Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì hiệu quả?

Tôi năm nay 56 tuổi, thời gian gần đây thường xuyên bị đau nhức xương khớp, nhất là khi thay đổi thời tiết, người trở nên ê ẩm, khó chịu. Tôi muốn hỏi chuyên gia khi bị đau nhức xương khớp có thể uống thuốc gì và cần lưu ý gì khi điều trị? Mong sớm được hồi đáp.

Người gửi: Bác Hoàng Hà – 56 tuổi

Trả lời:

Chào bác Hà,

Nói về bệnh lý xương khớp, chúng ta có hơn 200 loại bệnh khác nhau, mỗi loại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì thế cách điều trị của từng bệnh cũng khác nhau. Nhưng về cơ bản, thuốc đau xương khớp được chia thành các dạng sau:

  • Thuốc uống: NSAID, Acetaminophen (Paracetamol), thuốc giảm đau opioid yếu, Steroid đường uống, Duloxetine (Cymbalta), thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).
  • Thuốc tại chỗ: Capsaicin (Capsaicin, Qutenza, thuốc Capzasin), Salicylat (Volsamen, Methocylat, Salymet,…), thuốc có chứa chất đối kháng (Bengay, Stopain,…), thuốc có chứa chất gây tê (lidocaine (LidoPatch, Topicaine), NSAID tại chỗ (gel Voltaren, Pennsylvania), các sản phẩm capocaine.
  • Thuốc tiêm: Tiêm steroid, tiêm axit hyalurnic, tiêm tế bào gốc
  • Các sản phẩm hỗ trợ thuộc dòng TPCN, TPBVSK.

Để trả lời cho câu hỏi của bác, bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng, phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn.

Đau xương khớp uống thuốc gì?

Thuốc uống được chia làm 2 dạng là không kê đơn và kê đơn. Thuốc không kê đơn là thuốc bác có thể mua tại nhà thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ; thuốc kê đơn là thuốc mà bác chỉ có thể mua khi đã đi khám và được bác sĩ kê cho. Ban đầu, bệnh nhân thường sử dụng các loại thuốc không kê đơn vì chúng dễ tiếp cận và chi phí rẻ. Sau đó, nếu triệu chứng đau nhức không thuyên giảm, bệnh nhân thường nhận được lời khuyên đi khám để được kê thuốc phù hợp hơn.

Có một số loại thuốc uống giúp làm giảm đau nhức xương khớp là:

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc không kê đơn gồm có ibuprofen (Motrin, Advil), naproxen (Aleve), axit acetylsalicylic (ASA) (Aspirin, Entrophen, Anacin, Novasen, v.v.); thuốc theo toa gồm có diclofenac (Voltaren), celecoxib (Celebrex),… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như loét dạ dày, tổn thương gan, thận,…

Những lưu ý khi dùng thuốc:

  • Chỉ uống thuốc và giữa bữa ăn hoặc khi đã ăn no;
  • Những người có tiền sử hoặc triệu chứng loét dạ dày – ruột, bệnh Crohn, thoát vị hoành, viêm loét đại tràng nên tránh dùng các thuốc này. Trong trường hợp cần thiết, phải dùng kèm các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày;
  • Nếu phải dùng thuốc trong thời gian dài, cần thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận, máu (2 tuần/lần). Nếu dùng liều cao để tấn công thì chỉ dùng trong 5-7 ngày;
  • Cấm dùng thuốc cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối (vì nguy cơ nhiễm độc thai), phụ nữ đang cho con bú;
  • Những người phải lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao, cần tập trung cao độ cần cẩn trọng khi dùng thuốc này. Bởi NSAID có thể gây ra choáng váng, chóng mặt;
  • Người rối loạn máu – đông máu cần thận trọng khi dùng thuốc.

Ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Xuất hiện các triệu chứng ngoài da (ban đỏ, mụn nước). Đây là hội chứng Stevens-Johnson, Lyell rất nguy hiểm
Một loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (Ảnh minh họa)

Acetaminophen (Paracetamol)

Thuốc không kê đơn gồm có: Panadol, Efferalgan. Nhóm thuốc này giúp giảm đau hiệu quả với hầu hết các bệnh đau xương khớp, thuốc không có tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên, Paracetamol cũng có tác dụng giảm đau đối với người bị viêm khớp nhẹ.

