Đau khớp cổ tay: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Đau khớp cổ tay là triệu chứng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn gây bất tiện khi thực hiện những vận động đơn giản như cầm, nắm hoặc mở nắp chai lọ. Vì vậy, bạn không được chủ quan khi gặp phải triệu chứng này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ toàn bộ thông tin về đau khớp cổ tay nhé!
Mục lục
Tổng quan về đau khớp cổ tay
Để hiểu tổng quan về tình trạng đau khớp cổ tay, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của cổ tay và vai trò của nó là gì? Cổ tay là tập hợp của nhiều khớp, xương, mô và các dây chằng phối hợp với nhau để giúp cho bàn tay vận động một cách linh hoạt nhất. Chức năng của cổ tay bao gồm:
- Di chuyển bàn tay qua lại và từ bên này sang bên kia.
- Truyền lực từ cánh tay sang bàn tay.
- Cung cấp sức mạnh và sự linh hoạt cho bàn tay.
Tương ứng với vị trí giữa các xương cổ tay là khớp cổ tay. Những khớp này có vai trò liên kết các xương và hỗ trợ tạo ra sự chuyển động linh hoạt cho cổ tay. Chính vì mang nhiều nhiệm vụ trong hệ xương khớp nên khớp cổ tay rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bạn vận động tay chân quá sức. Bên cạnh đó, bất kì vị trí nào trên bàn tay hoặc cánh tay bao gồm gân, xương, dây chằng bị tổn hại cũng khiến cho khớp cổ tay bị đau nhức.
Nguyên nhân thường gặp gây đau khớp cổ tay
Các cơn đau khớp cổ tay có thể là hiện tượng đột ngột do bong gân hay gãy xương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp mãn tính như: viêm khớp, thoái hóa khớp,… Do có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến đau khớp cổ tay nên việc xác định rõ nguyên nhân là vô cùng quan trọng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
Nguyên nhân bệnh lý
Đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay phát sinh khi dây chằng dày lên gây áp lực đối với dây thần kinh. Do dây thần kinh bị chèn ép nên dẫn đến cảm giác đau và tê mỏi ở cổ tay.
Viêm khớp, thoái hóa khớp
Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp xảy ra do sụn bị mòn và làm ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp cổ tay. Viêm hay thoái hóa khớp cổ tay không chỉ gây ra cảm giác đau mà còn làm giảm khả năng vận động ở cổ tay.
☛ Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các khớp dễ bị thoái hóa
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, nghĩa là các mô khỏe mạnh bị phá vỡ bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh này không chỉ gây ra đau khớp cổ tay mà còn có thể khiến cho tất cả các khớp trong vùng lận cận phải chịu cảm giác đau nhức.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng tạo thành lớp đệm cho các khớp, bao gồm cả khớp cổ tay. Vì vậy, khi bao hoạt dịch ở cổ tay bị viêm sẽ khiến cho vùng cổ tay đau rát và sưng tấy.
Nguyên nhân sinh lý
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây đau khớp cổ tay, bao gồm:
Chấn thương
Đau khớp cổ tay có thể phát sinh sau một chấn thương:
– Chấn thương vật lý: Khi cổ tay bị va chạm một cách đột ngột có thể dẫn tới tình trạng đau khớp cổ tay. Trường hợp phổ biến nhất là khi bị ngã và theo phản xạ tự nhiên, bạn sẽ chống tay xuống đất. Mức độ tổn thương của khớp cổ tay phụ thuộc vào mức độ va chạm nặng hay nhẹ. Bạn có thể gặp phải tình trạng trật khớp, bong gân, thậm chí xương cổ tay có thể bị rạn nứt hoặc gãy.
– Chấn thương khi chơi thể thao: Những người hay tập luyện các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh nhiều từ cánh tay và bàn tay rất dễ bị chấn thương. Những tổn thương này lâu dần sẽ khiến bệnh nhân bị viêm khớp, từ đó gây đau nhức khớp cổ tay và các vùng xương khớp lân cận.
Đặc thù công việc
Những công việc đòi hỏi phải hoạt động cổ tay quá nhiều như thợ may công nghiệp, nghệ sĩ đánh đàn,… rất dễ gây viêm ở các mô xung quanh khớp cổ tay hoặc nứt xương do áp lực hoạt động quá lớn. Từ đó, tình trạng đau khớp cổ tay sẽ diễn ra.
