Đau khớp gối

Đau khớp gối chân: Những điều cần biết

Đau khớp gối là một trong những triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nó có thể khởi phát đột ngột, thường sau chấn thương hoặc tập thể dục, cũng có thể bắt đầu như một cảm giác khó chịu nhẹ, sau đó từ từ trở nên tồi tệ hơn. Vậy đau nhức xương khớp gối có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Mục lục1. Đau nhức khớp gối – Phổ biến ở mọi lứa tuổi2. Triệu chứng – Dấu hiệu3. Triệu chứng cảnh báo cần đi khám4. Đau nhức đầu gối là bệnh gì?4.1. Đau đầu gối do chấn thương4.2. Đau đầu gối không do chấn thương4.3. Do các bệnh viêm khớp4.4. Các yếu tố rủi ro5. Đau nhức đầu gối được chẩn đoán thế nào?6. Điều trị6.1. Thuốc uống6.2. Vật lý trị liệu6.3. Tiêm6.4. Phẫu thuật7. Sống chung với đau khớp đầu gối7.1. Nghỉ ngơi7.2. Chườm nhiệt7.3. Kê cao chân7.4. Ăn uống lành mạnh7.5. Tích cực vận động cơ thể7.6. Sử dụng Khương Thảo Đan7.7. Đau khớp gối có quan hệ được không?8. Kết luận Đau nhức khớp gối – Phổ biến ở mọi lứa tuổi Đau đầu gối là một tình trạng rất phổ biến. Tỷ lệ đau khớp gối chung trong dân số là khoảng 19%. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của cơn đau tăng đều theo tuổi. Ở đàn ông, tỉ lệ đau đầu gối chung cho nam giới ở mọi lứa tuổi là từ 15 đến 20%. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy khoảng 18% nam giới từ 60 tuổi trở lên bị đau đầu gối và tỷ lệ mắc bệnh tăng đều theo tuổi. Tỷ lệ đau đầu gối cao nhất là ở nam giới từ 85 đến 90 tuổi, gần 24%. Ở phụ nữ, tỉ lệ này cao hơn, với tỉ lệ chung là khoảng 20%. Trong đó, giới trên 60 tuổi có tỉ lệ đau khớp gối là khoảng 23% và 85 đến 90 tuổi, tỉ lệ này là 30%. Ở trẻ em, đau đầu gối mãn tính ở thanh thiếu niên là khoảng 18% và trẻ em là 4%. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đau đầu gối mãn tính giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Thanh thiếu niên dễ bị đau xương hơn trẻ em do cấu trúc khớp phát triển nhanh trong giai đoạn này. Đau đầu gối có thể bắt nguồn từ bất kỳ cấu trúc xương nào ảnh hưởng đến khớp gối, như: xương đùi, xương chày, xương mác, xương bánh chè hoặc dây chằng, gân, sụn của đầu gối. Đau đầu gối là một tình trạng rất phổ biến (Ảnh minh họa) Triệu chứng – Dấu hiệu Bạn có thể bị đau đầu gối ở nhiều vị trí khác nhau, như: Đau ở mặt trước của đầu gối Đau ở hai bên hoặc một bên đầu gối Đau ở phía sau đầu gối Đau trung thất (đau bên trong đầu gối) Vị trí của cơn đau đầu gối có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc nào bị ảnh hưởng, tổn thương. Nếu bị đau mãn tính, đặc điểm của cơn đau sẽ là: Cơn đau có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm Đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần Nguyên nhân cơn đau thường không rõ ràng hoặc do một số bệnh lý Đau mang tính chất vô ích, phá hoại Cơn đau có thể tái phát sau điều trị Nếu bị đau cấp tính, đặc điểm của cơn đau sẽ là: Có thể xác định được nguyên nhân cơn đau, thời điểm đau (thường khởi phát sau chấn thương hoặc tập thể thao, lao động nặng) Cơn đau có cường độ mạnh mẽ Thường kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể (dưới 3 tháng), giảm dần khi nguyên nhân gây ra cơn đau được chữa lành hoặc giải quyết. Đau mang tính chất bảo vệ, có ích Các vị trí có thể đau nhức ở đầu gối (Ảnh minh họa) Kèm theo các cơn đau là một số triệu chứng khác, như: Sưng và cứng khớp Đỏ và ấm khi chạm vào Đầu gối không ổn định Không có khả năng duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối Có tiếng ồn lạo xạo hoặc lộp bộp trong khớp gối Đầu gối bị biến dạng Yếu cơ, không thể đặt trọng lượng lên đầu gối, thể hiện bằng việc đi lại khó khăn, khó đứng dậy,… Đi khập khiễng Sốt, mệt mỏi .v.v. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ có các triệu chứng kèm theo khác nhau. ☛ Tìm hiểu thêm: Điểm danh 12 triệu chứng đau khớp gối thường gặp Đầu gối bị sưng Triệu chứng cảnh báo cần đi khám Đau đầu gối nếu do các hoạt động gắng sức hơn bình thường bạn có thể thực hiện tự chăm sóc tại nhà. Đau đầu gối nếu xảy ra do các chấn thương tương đối nhỏ thường có thể theo dõi trong 1 đến 2 ngày để xem liệu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có hữu ích hay không. Hãy đi khám, nếu: Đầu gối bị sưng rõ rệt Không thể duỗi hoặc uốn cong đầu gối Đầu gối bị biến dạng rõ ràng Đầu gối không thể chịu trọng lượng Bị sốt, kèm theo mẩn đỏ, đau và sưng ở đầu gối Bị đau đầu gối nghiêm trọng có liên quan đến chấn thương Sốt Hãy cấp cứu, nếu cơn đau xuất phát sau một chấn thương mạnh, kèm theo: Khớp bị biến dạng Có tiếng lộp độp tại thời điểm đầu gối bị thương Đầu gối kông có khả năng chịu trọng lượng Sưng đột ngột Đau đầu gối dữ dội Chảy máu .v.v. Bạn cần đi khám nếu thấy một số dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa) Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau nhức đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chúng ta có thể chia các nguyên nhân nhân này theo vị trí đau, theo kiểu đau hoặc theo chấn thương, bệnh lý, không bệnh lý,… Đau đầu gối do chấn thương Các chấn thương đầu gối thường do lực vặn hoặc uốn cong tác động đột ngột lên đầu gối (chuyển hướng đột ngột khi chơi thể thao,…), hoặc do có lực trực tiếp tác động lên (ngã, tai nạn,…) Các loại chấn thương đầu gối gây đau thường gặp nhất là: Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) (phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao khác cần thay đổi hướng đột ngột). Ngoài ra, bạn cũn có thể bị chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL) và sau (PCL). Gãy xương Rách sụn chêm Viêm bao hoạt dịch đầu gối Viêm gân sao Trật khớp xương bánh chè .v.v. Đau đầu gối không do chấn thương Một số nguyên nhân cơ học có thể gây đau đầu gối bao gồm: Khớp lỏng lẻo (đôi khi do tình trạng chấn thương hoặc thoái hóa xương, sụn có thể khiến một phần xương hoặc sụn bị gãy ra và trôi nổi trong khoang khớp. Điều này có thể không tạo ra bất kỳ vấn đề nào, trừ việc làm khớp trở nên lỏng lẻo và cản trở chuyển động khớp gối, tác động giống như một chiếc bút chì mắc vào bản lề cửa, gây ra đau khớp gối). Hội chứng dây thần kinh tọa (xảy ra khi dải mô cứng kéo dài từ bên ngoài hông đến bên ngoài đầu gối (dây thần kinh xương đùi) bị kéo căng đến mức cọ xát với phần bên ngoài xương đùi. Thường xảy ra ở những người đạp xe và chạy cự li ngắn). Đau hông hoặc chân (khi bạn bị đau hông hoặc chân, bạn có xu hướng thay đổi cách đi bộ để tránh đau những khớp này. Việc thay đổi dáng đi có thể gây nhiều áp lực nhiều hơn cho khớp đầu gối, dẫn đến tình trạng đau khớp gối). Do các bệnh viêm khớp Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, và những loại có nhiều khả năng gây ra đau khớp đầu gối nhất gồm: Thoái hóa khớp Viêm khớp dạng thấp Bệnh Gout Bệnh giả gout Viêm khớp nhiễm trùng .v.v. Các yếu tố rủi ro Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về khớp đầu gối gồm: Thừa cân. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hay lên xuống cầu thang. Điều này thúc đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp, khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn Cơ bắp yếu. Thiếu sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp có thể làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối. Cơ bắp khỏe mạnh giúp ổn định và bảo vệ các khớp của bạn còn sự linh hoạt giúp bạn đạt được toàn bộ chuyển động. Một số môn thể thao hoặc nghề nghiệp. Một số môn thể thao có thể tạo nhiều áp lực cho đầu gối của bạn hơn những môn khác, chẳng hạn như: các cú nhảy và trụ của bóng rổ, chuyển hướng trong bộ môn bóng đá, bóng ném. Ngoài ra, những người làm công việc đòi hỏi sự lặp đi lặp lại ở đầu gối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, như làm xây dựng, làm nông, mang vác vật nặng đi lại,… Chấn thương trước đây. Nếu bạn từng bị chấn thương đầu gối trước đây, điều này có thể khiến bạn tăng nguy cơ chấn thương thêm một lần nữa. ☛ Xem thêm: Top nguyên nhân đau khớp gối ở nhiều độ tuổi Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả trong các hoạt động bình thường (Ảnh minh họa) Đau nhức đầu gối được chẩn đoán thế nào? Để xác định được nguyên nhân chính xác gây đau khớp gối, khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các thông tin sau: – Đặc điểm bệnh nhân. Một số tình trạng đau xương khớp gối có thể xảy ra ở những các nhân có đặc điểm nhất định. Ví dụ: thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người lớn tuổi, những người thường xuyên hoạt động quá sức, béo phì,… – Tiền sử bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn, đồng thời khai thác lịch sử y tế của bạn và gia đình. – Kết quả khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ di chuyển và thăm dò đầu gối của bạn để tìm các dấu hiệu tổn thương cơ, gân hoặc sụn. Điều này giúp tìm vị trí của cơn đau, chẳng hạn như phía sau đầu gối, phía trước đầu gối, bên trong hoặc trên đầu gối. