID theo toa thường được khuyên dùng cho đau khớp gối từ trung bình tới nặng, các bệnh thấp khớp, thoái hóa khớp.

Về cơ bản, NSAID giúp giảm đau và viêm bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX). Enzym này được cơ thể sử dụng để tạo ra prostaglandin – chất hóa học góp phần gây viêm, đau bằng cách tăng nhiệt độ và làm giãn nở các mạch máu, gây đỏ và sưng ở nơi chúng được giải phóng. NSAID hoạt động giống như corticosteroid (còn được gọi là steroid), nhưng không có các tác dụng phụ của steroid. Vì thế nó được gọi là thuốc chống viêm không steroid.

Các hình thức của NSAID là: đường uống, thuốc tại chỗ và tiêm.

Một loại thuốc thuộc nhóm NSAID

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol được phát minh vào năm 1893 và được bán theo đơn của bác sĩ vào năm 1953. Mãi đến năm 1959, paracetamol mới được bán mà không cần đơn. Đây cũng là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Nó được sử dụng để điều trị đau đầu và hầu hết các cơn đau không do thần kinh, như: viêm khớp, thoái hóa khớp, căng cơ, bong gân, chấn thương thể thao,…

Mặc dù đã được sử dụng hơn 100 năm nhưng cho đến nay cơ chế hoạt động của paracetamol vẫn chưa được hiểu rõ. Theo một số giả thiết, thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm cường độ của các tín hiệu đau đến não và ngăn chặn giải phóng prostaglandin. Không giống như NSAID, paracetamol dường như không ức chế chức năng của bất kỳ enzym cyclooxygenase (COX) nào bên ngoài hệ thần kinh trung ương, vì thế đây là lý do tại sao nó không hữu ích trong việc giảm viêm.

Các hình thức của Paracetamol là: đường uống, đặt hậu môn, tiêm.

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến

Thuốc giảm đau Colchicine

Colchicine nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc chống bệnh gút. Nó được sử dụng để điều trị bùng phát (các cuộc tấn công) của bệnh gút và ngăn ngừa gia tăng bùng phát bệnh gút khi bạn mới bắt đầu dùng thuốc như allopurinol – được dùng để kiểm soát tình trạng gút lâu dài. Ngoài ra, nó cũng được dùng để ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng của sốt Địa Trung Hải gia đình (FMF).

Thuốc này được bán dưới dạng kê đơn.

Colchicine hoạt động theo nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa bệnh gút, như:

  • Ức chế sự hoạt hóa và di chuyển của bạch cầu trung tính đến các vị trí viêm, ức chế sản xuất anion superoxide phản ứng với tinh thể urat. Từ đó làm ngừng quá trình tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường. (pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô ở khớp).
  • Can thiệp vào phức hợp thể viêm, từ đó giúp chống viêm ở mức độ yếu
  • .v.v.

Colchicine có hình thức viên nén hoặc dạng lỏng, dùng theo đường uống; dung dịch để tiêm tĩnh mạch.

Colchicine nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc chống bệnh gút

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có thể dùng để điều trị đau khớp gối do: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm gân, viêm đa cơ,…

Một số loại corticosteroid là: Cortisone, Decadron, Delta-cortef, Deltasone, Dexamethasone, Hydrocortone, Kenacort, Medrol, Aristocort, Celestone, Cinalone, Depo-medro,…

Đây là thuốc được bán dưới dạng kê đơn.

Corticosteroid hoạt động bằng cách bắt chước tác động của các hormone mà cơ thể bạn sản xuất trong tuyến thượng thận. Khi được sử dụng với liều lượng vượt quá mức thông thường của cơ thể, nó sẽ ngăn chặn tình trạng viêm.

Corticosteroid cũng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó giúp kiểm soát các tình trạng bệnh tự miễn (hệ thống miễn dịch tấn công vào chính các mô thuộc cơ thể). Trong những bệnh này, corticosteroid giúp giảm hoạt động tự miễn dịch có hại. Tuy nhiên, chúng cũng làm giảm hoạt động miễn dịch hữu ích của cơ thể, vì thế có thể làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng và cản trở quá trình chữa bệnh.

Nhờ cơ chế hoạt động này mà corticosteroid được sử dụng nhiều trong bệnh viêm khớp và các bệnh thấp khớp.

