Đau khớp ngón tay cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng đau mỏi khớp ngón tay, tê cứng khớp bàn tay đột nhiên xuất hiện – đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường do bàn tay luôn phải hoạt động nhiều. Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài, người bệnh cần đặt câu hỏi “đau khớp ngón tay cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không?”. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Hoạt động của khớp ngón tay

Tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể của con người khi chúng tham gia vào hầu hết các hoạt động vận động. Tay hoạt động linh hoạt do cấu trúc xương bàn tay liên kết chặt chẽ với nhau.

Xương bàn tay được cấu tạo từ xương lòng bàn tay và xương ngón tay. Một xương lòng bàn tay sẽ nối với một xương ngón tay. Điểm nối này là khớp bàn tay. Khớp bàn tay cử động như bản lề cho phép mỗi người dễ dàng cầm, nắm, gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra.

Xương ngón tay lại chia nhỏ ra thành 3 đốt, gọi là đốt ngón tay. 3 xương đốt ngón tay này nối với nhau bởi 2 khớp gọi là khớp liên đốt ngón tay. Các khớp ngón tay cũng hoạt động như khớp bản lề (khớp bàn tay) khi gập, duỗi ngón tay.

Khớp ngón tay được bọc một lớp sụn trơn láng, đóng vai trò như một lớp đệm cho phép các xương trượt trơn tru lên nhau, giúp con người thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng.

 

Hình ảnh minh họa cấu tạo xương bàn tay

2. Khái quát về tình trạng đau khớp ngón tay

Khớp ngón tay là điểm nối giữa các xương đốt ngón tay. Chúng được tạo thành từ sụn, dây chằng, gân, bao hoạt dịch màng hoạt dịch và chất lỏng bôi trơn khớp. Bất kỳ cấu trúc nào trong số các cấu trúc này ở ngón tay đều có thể bị kích ứng hoặc viêm, từ đó dẫn đến đau khớp ngón tay.

Đau khớp ngón tay gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất cứ ngón tay nào khớp ngón tay cái, khớp ngón tay út,… Ban đầu, cơn chỉ là cơn đau thoáng qua, xuất hiện người đột ngột cầm, nắm đồ vật sau đó biến mất. Mức độ đau tăng dần, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức dữ dội ở các khớp tay, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng, đau nhức kèm theo sưng tấy gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là biến dạng khớp.

Đi kèm với những cơn đau là những thay biểu hiện về khớp mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Cứng khớp
  • Giảm phạm vi hoạt động của ngón tay khiến cho các vận động ngón tay trở nên khó khăn
  • Ngón tay bị sưng tấy, đỏ, hơi ấm khi sờ vào
  • Ngón tay bị thay đổi hình dạng do biến dạng khớp, thậm chí có thể nhìn thấy xương lồi lên.

3. Đau khớp ngón tay cảnh báo bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhân khác nhau dẫn đến đau khớp ngón tay. Chúng được chia thành 2 nguyên nhân chính do chấn thương và do bệnh lý, cụ thể như sau:

Nguyên nhân chấn thương

  • Gãy ngón tay
  • Ngón tay bị va đập mạnh
  • Bong gân ngón tay
  • Trật khớp ngón tay
  • Làm các công việc lặp đi lặp lại như đánh máy

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoái hóa khớp ngón tay
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Gout
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Loãng xương
  • Bệnh tiểu đường tổn thương thần kinh
  • U nang

Tìm hiểu chi tiết về một số nguyên nhân thường gặp

Chấn thương khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay do chấn thương

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau ngón tay là do chấn thương. Do cấu trúc xương bàn tay mỏng nên chúng rất dễ bị tổn thương bởi các va chạm mạnh trong sinh hoạt hàng ngày, khi đang chơi thể thao hay trong quá trình làm việc. Chấn thương tay thường gặp trong thể thao, xây dựng và té ngã.

Các chấn thương phổ biến dẫn đến đau khớp ngón tay là:

  • Bong gân, đề cập đến dây chằng bị kéo căng hoặc rách
  • Trật khớp ngón tay, khi xương ngón tay bị ép ra khỏi khớp của nó
  • Gãy xương ngón tay
  • Va đập mạnh
  • Căng cơ khi cơ hoặc gân bị kéo căng do các hoạt động lặp đi lặp lại như đánh máy, viết,…

Đau khớp ngón tay do chấn thương gây ra có cách điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của khớp:

Với nguyên nhân gây đau khớp ngón tay do gõ máy tính, viết , vẽ tranh,… Người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ các cơn đau bằng cách: sau mỗi 2-3 giờ làm việc thì ngừng công việc để các khớp tay được nghỉ ngơi, thực hiện các động tác thư giãn ngón tay, bàn tay, cổ tay giúp máu lưu thông, tránh căng cơ.