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát tư thế ngồi, đi lại của bạn. Nếu nghi ngờ nguyên nhân đau là do dây thần kinh, bác sĩ có thể tiến hành đánh giá phản xạ thần kinh của bạn. Bác sĩ tiến hành kiểm tra đầu gối bị sưng đau (Ảnh minh họa) – Kết quả hình ảnh và các xét nghiệm khác. Đôi khi cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để xác định các tổn thương hoặc bất thường về cấu trúc. Một số xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán hiện tượng đau khớp gối gồm: Chụp X-quang. Giúp tạo hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể; thường để xác định tổn thương hoặc bệnh ở dây chằng, cơ xung quanh. Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là chụp CT hoặc CAT). Giúp tạo hình ảnh ngang hoặc dọc trục của cơ thể. Chụp CT chi tiết hơn chụp X-quang tổng quát. Nội soi khớp. Nội soi khớp được sử dụng để đánh giá bất kỳ thay đổi nào nào trong khớp, phát hiện các bệnh xương và khối u, xác định nguyên nhân gây đau và viêm xương. Xạ hình xương bằng hạt nhân phóng xạ. Xét nghiệm này cho thấy lưu lượng máu đến xương và hoạt động của tế bào trong xương. .v.v. Điều trị Để điều trị đau nhức khớp đầu gối hiệu quả, cần phải dựa vào nguyên nhân. Về cơ bản, những phương pháp điều trị có sẵn cho đau đầu gối là: Thuốc uống Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giúp bạn giảm đau, chống viêm, điều trị các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút. Thuốc giúp giảm đau, chống viêm nhanh chóng, hiệu quả nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa) Vật lý trị liệu Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hành vật lý trị liệu để giúp tăng cường các cơ xung quanh đầu gối và giúp nó ổn định hơn. Các bài tập này dựa trên tình trạng đang gây đau cụ thể của bạn. Ngoài các bài tập, vật lý trị liệu còn bao gồm một số phương pháp không chủ động khác, như: – Giáo dục bệnh nhân. Để tạo ra các giải pháp hiệu quả, lâu dài, các chuyên gia vật lý trị liệu phải dạy bệnh nhân những nguyên nhân cơ bản gây ra đau khớp gối và giúp họ thay đổi các kiểu vận động hàng ngày, chỉnh sửa tư thế, dáng đi và phòng ngừa ngã. – Trị liệu bằng tay. Bao gồm một số phương pháp xoa bóp, massage nhằm huy động các mô để giảm đau, tăng phạm vi chuyển động cho khớp và giảm viêm. – Nhiệt trị liệu. Sử dụng nhiệt nóng trước các bài tập để tăng tính di động của mô và giãn cơ, khớp. Sau đó chườm đá để giảm viêm, đau sau tập. – Kích thích điện. Dùng để phục hồi chức năng cơ sau chấn thương. Vật lý trị liệu giúp giảm sưng đau khớp gối (Ảnh minh họa) Tiêm Ngoài việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm cũng là một trong những cách để điều trị đau khớp gối trong một số trường hợp nhất định. Các loại thuốc tiêm khớp gối thường được sử dụng là: Thuốc corticoid Axit hyaluronic Phẫu thuật Nếu bạn bị chấn thương nặng hoặc trong một số bệnh lý xương khớp mà việc điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật, nhưng thường việc phẫu thuật không cần thiết phải tiến hành ngay lập tức. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương pháp, bao gồm cả phẫu thuật và không phẫu thuật. Nếu bạn chọn phẫu thuật, các phương pháp bao gồm: Phẫu thuật nội soi khớp Phẫu thuật thay một phần khớp gối Phẫu thuật thay toàn bộ đầu gối Phẫu thuật đầu gối được khuyến nghị khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc trong một số trường hợp nhất định do bác sĩ đánh giá (Ảnh minh họa) Sống chung với đau khớp đầu gối Song song với các phương pháp điều trị y tế, để hạn chế tình trạng đau khớp gối và tăng hiệu quả điều trị. Bạn nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Nghỉ ngơi Trong các đợt tái phát bệnh hoặc khi mới bị thương, bạn nên nghỉ ngơi 1 tới 2 ngày để cơ thể phục hồi lại. Sau 48h hãy hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Chườm nhiệt Khi mới bị đau, bạn có thể tiến hành chườm lạnh trong ngày đầu tiên. Lưu ý không chườm lâu hơn 20 phút mỗi lần vì nó có thể gây hại cho thần kinh và da. Sang ngày thứ hai, chườm nóng lên vùng đau. Kê cao chân Để giảm sưng viêm, bạn hãy kê cao chân lê Để giúp giảm sưng, hãy thử kê chân bị thương của bạn trên gối hoặc ngồi trên ghế tựa. ☛ Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách giảm đau khớp gối tại nhà Ăn uống lành mạnh Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt và xương khớp cũng vậy. Việc ăn một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành, tăng cường hoạt dịch cho khớp,… Một số loại thực phẩm lành mạnh tốt cho đau khớp gối là: Các loại các béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu; Rau có màu xanh đậm Rau họ cải Các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng Các loại quả kiên như hạnh đào, óc chó, hạt dẻ Trà xanh Nước hầm xương .v.v. Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt và xương khớp cũng vậy (Ảnh minh họa) ☛ Đọc thêm: Đau khớp gối NÊN ăn gì và KHÔNG NÊN ăn gì? Tích cực vận động cơ thể Việc vận động cơ thể thường xuyên giúp ích rất nhiều cho chứng đau khớp gối của bạn, chẳng hạn như: Giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp Tăng tính linh hoạt cho khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp Hạn chế tái phát các cơn đau cấp tính .v.v. Vì thế, bạn nên tích cực vận động cơ thể bằng cách lựa chọn một bộ môn thể thao yêu thích và luyện tập. Sử dụng Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau khớp gối, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp. Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với thành phần từ dược liệu thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 có tác dụng cao gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường cùng hoạt chất Collagen typ II không biến tính, Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội trong tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo, giúp mang lại niềm vui trọn vẹn cho những người bị đau khớp gối nói riêng và những người bị đau xương khớp nói chung. Để tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Đau khớp gối có quan hệ được không? Khi bị đau khớp gối, bạn không nên tránh việc quan hệ tình dục. Trên thực tế, tình dục cũng là một trong những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, ít tác động, giúp bạn giảm các cơn đau mãn tính. Khi bị đau khớp gối, bạn không nên tránh việc quan hệ tình dục (Ảnh minh họa) Tuy nhiên, để việc thân mật không trở thành “thảm họa”, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách: Lập kế hoạch cho niềm vui. Nếu bạn thường bị đau vào buổi sáng, có thể lên kế hoạch thân mật vào buổi chiều, tối và ngược lại. Việc chuẩn bị trước cũng giúp bạn có thể điều chỉnh thời gian uống thuốc sao cho phù hợp. “Màn dạo đầu” có thể bao gồm tắm nước ấm hoặc chừm nóng để nới lỏng các khớp bị cứng Tìm kiếm những tư thế phù hợp cho cả hai Sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bạn vẫn có thể cảm thấy đau và không thoải mái khi quan hệ. Hãy cởi mở nói chuyện với đối tác của mình để cả hai cùng khắc phục những vấn đề gặp phải và tìm ra phương pháp phù hợp với cả hai. Việc tiếp xúc cơ thể, dù chỉ là xoa bóp nhẹ hay kích thích tình dục bằng miệng hoặc ngón tay đều tốt cho cả thể chất và tinh thần. Kết luận Đau khớp gối là một trong những vấn đề phổ biến toàn thế giới. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề này, bao gồm cả những nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý. Điều quan trọng là bạn không được chủ quan nếu bị đau nhức khớp gối, cần theo dõi triệu chứng và đi khám kịp thời nếu thấy bất thường. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Chia sẻ

