Nguyên nhân và cách điều trị đau nửa đầu vai gáy

Đau nửa đầu vai gáy là chứng phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều, ít vận động. Đây là chứng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh hoạt lẫn lao động thường ngày. Vậy đâu là nguyên nhân của chứng bệnh này và  thuốc nào dùng khi bị đau nửa đầu vai gáy? Mời bạn tìm hiểu quả bài viết dưới đây

Nhận biết bệnh đau nửa đầu vai gáy

Đau nửa đầu vai gáy là chứng bệnh gây ra những cơn đau từ trung bình đến nặng ở một bên đầu kèm nhức mỏi ở khu vực vai và gáy. Cơn đau có thể lan xuống bả vai, khiến cho cả cánh tay và ngón tay bị mỏi hoặc tê.

PGS. TS Lê Minh Hà mô tả triệu chứng đau nửa đầu vai gáy như sau:

  • Đau mỏi vùng cổ, đau nửa đầu và đau vai, khó khăn trong việc cử động cổ gáy. Bệnh nhân còn bị hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, đứng không vững, ù tai.
  • Rối loạn cảm giác, bỏng rát vai gáy, tê bì vùng đầu, xương thịt khó chịu như có kiến bò. Các triệu chứng ngày càng trở nặng và di chuyển dần xuống cánh tay, các ngón tay.
  • Bệnh nhân sợ ánh sáng, tiếng động, nhức đầu, mờ mắt, giật nhói hai bên thái dương.
  • Cơn đau dữ dội trong vài tiếng đến vài ngày.
Đau nửa đầu vai gáy là chứng bệnh đau ở một bên đầu kèm nhức mỏi khu vực vai và gáy. Cơn đau có thể lan xuống bả vai, cánh tay (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy

Thiếu máu não

Đây là hiện tượng lượng máu lên não đột ngột suy giảm dẫn đến đau đầu, đau cổ gáy, khu vực chẩm và các vị trí phía sau. Trạng thái đau có thể duy trì ở mức độ từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.

Thoái hóa xương khớp

Theo PGS. TS Lê Minh Hà đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 60% trên tổng số người mắc chứng đau đầu vai gáy.

Các bệnh thoái hóa xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… sẽ làm cho động mạch và dây thần kinh bị chèn ép khiến hoạt động tuần hoàn máu lên não bị cản trở gây đau nhức.

Hàng loạt triệu chứng theo đó mà xuất hiện như đau nửa đầu, cứng cổ, yếu cánh tay…

Xem thêm: Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thoái hóa xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau đầu vai gáy (Ảnh minh họa)

Bệnh Migraine

Đau nửa đầu vai gáy cũng có thể là biến chứng của hội chứng Migraine. Đây là một hội chứng được đặc trưng bởi những cơn đau nhói ở một bên đầu kèm theo triệu chứng đau cổ trước và/hoặc trong cơn đau nửa đầu, đôi khi cơn đau có thể tỏa ra ở cả vùng gáy, vai.

Đau đầu do căng thẳng

Hội chứng này xuất hiện là do sự co cơ ở vùng đầu và cổ, thường xảy ra khi chúng ta bị stress, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường, thời tiết thay đổi…

Đau đầu do căng thẳng thường khu trú ở một bên đầu (trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu) hoặc ở cả hai bên đầu. Đau nhất vùng cổ, vai và chẩm, cũng có khi đau cả vùng trán.

Đau đầu do căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy (Ảnh minh họa)

Bệnh đau dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm là các dây thần kinh chạy từ đỉnh tủy sống lên qua da đầu. Đau dây thần kinh chẩm là tình trạng các dây thần kinh này bị viêm hoặc bị tổn thương nghiêm trọng.

Khi bị đau dây thần kinh chẩm, các cơn đau thường sẽ bắt đầu phát tác từ hộp sọ, sau đó lan đến vùng đầu bên phải. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan xuống đến khu vực vai gáy.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, đau nửa đầu vai gáy cũng có thể là hậu quả của một số thói quen không lành mạnh trong cuộc sống, như:

  • Ngồi làm việc lâu trong một tư thế, hay cúi đầu, dùng máy tính nhiều (thường gặp ở dân văn phòng);
  • Nằm ngủ sai, nghiêng người về một bên, dùng gối kê quá cứng và cao;
  • Lao động nặng nhọc.

