Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục

Đau xương khớp không phải là một bệnh, nó là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau của xương khớp. Bệnh lý gây ra những triệu đau nhức xương khớp rất đa dạng, đặc biệt có những bệnh lý rất nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm để phòng tránh được các biến chứng yếu liệt và tàn phế.

Triệu chứng đau xương khớp gồm những gì?

Trên cơ thể con người có từ 250 – 350 khớp (tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố di truyền). Tuy nhiên, tổn thương khớp thường gặp ở người lớn tuổi chỉ đến từ 5 – 10 khớp (thường gặp là khớp gối, cột sống cổ – thắt lưng). Có hơn 200 bệnh lý xương khớp khác nhau với các dấu hiệu và triệu chứng của mỗi bệnh là không giống nhau và biểu hiện bệnh cũng khác nhau ở mỗi người. Chính vì thế, bài viết sau đây chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho bạn đọc, từ đó có những gợi ý ban đầu về bệnh lý bản thân mắc phải, không dùng cho mục đích chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu đau xương khớp do bệnh lý

Đau nhức xương khớp: là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý về khớp, đây cũng là dấu hiệu hàng đầu khiến người bệnh phải đi khám.

Cơn đau xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên do, đôi khi là do viêm nhiễm hoặc do sự cọ xát đầu xương khi mất sụn. Một số trường hợp chấn thương xương khớp gây chèn thần kinh sẽ gây ra cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng (Ví Dụ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh)

Nhìn chung, cơn đau trong dấu hiệu bệnh khớp thường sẽ nhẹ nhàng hơn các cơn đau từ xương hay cơ (trừ đau do thần kinh). Tuy nhiên, chúng lại kéo dài và âm ỉ khiến người bệnh khó chịu và phải đi khám.

Dấu hiệu bệnh khớp

Cứng khớp: Ít gặp hơn đau nhức xương khớp, thường thấy trong các căn bệnh thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp do gout.

Triệu chứng này diễn ra do sự thay đổi thành phần bên trong ổ khớp. Ví dụ đối với thoái hoá là do sự thiếu hụt dịch khớp và sụn khiến các xương cọ vào nhau vận động khó hơn. Hay đối với gút (Gout) do sự tích tụ lắng đọng axit uric và monosodium gây khó cử động.

Sưng nóng đỏ đi kèm với đau: Thường gặp trong các căn bệnh viêm nhiễm khớp. Do sự tấn công của các yếu tố ngoại lai hoặc sự phản kháng của cơ thể tạo nên. Đôi lúc ở người lớn tuổi triệu chứng đau trở nên mờ nhạt, chỉ còn sưng và nóng đỏ, lúc này bạn bất ngờ thấy khớp to ra sau 1 đêm.

Triệu chứng viêm có thể đi kèm với sốt, nhưng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C.

Tiếng kêu lạ khi cử động khớp: Tiếng kêu có rất nhiều kiểu, đôi lúc là sự va chạm của các đầu xương trong khớp, đôi khi lại do bao hoạt dịch bên trong. Khi xuất hiện triệu chứng này bệnh thường ở mức nặng.

Một số các triệu chứng khác: Mệt mỏi cơ thể, đi mất vững, tay chân vụng về…

Dấu hiệu bệnh khớp sinh ra do vận động hằng ngày

Các dấu hiệu bệnh khớp, đặc biệt là cơn đau và cứng khớp, có thể do hoạt động hằng ngày gây ra. Không phải lúc nào các dấu hiệu này cũng là bệnh lý. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là bệnh lý đâu là do cơ năng?

Triệu chứng ở khớp do cơ năng (không phải bệnh lý) thường có các đặc điểm sau:

  • Cơn đau vừa phải, thường bắt đầu sau ngày lao động nhiều
  • Đau khớp ít khi kéo dài quá 3 ngày
  • Viêm sưng không dữ dội, chườm lạnh thường sẽ giảm
  • Đau khớp do sinh lý không bao giờ có tiếng lạ khi cử động
  • Có thể gây cứng khớp vào buổi sáng nhưng rất ngắn (<30 phút)

Yếu tố nguy cơ của bệnh về xương khớp

Như đã chia sẻ, triệu chứng đau nhức xương khớp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bệnh khớp. Để có những gợi ý đúng về bệnh bạn nên đánh giá các yếu tố đẩy cao tỉ lệ mắc bệnh của bản thân, như:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao các căn bệnh xương khớp sẽ càng dễ tấn công
  • Giới tính: Nam giới thường mắc ở giai đoạn sớm (40-55 tuổi) nữ giới thường trên 50 tuổi
  • Lao động nặng nhọc
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Các yếu tố di truyền

Đau xương khớp cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp (osteoarthritis)

Thoái hoá khớp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về xương khớp hiện nay. Có thể xuất hiện ở bất cứ khớp nào, nhiều nhất ở các khớp chịu lực (gối, cột sống, khớp háng,…). Thoái hoá khớp thường chỉ ảnh hưởng 1-2 khớp. Đôi khi có thể gây khó khăn trong vận động, nhưng rất ít trường hợp gây mất hoàn toàn khả năng vận động của chi.

