Mách bạn 8 cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà

Đau khớp ngón tay là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Thông thường trường hợp đau khớp ngón tay khi mới khởi phát ở những giai đoạn đầu, người bệnh có thể khắc phục các cơn đau bằng một số biện pháp điều trị tại nhà. Cùng chúng tôi tham khảo cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về tình trạng đau khớp ngón tay

Ngón tay là bộ phận hoạt động linh hoạt nhất trên cơ thể con người. Chính vì có tần suất hoạt động thường xuyên nên các khớp ngón tay rất dễ bị tổn thương. Tình trạng hay gặp nhất là đau các khớp ngón tay.

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất cứ ngón tay nào, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất cứ ngón tay nào. Ban đầu chỉ là những cơn đau thoáng qua, xuất hiện khi người bệnh đột ngột cầm nắm đồ vật, sau đó biến mất. Dần dần mức độ đau tăng lên, các khớp ngón tay đau nhức dữ dội kể cả lúc nghỉ ngơi, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau khớp ngón tay có thể bắt nguồn từ những chấn thương bên ngoài như va đập, gãy đốt ngón tay, bong gân, trật khớp. Ngoài ra, nó có thể nó là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý như thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp ngón tay, thiếu hụt canxi, viêm khớp dạng thấp…

Các cơn đau ở khớp ngón tay thường bị bỏ qua bởi chúng khiến người bệnh nhầm lẫn với các tình trạng tê nhức đau mỏi bàn tay do hoạt động nhiều. Cho đến khi bệnh tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất bạn không nên coi thường các cơn đau ở khớp ngón tay. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tiến triển của bệnh ngay từ những giai đoạn đầu khi mới xuất hiện các cơn đau bằng cách thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà.

Khi nào có thể chữa đau khớp ngón tay tại nhà?

Các phương pháp chữa đau khớp ngón tay tại nhà chỉ thích hợp với bệnh ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ hoặc bệnh nhân bị đau không do bệnh lý. Cụ thể, bạn có thể điều trị tại nhà nếu

Bị bong gân và căng cơ nhẹ
Đau khớp nhẹ tới vừa
Cơn đau đã được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, được sự đồng ý và có hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ

Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, tình trạng đau nhức ở khớp ngón tay không thuyên giảm mà thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn, bạn cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phác đồ điều trị hợp lý.

Các triệu chứng người bệnh cần lưu ý và báo cho bác sĩ:

  • Đau khớp ngón tay dữ dội, kéo dài dai dẳng.
  • Biến dạng khớp ngón tay, thậm chí thấy xương lồi lên.
  • Khớp bị đỏ, sưng tấy, nóng khi sờ vào.
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Giảm phạm vi hoạt động của ngón tay khiến cho các vận động ngón tay trở nên khó khăn, người bệnh thậm chí cảm thấy đau khi thực hiện các hoạt động cầm nắm đơn giản.
  • Sốt kèm nôn mửa.

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà an toàn

1. Nghỉ ngơi

Đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó phổ biến hơn ở những người sử dụng ngón tay nhiều trong sinh hoạt, làm việc như nhân viên văn phòng thường xuyên phải đánh máy, thợ may, viết sách, vẽ tranh,… Sự vận động thái quá của ngón tay khiến tình trạng căng cơ cùng tổn thương ở ngón tay gây ra các cơn đau nhức khớp ngón tay.

Tình trạng đau này sẽ không thuyên giảm cho đến khi bạn ngừng công việc để các khớp ngón tay được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau, thư giãn xương khớp đặc biệt là đối với bệnh nhân bị đau khớp ngón tay do nguyên nhân liên quan đến dây chằng hay sụn khớp.

Phân chia thời gian làm việc thành các khoảng thời gian đều đặn bằng cách cứ sau 2-3 giờ làm việc liên tục thì nên cho tay nghỉ ngơi 5-10 phút rồi mới tiếp tục công việc. Biện pháp này không chỉ kéo dài thời gian nghỉ ngơi, tránh căng cứng cơ mà con giảm bớt áo lực lên các ngón tay. Từ đó làm giảm đau hiệu quả.