Các triệu chứng đi kèm với đau khớp cổ tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp cổ tay, mức độ và thời gian đau nhức sẽ khác nhau. Đau khớp cổ tay không “đơn độc” xuất hiện mà thường đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:
- Cứng khớp ở cổ tay và lan xuống các ngón tay.
- Khó cầm nắm đồ vật, đặc biệt là vật nặng hoặc vật quá nhỏ.
- Khi cử động cổ tay thường phát ra âm thanh “ răng rắc ”.
- Các ngón tay tê, ngứa và mất dần cảm giác.
- Gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản.
Chẩn đoán đau khớp cổ tay
Phải biết rõ nguyên nhân đau khớp cổ tay và vị trí phát ra tín hiệu đau, bác sĩ mới có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh lý cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ngày nay, quá trình chấn đoán bệnh xương khớp được tiến hành nhanh chóng hơn nhờ các kỹ thuật tiên tiến như:
Quét hình ảnh xương khớp
Để thu được hình ảnh xương khớp, ngoài cách truyền thống là chụp X-quang, hiện nay các bệnh viện xương khớp đã có thêm công nghệ mới là chụp CT và MRI. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thể thấy cậnh cảnh từng vị trí trong khớp cổ tay và những vùng xung quanh. Nhờ đó, xương khớp đang gặp bất kỳ vấn đề nào đều được “ nhận diện ” một cách chính xác.
Nội soi khớp
Thông qua một vết rạch dao nhỏ trên cổ tay, bác sĩ đưa một thiết bị chuyên dụng có gắn camera vào bên trong để tiếp cận khớp cổ tay. Các hình ảnh mà camera thu được sẽ chiếu trực tiếp trên màn hình máy tính để bác sĩ quan sát. Hình ảnh rõ nét từ máy tính sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò là công nghệ chẩn đoán bệnh lý xương khớp tiên tiến và có mức độ chính xác cao. Đầu dò với tần số lớn giúp nhận diện mức độ tăng kích thước của dây thần kinh và sự tồn tại của các u nang hay viêm bao hoạt dịch gân cổ tay.
Điều trị đau khớp cổ tay
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị đau khớp cổ tay hiệu quả và an toàn. Nhìn chung, mục đích chính của các phương pháp này là giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức một cách hiệu quả, hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn khớp vùng cổ tay. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay.
Thực hiện các bài tập
Thực hiện các bài tập là một cách đơn giản giúp khớp cổ tay của bạn được linh hoạt, từ đó kiểm soát được tình trạng đau và cải thiện phạm vi chuyển động của cổ tay. Dưới đây là một số động tác cơ bản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
– Nắm bàn tay: Xòe bàn tay thẳng, sau đó chuyển từ từ về nắm tay, ngón cái đặt bên ngoài bàn tay khi nắm. Thực hiện động tác 10 lần với tay phải, sau đó lặp lại với tay trái.
– Uốn ngón tay: Xòe bàn tay thẳng, uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay, sau đó duỗi thẳng ngón cái rồi tiếp tục uốn cong ngón trỏ về phía lòng bàn tay. Thực hiện động tác 5 lần với tay phải và đổi bên.
– Kéo ngón tay: Thả lỏng bàn tay, úp tay xuống dưới. Lần lượt rút nhẹ các ngón tay bắt đầu từ ngón cái, giữ vài giây sau đó thả ra. Lặp lại động tác với các ngón kế tiếp cho đến hết bàn tay.
– Căng cổ tay: Để bàn tay thả lỏng và úp hướng xuống dưới, lấy tay còn lại ấn nhẹ nhàng bàn tay úp cho đến khi cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay. Thực hiện tương tự với tay còn lại.
Mang nẹp
Sử dụng nẹp giúp cố định khớp cổ tay, từ đó làm giảm tác động cơ học và áp lực lên vùng cổ tay. Có nhiều loại nẹp cổ tay khác nhau, một số được sử dụng khi bạn đang thực hiện các hoạt động hằng ngày để ngăn ngừa chấn thương, một số được sử dụng khi bạn ngủ hoặc nghỉ ngơi giúp phục hồi vùng khớp bị tổn thương.
Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến của chuyên gia xương khớp trước khi sử dụng nẹp.