Các bác sĩ thường kê đơn corticosteroid ở dạng viên uống. Tuy nhiên, nó cũng có ở dạng tiêm, dạng bôi trực tiếp tại chỗ.

Thuốc Corticosteroid có thể dùng để điều trị đau khớp gối do: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp,…

Thuốc Opioids

Đây không phải làm nhóm thuốc đầu tay dùng để điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp. Nhưng nếu bạn bị đau khớp gối vừa hoặc đau dai dẳng/tăng lên, bác sĩ có thể kê opioid nhẹ; nếu bị đau nặng, bác sĩ có thể kê đơn opioid mạnh. Kèm theo các loại thuốc không opioid và thuốc hỗ trợ. Loại thuốc này cũng được dùng để giảm đau trong thời gian ngắn, như đau sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Opioid là nhóm thuốc kê đơn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều khi cần thiết để giúp bạn kiểm soát cơn đau. Bạn có thể được kê liều suốt ngày để kiểm soát cơn đau cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm để dùng khi cần thiết, trong trường hợp bạn bị đau bùng phát.

Thuốc opioid bao gồm một số loại như: codeine, fentanyl, hydrocodone, hydromorphone, morphin, meperidine (Demerol), oxycodone (Oxycontin), hydrocodone/acetaminophen, oxycodone and acetaminophen,…

Thuốc này hoạt động bằng cách liên kết và kích hoạt các protein được gọi là các thụ thể opioid trên nhiều khu vực của não, tủy sống và các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là những cơ quan liên quan đến cảm giác đau và khoái cảm. Khi opioid gắn vào các thụ thể này, chúng sẽ chặn các tín hiệu đau được gửi từ não đến cơ thể và giải phóng một lượng lớn dopamine. Từ đó giúp người bệnh giảm đau.

Mặc dù chúng có thể giảm đau hiệu quả, nhưng opioid mang lại một số rủi ro và có thể gây nghiện cao. Nguy cơ nghiện đặc biệt cao khi opioid được sử dụng để kiểm soát cơn đau mãn tính trong thời gian dài. Vì thế, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.

Thuốc opioid có thể dùng đường uống hoặc tiêm.

Một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm hiệu quả tốt với đau khớp gối do viêm khớp. Ngoài ra, nó cũng giảm đau hiệu quả với một số bệnh lý như: đau lưng dưới, đau vùng xương chậu, đau nửa đầu, đau đầu, tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường, đau do bệnh đa xơ cứng,…

Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, nhưng thuốc chống trầm cảm ba vòng là loại phổ biến nhất được sử dụng để giảm đau. Chúng bao gồm một số loại như: amitriptyline, nortriptyline (Pamelor), protriptyline (Vivactil), doxepin (Silenor), imipramine (Tofranil), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin).

Ngoài ra, các loại khác cũng có thể được sử dụng vì chúng có ít tác dụng phụ hơn thuốc chống trầm cảm ba vòng, như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), các chất ức chế tái hấp thu Norepinephrine và Dopamine.

Cơ chế giảm đau của thuốc chống trầm cảm vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Người ta cho rằng thuốc này có thể làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong tủy sống để làm giảm tín hiệu đau. Ngoài ra, nó cũng giải quyết nỗi đau về tinh thần và cảm xúc.

Thuốc chống trầm cảm thường được dùng dạng đường uống và là nhóm thuốc kê đơn.

Một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng để làm giảm đau khớp

Thuốc phòng ngừa bệnh gút

Để phòng ngừa các cơn gút trong tương lai và các biến chứng do bệnh gút gây ra. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giúp duy trì mức axit uric trong cơ thể bạn.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này là:

  • Allopurinol. Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh gút mãn tính.
  • Febuxostat. Loại thuốc có tác dụng đối với những người tạo ra quá nhiều axit uric.
  • Probenecid. Thuốc có tác dụng đối với những người không thể loại bỏ đủ axit uric. Nó có tác dụng loại bỏ axit uric thừa qua nước tiểu của bạn.
  • Pegloticase. Là một loại thuốc tiêm truyền vào tĩnh mạch. Nó được sử dụng cho bệnh gút mãn tính nặng khi các loại thuốc khác không có tác dụng. Pegloticase có thể nhanh chóng đưa nồng độ axit uric của bạn xuống mức thấp.

