Đau đầu gối sau sinh do đâu? Cách khắc phục hiệu quả!
Hậu sinh sản, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi nhất định và xuất hiện những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đau đầu gối là hiện tượng thường thấy nhất ở phụ nữ sau sinh, gây tác động xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý người phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tới bạn đọc về nguyên nhân và các cách phòng ngừa, điều trị tình trạng này.
Mục lục
Triệu chứng của đau đầu gối sau sinh
Đầu gối là một trong những bộ phận quan trọng, giữ vai trò chính trong vận động của con người. Bình thường, đầu gối chịu một áp lực tương đối lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể. Thời kỳ mang thai, khớp gối của người phụ nữ chịu áp lực lớn hơn bởi cơ thể tăng trọng lượng. Điều này làm khớp gối dễ bị suy yếu, dễ bị tổn thương gây đau.
Đau đầu gối sau sinh xuất hiện khi sản phụ đi lại, vận động hoặc thay đổi tư thế. Tuỳ vào tình trạng của người mẹ mà các cơn đau có tính chất khác nhau. Ở một số chị em, đau khớp gối xuất hiện vào những tuần cuối thai kỳ và kéo dài dai dẳng sau sinh con.
Ngoài đau nhức đầu gối, người mẹ còn có thể gặp một số triệu chứng như:
- Nhức mỏi, khó chịu đầu gối.
- Khó khăn trong cử động khớp gối, có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi di chuyển.
- Tê buốt đầu gối, đôi khi mất cảm giác ở chân.
- Yếu cơ, chân không có lực, không trụ vững.
- Có thể sưng, nóng, đỏ vùng đầu gối.
Đau đầu gối sau sinh kéo dài bao lâu?
Thông thường, đau đầu gối sau sinh kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau nhức gối có thể kéo dài đau hơn, thậm chí từ một đến vài tháng. Khi đó, cần có những bài tập luyện, điều trị để bệnh mau hồi phục. Mức độ tiến triển phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, cũng như tần suất luyện tập của người mẹ.
Nguyên nhân gây ra đau đầu gối sau sinh
Đau đầu gối dù ở mức độ nào đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, tâm lý, sức khoẻ còn khá nhạy cảm, rất cần được bảo vệ. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau đầu gối sau sinh để có biện pháp khắc phục là điều cần thiết. Một số nguyên nhân được gây đau nhức khớp gối ở các mẹ sau sinh được chỉ ra là:
☛ Tăng cân trong thời kỳ mang thai: Đây là điều tất yếu, bởi theo thời gian, thai nhi phát triển, cân nặng người mẹ sẽ liên tục tăng. Quá trình này làm gia tăng đáng kể trọng lượng, tạo áp lực ngày càng lớn lên đầu gối người mẹ. Việc chịu áp lực lớn kéo dài sẽ khiến khớp gối bị tổn thương, gây đau nhức.
☛ Thay đổi nội tiết tố: Hormon giữ vai trò quan trọng trong điều hoà các quá trình, hoạt động của cơ thể. Thời kỳ mang bầu, cơ thể sẽ có những thay đổi bài xuất nội tiết tố để phù hợp với tình trạng mang thai.
Tuy nhiên, một lượng nhỏ hormon thay đổi cũng có thể dẫn tới những biến đổi sinh lý cơ trong cơ thể mẹ. Ở giai đoạn cuối của mang thai, lượng hormone 2-relaxin được bài tiết nhằm làm giãn dây chằng các khớp, phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên hiện tượng này gây ra các cơn đau nhức xương khớp mà nhiều hơn cả là ở khớp gối.
☛ Người mẹ có tiền sử mắc các bệnh xương khớp: Các bệnh xương khớp, nhất là các bệnh tại đầu gối khiến khớp gối có những tổn thương ban đầu. Giai đoạn mang thai, người phụ nữ bị hạn chế vận động đồng thời cơ thể chịu nhiều áp lực nên các cơn đau dễ tái phát trở lại.