Đau nửa đầu vai gáy cũng có thể xảy ra sau chấn thương ở vùng này.

Ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng có thể gây ra đau nửa đầu vai gáy (Ảnh minh họa)

Đau nửa đầu vai gáy uống thuốc gì?

PGS. TS Lê Minh Hà cho biết, thuốc để điều trị đau nửa đầu vai gáy sẽ phụ thuộc theo từng nguyên nhân khác nhau.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến hoặc có sự chỉ định từ bác sĩ, bao gồm cả nhóm thuốc không kê đơn. Các loại thuốc được nêu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng tùy tiện.

Nguyên nhân do thiếu máu não

Có 2 nhóm thuốc thường được sử dụng, nhóm thứ nhất có khả năng bổ sung máu lên não để kiểm soát tình trạng bệnh, nhóm thứ hai là các loại vitamin cung cấp dưỡng chất. Cụ thể:

Nhóm thuốc làm tăng lưu lượng máu lên não. Gồm:

  • Cinnarizin. Có khả năng chẹn canxi chọn lọc, giảm hoạt tính của các chất gây co mạch, từ đó làm tăng lưu thông máu đến các vùng, tăng oxy lên não.
  • Piracetam. Có khả năng đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não, phục hồi những tổn thương trong não, cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung,…
  • Ginkgo biloba. Có khả năng điều hòa sự chuyển hóa trong não, từ đó hỗ trợ điều trị chứng đau đầu do thiếu máu não, sa sút trí tuệ, chán nản, lo âu;
  • Cerebrolysin. Giúp tăng cường dẫn truyền máu lên não, điều hòa chức năng của các tế bào thần kinh trong não.

Nhóm thuốc cung cấp dưỡng chất. Bao gồm các loại vitamin (B,C) và sắt.

Các loại thuốc trong nhóm này không phải là thuốc giúp bổ sung máu lên não và không được sử dụng để điều trị chính bệnh, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị.

Điều trị bổ sung. Song song với việc uống thuốc, để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên:

  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút/tuần với cường độ cao.
  • Nên ăn nhiều rau, củ quả; giảm ăn muối và tăng kali để hạn chế tăng huyết áp; hạn chế ăn mỡ động vật.
  • Hạn chế rượu, bia, bỏ hút thuốc nếu đang hút thuốc lá.
  • Nên duy trì cân năng phù hợp. Nếu BMI > 30 cần có biện pháp giảm cân.

Nguyên nhân do thoái hóa xương khớp

Các loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu vai gáy do viêm xương khớp chủ yếu là:

  • Paracetamol (Acetaminophen). Giúp giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có ở cả dạng kê đơn và không kê đơn. Không kê đơn có một số loại như ibuprofen (Advil, Motrin IB,…), naproxen natri (Aleve, Naproxen Sodium, Naprosyn….), Aspirin (Bayer, Bufferin, Excedrin,…). NSAID kê đơn có Celecoxib (Celebrex), fenoprofen (Nalfon), naproxen (Naprelan, Naprosyn,…). Ngoài ra, NSAID cũng có ở dạng tiêm, dạng gel hoặc miếng dán, như: thuốc tiêm Ketorolac, gel Voltaren, miếng dán Flector hoặc dung dịch Pennsylvaniaaid.
  • Thuốc chống trầm cảm. Thông thường, thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nó cũng được FDA phê duyệt để điều trị đau mãn tính, bao gồm cả đau do bệnh xương khớp.
  • Thuốc Opioids. Được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng, bao gồm một số loại như: codein, meperidine (Demerol), oxycodone (OxyContin), propoxyphen (Darvon), tramadol (Ultram),…
  • Vitamin và chất bổ sung. Các loại vitamin và chất bổ sung này được bán sẵn trong các hiệu thuốc hay các cửa hàng thực phẩm chức năng, chúng được sử dụng mà không cần toa và không phải là thuốc. Một số loại vitamin và chất bổ sung tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp là: Glucosamine & chondroitin, dầu cá, viên xương khớp Khương Thảo Đan được nghiên cứu bởi INPC – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.
  • Thuốc tiêm. Ngoài các loại thuốc uống, bạn cũng có thể điều trị bệnh thoái hóa xương khớp bằng các loại thuốc tiêm nội khớp, như: tiêm corticosteroid, tiêm axit hyaluroni, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,..