Với chấn thương nhẹ như bong gân, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà

  • Nghỉ ngơi: Để tránh di chuyển hoặc sử dụng ngón tay bị thương tối đa hết mức có thể, người bệnh nên cố định bằng nẹp hoặc băng ngón tay bị thương lại cùng với ngón tay bên cạnh.
  • Chườm đá: Tác dụng nhiệt độ lạnh bằng việc chườm đá giúp giảm đau vad tình trạng sưng tấy. Đặt một túi nước đá lên ngón tay bị thương trong 20 phút, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số thuốc giảm đau không cần kê đơn như Ibuprofen và aspirin giúp giảm đau và giảm sưng. Bạn có thể mua chúng ở hiệu thuốc.

Trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như trật khớp và gãy xương, cần sự can thiệp của y tế. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể di chuyển xương ngón tay trở lại khớp của nó và đặt lại xương bị gãy. Sau đó, họ sẽ cố định ngón tay để nó lành lại.

Ngoài tác động bên ngoài đến từ chấn thương, nguyên nhân gây đau khớp ngón tay có thể đến từ các yếu tố nội sinh. Những cơn đau xuất phát từ bên trong mà rõ nguyên nhân có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như:

Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp khiến lớp sụn khớp bị bào mòn, đầu xương tiếp xúc trực tiếp gây ra đau nhức tại ngón tay

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm khớp hao mòn để cập đến tình trạng lớp sụn giữa 2 đầu khớp bị hao mòn, để lộ xương trần lại tại các khớp. Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, đặc biệt ở những người ngoài 50. Các khớp ngón tay thường bị ảnh hưởng là khớp đầu và khớp giữa, ngoài ra còn có khớp ở gốc ngón cái.

Thoái hóa khớp là căn bệnh gây ra bởi quy luật lão hóa tự nhiên, vì vậy các cơn đau khớp ngón tay do thoái hóa khớp không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa các biến chứng bằng các biện pháp:

  • Thuốc giảm đau dạng uống hoặc bôi
  • NSAID hoặc corticosteroid để giảm viêm
  • Vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động và tăng cường các khớp
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp, khung tập đi
  • Thực hiện các bài vận động có cường độ nhẹ nhàng để giảm căng khớp
  • Can thiệp phẫu thuật khi có tổn thương khớp nghiêm trọng

Viêm khớp dạng thấp

Rối hoạn hệ miễn dịch tấn công mô mềm quanh khớp gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng của rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩ là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến phản ứng viêm xảy ra tại những mô mềm xung quanh khớp. Tình trạng viêm này khiến lớp niêm mạc mỏng xung quanh khớp dày lên.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, thường là các khớp ở bàn tay và ngón tay, dẫn đến đau và sưng ở bàn tay, ngón tay.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau, bao gồm:

  • Đau khớp ngón tay
  • Sưng tấy và cứng khớp ngón tay
  • Cảm giác ấm ở khớp ngón tay
  • Các ngón tay vẫn bị cong do các khớp mở sai
  • Suy giảm khả năng vận động của tay

Viêm khớp dạng thấp có tính đối cứng, tức là nó sẽ ảnh hưởng đến cả hai khớp giống nhau trên cơ thể. Ví dụ đau cả ở hai khớp bàn tay, sưng cả ở hai khớp ngón tay,…

Cho đến hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, áp dụng điều trị y tế có thể giúp ngăn ngừa tổn thương, giảm thiểu rủi ro nguy cơ mất chức năng hoạt động và biến dạng khớp. Bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
  • Vật lý trị liệu
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
  • Phẫu thuật nếu thuốc không mang lại hiệu quả điều trị

Bệnh gút (Gout)

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phức tạp. Những người bị bệnh gút bị đau đột ngột và dữ dội ở các khớp của họ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể chuyển hóa axit uric không đúng cách, các phân tử của hoạt chất này sẽ chuyển hóa thành các tinh thể urat tích tụ tại các khớp.

