Đau khớp vai uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tôi bị đau khớp vai đã 10 ngày, tôi có thể uống thuốc gì và làm gì để cải thiện thưa bác sĩ?

Hoàng Quyên – 41 tuổi

Trả lời:

Chào bác Quyên,

Về mặt kỹ thuật, vai được tạo thành từ 4 khớp:

  • Khớp Genohumeral. Là khớp chính lớn nhất, được tạo thành bởi xương đòn và xương bả vai. Cho phép tay thực hiện các chuyển động tròn.
  • Khớp Acromioclavicular. Được tạo thành từ xương cánh tay và xương bả vai. Khớp này còn được gọi là khớp hoạt dịch trượt, bởi nó giúp xương có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, lên, xuống và theo đường chéo. Khớp này cho phép đưa tay qua đầu.
  • Khớp xương ức. Là nơi xương đòn gặp xương ức. Nó kết nối cánh tay trên với phần còn lại của cơ thể và cho phép thực hiện một số cử động của vai, như: nhún, mở rộng cánh tay ra sau, di chuyển vai về phía trước và phía sau.
  • Khớp Scapulothoracic. Ít được biết đến và cũng ít bị tổn thương. Đôi khi nó không hẳn được coi là một khớp, bởi nó thiếu đi các cấu trúc của một khớp điển hình. Scapulothoracic được cấu tạo từ khung lồi phía sau xương lồng ngực và mặt lõm phía trước của xương vai.

Ngoài ra, các khớp vai còn có xương quai vai, vòng xoay cuff, nang vai, sụn ở khớp vai, cơ bắp vai,…

Bất kì vấn đề nào gây tổn thương các cấu trúc này đều có thể gây ra đau hoặc ảnh hưởng tới khớp vai.

Khớp vai là cấu tạo của nhiều bộ phận, cơ để cung cấp phạm vi chuyển động cho vai, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể (Ảnh minh họa)

Nếu bác bị đau khớp vai do chấn thương hoặc do các bệnh lý xương khớp nhẹ, bác có thể uống một số loại thuốc chống viêm, giảm đau không kê đơn (OTC), như:

  • Thuốc chống viêm.
    • Ibuprofen: Motrin, Advil
    • Axit acetylsalicylic (ASA): Aspirin, Entrophen, Anacin, Novasen
    • Naproxen: Aleve
  • Thuốc giảm đau. Paracetamol, Panadol, Efferalgan
  • Viên uống Khương Thảo Đan

Ngoài các loại thuốc uống, bác cũng có thể sử dụng thêm một số loại miếng dán, kem, gel, dầu nóng bôi tại chỗ giúp giảm đau, như:

  • Kem bôi capsaicin
  • Cao dán Salonpas
  • Dầu nóng xoa bóp

Song song với đó, bác nên thực hiện một số phương pháp khắc phục đau vai tại nhà.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn các loại thuốc này.

Đau khớp vai uống thuốc gì?

Thuốc chống viêm

Một vài loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là: aspirin, ibuprofen và naproxen.

Các loại thuốc chống viêm này giúp giảm đau và giảm viêm, hiệu quả trong các trường hợp chấn thương, viêm gân, đau xương khớp,…

Nếu bác có một số vấn đề nào dưới đây, bạn nên thông báo với dược sĩ ở quầy thuốc trước khi mua thuốc:

  • Có vấn đề về gan hoặc thận
  • Bị viêm, loét, chảy máu dạ dày
  • Đang uống thuốc chống đông máu
  • Có số lượng tiểu cầu thấp
  • Bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề về tim khác
  • Bị hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính
  • Dị ứng với NSAID hoặc aspirin
  • Polyp mũi
  • Trào ngược axit
  • Mang thai hoặc cho con bú
  • Uống hơn 7 đồ uống có cồn/tuần hoặc 2 loại/ngày
  • Trên 65 tuổi
Các loại thuốc chống viêm giúp giảm đau viêm, hiệu quả trong các trường hợp chấn thương, viêm gân, đau xương khớp,… (Ảnh minh họa)

Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Paracetamol, Panadol, Efferalgan

Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn rất phổ biến, nó thường là lựa chọn điều trị đầu tiên cho đau nhẹ đến trung bình. Chúng có tác dụng giảm đau với hầu hết các bệnh lý xương khớp, bao gồm cả đau khớp vai. Tuy nhiên đây không phải là thuốc chống viêm, vì vậy nó không giúp làm giảm sưng hoặc viêm giống như các loại NSAID ở trên.

Tác dụng giảm đau của Paracetamol xảy ra trong vòng 30 tới 60 phút sau khi uống thuốc và hiệu quả trong 3 đến 4 giờ.

Thuốc Paracetamol chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Người có bệnh tim, gan, thận và phổi
  • Người thiếu máu nhiều lần
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase
  • Quá mẫn với Paracetamol

Nếu có bất kì vấn đề nào ở trên, bác cần thông báo cho dược sĩ tại quầy thuốc trước khi mua thuốc.

Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn rất phổ biến (Ảnh minh họa)

Viên uống Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau mỏi nhức mỏi xương khớp, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay… Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng, người dùng sẽ thấy các triệu chứng viêm, đau nhức giảm rõ rệt.

So với các sản phẩm trên thị trường, viên uống Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng đủ cả 3 yếu tố trong tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Làm được điều này là do sản phẩm có chứa hoạt chất KGA1 từ cây địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả; kết hợp Collagen type II không biến tính, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Về nguồn gốc xuất xứ. Viên uống Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Còn hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm bởi PGS.TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ngoài ra, các thành phần khác trong viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được trồng theo hướng VietGap nên rất lành tính và an toàn khi sử dụng. Trường hợp bị đau dạ dày, men gan cao bác hoàn toàn vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này.

Thuốc tại chỗ

Ngoài thuốc uống, để giảm đau khớp vai, bác có thể sử dụng một số loại thuốc tại chỗ như:

Kem bôi capsaicin. Capsaicin là một hợp chất được tìm thấy trong ớt và nó rất nổi tiếng với tính chất giảm đau. Loại kem này có thể giảm đau trong một số trường hợp như: các bệnh lí viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp), đau cơ xơ hóa, đau nửa đầu, đau do tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường,…

Loại kem bôi này khá an toàn nhưng nó cũng có thế gây ra một số phản ứng phụ tại chỗ bôi thuốc, như: cảm giác nóng, ngứa, đỏ, sưng tấy,… Những tác dụng phụ này thường chỉ là ngắn hạn và sẽ biến mất dần theo thời gian sử dụng. Ngoài ra, do bản chất của capsaicin, nếu bạn hít phải thuốc khô, nó có thể gây hắt hơi và khó thở.

Cao dán Salonpas. Salonpas là một sản phẩm có chứa Methyl Salicylate (một loại NSAID) và Levomenthol (tinh dầu bạc hà). Nó mang lại hiệu quả giảm đau trong các cơn đau có liên quan đến đau vai, đau cơ, đau khớp, bầm tím, bong gân, căng cơ, viêm khớp. Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài tới 8 giờ. Nếu sau 8 – 12 giờ dán miếng Salonpas thứ nhất, cơn đau tái phát trở lại thì có thể dán tiếp miếng thứ hai.

Sản phẩm chống chỉ định với:

  • Vùng da bị tổn thương hay vết thương hở.
  • Mắt hoặc vùng da quanh mắt.
  • Nếu bác có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần thuốc.
  • Dùng chung với băng dán nóng.
  • Cùng thời điểm với các sản phẩm giảm đau dùng ngoài khác
  • Quá nhạy cảm với thuốc giảm đau dùng ngoài
Ngoài thuốc uống, để giảm đau khớp vai, có thể sử dụng một số loại thuốc tại chỗ (Ảnh minh họa)

Dầu nóng xoa bóp. Như dầu xoa bóp xương khớp Salonpas, dầu nóng xoa bóp Yoko Yoko, dầu gừng Thái Dương,… Các sản phẩm này giảm đau tốt trong các trường hợp bị chấn thương, căng cơ quá mức, bong gân, bầm tím, chuột rút, đau vai gáy, cứng cổ. Ngoài ra, sản phẩm cũng được sử dụng để xoa bóp chân tay nhằm giảm đau nhức, tê bì và lạnh do khí huyết lưu thông kém.

Nhìn chung, dầu nóng xoa bóp có chứa những thành phần giúp làm nóng vùng da đau nhức, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, gây tê và giảm sưng đau tại chỗ.

Lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Dù là bất kể loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc không kê đơn, bác cũng nên sử dụng đúng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc Dược sĩ bán thuốc. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đột ngột ngưng dừng thuốc… Bởi, thuốc không kê đơn dù an toàn nhưng nếu sử dụng sai vẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

Chẳng hạn như, nếu quá liều paracetamol có thể dẫn đến nôn, buồn nôn, vàng mắt, vàng da, nhầm lẫn, mất phương hướng, suy thận, thở gấp, hạ đường huyết,…

Một số biện pháp khắc phục nhanh tại nhà

Chườm lạnh

Phương pháp này có tác dụng:

  • Nếu chườm kéo dài sẽ giúp các mạch máu co lại, khiến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, từ đó giúp giảm phù nề, viêm, đau cấp.
  • Nếu chườm lạnh không liên tục (như chà xát) thì sẽ có tác dụng gây co mạch ban đầu, sau đó gây giãn mạch xung huyết, từ đó làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, giúp giảm co cứng khớp vai, giảm co giật cơ.