Thuốc kháng sinh

Được sử dụng để điều trị đau khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng hoặc bệnh Lyme.

Thuốc kháng sinh có khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được dùng trong 7 đến 14 ngày. Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị với thời gian ngắn hơn cũng có tác dụng. Bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn.

Thuốc kháng sinh có nhiều dạng, như: viên nang, chất lỏng, các loại kem bôi, thuốc mỡ…

Một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa viêm khớp nhiễm khuẩn

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị đau khớp gối do bệnh viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus và các bệnh tự miễn khác.

Thuốc ức chế miễn dịch được phân thành năm nhóm, gồm: glucocorticoids, cytostatic (kìm tế bào), kháng thể, thuốc tác dụng với immunophilin và các loại thuốc khác.

Một số loại thuốc thuộc ức chế miễn dịch là: azathioprine (Imuran), mycophenolate mofetil (Cellcept), cyclosporine (Neoral, Sandimmune, Gengraf), methotrexate (Rheumatrex), meflunomide (Arava), cyclophosphamide (Cytoxan),…

Thuốc ức chế miễn dịch là thuốc giúp ức chế hoặc ngăn chặn sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, do thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, nên bạn rát dễ bị nhiễm trùng.

Tất cả các loại thuốc ức chế miễn dịch chỉ được bán theo đơn của bác sĩ. Chúng có dạng viên nén, viên nang, chất lỏng và thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ quyết định dạng thuốc được sử dụng và phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn.

Thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh (thuốc chống co giật) ban đầu được sử dụng để điều trị cho những người bị động kinh. Nhưng đặc tính làm dịu thần kinh của một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng có thể giúp làm dịu cơn đau rát, đau bắn do tổn thương dây thần kinh gây ra.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau do thần kinh là: carbamazepine (Tegretol), gabapentin (Neurontin), lamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica).

Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cản việc truyền tín hiệu đau quá mức được gửi từ các dây thần kinh bị tổn thương hoặc quá nhạy cảm tới não. Đây là nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn.

Một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống động kinh

Tiêm steroid

Thuốc steroid dạng tiêm hoạt động tương tự như thuốc dạng uống. Một số loại steroid dạng tiêm là: hydrocortisone, triamcinolone, methylprednisolone.

Các mũi tiêm này có thể giúp giảm đau sau vài giờ tiêm và kéo dài khoảng một tuần; hoặc mất khoảng vài tuần để hoạt động và tác dụng kéo dài trong 2 tháng hoặc lâu hơn. Nhìn chung, việc tiêm steroid không phải là giải pháp lâu dài và bạn sẽ phải tiêm lặp lãi sau mỗi vài tháng và không quá 4 lần tiêm trong 1 năm.

Tiêm axit hyaluronic

Hay còn gọi là Viscosupplementation. Tiêm axit hyaluronic được sử dụng để điều trị đau đầu gối do thoái hóa khớp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc giảm đau (ví dụ: acetaminophen) và các phương pháp điều trị khác mà không có kết quả.

Axit hyaluronic hoạt động tương tự như một chất bôi trơn tự nhiên có trong dịch khớp, nó giúp giảm xóc trong các khớp và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Trong một đợt tiêm, bạn có thể phải tiêm một loạt 3-5 mũi hàng tuần, sau đó tác dụng có thể kéo dài tới 6 tháng. Sau 6 tháng, bạn có thể được tiêm lặp lại hoặc dựa trên đánh giá của bác sĩ.

Axit hyaluronic hoạt động tương tự như một chất bôi trơn tự nhiên có trong dịch khớp (Ảnh minh họa)

Tiêm thuốc sinh học

Được sử dụng để điều trị đau khớp gối do một số bệnh viêm khớp, như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm xương khớp (thoái hóa khớp).

Thuốc sinh học (biologics) là bao gồm nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc từ người, động vật hoặc vi sinh vật, được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ sinh học. Đây là nhóm thuốc mạnh, có tác dụng làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng viêm. Thuốc sinh học đôi khi được gọi là chất điều chỉnh phản ứng sinh học vì chúng làm thay đổi cách thức hoạt động của các hoạt động sinh học tự nhiên trong tế bào và tế bào.