Điều trị bổ sung. Để điều trị cơn đau nửa đầu vai gáy do thoái hóa xương khớp, bệnh nhân có thể dùng thêm các phương pháp đông y như bấm huyệt, châm cứu. Song song với đó, dù dùng phương thức nào thì người bệnh cũng nên kết hợp nhẹ nhàng mát xa, xoa bóp vùng đầu và vai gáy bị đau hằng ngày. Cùng với đó cần sử dụng các thực phẩm tốt cho bệnh xương khớp, chế độ nghỉ ngơi điều độ và tập các tư thế tốt cho xương cốt để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có công dụng:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Giảm viêm – Phục hồi sụn khớp, giúp mang lại tác dụng toàn diện trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.

Sản phẩm cũng rất an toàn trên đường tiêu hóa, không gây tác dụng phụ dù sử dụng lâu dài, bởi thành phần chính của Khương Thảo Đan là các loại thảo dược từ thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 được chiết xuất chuẩn hóa từ của Địa liền, có tác dụng tốt hơn gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường và cũng rất an toàn, đặc biệt an toàn cho người có tiền sử bệnh dạ dày.

Để tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Nguyên nhân do đau nửa đầu Migraine

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị đau nửa đầu vai gáy do hội chứng Migraine là:

  • Các loại thuốc giảm đau, gồm: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), triptans, thuốc kết hợp ergotamine và caffeine, thuốc Opioids, thuốc steroid và thuốc chống buồn nôn,…
  • Nhóm thuốc Ergotamin Alkaloid trong nấm cựa gà. Được chỉ định nếu các cơn đau không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Thuốc phòng ngừa, gồm: thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm ba vòng, valproate, topiramate, naproxen và onabotulinumtoxinA.

Điều trị bổ sung. Như châm cứu, Biofeedback (phản hồi sinh học), liệu pháp xoa bóp và liệu pháp hành vi nhận thức cũng rất hữu ích trong điều trị đau nửa đầu vai gáy do hội chứng Migraine.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Hạn chế các chất kích thích, tăng cường tập thể dục và chú ý bổ sung những loại thực phẩm giàu magie như các cây họ đậu, cá, rau xanh…

Nguyên nhân đau đầu do căng thẳng

Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng với bệnh đau đầu do căng thẳng. Nhóm thuốc thường sử dụng trong trường hợp này là:

  • Thuốc an tĩnh. Gồm Seduxen, Andaxin, Meprobamat, Librium… có tác dụng tốt trong việc giảm đau đầu do căn nguyên tâm lý.
  • Thuốc chống trầm cảm, như amitriptyline.
  • Thuốc động kinh: gabapentin, topiramate, valproate.
  • Thuốc chống sốt rét, như buspirone.

Điều trị bổ sung. Thông thường cách tốt nhất để điều trị chứng đau đầu vai gáy do căng thẳng là sử dụng thuốc kế hợp với các phương pháp điều trị làm giảm căng thẳng và lo lắng, như:

  • Liệu pháp chườm nóng – lạnh;
  • Liệu pháp hành vi nhận thức;
  • Uống một số chất lỏng không chứa caffein hoặc ăn một cái gì đó (bởi đau đầu do căng thẳng có thể được kích hoạt do mất nước nhẹ hoặc thiếu thức ăn);
  • Bổ sung omega-3;
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc dầu oải hương để giảm căng thẳng;
  • Massage da dầu và toàn thân;
  • Học các kỹ thuật quản lý căng thẳng hoặc các kỹ thuật thư giãn, như: thiền, yoga, chánh niệm, hít thở sâu,…
  • Tập thể dục. Được chứng minh là khá hiệu quả trong việc giảm tần suất các cơn đau đầu do căng thẳng.

Nguyên nhân khác

Để điều trị cơn đau vai gáy do sai tư thế hoặc do cử động mạnh thì ta có thể tập theo các bài tập thể dục đơn giản, tập yoga, đồng thời sửa đổi lại những thói quen xấu.

Với những cơn đau dai dẳng hơn thì có thể kết hợp cả vật lý trị liệu vào quá trình điều trị.

Kết luận

Đau nửa đầu vai gáy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống nói chung. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và khiến cơ thể suy nhược. Vì thế, nếu gặp triệu chứng này, bạn nên đi khám để phát hiện sớm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...