Mặc dù bệnh gout chủ yếu ảnh hưởng đến chân, đặc biệt là ngón chân cái, đôi khi các khớp ngón tay cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự với các triệu chứng đặc trưng như:

  • Khớp ngón tay sưng tấy và nóng không rõ nguyên do
  • Đau nhói ở khớp ngon tay khi cử động
  • Da bong tróc, ngứa ngáy, xuất hiện vết tím tái hoặc đỏ, căng da là những biểu hiện đặc trưng khi bị gout.
  • Hạn chế vận động

Bệnh gút thường được điều trị mà không cần phẫu thuật. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Colchicine, Corticosteroid là những loại thuốc trị gút thường được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm và đau tại các khớp ngón tay. Ngoài ra còn có các loại thuốc giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát và và biến chứng trong tương lai.

3. Đau nhức đốt ngón tay có nguy hiểm không?

Đau nhức đốt ngón tay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Như đã trình bày ở trên, đau nhức ngón tay là bệnh do nhiều yếu tố gây ra. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do chấn thương, thói quen sinh hoạt thì người bệnh không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức do yếu tố bệnh lý gây nên thì bạn cần phải cẩn thận. Nếu không được thăm khám và điều trị chúng sẽ tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng khớp ngón tay, hỏng hoàn toàn các khớp ngón tay.
  • Bị hoại tử các ngón tay hoặc đốt tay. Trường hợp xấu nhất người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử dẫn đến cụt chi.
  • Vi khuẩn tại các ổ khớp bị viêm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau khớp ngón tay có thể dẫn đến nhiễm trùng phần mềm và nguy cơ hoại tử da.
  • Mất chức năng vận động tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Như vậy, đau khớp tay tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Thăm khám bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tay.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết bệnh nhân có các cơn đau khớp ngón tay đều chủ quan, họ cho rằng đó là những dấu hiệu bình thường do vận động nhiều hoặc sai tư thế và sau đó chúng sẽ tự khỏi sau đó. Chính những suy nghĩ này khiến tình trạng đau khớp ngón tay ngày càng nghiêm trọng. Vậy, đối với bệnh nhân đau khớp ngón tay, khi nào nên đi khám bác sĩ?

  • Các cơn đau khớp với mức độ đau tăng dần, xuất hiện liên tục và thời gian đau cũng kéo dài hơn.
  • Các ngón tay cứng và tê nhiều, cảm giác yếu không có lực. Thậm chí khó khăn khi cầm các vật nhỏ
  • Các động tác như gập, duỗi ngón tay khiến người bệnh đau đớn dữ dội
  • Tình trạng đau không cải thiện dù đã thực hiện các biện pháp điều trị chăm sóc tại nhà
  • Trong trường hợp bị chấn thương cần đến ngay các cơ sở ý tế để chụp X-quang, chăm sóc y tế.

5. Phòng tránh đau khớp ngón tay.

Đau khớp ngón tay ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có phòng tránh bằng việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt đơn giản như:

  • Lựa chọn những bài tập vừa sức và tốt cho hoạt động của tay. Điều này giúp bảo vệ khớp ngón tay, các khớp vẫn hoạt động linh hoạt nhưng không bị chấn thương.
  • Chú ý bảo vệ các ngón tay trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt. Bạn có thể đeo găng tay thích hợp để che chắn ngón tay khi cần làm việc.
  • Hình thành thói quen mở đồ hộp bằng các dụng cụ hỗ trợ.
  • Rèn luyện tư thế đánh máy tốt, sau 2-3 giờ làm việc nên nghỉ ngơi để khớp được thư giãn.
  • Trước khi đi ngủ có thể ngâm tay với nước ấm giúp gân cốt được thư giãn, kích thích lưu thông máu. Từ đó làm giảm tình trạng cứng khớp vào mỗi buổi sáng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương như sắt, canxi, các loại vitamin,…
  • Không hút thuốc, lạm dụng rượu bia và chất kích thích.

Song song với đó, với những người bị đau khớp ngón tay do các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp nên sử dụng thêm sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm có công dụng rất tốt trong:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

Với các thành phần thảo dược được ngiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền có tác dụng mạnh hơn cao Địa liền thông thường, Khương Thảo Đan rất phù hợp với sinh lý khớp của người Việt, giúp mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh liên quan đến xương khớp.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Xem thêm: 8 cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà

Tổng kết

Đau khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Nó có thể hình thành do va chạm, chấn thương hoặc sai tư thế. Tuy nhiên, tình trạng đau ngày càng dữ dội, xảy ra thường xuyên và kéo dài thì có thể là triệu chứng cảnh báo một vấn đề y tế quan trọng. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu muốn được tư vấn thêm về tình trạng của mình hoặc tìm hiểu về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Nguồn: Khuongthaodan.vn

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...