Những lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không sử dụng vượt quá liều khuyến cáo (người lớn dùng không quá 4g (4000mg)/ngày);
  • Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol;
  • Người bị bệnh gan, thận, có tiền sử nghiện rượu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc;
  • Không uống rượu hoặc sử dụng bất kì loại thuốc nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng kết hợp với paracetamol nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Thuốc an toàn khi sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Tiếp tục đau sau 10 ngày dùng thuốc.
  • Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.
  • Gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như: sốt nhẹ kèm buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon; nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét; có triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.
Paracetamol giúp giảm đau hiệu quả với hầu hết các bệnh đau xương khớp, thuốc không có tác dụng giảm viêm (Ảnh minh họa)

Thuốc giảm đau opioid yếu

Đây là nhóm thuốc giảm đau kê đơn, gồm một số loại thuốc như: hydrocodone (Vicodin, Hysingla), codein. Opioids hoạt động bằng cách làm giảm truyền các tín hiệu đau đến não và tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân giảm đau.

Nhóm thuốc này có thể gây ra một phổ rộng các tác dụng phụ, như: chứng khó nuốt, hưng phấn, ức chế hô hấp, táo bón, ức chế hệ thống nội tiết, rối loạn tim mạch (nhịp tim chậm) , buồn nôn, ói mửa, ngứa. Sử dụng lâu dài có thể gây nghiện. Quá liều có thể gây tử vong vì suy hô hấp, đặc biệt là khi kết hợp với các thuốc an thần khác như rượu hay thuốc benzodiazepin.

Lưu ý khi dùng thuốc: Opiods là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều.

Opiods là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là gây nghiện, bệnh nhân chỉ có thể sử dụng nếu có chỉ định từ bác sĩ (Ảnh minh họa)

Steroid đường uống

Đây là nhóm thuốc kê đơn, bao gồm một số loại thuốc như: prednison hoặc cortisone.

Steroid (còn được gọi là cortisone hoặc corticosteroid) là những hormone tự nhiên của cơ thể, chúng có khả năng làm giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch, ức chế giải phóng histamine. Thuốc steroid được tổng hợp để bắt chước các hoạt tính trên của steroid tự nhiên.

Dùng steroid ngắn ngày thường không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra: loãng xương, tăng cân, tăng huyết áp, làm chậm lành vết thương, yếu cơ, tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng,…

Những lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không được dừng steroid đột ngột nếu đã dùng chúng trong hơn 3 tuần. Bởi nó có thể gây ra “hội chứng cai thuốc” nghiêm trọng, với các biểu hiện như: khó chịu, mệt mỏi, uể oải liên tục, thiếu sức sống, chán ăn, đau nhức cơ xương khớp. Tình trạng này sẽ nặng dần lên trong vòng một vài ngày kể từ lúc ngưng thuốc;
  • Việc thay đổi liều cần được giám sát bởi bác sĩ;
  • Không dùng thuốc kèm với thuốc giảm đau chống viêm khác (như ibuprofen) (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
Thuốc steroid là nhóm thuốc kê đơn, được tổng hợp để bắt chước các hoạt tính của steroid tự nhiên (Ảnh minh họa)

Duloxetine (Cymbalta)

Đây là một loại thuốc kê đơn để chống trầm cảm. Vào năm 2010, FDA đã phê duyệt thuốc cho chứng đau cơ xương khớp mãn tính.

Cymbalta hoạt động bằng cách làm tăng hoạt động của serotonin và norepinephrine, đây là những chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên của cơ thể. Khi các chất dẫn truyền thần kinh này tăng hoạt động, chúng làm giảm lo âu và giảm tín hiệu đau trong não, tủy sống và dây thần kinh.

Tác dụng phụ thường gặp của Cymbalta là: buồn nôn, táo bón, buồn ngủ, khô miệng, đổ mồ hôi, chán ăn,…

Những lưu ý khi dùng thuốc:

  • Có thể dùng Cymbalta khi có hoặc không có thức ăn, nhưng ăn một thứ gì đó trước khi uống thuốc có thể giúp ngăn ngừa đau dạ dày;
  • Thuốc không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc những người mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh thận hoặc gan;
  • Nếu có khuynh hướng hoặc có tiền sử suy nghĩ tự tử, lạm dụng thuốc, co giật, Cymbalta có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng này;
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của Cymbalta, hoặc gây khiến các tác dụng phụ tồi tệ hơn. Có thể kể tới là: rượu, Quinolone, các thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn nhịp tim, thuốc giảm đau gây nghiện, các chất làm loãng máu, tất cả các loại thuốc ngủ và thuốc an thần.
Vào năm 2010, FDA đã phê duyệt thuốc Cymbalta cho chứng đau cơ xương khớp mãn tính (Ảnh minh họa)

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Đây là một nhóm các loại thuốc, gồm: thuốc chống sốt rét (cloroquin, hydroxycloroquin), peni-cilamin, sulfasalazin, các thuốc ức chế miễn dịch (azathioprin, cyclophosphamid, methotrexat) và các hợp chất của vàng.