2. Hạn chế bẻ ngón tay, cầm nắm vật nặng

Thói quen bẻ khớp ngón tay khi mỏi là một thói quen xấu. Việc này rất dễ gây ra chấn thương bên ngoài cho các khớp ngón tay, khiến chúng bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức tay. Vì vậy bạn cần hạn chế thói quen bẻ khớp ngón tay đồng thời không cầm nắm vật nặng để giảm áp lực lên các đầu ngón tay.

3. Chườm nóng – lạnh

Phương pháp này còn được gọi là nhiệt trị liệu – sử dụng nhiệt độ để làm giảm sưng đau hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng phổ biến cho những người bị đau nhức xương khớp, trong đó bao gồm cả trường hợp đau khớp ngón tay.

Nhiệt trị liệu được chia thành 2 loại là nhiệt nóng và nhiệt lạnh với công dụng khác nhau. Trong đó, nhiệt nóng làm giảm cứng khớp, đau cơ còn nhiệt lạnh giúp giảm sưng, tê và đau khớp. Cùng tìm hiểu cụ thể từng phương pháp dưới đây.

Chườm nóng giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu, từ đó làm giảm đau nhức khớp cổ tay

Chườm nóng

  • Giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu đến các khớp ngón tay từ đó làm giảm các cơn đau nhức, hạn chế tình trạng chuột rút ngón tay cái,…
  • Đối với trường hợp đau khớp ngón tay do thoái hóa, chườm nóng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng đến khớp ngón tay, góp phần hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Thực hiện chườm nóng: Có nhiều cách chườm nóng khác nhau, bao gồm

  • Ngâm khăn bông vào nước ấm rồi đắp lên tay.
  • Cho nước nóng vào túi chườm rồi áp lên các khớp ngón tay bị đau.
  • Ngâm toàn thân với nước ấm giúp giảm cứng khớp, thư giãn cơ và tăng độ phục hồi toàn cơ thể.
  • Đổ gạo trắng vào tất hoặc vỏ gối nhỏ, sau đó khâu kín lại. Làm nóng túi gạo bằng cách cho vào lò vi sóng quay khoảng 1 phút rồi chườm lên các khớp ngón tay bị đau. Túi gạo này bạn có thể tái sử dụng nhiều lần chỉ cần quay nóng trước khi sử dụng là được.
Lưu ý: Nhiệt độ nóng khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, vì thế không sử dụng phương pháp chườm nóng cho các vùng bị sưng viêm có mủ, các chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, vết thương hở đang chảy máu, các khu vực bị giãn tĩnh mạch da.

Chườm lạnh

  • Nhiệt độ lạnh làm thu hẹp mạch máu, cơ co lại giúp tiêu sưng, giảm viêm, kiểm soát cơn đau ở các khớp ngón tay.
  • Chườm lạnh có tác dụng hiệu quả với các cơn đau khớp do chấn thương.

Thực hiện chườm lạnh:

  • Chuẩn bị các viên đá nhỏ, bỏ chúng bằng khăn bông sạch sau đó áp vào các khớp bị đau.
  • Ngâm hẳn tay bị đau vào trong nước đá.
  • Sử dụng túi chườm lạnh để chườm lên các khớp ngón tay bị đau trong khoảng 20 phút. Bạn có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Nhiệt độ lạnh có thể khiến tình trạng căng và co thắt cơ trở nên tồi tệ hơn, vì thế không nên áp dụng chườm lạnh lên các khớp ngón tay đang bị căng cứng, co cơ. Ngoài ra, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì chúng có thể gây bỏng da.

4. Nẹp cố định

Nẹp tay là một thiết bị được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ bảo vệ và hạn chế chuyển động của tay trong đó nẹp loại bé dùng để ổn định các khớp ngón tay, nẹp loại to giúp ổn định cổ tay và bàn tay.