Tổng hợp 9 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Bệnh đau nhức xương khớp cần thời gian điều trị rất dài và rất khó để điều trị dứt điểm. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu những vị thuốc và phương pháp điều trị ít tác dụng phụ là cực kì thiết thực, đặc biệt là các cây thuốc nam lành tính và hiệu quả. Tuy nhiên, với cây thuốc phù hợp để điều trị, bạn đã hiểu được tại sao nên dùng và dùng thế nào cho đúng? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 9 vị thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp và phần nào giải đáp cho bạn đọc câu hỏi khi nào dùng thuốc nam? Mục lụcCây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không?9 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả1. Địa liền2. Gừng3. Nghệ4. Ngải cứu5. Trinh nữ hoàng cung6. Thổ phục linh7. Lá lốt8. Đinh lăng9. Dây Đau xươngMột số phương pháp chữa đau nhức xương khớp không cần thuốcThực phẩm tốt cho xương khớpTăng cường bảo vệ xương khớp và giảm đau nhức với Khương Thảo Đan Cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả không? Cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp đang dần trở thành xu hướng điều trị cho bệnh xương khớp mãn tính nhờ những ưu thế: Tác dụng điều trị hiệu quả thể nhẹ: Cây thuốc nam sự phát triển và kế thừa của y học cổ từ xa xưa, được đúc kết và kiện toàn qua nhiều thế hệ để đạt được hiệu quả mong muốn. Lành tính: Với nguồn gốc tự nhiên, các cây thuốc nam, đông y sử dụng lâu dài, cũng ít để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt đối với các giai đoạn bệnh nhẹ, các cơn đau vẫn kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh, nhưng sử dụng thuốc tây lâu dài lại có tác dụng phụ. Giá cả phải chăng: Đa số các cây thuốc nam có giá cả vừa phải, một số cây còn có thể trồng được ngay trong vườn nhà bạn. Nhờ đó giảm được chi phí điều trị, đặc biệt với những căn bệnh xương khớp vốn phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc nam lại có một số bất lợi rõ ràng: Tính hiệu quả và phù hợp với từng cá nhân: Thuốc nam đối với từng người lại có tính hiệu quả khác nhau, đôi khi một vị thuốc nam này phù hợp với bạn những khi bạn chỉ cho người khác sử dụng lại không hiệu quả như mong muốn và ngược lại. Tác dụng chậm: các vị thuốc nam tuy không gây ra nhiều tác dụng phụ, nhưng lại có thời gian tác dụng chậm. Một số vị thuốc có thể mất 3-4 tuần để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt khi vào giai đoạn nặng của bệnh hoặc cơn đau cấp tính, thuốc nam thường không đạt được hiệu quả khả quan trong điều trị. Tổng kết lại, Phuchoikhop khuyên bạn nên sử dụng thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý là, thuốc nam nên sử dụng đối với giai đoạn bệnh nhẹ và chưa có biến chứng, mang tính điều trị hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ. Đối với giai đoạn nặng hoặc có biến chứng nên tuân thủ điều trị chỉ định từ bác sĩ xương khớp! 9 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả 1. Địa liền Địa liền (Kaempferia galanga L.) là vị thuốc nam lâu đời thường được sử dụng để trừ thấp, giảm đau răng (Theo PGs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Xoa bóp bằng rượu ngâm từ Địa liền có công dụng giảm rõ rệt các triệu chứng viêm và cứng khớp, đặc biệt ở người bị thoái hoá khớp gối. Một số nghiên cứu gần đầy chỉ ra rằng, Địa liền không chỉ giảm đau răng như các tài liệu đông y cổ ghi nhận, mà còn giảm đau cả xương khớp, thêm nữa, Địa liền có tính kháng viêm rất mạnh mẽ giúp hạn chế những cơn đau nhức xương hớp. Đặc biệt hợp chất KGA 1 chiết xuất từ Địa liền đã được Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu, có khả năng kháng viêm và giảm đau mạnh hơn Paracetamol và Nsaids. Bộ phận thường dùng của Địa liền là phần lá và rễ, với hơn 20 hợp chất có lợi cho sức khỏe người dùng . Liều khuyên dùng:  600mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể – thường dùng 3-5g có thể đạt hiệu quả. Đối với KGA1 (mỗi 20mg KGA1 tương đương với 1000mg Địa liền): Sử dụng từ 40-60mg KGA1 Cách sử dụng Địa liền: Làm thuốc xoa bóp:  Vị thuốc: Địa liền, rượu trắng 40 độ. Cách ngâm: Địa liền rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng 5-6 tiếng. Cho Địa liền khô vào bình rượu ngâm theo tỉ lệ: 1 lạng Địa liền khô là 1 lít rượu. Để nơi thoáng mát tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong 20 ngày, sau đó có thể sử dụng làm thuốc xoa bóp giảm cơn đau nhức. *Xem thêm các cách sử dụng khác của Địa liền tại đây. Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng quá 6g/ngày, do Địa liền có chứa chất an thần. 2. Gừng Gừng là hương liệu nấu ăn lâu đời của nước ta. Và cũng là vị thuốc nam rất thường dùng, có tác dụng tốt lên đường tiêu hóa. Nhưng không chỉ vậy, Gừng còn là một vị thuốc nam hữu ích cho người bị đau xương khớp. Gừng có chứa chất kháng viêm tương tự các chất ức chế COX-2 (kháng viêm thường dùng trong bệnh đau nhức xương khớp) , đặc biệt phù hợp với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp! Không chỉ sử dụng đường uống, trong một nghiên cứu năm 2015, Gừng còn có thể sử dụng như một loại thuốc đắp. Sau 12 tuần sử dụng, ghi nhận cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người bị đau nhức xương khớp. Liều khuyên dùng: 4 mg/ngày, dùng Gừng đắp không có liều cụ thể nên dùng mức mà bạn thấy phù hợp. Cách sử dụng Gừng: Sử dụng như trà: Đun sôi 500ml nước, khi sôi bỏ vào từ 4-6 lát gừng, và tiếp tục đun sôi 10 phút. Khi nguội có thể cho thêm mật ong để dễ sử dụng, ngày dùng từ 2-3 lần. Dùng làm thuốc đắp: Giã nát 2-3 củ gừng cho vào khăn vải mùng, để vào trong nước sôi, hạ nhỏ lửa để giữ ấm cho nước. Dùng một miếng khăn khô thấm nước ấm này rồi vắt khô đắp lên vị trí đau. Làm trong 25-30 phút liên tục, ngày làm 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý khi sử dụng: Không nên dùng quá 7mg gừng tươi đường ăn, có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa. Khi sử dụng gừng đắp hãy thử ít một trước xem da có bị kích ứng không. 3. Nghệ Bên trong Nghệ có chưa Curcumin với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, chất này khi vào cơ thể làm giảm ngay các triệu chứng viêm, đặc biệt là viêm xương, khớp. Nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất Curcumin có trong Nghệ có khả năng kháng viêm tương đương với Diclofenac (thuộc nhóm Nsaid hay dùng) . Nghệ tuy có tác dụng như thuốc kháng viêm, nhưng lại có không có bất kì tác dụng phụ nào. Nhưng bạn đọc cũng nên lưu ý là, Nghệ chỉ có tác dụng kháng viêm và không mang lại tác dụng tăng chất lượng khớp hay sụn bên trong do vậy vẫn cần đi với các chất tăng sụn. Liều khuyên dùng: 4-5g bột nghệ/ ngày (tương đương 100-200mg Curcumin theo WHO) Cách sử dụng: Cách 1: Nên sử dụng bột Nghệ, đặc biệt là dùng trong nấu ăn. Cách 2: Dùng chung với trà gừng như trên, cho thêm 1-2 muỗng cafe bột Nghệ khi đã để nguội trà gừng. Lưu ý: Có 3 loại nghệ với 3 màu khác nhau là vàng, đỏ và đen. Nếu mắc các bệnh về xương khớp, bạn nên sử dụng Nghệ vàng vì bên trong chứa nhiều curcumin hơn so với 2 loại còn lại. 4. Ngải cứu Ngải cứu kết hợp với xoa bóp là một trong những phương pháp hữu hiệu cho bệnh đau nhức xương khớp. Một số nơi còn sử dụng phương pháp cứu ngải, để chữa các bệnh phong thấp và tê hàn, đau xương khớp. Tại Trung Quốc, Ngải cứu là một vị thuốc đã được nghiên cứu có tác dụng kiểm soát cơn đau do viêm xương khớp hông và đầu gối. Bên trong Ngải cứu có chứa chất ức chế TNFα và các interleukin, nhờ đó giúp khớp hạn chế được các tổn thương do oxy hóa. Liều khuyên dùng: 6-12g (tối đa 20g) Cách sử dụng: Trong bữa ăn hằng ngày, có thể dùng làm món ăn nhưng không dùng liên tục trên 7 ngày. Lưu ý:Bên trong Ngải cứu có các chất dẫn xuất gây ức chế thần kinh trung ương, nên sử dụng đúng liều khuyên dùng, và xin tư vấn từ các đơn vị Y học cổ truyền. 5. Trinh nữ hoàng cung Một phương thuốc chữa đau khớp khá “kín tiếng”, rất ít người biết Trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu về các cây thuốc cùng họ với với Trinh nữ hoàng cung, chỉ ra rằng bên trong cây thuốc có chứa các chất kháng viêm và giảm đau ức chế COX II (giống như Gừng) . Liều khuyên dùng: từ 2-3 lá /ngày Cách sử dụng: Lấy lá xào nóng đến khi nhũng ra, dùng vải mùng bọc lại rồi đắp thực tiếp vào chỗ đau. Hoặc có thể dùng lá xào nóng này trộn với dầu Thầu dầu và xoa bóp lên vùng bị đau. Lưu ý: Ghi nhận từ một số nguồn nước ngoài, phần củ rễ của Trinh nữ hoàng cung có độc tố nhẹ , nên xin ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. 