Vì những tác dụng trên, chườm lạnh có hiệu quả trong việc:

  • Giảm các cơn đau khớp vai cấp sau chấn thương
  • Giảm sưng, phù nề
  • Hạn chế viêm
  • Giảm đau trong một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ

Để chườm lạnh cho khớp vai, bác có thể cho đá vào túi chườm hoặc một chiếc túi rồi bọc khăn bên ngoài để áp lên vùng vai. Mỗi lần bác chỉ nên chườm tối đa 20 phút.

Giảm ác cơn đau khớp vai cấp sau chấn thương (Ảnh minh họa)

Chườm nóng

Nhiệt nóng giúp giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, làm tăng cường tuần hoàn, giúp hấp thu nhanh các chất trung gian hóa học gây đau, từ đó làm giảm co thắt, giảm đau đối với các chứng đau mãn tính. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp thư giãn cơ bắp, khiến các khớp vai không còn bị cứng.

Vì những tác dụng trên, chườm nóng hiệu quả trong các trường hợp:

  • Giảm đau và giảm co thắt trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ…
  • Giúp tăng cường dinh dưỡng trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo.

Không áp dụng phương pháp này với các vùng viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, vùng đang chảy máu,…

Nghỉ ngơi và thay đổi hoạt động

Nếu bác bị đau khớp vai do một hoạt động nào đó, hãy tạm ngừng nó một thời gian để vai có thể nghỉ ngơi và phục hồi.

Xem thêm: 8 cách chữa đau khớp vai an toàn tại nhà

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu các cơn đau khớp vai của bác kéo dài, bác cần đi khám bác sĩ. Bởi càng đau lâu, khả năng cử động của vai sẽ càng bị hạn chế, thậm chí bác có thể sẽ không thể nhấc tay lên trên đầu nữa. Ngoài ra, đau khớp vai cũng có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp. Các bệnh lý xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật suốt đời.

Nếu các cơn đau khớp vai của bác kéo dài, cần đi khám bác sĩ (Ảnh minh họa)

Bác nên thu xếp lịch đi khám, nếu:

  • Cơn đau khớp vai không thuyên giảm khi nghỉ ngơi và dùng thuốc không kê đơn
  • Bị sưng, đỏ, hoặc đau và ấm quanh khớp vai
  • Cơn đau tái phát nhiều lần
  • Không thể nâng và xoay cánh tay bình thường
  • Vai, tay hoặc cánh tay trở nên yếu đi so với bên kia

Bác cần cấp cứu ngay, nếu:

  • Gặp một chấn thương mạnh
  • Bị trật khớp vai

Sau khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào nguyên nhân.

Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng là:

  • Các loại thuốc giảm đau chống viêm kê đơn (thuốc uống, thuốc tiêm)
  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Phẫu thuật

Thuốc kê đơn. Nếu thuốc OTC không hiệu quả trong việc giảm đau, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc kê đơn mạnh hơn. Như:

  • Thuốc uống:
    • NSAID kê đơn
    • Thuốc giãn cơ. Cyclobenzaprine, tizanidine và baclofen
    • Thuốc chống trầm cảm. Amitriptyline, desipramine (Norpramin), doxepin, imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor),…
    • Thuốc chống co thắt. Clindium (Librax), dicyclomine (Bentyl), glycopyrrolate (Robinul), hyoscyamine (Levsin), propantheline (Pro-Banthine,…
    • Thuốc chống co giật. Carbamazepine (Tegretol), gamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica),…
    • Thuốc Opioid. Butanol (Stadol), hydrocodone (Vicodin), hydromorphone (Dilaudid), methadone (Dolophine),…
  • Thuốc tiêm: tiêm steroid, tiêm axit hyaluronic,…

Vật lý trị liệu. Giúp bác có thể vận động vai trở lại với các bài tâp kéo giãn, tăng cường sức mạnh,… Đồng thời tư vấn các phương pháp giảm đau, các tư tốt cho vai. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ quyết định số buổi bác cần trị liệu. Con số chính xác phụ thuộc vào cách bác đáp ứng với điều trị.

Châm cứu. Đây là phương pháp được cho là có thể hỗ trợ giảm đau khớp vai hiệu quả. Bác nên chọn các cơ sở châm cứu uy tín, bác sĩ được cấp giấy phép hành nghề, như: Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền, Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng,…

Phẫu thuật. Trong phần lớn các trường hợp, hầu hết đau khớp vai không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bác gặp một số vấn đề như chấn thương nghiêm trọng, viêm xương khớp nghiêm trọng, gãy xương cánh tay trên,… phẫu thuật sẽ được chỉ định.

Như vậy, bài viết trên đây tôi đã giúp bác Quyên giải đáp thắc mắc “Đau khớp vai uống thuốc gì”. Hi vọng, bài viết này đã giải đáp được phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bác. Mọi vấn đề còn chưa rõ, bác có thể gọi tới số 1800 1156 (miễn phí) để được chuyên gia giải đáp thêm.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...