Thường gặp nhất trong nhóm thoái hoá khớp là thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng.

Dấu hiệu bệnh thoái hoá khớp

a/ Các triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp: 

– Đau: Là triệu chứng chủ đạo, xuất hiện do sự cọ xát của các đầu xương khi mất đi các yếu tố bôi trơn khớp (sụn, bao hoạt dịch).

*Cơn đau nhức xương khớp do thoái hoá khớp thường sẽ tăng mạnh khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Khi vào giai đoạn nặng cơn đau có thể dữ dội hơn và xuất hiện liên tục.

– Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp xảy ra do sự căng cứng cơ và các đầu xương kẹt vào nhau, khi cố gắng di chuyển cơn đau sẽ nhói lên.

*Cứng khớp trong thoái hoá thường sẽ chỉ diễn ra vào buổi sáng và kèo dài dưới 2 tiếng (trên 2 tiếng gần như 90% bạn mắc bệnh lý khác).

– Biến dạng khớp: Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi khác thường của khớp (lồi lõm bất thường hoặc có cử động khác thường) đặc biệt khi so sánh với bên khớp đối diện.

* Biến dạng khớp trong thoái hoá khớp đặc biệt là khớp gối sẽ gây ra sự lồi lõm bất thường. Thường triều chứng này xuất hiện vào giai đoạn nặng của bệnh.

– Tiếng lạo xạo khi vận động: Do sự cọ xát các đầu xương gây ra. Thường gặp ở giai đoạn nặng của bệnh.

– Sưng nóng đỏ: Thoái hoá khớp không gây ra viêm khớp, nhưng đôi khi sự suy yếu của khớp có thể là yếu tố nguy cơ cho các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập.

*Các triệu chứng viêm trong thoái hoá khớp gối thường là đợt cấp và sẽ hết sau điều trị thuốc kháng viêm và giảm đau hỗ trợ.

X-quang dấu hiệu thoái hoá khớp
Hình ảnh khớp gối bên trái bào mòn – kèm theo hẹp khe khớp (Hình chụp X-quang)

c/ Điều trị thoái hoá khớp:

Hiện nay chưa có thuốc nào hoàn toàn chữa lành bệnh thoái hoá khớp. Điều trị nội khoa chỉ sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm và các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ xương khớp.

Vật lý trị liệu là một lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân thoái hoá khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường gặp là:

  • Siêu âm
  • Hồng ngoại
  • Chườm nóng
  • Thuỷ trị liệu, suối khoáng

Tuỳ vào tình trạng nặng và đáp ứng của người bệnh với điều trị thuốc mà thực hiện điều trị bằng Ngoại khoa (Mổ):

  • Mổ cắt lọc và khoan kích thích
  • Thay khớp nhân tạo

Theo: Phác đồ Nội cơ xương khớp của Bộ Y Tế

Vôi hóa cột sống

Là một bệnh xảy ra khi các dây chằng cột sống hay các mấu gai trên cột sống bị lắng tụ canxi, trở nên dày và cứng hơn. Vôi hóa cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cột sống theo thời gian.

a/ Triệu chứng thường gặp:

– Đau: Người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng cột sống bị vôi hóa. Chẳng hạn: Đau vùng thắt lưng, đau vùng cổ gáy.

– Cứng khớp: Các khớp cổ, vai, gáy thường trở nên cứng, làm hạn chế vận động của người bệnh.

– Tê bì tay chân: Khi bệnh tiến triển nặng, cột sống bị vôi hóa nhiều sẽ làm hẹp vùng ống sống, đè vào tủy sống và dây thần kinh các chi, dẫn tới hiện tượng tê bì tay chân, người bệnh đi lại vụng về. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm teo cơ.