6. Thổ phục linh Thổ phục linh là một vị thuốc không chỉ dùng trong đông y, mà còn cả tây y, thường dùng làm các vị thuốc làm ra mồ hôi, chữa Giang mai,… Các tài liệu nghiên cứu tây y cũng chỉ ra rằng Thổ phục linh có chất kháng viêm và giảm đau, đặc biệt có ưu thế điều trị viêm khớp. Theo tài liệu đông y cổ, Thổ phục linh có tác dụng khử phong thấp lợi xương khớp, chữa đau xương. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Liều khuyên dùng: 10-20g dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng liều cao hơn Cách sử dụng: thường dùng trong các bài thuốc trị đau khớp Bài thuốc trừ phong thấp, đau nhức xương khớp: Thổ phục linh 20g, thiếu niên kiện 8g, cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 6g, đương quy 8g, sắc với 600ml nước cô còn 200ml, chia thành 2-3 lần dùng trong ngày. Lưu ý: Sử dụng Thổ phục linh nên theo bài thuốc đông y để đạt hiệu quả tốt nhất. 7. Lá lốt Lá lốt là một loại rau hay được sử dụng, đặc biệt là nấu ăn. Nhưng không chỉ ngon mà Lá lốt còn là vị thuốc giúp chữa đau xương khớp lâu đời. Trong y học hiện đại, lá lốt chứa beta-caryophylen, ancaloid, benzylaxetat, flavonoid,… có khả năng chống lại oxy hoá và kháng viêm , nhờ đó có thể làm giảm sưng và đau nhức xương khớp. Cũng trong nghiên cứu chỉ ra được tính oxy hoá, người ta cũng ghi nhận lá lốt có khả năng chống lại bệnh loãng xương do sử dụng Corticoid – thường gặp ở những bệnh nhân điều trị viêm khớp dạng thấp . Trong đông y, Lá lốt là vị thuốc được sử dụng ở phạm vi nhân dân, chữa  các căn bệnh đau xương, thấp khớp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài phân lỏng. Liều khuyên dùng: 10-30g Lá lốt tươi, có thể dùng hơn khi nấu ăn và ngâm chân. Cách sử dụng: Có thể dùng trong nấu ăn hằng ngày Cách 1: Sắc lá lốt thành thuốc uống, dùng 15-30g lá tươi, sắc với 400ml nước đến khi cô lại còn 100ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Cách 2: Ngâm nước Lá lốt chữa đau nhức xương khớp Lưu ý: Lá lốt có tính ôn ấm, đối với bạn đọc đang bị nhiệt miệng hay táo bón nên tránh sử dụng. 8. Đinh lăng Đinh lăng hay Cây gỏi cá (lá của cây có thể làm gỏi với cá) không giống với các vị cây khác thay vì giảm đau và kháng viêm, Đinh lăng có khả năng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) Bên trong Đinh lăng có chứa Flavonoid, Tanin, Vitamin B và các Axit amin vô cùng tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe cơ xương nói riêng. Liều khuyên dùng: 0,2-0,5g dạng bột, 30-50g đối với lá tươi và thân cây Cách sử dụng: Tăng dẻo dai xương khớp: 0,5g bột ngâm cùng với rượu nhẹ 30 độ, dùng 1 ly/1 ngày. Chữa sưng đau cơ, khớp: dùng 40g lá đinh lăng giã nhuyễn đắp trực tiếp vào chỗ đau từ 15-25 phút, ngày làm 1-2 lần. Chữa đau lưng mỏi gối: 30g thân cây, sắc cùng với 500ml nước còn 100ml, chia ngày uống 3 lần. Lưu ý: Đinh lăng có chứa Saponin, gây phá hủy hồng cầu trong máu, khi sử dụng nên hỏi ý kiến từ bác sĩ. 9. Dây Đau xương Tên gọi của Dây đau xương xuất phát từ chính công dụng của vị thuốc nam này – Giúp giảm đau xương trong thời gian ngắn. Vị thuốc này thường thấy ở phía Bắc nước ta. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) Dây đau xương có lợi thế điều hòa miễn dịch, nhờ vậy có khả năng điều hòa viêm sưng ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (một loại bệnh tự miễn) . Liều khuyên dùng: không có liều dùng cụ thể đối với thuốc xoa bóp, sử dụng trong các vị thuốc đông y với lượng 8-12g. Cách sử dụng: Theo PGs Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, Dây đau xương có 2 cách sử dụng thường gặp. Lá dây đau xương giã nhỏ trộn với rượu đắp trực tiếp lên những chỗ sưng đau Thái nhỏ thân cây Dây đau xương, ngâm với rượu tỉ lệ ⅕, ngày dùng 3 lần. Lưu ý: vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và gây buồn ngủ, nên lưu ý khi sử dụng. Lưy ý chung cho các vị thuốc nam nếu bạn muốn sử dụng: Mua cây thuốc nam từ các đơn vị có uy tín, tránh cây thuốc không đúng. Vị thuốc nam có thể có nhiều hơn 1 tác dụng, bạn cần chú ý các tác dụng khác của cây thuốc – thường gặp nhất là làm tăng huyết áp hoặc lợi tiểu. Nên thao khảo với bác sĩ y học cổ truyền và bác sĩ xương khớp về các vị thuốc bạn sắp sử dụng. *Liều dùng và cách dùng dựa theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Chỉ mang tính tham khảo không thay thế lời khuyên từ bác sĩ! Một số phương pháp chữa đau nhức xương khớp không cần thuốc Ngoài các vị thuốc nam chữa đau nhức xương khớp, còn có một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn không cần phải dùng thuốc. Sau đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể thực hiện để giảm đau nhức xương khớp tại nhà: Sử dụng các dụng cụ nẹp vải cố định vị trí đau. Hạn chế vận động ngay khi đau, ghi nhận lại các động tác có thể khiến bạn đau. Chườm đá lạnh 15p trực tiếp lên chỗ đau. Nâng cao vị trí khớp bị đau cao hơn tim bạn, thực hiện tư thế nằm Ngâm mình với nước nóng hoặc thảo dược. Massage vị trí đau bằng bàn chải khô mềm. >> Xem thêm các mẹo giảm đau và nhức mỏi xương khớp  Thực phẩm tốt cho xương khớp Tăng cường bảo vệ xương khớp và giảm đau nhức với Khương Thảo Đan Giảm cơn đau nhức là một mong muốn hợp lý của người có các căn bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, để làm giảm cơn đau và điều trị những căn bệnh này, bạn phải thực hiện các bài tập bảo vệ xương khớp, tăng cường hồi phục một cách thường xuyên và hợp lý. Đây là quá trình trị liệu trường kì, đòi hỏi từ người bệnh sự kiên trì và cố gắng. Để tăng phần hiệu quả cho các bài tập và rút ngắn thời gian trị liệu bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ xương khớp Khương Thảo Đan, là thành quả từ những nghiên cứu đột phát của INCP- Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Khương Thảo Đan có chứa KGA1 (mỗi 20mg là chiết xuất từ 1000mg Địa liền) là sản phẩm nghiên cứu bài bản trong 6 năm trời của PGS- Tiến Sĩ Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, kết quả của nghiên cứu này là sự đúc kết giữa khoa học và vị thuốc dân gian: Từ vị thuốc Địa liên với khả năng kháng viêm và giảm cứng khớp. Kết hợp công nghệ chiết suất giúp cho sản phẩm được tinh gọn và tăng khả năng đi vào mạch máu trong cơ thể và đến trực tiếp các xương khớp đang bị sưng đau. Cũng trong nghiên cứu của PGS- Tiến Sĩ Lê Minh Hà, KGA1 có tác dụng giảm đau kháng viêm nhờ ức chế được Enzym COX-2. Đáng nói, KGA1 còn thể hiện được sự vượt trội trong tác dụng ức chế Enzym này khi so sánh với nhóm chứng sử dụng Indomethacin! Nhờ đó, KGA1 có thể sử dụng ở mức thấp (20mg) và vẫn đạt được hiệu quả mong muốn, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày thường thấy ở các nhóm kháng viêm khác. Khương Thảo Đan bổ sung bài thuốc Đông y: Độc Hoạt Ký Sinh Thang là bài thuốc lâu đời với tác dụng khưu phong, chỉ tý thống giúp giảm đau xương khớp, đau nhức lưng, bài trừ khí lạnh. Đây là bài thuốc đầu tay của các bác sĩ y học cổ truyền trong liệu trình điều trị đau nhức xương khớp và thoái hoá khớp.  Khương Thảo Đan, bổ sung được Collagen type II không biến tính – có tác dụng tăng cường sụn và bao hoạt dịch trong sụn. Đặc biệt với các bệnh nhân viêm khớp, thoái hoá khớp, sự tổn thương sụn khớp và bao hoạt dịch sẽ liên tục xảy ra gây ra những cơn đau, viêm sưng khó chịu, cuối cùng là gây ra mất khả năng vận động khớp. Trong một nghiên cứu của Đại học Creighton Hoa Kỳ, bổ sung collagen type II sẽ giảm đau đáng kể xương khớp, và làm giảm các triệu chứng kèm theo như cứng khớp buổi sáng, cứng khớp khi nghỉ ngơi, cơn đau dữ dội hơn khi vận động, giảm thiểu mất phạm vi cử động và tăng cường chức năng khớp. Đáng nói hơn, Collagen type II có khả năng tăng cường sụn khớp, bao hoạt dịch khớp mạnh hơn gắp 2 lần các hoạt chất Glucosamin và Chonroitin đang được sử dụng trên thị trường Với tam giác khép kín Giảm đau, kháng viêm, tái tạo sụn khớp giúp bảo vệ sức khoẻ cho người bị đau nhức xương khớp, Khương Thảo Đan còn loại bỏ phần nào những ngược điểm thường gặp của các vị thuốc Đông y: Dạng viên nén tiện lợi và dễ sử dụng. Sản phẩm uy tín được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng. Chiết xuất KGA1 rút ngắn thời gian thẩm thấu, chỉ sau 4-5 ngày ban sẽ cảm nhận được hiệu quả của thuốc Nhờ đó, Khương Thảo Đan là người bạn đồng hành không thể thiếu của bệnh nhân có triệu chứng đau nhức xương khớp! Hiện sản phẩm bán tại nhiều nhà thuốc uy tín toàn quốc, tham khảo mua sản phẩm tại các địa chỉ nhà thuốc tại đây. Để được tư vấn kĩ hơn bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 18001156 (miễn cước) kể cả thứ 7 và chủ nhật. Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp là một lựa chọn hợp lý cho các liệu trình điều trị giảm nhẹ, nhờ vào chi phí và độ ăn toàn. Tuy nhiên, bạn đọc cũng phải lưu ý rằng cây thuốc nam chỉ có giá trị khi sử dụng đúng cách và đúng liều. Do đó, dù là dùng thuốc tây hay đông y bạn vẫn phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ điều trị!   Nguồn: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam- PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi Thư viện y khoa quốc gia – Hoa Kỳ Pubmed, Researchgate, Sciencedirect,WHO Khuongthaodan.com Chia sẻ