Nhóm thuốc này dùng để điều trị bệnh khớp do tình trạng tự miễn dịch gây ra, như viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý khi dùng thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp các rối loạn máu. Vì thế, cần phải xét nghiệm trước và trong quá trình điều trị. Bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng như: chảy máu, bầm tím, xuất huyết dưới da, nhiễm khuẩn, đau họng hoặc sốt,…

Ngoài thuốc uống, bệnh nhân đau nhức xương khớp còn lựa chọn khác trong việc dùng thuốc, đó là dạng thuốc dùng tại chỗ và thuốc tiêm.

Thuốc tại chỗ

Thuốc tại chỗ là các thuốc có dạng kem, gel dùng để thoa lên da. Các thuốc đau khớp tại chỗ này mang lại hiệu quả giảm đau cao nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Chúng có xu hướng hoạt động tốt hơn tại các khớp gần bề mặt da, chẳng hạn như các khớp ở tay hoặc đầu gối.

Với thuốc giảm đau khớp tại chỗ không kê đơn, thành phần thường gồm Capsaicin, Salicylat, chất đối kháng hoặc chất gây tê.

  • Capsaicin. Capsaicin là một chiết xuất từ ớt. Chất này giúp làm giảm các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Capsaicin phát huy hiệu quả cao nhất khi được dùng nhiều lần trong ngày và có thể mất tới 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt. Một số sản phẩm có Capsaicin là: thuốc Capsaicin, Qutenza, thuốc Capzasin,…
  • Salicylat. Salicylat làm tăng lưu lượng máu và ngăn chặn các chất truyền tín hiệu đau gửi tín hiệu tới não, từ đó giúp giảm đau và viêm. Các thành phần hoạt tính trong salicylat rất giống với các hoạt chất có trong aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Một số sản phẩm có Salicylat là: Volsamen, Methocylat, Salymet,…
  • Chất đối kháng. Gồm các chất như tinh dầu bạc hà hay long não. Những chất này gây ra cảm giác nóng lên hoặc làm mát, giúp người bệnh thay đổi nhận thức về cơn đau. Một số sản phẩm có chất đối kháng là: Bengay, Stopain,…
  • Chất gây tê. Những chất này gây ra cảm giác tê liệt, từ đó làm giảm tín hiệu đau. Chất gây tê có thể kể tới là: lidocaine (LidoPatch, Topicaine)

Với thuốc giảm đau khớp tại chỗ kê đơn, phổ biến nhất là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Gel Voltaren, Pennsylvania. NSAID tại chỗ có một số ưu điểm hơn so với đường uống, chẳng hạn như giảm tác dụng phụ đường tiêu hóa; tuy nhiên, chúng vẫn mang rủi ro và có thể tương tác với một số loại thuốc uống.
  • Các sản phẩm capocaine: miếng dán capocaine 5%.

Hầu hết bệnh nhân sử dụng các sản phẩm giảm đau tại chỗ kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như các bài tập vật lý trị liệu hoặc massage sẽ giúp phát huy hiệu quả điều trị một cách tối đa.

Các thuốc đau khớp tại chỗ mang lại hiệu quả giảm đau cao nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn (Ảnh minh họa)

Thuốc đau khớp tại chỗ tương đối an toàn, nhưng bác vẫn cần tuân thủ theo một số quy tắc và mẹo an toàn sau:

  • Đọc tất cả thông tin sản phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt là các phần về phòng ngừa an toàn, cách sử dụng và thông tin quá liều;
  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn dùng thuốc, về liều lượng cũng như tần suất sử dụng;
  • Rửa sạch tay sau khi bôi thuốc;
  • Tránh chạm vào các bộ phận khác của cơ thể sau khi bôi thuốc, đặc biệt không chạm vào mắt, miệng, bộ phận sinh dục và mũi trong khi kem vẫn còn trên tay;
  • Mang găng tay cao su hoặc sử dụng cao su sạch để bôi các sản phẩm có chất kích thích mạnh, chẳng hạn như capsaicin, long não và tinh dầu bạc hà;
  • Không thoa sản phẩm lên vùng da bị bỏng, bị thương hoặc bị kích thích;
  • Không che phủ phần khớp vừa bôi thuốc bằng băng gạc;
  • Không áp dụng nhiệt hoặc lạnh cho các khu vực được điều trị;
  • Ngừng sử dụng sản phẩm nếu xảy ra hiện tượng kích thích;
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa salicylat nếu dị ứng hoặc nhạy cảm với aspirin, ibuprofen hoặc naproxen;
  • Tránh sử dụng sản phẩm trên các phần lớn của cơ thể hoặc ở quá nhiều nơi cùng một lúc.