Nếu bạn có các cơn đau bùng phát ở các khớp ngón tay, hãy đeo nẹp trong vài tuần để tình trạng đau lắng xuống. Một số nẹp được dùng trong vận động hằng ngày để ngăn chấn thương, một số khác được đeo vào ban đêm khi người bệnh nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Người bệnh có thể tìm mua nẹp qua các kênh mua hàng trực tuyến hoặc mua trực tiếp tại các hiệu thuốc uy tín. Tốt nhất để tìm mua được nẹp chất lượng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi mua.

5. Chế độ ăn nhiều đạm, ít mỡ, tăng cường vitamin

Các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc làm giảm đau các khớp ngón tay. Theo các chuyên gia nghiên cứu, bổ sung những thực phẩm nhiều đạm, ít mỡ, nhiều vitamin A,C,D,E vào các bữa ăn hàng ngày sẽ cho người bệnh thấy hiệu quả rõ rệt trong công cuộc điều trị bệnh đau khớp ngón tay và các bệnh về xương khớp khác.

➤ Có thể bạn quan tâm: Bệnh xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?

6. Bài tập giảm đau khớp ngón tay hiệu quả

Trước khi đến với liệu pháp dùng thuốc, trường hợp đau tay nhẹ hoặc đối với những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay cao. Thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và sinh dưỡng cần được ưu tiên hơn.

Trong đó các bài tập ngón tay thường được các chuyên gia vật lý trị liệu đánh giá cao để giảm đau và phòng ngừa đau khớp ngón tay hiệu quả. Các bài tập này đều đơn giản, dễ thực hiện mà lại tiết kiệm thời gian, xong vẫn đem lại hiệu quả điều trị an toàn khi người bệnh thực hiện tại nhà.

Lưu ý: Để tăng cường hiệu quả điều trị cũng như dễ dàng trong việc thực hiện các động tác, người bệnh cần làm ấm tay trước khi luyện tập. Có nhiều cách khác nhau để làm ấm tay: đặt tay vào túi giữ nhiệt, ngâm tay vào nước ấm hoặc đeo gang tay 5-10 phút.

Bài tập 1. Nắm tay

Bài tập này sẽ giúp giảm đau khớp ngón tay, tăng cường sự linh hoạt của ngón tay, loại bỏ tình trạng mỏi ở các ngón tay.

Nắm tay

Thực hiện:

  • Duỗi các ngón tay hết cỡ.
  • Sau đó, nhẹ nhàng nắm bàn tay lại sao cho ngón cái đặt bên ngoài những ngón còn lại.
  • Giữ 30 – 60s, rồi duỗi các ngón tay thẳng ra.
  • Lặp lại cả 2 tay ít nhất 4 lần.

Bài tập 2: Duỗi bàn tay

Động tác này giúp các cơ và gân phần mu bàn tay được tăng cường, nuôi dưỡng, lưu thông khí huyết.

Duỗi bàn tay

Thực hiện:

  • Đặt bàn tay úp xuống mặt bàn, giữ cho tay được thả lỏng.
  • Duỗi thẳng các ngón tay sao cho lòng bàn tay và các ngón tay đều áp sát vào mặt bàn.
  • Giữ 30-60s. Lặp lại ít nhất 4 lần mỗi tay.

Bài tập 3: Nâng các ngón tay

Động tác này sẽ giúp làm căng các cơ và tăng cường sự linh hoạt của ngón tay.

Nâng các ngón tay

Thực hiện:

  • Đặt bàn tay thả lỏng, úp lên mặt bàn
  • Từ từ nâng mỗi ngón tay 1 lần rồi đặt xuống bàn. Lặp lại 10 lần mỗi tay.