Thuốc trị đau khớp gối - Những loại thường dùng

Một trong những cách điều trị đau khớp gối hiệu quả là sử dụng thuốc. Vậy có những loại thuốc trị đau khớp gối nào? Nên lưu ý gì khi sử dụng?  Mục lục1. Tổng quan về các loại thuốc trị đau khớp gối2. Đau khớp gối uống thuốc gì?2.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)2.2. Thuốc giảm đau Paracetamol2.3. Thuốc giảm đau Colchicine2.4. Thuốc Corticosteroid2.5. Thuốc Opioids2.6. Thuốc chống trầm cảm2.7. Thuốc phòng ngừa bệnh gút2.8. Thuốc kháng sinh2.9. Thuốc ức chế miễn dịch2.10. Thuốc chống động kinh2.11. Tiêm steroid2.12. Tiêm axit hyaluronic2.13. Tiêm thuốc sinh học2.14. Thuốc tại chỗ2.15. Sản phẩm bổ sung cho những đau khớp gối nhẹ3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối4. Kết luận Tổng quan về các loại thuốc trị đau khớp gối Như ta đã biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau khớp gối, như do chấn thương hoặc những bệnh lý ảnh hưởng đến bất kì cấu trúc nào của khớp đầu gối (dây chằng, gân, bao hoạt dịch, sụn,…). Đau cũng là một đặc điểm của viêm khớp hoặc do các khối u hiếm gặp phát triển ở khớp. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc điều trị khớp gối sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. ☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đau khớp gối ở nhiều độ tuổi Dưới đây là một số loại thuốc đau khớp thường được sử dụng: – Thuốc uống: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc giảm đau Paracetamol Thuốc giảm đau Colchine Thuốc Corticosteroid Thuốc Opioids Thuốc chống trầm cảm Thuốc phòng ngừa bệnh gút Thuốc kháng sinh Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc chống động kinh .v.v. – Thuốc tiêm: Tiêm steroid Thuốc sinh học Thuốc NSAID Tiêm axit hyaluronic (Viscosupplementation) .v.v. – Thuốc tại chỗ: Thuốc có chứa Capsaicin Thuốc có chứa tinh dầu bạc hà Thuốc có chứa salicylat Thuốc NSAID .v.v. Các loại thuốc phía trên, một số loại có ở cả 2 dạng kê đơn và không kê đơn, một số loại chỉ có ở dạng kê đơn. Thuốc không kê đơn là thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc kê đơn là những loại thuốc có tác dụng mạnh, nồng độ cao, bạn chỉ có thể mua khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thuốc này. Có nhiều loại thuốc điều trị đau khớp gối khác nhau, như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài da (Ảnh minh họa) Đau khớp gối uống thuốc gì? Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau, viêm và cứng khớp do các bệnh viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, gút, bong gân, căng cơ,… Thuốc NSAID có ở cả hai dạng là kê đơn và không kê đơn. Dạng kê đơn có các tùy chọn như: ibuprofen, naproxen, aspirin. Dạng kê đơn có một số loại như: celecoxib, piroxicam, indomethacin, meloxicam, nabumetone, diflunisal,… NSAID không kê đơn có thể giúp giảm đau khớp gối mức nhẹ tới trung bình. NSAID theo toa thường được khuyên dùng cho đau khớp gối từ trung bình tới nặng, các bệnh thấp khớp, thoái hóa khớp. Về cơ bản, NSAID giúp giảm đau và viêm bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX). Enzym này được cơ thể sử dụng để tạo ra prostaglandin – chất hóa học góp phần gây viêm, đau bằng cách tăng nhiệt độ và làm giãn nở các mạch máu, gây đỏ và sưng ở nơi chúng được giải phóng. NSAID hoạt động giống như corticosteroid (còn được gọi là steroid), nhưng không có các tác dụng phụ của steroid. Vì thế nó được gọi là thuốc chống viêm không steroid. Các hình thức của NSAID là: đường uống, thuốc tại chỗ và tiêm. Một loại thuốc thuộc nhóm NSAID Thuốc giảm đau Paracetamol Paracetamol được phát minh vào năm 1893 và được bán theo đơn của bác sĩ vào năm 1953. Mãi đến năm 1959, paracetamol mới được bán mà không cần đơn. Đây cũng là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Nó được sử dụng để điều trị đau đầu và hầu hết các cơn đau không do thần kinh, như: viêm khớp, thoái hóa khớp, căng cơ, bong gân, chấn thương thể thao,… Mặc dù đã được sử dụng hơn 100 năm nhưng cho đến nay cơ chế hoạt động của paracetamol vẫn chưa được hiểu rõ. Theo một số giả thiết, thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm cường độ của các tín hiệu đau đến não và ngăn chặn giải phóng prostaglandin. Không giống như NSAID, paracetamol dường như không ức chế chức năng của bất kỳ enzym cyclooxygenase (COX) nào bên ngoài hệ thần kinh trung ương, vì thế đây là lý do tại sao nó không hữu ích trong việc giảm viêm. Các hình thức của Paracetamol là: đường uống, đặt hậu môn, tiêm. Paracetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến Thuốc giảm đau Colchicine Colchicine nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc chống bệnh gút. Nó được sử dụng để điều trị bùng phát (các cuộc tấn công) của bệnh gút và ngăn ngừa gia tăng bùng phát bệnh gút khi bạn mới bắt đầu dùng thuốc như allopurinol – được dùng để kiểm soát tình trạng gút lâu dài. Ngoài ra, nó cũng được dùng để ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng của sốt Địa Trung Hải gia đình (FMF). Thuốc này được bán dưới dạng kê đơn. Colchicine hoạt động theo nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa bệnh gút, như: Ức chế sự hoạt hóa và di chuyển của bạch cầu trung tính đến các vị trí viêm, ức chế sản xuất anion superoxide phản ứng với tinh thể urat. Từ đó làm ngừng quá trình tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ được bình thường. (pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô ở khớp). Can thiệp vào phức hợp thể viêm, từ đó giúp chống viêm ở mức độ yếu .v.v. Colchicine có hình thức viên nén hoặc dạng lỏng, dùng theo đường uống; dung dịch để tiêm tĩnh mạch. Colchicine nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc chống bệnh gút Thuốc Corticosteroid Thuốc Corticosteroid có thể dùng để điều trị đau khớp gối do: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm gân, viêm đa cơ,… Một số loại corticosteroid là: Cortisone, Decadron, Delta-cortef, Deltasone, Dexamethasone, Hydrocortone, Kenacort, Medrol, Aristocort, Celestone, Cinalone, Depo-medro,… Đây là thuốc được bán dưới dạng kê đơn. Corticosteroid hoạt động bằng cách bắt chước tác động của các hormone mà cơ thể bạn sản xuất trong tuyến thượng thận. Khi được sử dụng với liều lượng vượt quá mức thông thường của cơ thể, nó sẽ ngăn chặn tình trạng viêm. Corticosteroid cũng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó giúp kiểm soát các tình trạng bệnh tự miễn (hệ thống miễn dịch tấn công vào chính các mô thuộc cơ thể). Trong những bệnh này, corticosteroid giúp giảm hoạt động tự miễn dịch có hại. Tuy nhiên, chúng cũng làm giảm hoạt động miễn dịch hữu ích của cơ thể, vì thế có thể làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng và cản trở quá trình chữa bệnh. Nhờ cơ chế hoạt động này mà corticosteroid được sử dụng nhiều trong bệnh viêm khớp và các bệnh thấp khớp. Các bác sĩ thường kê đơn corticosteroid ở dạng viên uống. Tuy nhiên, nó cũng có ở dạng tiêm, dạng bôi trực tiếp tại chỗ. Thuốc Corticosteroid có thể dùng để điều trị đau khớp gối do: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp,… Thuốc Opioids Đây không phải làm nhóm thuốc đầu tay dùng để điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp. Nhưng nếu bạn bị đau khớp gối vừa hoặc đau dai dẳng/tăng lên, bác sĩ có thể kê opioid nhẹ; nếu bị đau nặng, bác sĩ có thể kê đơn opioid mạnh. Kèm theo các loại thuốc không opioid và thuốc hỗ trợ. Loại thuốc này cũng được dùng để giảm đau trong thời gian ngắn, như đau sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Opioid là nhóm thuốc kê đơn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều khi cần thiết để giúp bạn kiểm soát cơn đau. Bạn có thể được kê liều suốt ngày để kiểm soát cơn đau cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm để dùng khi cần thiết, trong trường hợp bạn bị đau bùng phát. Thuốc opioid bao gồm một số loại như: codeine, fentanyl, hydrocodone, hydromorphone, morphin, meperidine (Demerol), oxycodone (Oxycontin), hydrocodone/acetaminophen, oxycodone and acetaminophen,… Thuốc này hoạt động bằng cách liên kết và kích hoạt các protein được gọi là các thụ thể opioid trên nhiều khu vực của não, tủy sống và các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là những cơ quan liên quan đến cảm giác đau và khoái cảm. Khi opioid gắn vào các thụ thể này, chúng sẽ chặn các tín hiệu đau được gửi từ não đến cơ thể và giải phóng một lượng lớn dopamine. Từ đó giúp người bệnh giảm đau. Mặc dù chúng có thể giảm đau hiệu quả, nhưng opioid mang lại một số rủi ro và có thể gây nghiện cao. Nguy cơ nghiện đặc biệt cao khi opioid được sử dụng để kiểm soát cơn đau mãn tính trong thời gian dài. Vì thế, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này. Thuốc opioid có thể dùng đường uống hoặc tiêm. Một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống trầm cảm hiệu quả tốt với đau khớp gối do viêm khớp. Ngoài ra, nó cũng giảm đau hiệu quả với một số bệnh lý như: đau lưng dưới, đau vùng xương chậu, đau nửa đầu, đau đầu, tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường, đau do bệnh đa xơ cứng,… Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, nhưng thuốc chống trầm cảm ba vòng là loại phổ biến nhất được sử dụng để giảm đau. Chúng bao gồm một số loại như: amitriptyline, nortriptyline (Pamelor), protriptyline (Vivactil), doxepin (Silenor), imipramine (Tofranil), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin). Ngoài ra, các loại khác cũng có thể được sử dụng vì chúng có ít tác dụng phụ hơn thuốc chống trầm cảm ba vòng, như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), các chất ức chế tái hấp thu Norepinephrine và Dopamine. Cơ chế giảm đau của thuốc chống trầm cảm vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Người ta cho rằng thuốc này có thể làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong tủy sống để làm giảm tín hiệu đau. Ngoài ra, nó cũng giải quyết nỗi đau về tinh thần và cảm xúc. Thuốc chống trầm cảm thường được dùng dạng đường uống và là nhóm thuốc kê đơn. Một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng để làm giảm đau khớp Thuốc phòng ngừa bệnh gút Để phòng ngừa các cơn gút trong tương lai và các biến chứng do bệnh gút gây ra. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giúp duy trì mức axit uric trong cơ thể bạn. Một số loại thuốc thuộc nhóm này là: Allopurinol. Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh gút mãn tính. Febuxostat. Loại thuốc có tác dụng đối với những người tạo ra quá nhiều axit uric. Probenecid. Thuốc có tác dụng đối với những người không thể loại bỏ đủ axit uric. Nó có tác dụng loại bỏ axit uric thừa qua nước tiểu của bạn. Pegloticase. Là một loại thuốc tiêm truyền vào tĩnh mạch. Nó được sử dụng cho bệnh gút mãn tính nặng khi các loại thuốc khác không có tác dụng. Pegloticase có thể nhanh chóng đưa nồng độ axit uric của bạn xuống mức thấp. Thuốc kháng sinh Được sử dụng để điều trị đau khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng hoặc bệnh Lyme. Thuốc kháng sinh có khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được dùng trong 7 đến 14 ngày. Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị với thời gian ngắn hơn cũng có tác dụng. Bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn. Thuốc kháng sinh có nhiều dạng, như: viên nang, chất lỏng, các loại kem bôi, thuốc mỡ… Một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa viêm khớp nhiễm khuẩn Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị đau khớp gối do bệnh viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus và các bệnh tự miễn khác. Thuốc ức chế miễn dịch được phân thành năm nhóm, gồm: glucocorticoids, cytostatic (kìm tế bào), kháng thể, thuốc tác dụng với immunophilin và các loại thuốc khác. Một số loại thuốc thuộc ức chế miễn dịch là: azathioprine (Imuran), mycophenolate mofetil (Cellcept), cyclosporine (Neoral, Sandimmune, Gengraf), methotrexate (Rheumatrex), meflunomide (Arava), cyclophosphamide (Cytoxan),… Thuốc ức chế miễn dịch là thuốc giúp ức chế hoặc ngăn chặn sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, do thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, nên bạn rát dễ bị nhiễm trùng. Tất cả các loại thuốc ức chế miễn dịch chỉ được bán theo đơn của bác sĩ. Chúng có dạng viên nén, viên nang, chất lỏng và thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ quyết định dạng thuốc được sử dụng và phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn. Thuốc chống động kinh Thuốc chống động kinh (thuốc chống co giật) ban đầu được sử dụng để điều trị cho những người bị động kinh. Nhưng đặc tính làm dịu thần kinh của một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng có thể giúp làm dịu cơn đau rát, đau bắn do tổn thương dây thần kinh gây ra. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau do thần kinh là: carbamazepine (Tegretol), gabapentin (Neurontin), lamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica). Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cản việc truyền tín hiệu đau quá mức được gửi từ các dây thần kinh bị tổn thương hoặc quá nhạy cảm tới não. Đây là nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn. Một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống động kinh Tiêm steroid Thuốc steroid dạng tiêm hoạt động tương tự như thuốc dạng uống. Một số loại steroid dạng tiêm là: hydrocortisone, triamcinolone, methylprednisolone. Các mũi tiêm này có thể giúp giảm đau sau vài giờ tiêm và kéo dài khoảng một tuần; hoặc mất khoảng vài tuần để hoạt động và tác dụng kéo dài trong 2 tháng hoặc lâu hơn. Nhìn chung, việc tiêm steroid không phải là giải pháp lâu dài và bạn sẽ phải tiêm lặp lãi sau mỗi vài tháng và không quá 4 lần tiêm trong 1 năm. Tiêm axit hyaluronic Hay còn gọi là Viscosupplementation. Tiêm axit hyaluronic được sử dụng để điều trị đau đầu gối do thoái hóa khớp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc giảm đau (ví dụ: acetaminophen) và các phương pháp điều trị khác mà không có kết quả. Axit hyaluronic hoạt động tương tự như một chất bôi trơn tự nhiên có trong dịch khớp, nó giúp giảm xóc trong các khớp và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Trong một đợt tiêm, bạn có thể phải tiêm một loạt 3-5 mũi hàng tuần, sau đó tác dụng có thể kéo dài tới 6 tháng. Sau 6 tháng, bạn có thể được tiêm lặp lại hoặc dựa trên đánh giá của bác sĩ. Axit hyaluronic hoạt động tương tự như một chất bôi trơn tự nhiên có trong dịch khớp (Ảnh minh họa) Tiêm thuốc sinh học Được sử dụng để điều trị đau khớp gối do một số bệnh viêm khớp, như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm xương khớp (thoái hóa khớp). Thuốc sinh học (biologics) là bao gồm nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc từ người, động vật hoặc vi sinh vật, được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ sinh học. Đây là nhóm thuốc mạnh, có tác dụng làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng viêm. Thuốc sinh học đôi khi được gọi là chất điều chỉnh phản ứng sinh học vì chúng làm thay đổi cách thức hoạt động của các hoạt động sinh học tự nhiên trong tế bào và tế bào. Danh mục thuốc sinh học gồm: chất ức chế tế bào B, chất ức chế interleukin, bộ điều biến đồng kích thích có chọn lọc, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha inhibitors). Thuốc sinh học được sử dụng bằng đường tiêm hoặc truyền vì chúng là protein được