Thuốc tiêm

Tiêm cũng là một lựa chọn trong điều trị đau nhức xương khớp (Ảnh minh họa)

Hai loại tiêm phổ biến nhất cho đau xương khớp là tiêm steroid và tiêm axit hyaluronic (viscosupcellenceation). Ngoài ra, có 2 phương pháp tiêm mới là tiêm huyết tương tiểu cầu và tiêm tế bào gốc.

– Tiêm steroid. Còn được gọi là tiêm corticosteroid. Mũi tiêm này giúp giảm các triệu chứng viêm khớp: sưng, nóng, đỏ và đau khớp. Một mũi tiêm cortisone thường làm giảm viêm và đau trong khoảng từ 6 tuần đến 6 tháng. Cơn đau có thể quay trở lại sau thời gian đó hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng người. Hầu như tất cả các loại bệnh viêm khớp đều là mãn tính, việc tiêm cortisone chỉ là một phần của kế hoạch điều trị tổng quát.

– Tiêm axit hyaluronic (tiêm HA). Tiêm axit hyaluronic được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối và cải thiện các chức năng của khớp gối. Tùy thuộc vào thương hiệu được sử dụng, tiêm HA sẽ gồm 1, 3, 4 hoặc 5 mũi tiêm. Mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tiêm axit hyaluronic, tuy nhiên phương pháp điều trị này thường hiệu quả hơn ở những người dưới 65 tuổi.

– Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu là liệu pháp sử dụng máu và tiểu cầu của chính bệnh nhân để thúc đẩy quá trình chữa lành sụn, gân, dây chằng, cơ hoặc thậm chí là xương. Khi điều trị viêm xương khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào khớp bị ảnh hưởng.

– Tiêm tế bào gốc. Các chuyên gia đang nghiên cứu cách sử dụng tế bào gốc để điều trị viêm khớp ở đầu gối và các khớp khác. Loại tế bào gốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị viêm khớp là tế bào gốc trung mô, được thu thập từ mô mỡ, máu hoặc tủy xương của bệnh nhân. Không có hướng dẫn y tế chuyên nghiệp cho những người có thể và không thể sử dụng liệu pháp tế bào gốc. Vì thế cho đến nay, quyết định về việc ai sẽ được điều trị bằng tế bào gốc là tùy thuộc vào bệnh nhân và bác sĩ. Và có rất nhiều tranh luận xung quanh việc điều trị tế bào gốc.

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ bệnh nhân xương khớp

Nếu bị đau nhức xương khớp, bác nên cân nhắc sử dụng sớm viên xương khớp Khương Thảo Đan – Một sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với bệnh nhân xương khớp, để giảm được các triệu chứng và ổn định bệnh thì cần đáp ứng được toàn diện ba yếu tố, là: Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn. Trên thị trường hiện nay rất ít sản phẩm đạt được cả ba yếu tố này, chỉ có Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm hiếm hoi đáp ứng được.

Để đáp ứng được trọn vẹn cả ba yếu tố trên, chính là nhờ các thành phần có trong sản phẩm, gồm:

  • Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền (theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà thuộc viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), có tác dụng giảm đau – chống viêm vượt trội, thậm chí còn hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau như Efferagan. Công dụng này đã được nghiên cứu thực nghiệm và có đầy đủ các báo cáo chứng minh tác dụng.
  • Collagen type II không biến tính có tác dụng tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, đồng thời làm chậm quá trình khớp bị thoái hóa.
  • Bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh nổi tiếng trong việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp, được nghiên cứu ra bởi danh y Tôn Tư Mạo.

Không chỉ vậy, Khương Thảo Đan còn rất an toàn trên đường tiêu hóa, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Bởi đây là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, các hoạt chất cũng đều đã được nghiên cứu về mức độ an toàn. Thậm chí nếu có tiền sử về bệnh dạ dày hay gan thận, bác vẫn có thể sử dụng sản phẩm này.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây tôi đã giúp bác Hà cũng những độc giả đang thắc mắc vấn đề đau nhức xương khớp uống thuốc gì có được lời giải đáp chi tiết. Bài viết trên đây của tôi chỉ mang tính chất tham khảo, giúp bác có được cái nhìn tổng quan về các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Việc sử dụng loại thuốc nào và sử dụng ra sao, bác nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Chúc bác luôn mạnh khỏe!

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...