☛ Phụ nữ có thói quen ít vận động: Ngồi lâu trong một tư thế, ít đi lại, vận động sẽ khiến khớp gối mất đi tính linh hoạt, các cơ và dây chằng không được co giãn hoàn toàn và đầy đủ, do đó gây ra đau nhức đầu gối sau sinh.
Đau đầu gối sau sinh có tự khỏi được không
Đau đầu gối sau sinh là triệu chứng thường thấy ở các bà mẹ. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian và thường ít tái phát lại. Bởi vì khi đó, cơ thể người mẹ gần như đã trở lại bình thường, kiểm soát hơn về cân nặng, các hormon cũng được điều tiết trở lại một cách cân bằng. Đặc biệt là ở các bà mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập thể dục thường xuyên và sinh con thuận lợi thì đau đầu gối rất nhanh sẽ biến mất. Ngược lại, đối với những người lười vận động hoặc chế độ ăn nhiều dầu mỡ, không lành mạnh thì quá trình tự hồi phục sẽ chậm hơn, thậm chí cần có sự can thiệp để tránh hậu quả xấu.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Đa số tình trạng đau đầu gối sau sinh hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Song trong tình huống các cơn đau dữ dội, liên tục hoặc sau thời gian dài không dứt, mẹ cần đi khám ngay để có các chẩn đoán cụ thể và cách điều trị phù hợp nhất.
Một vài liệu pháp, xét nghiệm đơn giản sẽ giúp người mẹ tìm chính xác ra nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả. Điều trị kịp thời cũng giúp người mẹ tránh được những biến chứng không đáng có như:
- Nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…
- Biến dạng khớp, tê cứng khớp.
- Mất cảm giác đầu gối và hai chân.
- Khó khăn trong giữ vững cơ thể, mất khả năng đi lại.
Điều trị đau đầu gối sau sinh
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đau mà đau nhức khớp gối sau sinh có các biệp pháp điều trị khác nhau. Để đảm bảo phương pháp chữa trị là chính xác, an toàn, mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định điều trị theo phương pháp nào. Mẹ cần biết rằng, sau sinh, đặc biệt thời gian đang cho con bú là khoảng thời gian rất nhạy cảm. Bất cứ sản phẩm nào mẹ dùng cũng có thể đi qua sữa và làm ảnh hưởng tới em bé.
Một số biện pháp khắc phục đau đầu gối sau sinh mà mẹ có thể tham khảo là:
Chườm lạnh, chườm nóng
Chườm lạnh giúp giảm nhanh các cơn đau cùng các triệu chứng của viêm như sưng, nóng, đỏ. Cách này được áp dụng trong trường hợp đau cấp tính do viêm và người bệnh có nhu cầu giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên chườm lạnh quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh. Khuyến cáo chỉ nên chườm lạnh dưới 20 phút mỗi lần và mỗi lần cách nhau không dưới 1 tiếng.
Chườm nóng với nhiệt độ vừa phải giúp giãn mạch, tăng cường máu lưu thông tới các chi, do đó giảm tê bì, đau nhức hiệu quả. Lượng máu được điều hoà đầy đủ giúp quá trình trao đổi chất ở tế bào diễn ra thuận lợi, quá trình sửa chữa, dọn sạch ổ viêm cũng được thúc đẩy nhanh chóng. Ngoài ra, chườm nóng cũng mang lại tác dụng giãn cơ, duy trì cảm giác thư giãn, dễ chịu. Khi chườm nóng, người mẹ cần lưu ý tránh dùng nhiệt quá nóng gây bỏng da.
Massage, bấm khớp gối
Những động tác massage, bấm huyệt mang lại khả năng giảm đau hữu hiệu do kích thích máu lưu thông, tăng sinh dịch khớp mới và thư giãn gân cơ. Cách này dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao nên được nhiều chị em lựa chọn.