tiêu hóa nhanh và bất hoạt nếu đưa qua đường uống. Thuốc tại chỗ Thuốc tại chỗ là các loại thuốc được sử dụng tại một địa điểm cụ thể trên hoặc trong cơ thể. Đây là các loại thuốc hấp thụ qua da. Chúng có ở nhiều hình thức khác nhau như kem, bọt, gel, thuốc mỡ, miếng dán,… Chúng là lựa chọn thay thế cho thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc tại chỗ có thể dùng giảm đau khớp gối do viêm khớp, chấn thương. Thuốc tại chỗ có thể được bán tại các quầy thuốc dưới dạng không cần đơn hoặc một số sản phẩm cần có đơn của bác sĩ. Bất kể chúng được bôi lên da như thế nào, hầu hết các loại thuốc giảm đau tại chỗ đều thuộc các loại sau: Sản phẩm không kê đơn: Thuốc đối kháng (như tinh dầu bạc hà, long não), làm phân tán cơn đau Salicylat, có tác dụng chống viêm nhẹ Sản phẩm Capsaicin, ngăn chặn các tín hiệu đau Sản phẩm Lidocain, hoạt động như thuốc gây tê cục bộ Sản phẩm theo toa: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ví dụ: Gel Voltaren) Sản phẩm lidocain đậm đặc tại chỗ, miếng dán có chứa lidocain 5% (ví dụ: Miếng dán Lidoderm) Salonpas có chứa Methyl Salicylate kết hợp với Menthol Sản phẩm bổ sung cho những đau khớp gối nhẹ Đối với những người bị đau khớp gối nhẹ hơn, bạn nên thử các chất bổ sung, chẳng hạn như sự glucosamine & chondroitin hay Khương Thảo Đan. Glucosamine & chondroitin là một hỗn hợp gồm 2 chất gồm glucosamine và chondroitin. Chondroitin là một chất tự nhiên được hình thành từ các chuỗi đường, nó giúp cơ thể duy trì chất lỏng hoạt dịch và sự linh hoạt trong các khớp. Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong xương, tủy xương của động vật có vỏ và nấm, nó giúp cơ thể xây dựng sụn. Chondroitin & glucosamine là một sản phẩm kết hợp đã được sử dụng trong như một biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị đau nhức xương khớp. Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Với thành phần đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền cùng collagen type II không biến tính. Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả tốt sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng và có thể sử dụng lâu dài mà không làm ảnh hưởng tới dạ dày hay gan, thận. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối Các loại thuốc có thể giúp bạn giảm đau khớp gối và khiến bạn dễ chịu hơn. Nhưng nếu bạn không làm theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ có thể nhẹ, như đau bụng, đau đầu. Hoặc tác dụng phụ nặng như tổn thương gan, thận. Nghiêm trọng hơn, một số tác dụng phụ thậm chí có thể gây chết người. Vì thế, để sử dụng thuốc an toàn, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây: Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ một cách cẩn thận. Nếu bạn không hiểu chỉ dẫn, hãy hỏi bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ để họ giải thích cho bạn. Giữ một danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và thảo mộc mà bạn sử dụng. Hãy nó thông tin này với bác sĩ của bạn. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nơi trẻ em và vật nuôi không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận. Không dùng thuốc trong bóng tối. Nên bật đèn để kiểm tra đúng các loại thuốc mà bạn cần dùng. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ rắc rối nào. Không dùng thuốc được kê cho người khác hoặc đưa thuốc của bạn cho người khác sử dụng. Kết luận Bài viết trên đây chúng tôi đã gửi tới bạn đọc một số thông tin cơ bản về các loại thuốc trị đau khớp gối thường sử dụng. Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào. Để được tư vấn về các bệnh lý xương khớp, bạn đọc có thể gọi tới số 1800.1156(miễn phí gọi đến). Chia sẻ

Điểm danh 12 triệu chứng đau khớp gối và các bệnh liên quan

Đau khớp gối xảy ra khi khớp, xương hoặc các mô mềm (dây chằng, gân, dây thần kinh,…) quanh khớp gối bị tổn thương. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về các triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến đau khớp gối, để từ đó nhận biết sớm nếu khớp gối gặp vấn đề và kịp thời điều trị. Mục lục1. Các triệu chứng đau khớp gối thường gặp1.1. Cảm giác đau nhức ở đầu gối1.2. Cứng khớp (khóa khớp)1.3. Khớp gối bị giảm phạm vi chuyển động1.4. Sưng tấy khớp1.5. Đỏ khớp1.6. Cảm thấy ấm khi chạm vào đầu gối1.7. Có âm thanh trong khớp1.8. Đầu gối bị biến dạng1.9. Yếu cơ1.10. Căng cơ1.11. Sốt1.12. Mệt mỏi2. Nên làm gì nếu gặp triệu chứng đau khớp gối?3. Kết luận Các triệu chứng đau khớp gối thường gặp Nếu bạn bị đau khớp gối, dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu chính: Cảm giác đau nhức ở đầu gối Cứng khớp (khóa khớp) Đầu gối bị giảm phạm vi chuyển động Sưng tấy Đỏ khớp Cảm thấy ấm khi chạm vào đầu gối Có âm thanh khi uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối Đầu gối bị biến dạng Yếu cơ Căng cơ Sốt, mệt mỏi Lưu ý: Không phải bạn sẽ gặp tất cả các triệu chứng này cùng một lúc. Trong một số trường hợp, mỗi bệnh nhân có thể chỉ gặp vài triệu chứng ở trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp gối của họ. Phần dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng đau khớp gối này. Khớp đầu gối khớp dễ bị đau và tổn thương do phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động hằng ngày (Ảnh minh họa) Cảm giác đau nhức ở đầu gối Có hơn 100 tình trạng xương khớp có triệu chứng là đau khớp gối. Vì thế sẽ có nhiều dạng đau khớp gối khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhưng nhìn chung, triệu chứng đau khớp gối có thể biểu hiện như sau: Đau nhức sâu vào khớp; Cơn đau âm ỉ hoặc bỏng rát, đôi khi lại nhói lên; Cơn đau có thể từ nhẹ tới nặng, nhiều khi đau đến mức không thể nghĩ về bất cứ điều gì khác; Cơn đau thường sẽ đỡ hơn khi nghỉ ngơi; Cơn đau không đáng kể vào buổi sáng nhưng trở nên tồi tệ hơn suốt cả ngày hoặc một số người lại cảm thấy cơn đau nhức đầu tiên xuất hiện vào buổi sáng. Đau lan xuống mông, đùi hoặc bẹn; Đau khớp ảnh hưởng đến tư thế và dáng đi của bạn, có thể gây ra tình trạng đi khập khiêng; Cơn đau xuất hiện sau khi dùng khớp (như khi vận động, đi lại, chơi thể thao); Đau trong các hoạt động nhất định (như đứng lên sau khi ngồi hoặc khi lên cầu thang); Đau ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày; Đau tăng khi thời tiết mưa hoặc độ ẩm thay đổi; .v.v. Có hơn 100 tình trạng xương khớp có triệu chứng là đau khớp gối. Vậy nên sẽ có nhiều dạng đau khớp gối khác nhau (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số biểu hiện của triệu chứng đau khớp gối với những nguyên nhân thường gặp: – Bệnh viêm xương khớp (thoái hóa khớp gối). Tình trạng này xảy ra khi sụn ở đầu gối bị mòn đi theo tuổi tác, khiến 2 đầu xương ở gối (xương chày và xương đùi) ma sát trực tiếp với nhau, gây ra tình trạng đau. Khi tình trạng này mới xuất hiện, bạn có thể chỉ cảm thấy đầu gối của mình bị đau nhức sau khi hoạt động thể chất, đau vào buổi sáng hoặc sau khi không hoạt động một thời gian. Nhưng theo thời gian, sụn bị mòn nhiều hơn, đầu gối có thể bị đau thường xuyên hơn. Các cơn đau sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau nhức có thể tiến triển nhanh chóng hoặc có thể tiến triển trong vài năm, tùy thuộc vào từng cá nhân. Chúng có thể xấu đi và sau đó duy trì ổn định trong một thời gian dài, nhưng chúng có thể thay đổi theo ngày. Các yếu tố có thể khiến bệnh trầm trọng hơn bao gồm thời tiết lạnh, căng thẳng và hoạt động quá mức. – Bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhìn chung biểu hiện đau của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là giống nhau. Khác một điều là, đau ở viêm khớp dạng thấp có thể đau đối xứng ở cả hai bên đầu gối. – Hội chứng đau xương bánh chè. Cảm giác đau trong hội chứng này giống như đến từ phía sau hoặc dưới xương bánh chè. Đặc biệt, bạn có thể cảm thấy đau và cứng khớp gối sau khi ngồi lâu. Cơn đau cũng có thể tồi tệ hơn sau khi bạn đi lên hoặc xuống cầu thang hoặc khi đang chạy. – Bệnh gút. Bệnh gút thường khởi phát với những cơn đau đột ngột ở khớp ngón chân cái, sau đó nó có thể tiến triển tới khớp gối. Hoặc, bệnh cũng có thể khởi phát ở bất kì khớp nào, bao gồm cả khớp đầu gối. Đặc điểm của các cơn đau trong bệnh gút là xuất hiện đột ngột không thể dự báo trước, đau một cách dữ dội, khiến bạn phải thức giấc vào lúc