Hình chụp X-quang một bệnh nhân bị vôi hóa cột sống

b/ Điều trị vôi hóa cột sống:

  • Thuốc, bao gồm các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau để làm giảm sưng và đau, thuốc giãn cơ.
  • Nghỉ ngơi hoặc hạn chế hoạt động (điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ ảnh hưởng của dây thần kinh).
  • Vật lý trị liệu và/hoặc các bài tập theo quy định để giúp ổn định cột sống, xây dựng sức bền và tăng tính linh hoạt.
  • Phẫu thuật

Viêm đa khớp – bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)

Là bệnh lý tự miễn (tự các tế bào trong cơ thể tấn công vùng khớp) điển hình, kéo dài mãn tính. Bệnh thường diễn biến phức tạp và rất nặng nề do đó bạn cần nắm rõ các triệu chứng và đi thăm khám ngay khi nghi ngờ mình mắc viêm khớp dạng thấp. Bệnh chưa rõ nguyên nhân nhưng nghi ngờ là do cơ địa (giới tính, tuổi tác, yếu tốt HLA,..) và sự rối loạn miễn dịch. (Theo phác đồ Bộ Y Tế).

Dấu hiệu bệnh khớp
Hình ảnh đặc trưng viêm khớp ngón tay trong viêm khớp dạng thấp

a/ Dấu hiệu bệnh khớp tự miễn rất điển hình và được đánh giá như sau

Bảng phân độ ARA

b/ Điều trị viêm khớp dạng thấp:

  • Nguyên tắc trong điều trị viêm khớp dạng thấp là tuân thủ và dài hạn, và tái khám thường xuyên (3-6 tháng).
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm mạnh và thuốc chống thấp.
  • Có thể phối hợp vật lý trị liệu để giảm triệu chứng: Chườm lạnh, suối khoáng, thuỷ trị liệu.
  • Phẫu thuật chỉ có giá trị giảm nhẹ và không điều trị dứt điểm được căn nguyên của bệnh.

Bệnh Gút (Gout)

Thật ra, gút là căn bệnh rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, tuy nhiên triệu chứng lại ảnh hưởng trực tiếp vào nhóm cơ xương khớp (đặc biệt các vùng khớp phía thấp: ngón chân, ngón tay). Do vậy, Bộ Y Tế xếp bệnh gút vào nhóm bệnh cơ xương khớp. Bệnh gút có nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa acid uric, gây lắng đọng các tinh thể monosodium (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, đôi khi là ống thận và nhu mô).

dấu hiệu bệnh khớp

a/ Các triệu chứng thường gặp: 

– Đau: Là triệu chứng  xảy ra trong đợt cấp của gút do sự tích tụ monosodium dữ dội gây triệu chứng đau nhức xương khớp.

*Cơn đau nhức xương khớp do Gout có tính chất: Xảy ra thành cơn vào ban đêm, đôi khi có liên quan đến bữa ăn giàu đạm. Cơn đau có thể xuất hiện cả trên gân và cơ gây ra cơn đau xương khớp toàn thân.

– Sưng nóng đỏ: Gout sẽ gây lắng đọng tinh thể lạ khiến cơ thể tấn công do đó tạo nên triệu chứng viêm.

*Đặc điểm của cơn viêm khớp trong Gout là kéo dài có thể từ 5-7 ngày, khi kết thúc đợt viêm khớp sẽ trở lại bình thường mà không còn lại triệu chứng bất kì nào ở khớp

– Cứng khớp: Xảy ra vào giai đoạn nặng của bệnh lúc này sự tích tụ của tinh thể urat sẽ từ từ làm khớp bị cứng lại và ở mức độ nặng có thể mất hoàn toàn vận động.

*Cứng khớp trong Gout: Xảy ra vào giai đoạn muộn, nghỉ ngơi cũng không thể hết cứng khớp kèm theo sưng to bất thường của khớp.

– Gout có thể kèm theo triệu chứng đau lưng do sỏi thận, mệt mỏi do suy thận.

b/ Điều trị gút:

  • Mục tiêu điều trị ban đầu là làm giảm viêm sưng khớp cấp tính với thuốc kháng viêm và giảm đau.
  • Về lâu dài mục tiêu điều trị là giảm lượng axit uric trong cơ thể (<60mg/l) để tránh các viêm đau kịch phát (dưới 2 lần/ năm). Lúc này người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc tăng thải axit uric và ức chế tạo ra axit uric.
  • Ngoại khoa trong Gout được chỉ định khi có các biến chứng nặng.

Các bệnh lý xương khớp khác

Ngoài các bệnh lý thường gặp trên, triệu chứng đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

  • U trong khớp
  • Loãng xương
  • Bệnh gai cột sống
  • Viêm cột sống dính khớp
  • .v.v.
Các phần có dấu * dùng để phần biệt giữa các bệnh có triệu chứng và dấu hiệu tương tự nhau.

Cách để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh xương khớp

Các phương pháp này có thể giúp bạn “tạm biệt” các dấu hiệu bệnh khớp, và ngăn ngừa các bệnh lý khớp tấn công. Tuy nhiên, 3 thay đổi này chỉ là hỗ trợ điều trị và phòng ngừa không dùng để điều trị trong trường hợp nặng và cấp tính.