Một số huyệt có liên quan tới khớp gối đem lại hiệu quả điều trị cao là: huyệt âm lăng tuyền, huyệt thừa sơn, huyệt túc tam lý, huyệt uỷ trung, huyệt huyết hải, huyệt tất nhãn, huyệt lương khâu…
☛ Chi tiết: Các phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả
Tập các bài tập giúp giảm đau đầu gối
Các bài tập giúp làm giảm gánh nặng cho khớp gối, giãn cơ do đó cải thiện đáng kể các triệu chứng của đau khớp gối. Không chỉ vậy, duy trì thường xuyên các bài tập này còn giúp mẹ nâng cao sức khoẻ, nhờ đó cải thiện tâm trạng. Một số bài tập giảm đau rất hiệu quả cho các bà mẹ như:
- Bài tập kéo giãn cơ gân khoeo
- Bài tập bắt chéo chân
- Động tác nằm ngửa nhấc chân
- Bài tập đứng căng bắp chân
- Động tác ngồi nâng chân…
Dùng lá lốt
Lá lốt là một thực vật thân thảo thuộc họ Hồ tiêu, có thể dễ dàng tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài vai trò là một gia vị trong các món ăn, lá lốt còn là một vị thuốc trong Đông y. Dược liệu có vị cay, tính ấm, mang lại khả năng giảm đau, điều trị phong tê thấp hiệu quả.
Nguyên liệu: 10g lá lốt.
Cách làm:
- Lá lốt rửa sạch, đun sôi trong nước và để nguội tới khoảng 40 – 45 độ.
- Ngâm khớp trong nước lá lốt nói trên khoảng 20 phút để phát huy công dụng.
☛ Đọc thêm: 5 cách dùng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp
Sử dụng ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm chứa nhiều tinh dầu và flavonoid. Chúng mang lại mùi hương dễ chịu và khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đau hữu hiệu.
Nguyên liệu: lá ngải cứu tươi.
Cách làm:
- Lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lên chảo sao cùng một chút muối hột tới khi nóng đều.
- Lấy ngải cứu vừa sao gói trong khăn sạch và chườm lên vùng khớp bị đau. Tránh để nóng quá gây bỏng da.
- Khi nguội, có thể tiếp tục sao thêm lần nữa để chườm.
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng đau gối sau sinh của mẹ không thuyên giảm bằng các phương pháp điều trị tự nhiên bên ngoài, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc opioid,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng, bởi một lượng thuốc có thể đi vào sữa mẹ và làm ảnh hưởng tới em bé.
Chính vì thế, nếu muốn sử dụng thuốc trong thời kì đang cho con bú, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dùng thuốc đúng theo chỉ định.
Cách phòng ngừa đau đầu gối sau sinh
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu, nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh. Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa giúp bảo vệ thể trạng người mẹ cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm về sau. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên phòng ngừa đau đầu gối sau sinh bằng cách:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai cũng như hậu sinh sản.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng và uống các đồ uống chứa cồn.
- Hạn chế vận động nặng nhọc, xong thường xuyên vận động tập luyện nhẹ nhàng đảm bảo gân cốt linh hoạt.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Tránh ngồi lâu một chỗ, giữ nguyên một tư thế trong suốt nhiều giờ đồng hồ.
- Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi.
- Thường xuyên khám thai định kỳ.
Tổng kết
Bài viết trên đây là một số thông tin mẹ bầu cần nắm nếu gặp phải tình trạng đau nhức gối sau sinh. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng cách chữa trị và phòng tránh để đảm bảo sức khoẻ được duy trì tốt nhất và không làm ảnh hưởng tới em bé của bạn.
Tham khảo:
- https://www.everydayhealth.com/knee-pain/knee-pain-and-pregnancy.aspx
- https://www.carifit.co.uk/blog/postnatal-knee-pain