Sử dụng nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là phương pháp giúp giảm sưng và đau khớp cổ tay rất hiệu quả. Phương pháp này bao gồm 2 loại sau:
Chườm nóng: Chườm nóng lên khớp cổ tay từ 10 – 20 phút giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm mức độ chèn ép lên ổ khớp. Áp dụng phương pháp này mỗi tối để có thể cải thiện cơn đau, giảm triệu chứng sưng viêm và tê cứng khớp hiệu quả.
Chườm lạnh: Trong trường hợp cổ tay bị sưng nóng và phù nề do chấn thương, nên chườm túi đá vào vị trí đó trong 10 – 15 phút. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm giúp làm co mạch máu, giảm viêm và đau nhức ở ổ khớp rõ rệt.
Lưu ý: Không nên chườm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây tổn thương da.
Sử dụng thuốc Tây
Trong phần lớn các trường hợp, thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của đau khớp cổ tay. Paracetamol và NSAIDs là những loại thuốc phổ biến trong nhóm này.
– Paracetamol: Thuốc có tác dụng hiệu quả trong giảm đau nhẹ và vừa, không kèm theo triệu chứng sưng viêm.
– NSAIDs: NSAIDs có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian hóa học gây viêm, từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức kèm theo sưng viêm một cách hiệu quả. Một số thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này bao gồm: Meloxicam, Diclofenac,…
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ chính xác theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để hạn chế được các tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau khớp cổ tay hiệu quả nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đây là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi người bệnh không đáp ứng tốt với những liệu trình điều trị trước đó hoặc trong một số trường hợp sau:
- Gãy xương nghiêm trọng: Bác sĩ cần phẫu thuật để nối lại các đoạn xương bằng các thanh kim loại chuyên dụng.
- Hội chứng ống cổ tay: Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để mở rộng ống cổ tay, từ đó giải phóng sức ép lên dây thần kinh giữa.
- Đứt gân hoặc dây chằng: Đây là tình trạng nghiêm trọng cần phẫu thuật để nối lại các dải mô bị đứt.
Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp cổ tay là gì mà bác sĩ có thể chỉ định một trong số các phương pháp phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật hở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống nhưng vẫn được tiến hành phổ biến tại các bệnh viện. Phẫu thuật hở sử dụng những vết rạch dao lớn với ưu điểm là dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian hồi phục và thường để lại vết sẹo lớn.
- Phẫu thuật nội soi: Khác với phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi sẽ thực hiện những vết rạch rất nhỏ kèm theo việc đưa camera vào bên trong cổ tay để bác sĩ có thể quan sát và điều khiển các dụng cụ khi phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian hồi phục sau phẫu thuật ngắn hơn và vết sẹo nhỏ hơn. Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật nội soi, bệnh viện cần có máy móc hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao.
Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức khớp cổ tay hiệu quả!
Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả dành cho bệnh nhân đau khớp cổ tay.
So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Cụ thể:
– Thành phần được kế thừa từ bài thuốc Đông y chữa xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: phòng phong, cam thảo, bạch thược, tang ký sinh, độc hoạt, ngưu tất,… và gia gảm thêm các vị địa liền, hy thiêm, thổ phục linh. Những dược liệu này không chỉ có lợi cho hệ xương khớp mà còn hoàn toàn lành tính, tránh tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể con người.
– Collagen type II không biến tính: Theo nghiên cứu mới nhất của InterHealth (Mỹ), Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho hệ xương khớp nhờ vai trò điều hòa hệ miễn dịch, ngăn cản quá trình hủy hoại sụn khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tái tạo và phát triển.
– KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền: Được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), KGA1 có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ. Hoạt chất đã được chứng minh có tác dụng tương đương với cả một số thuốc tân dược đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp hiện nay như Indomethacin, Efferalgan. Đặc biệt, KGA1 có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên người có tiền sử đau dạ dày có thể yên tâm sử dụng.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan có công dụng hiệu quả trong điều trị đau khớp cổ tay. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên nên an toàn đối với mọi đối tượng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận
Đau khớp cổ tay là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó có thể băt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý ít nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu gặp triệu chứng này. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của mình, nếu bị đau khớp cổ tay kéo dài, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Mọi vấn đề cần thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline 1800 1156 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wrist-pain/symptoms-causes/syc-20366213
https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-khop-co-tay-la-trieu-chung-cua-benh-gi-s68-n23091