Thay đổi chế độ ăn uống

Cho dù điều trị bất cứ bệnh lý nào chế độ ăn luôn đóng một vai trò quan trọng. Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể có thể vừa giúp giảm viêm và tăng cường phát triển sức khoẻ xương khớp.

Một số nhóm thực phẩm phù hợp cho bệnh lý khớp:

  • Quả cherry (Anh đào) được nghiên cứu có khả năng giảm bệnh gout. Có thể thay thế bằng quả lựu hoặc các loại trái cây mọng nước.
  • Đậu nành là nguồn bổ sung lượng canxi từ thực vật.
  • Gạo lứt giảm các yếu tố viêm sưng
  • Nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp giảm đau xương khớp.
  • Hạt óc chó làm giảm viêm và cung cấp omega-3

Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh và thực vật. Hạn chế các loại thịt đóng hộp và thịt đỏ.

Dấu hiệu bệnh khớp

Thể dục thể thao

Kém vận động và vận động mạnh đều là yếu tố nguy cơ của bệnh về khớp. Do vậy việc thực hiện thể dục thể thao nên điều độ và có các bài tập phù hợp.

Nên thực hiện luyện tập 30p/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần.

Các bài tập nhẹ nhàng và phải tăng cường được sức khoẻ xương khớp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Người bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện?

Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan

Sử dụng các thực phẩm chức năng không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân nước ta. Đặc biệt đối với các căn bệnh xương khớp vốn luôn cần bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường sức khoẻ xương khớp.

Vì thế, với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, sưng khớp, tràn dịch khớp. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm Khương Thảo Đan. Đây là thực phẩm chức năng được nghiên cứu bài bản bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và được các bác sĩ cơ xương khớp uy tín đánh giá cao trong những năm gần đây.

Sản phẩm có công dụng chính là:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

Với đối tượng sử dụng gồm:

  • Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan được kiểm định và cấp phép của Bộ Y Tế

Điểm đặc biệt của Khương Thảo Đan chính là chiết xuất KGA1 từ củ Địa liền, được nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, với tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thậm chí, tác dụng giảm đau của KGA1 còn đạt hiệu quả cao hơn Paracetamol thông thường (76% so với 68% Paracetamol) và tác dụng kháng viêm mạnh hơn Indomethacin (hiệu quả hơn 45,9%). (Tài liệu)

Bạn có thể xem thêm công nghệ chiết xuất KGA1 trên bản tin VTV: TẠI ĐÂY

Khương Thảo Đan còn là sản phẩm đi đầu với việc bổ sung thành phần Collagen type II không biến tính. Nhờ đó tăng cường được sự tái tạo của sụn khớp, hạn chế các yếu tố tiêu cực lên sụn khớp và đổ đầy bao hoạt dịch giúp làm chậm tiến triển của viêm khớp và thoái hoá khớp.

Có thể nói Khương Thảo Đan với 3 tính chất: Giảm đau – Kháng viêm – Tái tạo sụn khớp kèm theo rất ít tác dụng phụ sẽ là một phương pháp điều trị hỗ trợ trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp.

dấu hiệu bệnh khớp

Tìm các nhà thuốc uy tín có bán Khương Thảo Đan TẠI ĐÂY

Các dấu hiệu đau nhức xương khớp nguy hiểm cần đi khám và điều trị ngay!

Bạn nên đi thăm khăm ngay khi gặp các dấu hiệu bệnh khớp sau:

  • Đau nhiều, không giảm dù đã áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà
  • Sưng nhiều, đỏ và nóng dữ dội kèm đau khớp
  • Đau nhiều khớp, thường là trên 2 khớp
  • Cơn đau không giảm sau nghỉ ngơi
  • Biến dạng khớp, khớp có cử động bất thường
  • Cơn đau khớp kèm cứng khớp ngày một tăng thêm
  • Bùng phát các dấu hiệu bệnh khớp 2-3 lần trong tuần

Kết thúc bài viết mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn và có định hướng điều trị cho một số dấu hiệu bệnh khớp thường gặp. Nên nhớ rằng, những căn bệnh xương khớp thường dai dẳng và khó trị được hoàn toàn, do vậy, việc điều trị và áp dụng các phương pháp tại nhà sẽ là cuộc chiến dài hơi cần sự kiên trì và cố gắng!

 

Nguồn:

Britanica- Khoa Học Về Bệnh Lý Khớp

Msd Manual – Tiếp Cận Bệnh Nhân Có Triệu Chứng Khớp

Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Các Bệnh Cơ Xương Khớp –

Ban hành Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...