Danh mục thuốc sinh học gồm: chất ức chế tế bào B, chất ức chế interleukin, bộ điều biến đồng kích thích có chọn lọc, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha inhibitors).

Thuốc sinh học được sử dụng bằng đường tiêm hoặc truyền vì chúng là protein được tiêu hóa nhanh và bất hoạt nếu đưa qua đường uống.

Thuốc tại chỗ

Thuốc tại chỗ là các loại thuốc được sử dụng tại một địa điểm cụ thể trên hoặc trong cơ thể. Đây là các loại thuốc hấp thụ qua da. Chúng có ở nhiều hình thức khác nhau như kem, bọt, gel, thuốc mỡ, miếng dán,… Chúng là lựa chọn thay thế cho thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Thuốc tại chỗ có thể dùng giảm đau khớp gối do viêm khớp, chấn thương.

Thuốc tại chỗ có thể được bán tại các quầy thuốc dưới dạng không cần đơn hoặc một số sản phẩm cần có đơn của bác sĩ. Bất kể chúng được bôi lên da như thế nào, hầu hết các loại thuốc giảm đau tại chỗ đều thuộc các loại sau:

Sản phẩm không kê đơn:

  • Thuốc đối kháng (như tinh dầu bạc hà, long não), làm phân tán cơn đau
  • Salicylat, có tác dụng chống viêm nhẹ
  • Sản phẩm Capsaicin, ngăn chặn các tín hiệu đau
  • Sản phẩm Lidocain, hoạt động như thuốc gây tê cục bộ

Sản phẩm theo toa:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ví dụ: Gel Voltaren)
  • Sản phẩm lidocain đậm đặc tại chỗ, miếng dán có chứa lidocain 5% (ví dụ: Miếng dán Lidoderm)
Salonpas có chứa Methyl Salicylate kết hợp với Menthol

Sản phẩm bổ sung cho những đau khớp gối nhẹ

Đối với những người bị đau khớp gối nhẹ hơn, bạn nên thử các chất bổ sung, chẳng hạn như sự glucosamine & chondroitin hay Khương Thảo Đan.

Glucosamine & chondroitin là một hỗn hợp gồm 2 chất gồm glucosamine và chondroitin. Chondroitin là một chất tự nhiên được hình thành từ các chuỗi đường, nó giúp cơ thể duy trì chất lỏng hoạt dịch và sự linh hoạt trong các khớp. Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong xương, tủy xương của động vật có vỏ và nấm, nó giúp cơ thể xây dựng sụn.

Chondroitin & glucosamine là một sản phẩm kết hợp đã được sử dụng trong như một biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị đau nhức xương khớp.

Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

Với thành phần đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền cùng collagen type II không biến tính. Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả tốt sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng và có thể sử dụng lâu dài mà không làm ảnh hưởng tới dạ dày hay gan, thận.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối

Các loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau khớp gối và khiến bạn dễ chịu hơn. Nhưng nếu bạn không làm theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ có thể nhẹ, như đau bụng, đau đầu. Hoặc tác dụng phụ nặng như tổn thương gan, thận. Nghiêm trọng hơn, một số tác dụng phụ thậm chí có thể gây chết người.

Vì thế, để sử dụng thuốc an toàn, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

  • Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ một cách cẩn thận.
  • Nếu bạn không hiểu chỉ dẫn, hãy hỏi bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ để họ giải thích cho bạn.
  • Giữ một danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và thảo mộc mà bạn sử dụng. Hãy nó thông tin này với bác sĩ của bạn.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nơi trẻ em và vật nuôi không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận.
  • Không dùng thuốc trong bóng tối. Nên bật đèn để kiểm tra đúng các loại thuốc mà bạn cần dùng.
  • Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ rắc rối nào.
  • Không dùng thuốc được kê cho người khác hoặc đưa thuốc của bạn cho người khác sử dụng.

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã gửi tới bạn đọc một số thông tin cơ bản về các loại thuốc trị đau khớp gối thường sử dụng. Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

Để được tư vấn về các bệnh lý xương khớp, bạn đọc có thể gọi tới số 1800.1156(miễn phí gọi đến).

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...