Bài tập số 4: Uốn cong ngón tay

Uốn cong ngón tay
  • Duỗi thẳng các ngón tay.
  • Gập ngón tay cái xuống về phía lòng bàn tay, giữ tư thế đó trong vòng vài giây.
  • Duỗi thẳng ngón tay cái về vị trí cũ, sau đó uốn cong ngón trỏ về phía lòng bàn tay. Giữ tư thế đó trong vài giây rồi duỗi thẳng ngón trỏ về vị trí ban đầu.
  • Làm lần lượt với từng ngón tay trên bàn tay trái. Sau đó lặp lại toàn bộ động tác trên tay phải.

Bài tập số 5 : Bài tập ngón tay cái

Bài tập ngón tay cái là các hoạt động cần đến độ khỏe của ngón tay này, từ đó giúp tăng độ chắc khỏe của cơ ngón cái. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1:

  • Dùng 1 cái nịt hoặc 1 cái dây cao su quấn phần giữa lòng bàn tay và gốc ngón tay cái.
  • Di chuyển ngón tay cái xa các ngón tay còn lại nhất có thể. Giữ 30-60s và thả lỏng. Lặp lại 10-15 lần với 2 tay.
  • Bạn có thể thực hiện 2-3 lần/tuần. Nghỉ ngơi giữa các lần tập ít nhất 48h.

Cách 2:

  • Duỗi thẳng các ngón tay.
  • Di chuyển ngón cái ra xa những ngón còn lại nhất có thể. Sau đó gập ngón cái vào lòng bàn tay.
  • Giữ yên trong một hoặc hai giây, sau đó đưa ngón tay cái của bạn trở lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại 10 lần. Sau đó thực hiện bài tập với tay còn lại.

Bài tập số 6: Tạo chữ ‘0’

Tạo chữ “0”
  • Đưa bàn tay ra trước và giữ cho cổ tay thẳng.
  • Nhẹ nhàng chạm ngón cái với đầu mỗi ngón tay để tạo hình chữ “O”.
  • Giữ động tác này trong vài giây, lặp lại ít nhất 4 lần mỗi tay.
  • Bạn có thể thực hiện động tác này bất cứ khi nào tay bạn thấy đau hoặc cứng.

7. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều người sử dụng với công dụng giúp làm giảm đau nhanh chóng. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn này bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc mà không cần đơn khám của bác sĩ.

Một số loại thuốc giảm đau thường được khuyên dùng là:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin.
  • Một số loại cao bôi, keo dán ngoài da như Salonpas, bengay, capsaicin,…

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn này, người bệnh có thể sử dụng tại nhà xong vẫn cần lưu ý một số điều như:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là mục liều lượng.
  • Xem kỹ ngày hết hạn của thuốc.
  • Không dùng khi dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
  • Không dùng chung thuốc giảm đau với các loại thuốc khác khi không biết tác dụng của chúng khi kết hợp với nhau.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, những người có bệnh nền liên quan đến tim, gan, thận, huyết áp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Quan sát, theo dõi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

8. Sử dụng thực phẩm chức năng Viên uống Khương Thảo Đan

Viên uống Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang với 15 vị, cộng với hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ địa liền và hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II. Tất cả các thành phần này hiệp đồng với nhau, mang lại tác dụng toàn diện, đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo.

➤ Đọc thêm: Thông tin Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên xương khớp Khương Thảo Đan

Kết luận

Đau khớp ngón tay nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhưng bệnh không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí tình trạng đau khớp ngón tay không thuyên giảm mà còn tiến triển tồi tệ hơn thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.

Thường xuyên tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra định kỳ thường xuyên. Điều này giúp bạn kiểm soát được mức độ tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Nguồn: Khuongthaodan.vn

Cập nhật lúc: 17/01/2024
  • Mai Anh đã bình luận

    09/04/2021 16:31

    Thường xuyên tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra định kỳ thường xuyên. Điều này giúp bạn kiểm soát được mức độ tiến triển của bệnh, ngăn ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia xương khớp đã bình luận

      09/04/2021 16:32

      Đau khớp ngón tay nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn đã ...[Xem thêm]
  • Bài viết liên quan

    Xem thêm »
    vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

    Bài Đọc Nhiều Nhất

    Loading...