nửa đêm. Thậm chí có những trường hợp đau đến nỗi, ga giường chạm vào chân cũng không thể chịu đựng được. – Bong gân, tổn thương dây chằng. Nếu bị bong gân, tổn thương ở mức độ nhẹ, bạn có thể chỉ cảm thấy hơi đau và khó chịu, không cảm thấy nhiều bất ổn ở khớp. Nếu bị ở mức độ nặng hơn (độ II và III), bạn có thể cảm thấy đau và bất ổn nhiều hơn ở đầu gối mỗi khi đi lại, vận động, trong nhiều trường hợp có thể đau tới nỗi không thể cử động được đầu gối. Nếu bị bong gân ở mức độ nặng, bạn có thể cảm thấy đau khớp gối dữ dội, thậm chí đau tới nỗi không thể cử động được đầu gối (Ảnh minh họa) Cứng khớp (khóa khớp) Trong y học, cứng khớp hay khóa khớp là một triệu chứng của bệnh lý ở khớp. Theo đó, đây là hiện tượng mà người bệnh hoàn toàn không thể gập hoặc mở rộng một khớp nào đó. Tình trạng cứng khớp được chia thành cứng thật và cứng giả. Cứng thật là khi cấu trúc trong khớp (như dây chằng, bao hoạt dịch, sụn) bị hư hỏng thực sự. Chỉ có thể mở khóa khớp khi thao tác và cử động khớp đó. Cứng giả là khi bệnh nhân cảm thấy đau sau khi cố gắng gập hoặc mở rộng khớp gối. Nhưng không có cấu trúc nào trong khớp ngăn cản sự di chuyển. Có thể mở khóa khớp khi xoa bóp hoặc uống thuốc giảm đau. Khóa khớp là một triệu chứng phổ biến của bệnh: Viêm khớp gối Rách sụn chêm đầu gối Tổn thương dây chằng chéo trước của đầu gối Hội chứng Plica gối Hội chứng đau bánh chè-đùi (Patellofemoral Syndrome) .v.v. Cứng khớp hay khóa khớp cũng là một triệu chứng của bệnh lý ở khớp (Ảnh minh họa) Khớp gối bị giảm phạm vi chuyển động Phạm vi chuyển động của một khớp là khoảng cách và hướng mà khớp đó có thể đạt được. Mỗi khớp có một phạm vi chuyển động được coi là bình thường. Chẳng hạn, một đầu gối bình thường có thể uốn cong trong khoảng từ 133 đến 153 độ, và khi mở rộng, nó có thể duỗi để chân thẳng hoàn toàn. Khi khớp gối bị giảm phạm vi chuyển động, tức là nó không thể đạt được phạm vi di chuyển như bình thường vốn có. Giảm phạm vi chuyển động khớp gối có thể xảy ra tự nhiên khi bạn già đi hoặc có thể xảy ra do một số tình trạng y tế, như: Thoái hóa khớp gối Viêm khớp dạng thấp ở gối Nhiễm trùng khớp gối Viêm các mô mềm xung quanh khớp hoặc sưng khớp Trật khớp gối .v.v. Khi khớp gối bị giảm phạm vi chuyển động, tức là nó không thể đạt được phạm vi di chuyển như bình thường vốn có (Ảnh minh họa) Sưng tấy khớp Khi khớp gối bị đau, nó cũng có thể sưng lên. Hiện tượng sưng tấy vùng đầu gối là triệu chứng có thể quan sát và cảm nhận được một cách rõ rệt. Sưng xuất hiện là do sự tăng chất lỏng hoạt dịch trong khớp. Trong điều kiện bình thường, bao hoạt dịch hoạt động như một lớp đệm trong khớp, giúp giảm ma sát, khiến khớp linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trong một số điều kiện (chủ yếu là trong các bệnh lý viêm khớp, nhiễm trùng và chấn thương), dịch khớp có thể bị tiết ra nhiều hơn mức bình thường trong các bao hoạt dịch, khiến khớp đầu gối sưng lên. Sưng tấy khớp đầu gối là một triệu chứng của các tình trạng sức khỏe sau: Thoái hóa khớp Viêm khớp dạng thấp Bệnh gút Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp vảy nến Trật khớp Rách dây chằng, gân .v.v. Hình ảnh một bên khớp gối bị sưng to hơn bên còn lại (Ảnh minh họa) Đỏ khớp Đỏ khớp ám chỉ vùng da xung quanh của khớp gối bị mẩn đỏ lên, thường đi kèm với sưng tấy khớp và ấm khớp. Hiện tượng khớp bị sưng đỏ thường gặp trong các bệnh viêm khớp hoặc có thể do chấn thương khớp hoặc các cấu trúc xung quanh. Các bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đỏ khớp đầu gối là: Viêm khớp nhiễm khuẩn U xương Trật khớp Chấn thương gối do ngã, tai nạn, bị vật khác va vào,… Rách sụn U xương sụn Hình ảnh khớp đầu gối bị sưng đỏ Cảm thấy ấm khi chạm vào đầu gối Đây là hiện tượng vùng da ở khớp gối nóng lên hoặc ấm hơn vùng da xung quanh khi bạn chạm vào. Triệu chứng này thường đi kèm với sưng và đỏ khớp. Một số nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này là: Chấn thương (gãy xương, bầm tím, chảy máu khớp) Các bệnh lý viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, bệnh Osgood-Schlatter (viêm lồi củ trước xương chày), viêm mô tế bào,…) Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính Do làm phẫu thuật khớp .v.v. Có âm thanh trong khớp Đôi khi bạn có thể nghe thấy tiếng bật, tiếng tách hay tiếng lách cách khi bạn co – duỗi thẳng đầu gối hoặc khi bạn đi bộ, lên xuống cầu thang. Có âm thanh khi cử động khớp gối là một hiện tượng khá phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, đó chỉ âm thanh là sinh lý và không cần lo lắng. Nhưng nếu tiếng ồn kèm theo đau, tràn dịch, sưng tấy và bạn có tiền sử chấn thương, thì đây có thể là tiếng ồn bệnh lý. Tiếng ồn bệnh lý đặc trưng bởi tần suất cao và tăng dần. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới triệu chứng này. – Tiếng ồn sinh lý: Do có các bong bóng nhỏ trong chất lỏng hoạt dịch Đứt dây chằng Hội chứng plica đầu gối do sinh lý Sau khi phẫu thuật – Tiếng ồn bệnh lý: Thoái hóa khớp Plica bệnh lý Gãy xương đầu gối Một trong các dấu hiệu có liên quan đến triệu chứng đau khớp gối là tiếng bật, tiếng tách hay tiếng lách cách khi bạn co – duỗi thẳng đầu gối (Ảnh minh họa) Đầu gối bị biến dạng Biến dạng đầu gối xảy ra khi 2 đầu xương ở khớp gối bị trật khỏi vị trí bình thường hoặc do một số cấu trúc nào đó của khớp bị chấn thương. Biến dạng khớp thương xảy ra do: Trật khớp đầu gối Thoái hóa khớp Viêm khớp dạng thấp Ung thư xương hoặc sụn khớp Gãy xương .v.v. Hình ảnh X-quang của bệnh nhân bị trật khớp gối Yếu cơ Yếu cơ là tình trạng sức mạnh của một cơ hoặc một nhóm cơ bị giảm đi, dẫn đến sự mất chức năng cơ. Triệu chứng này thường biểu hiện như sau: khó thực hiện các công việc hàng ngày, đi lại; thay đổi dáng đi và dễ mất thăng bằng. Căng cơ Căng cơ là hiện tượng co không tự nguyện của một cơ bắp. Khi gặp một cơ co thắt mạnh không chủ ý và kéo dài, nó có thể trở thành chuột rút. Các triệu chứng của chuột rút bao gồm đau cục bộ tại vị trí chuột rút, có thể đau dữ dội; cơ bắp xung quanh co cứng lại. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị chuột rút, nhưng vị trí phổ biến nhất của chuột rút là ở chân, với các cơ mặt sau của đùi (gân kheo), và mặt trước của đùi (cơ tứ đầu đùi). Một số nguyên nhân có thể gây ra căng cơ, chuột rút là: Bệnh nang backer Thoái hóa khớp Chấn thương gân kheo Rách sụn chêm Chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) .v.v. Khi gặp một cơ co thắt mạnh không chủ ý và kéo dài, nó có thể trở thành chuột rút, khiến bạn bị đau dữ dội (Ảnh minh họa) Sốt Sốt là khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C hoặc cảm giác sốt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường một chút (trên 37 độ C). Sốt thường xảy ra khi phản ứng viêm kéo dài và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến sự gia tăng tổng thể về nhiệt độ cơ thể. Các bệnh lý có thể gây ra đau khớp gối kèm theo sốt là: Sốt thấp khớp Viêm khớp dạng thấp Mệt mỏi Khi bị đau khớp gối kéo dài mà không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Làm bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, thậm chí suy nhược thần kinh, trầm cảm. Sự mệt mỏi này lại càng làm cho cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nên làm gì nếu gặp triệu chứng đau khớp gối? Triệu chứng đau khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một số nguyên nhân bạn có thể tự điều trị tại nhà nhưng có một số nguyên nhân cần điều trị y tế càng sớm càng tốt, để tránh các biến chứng tàn tật. Nếu cơn đau dai dẳng, không thuyên giảm, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa) Hãy lên lịch khám bác sĩ, nếu: Các triệu chứng đau nhẹ không thuyên giảm sau một tuần nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc giảm đau không kê đơn Sốt Các cơn đau ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày Ấm, đỏ và sưng khớp Cơn đau khớp cải thiện khi nghỉ ngơi Cơn đau làm bạn mất ngủ hoặc thức giấc lúc nửa đêm. Hãy cấp cứu, nếu: Khớp bị biến dạng Đau dữ dội Sưng, đỏ khớp Có vết thương lớn Đau sau một chấn thương mạnh Kết luận Trên đây là các triệu chứng đau khớp gối thường gặp. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, mỗi bệnh lại có những biểu hiện và dấu hiệu kèm theo khác nhau. Nhưng nhìn chung, các bệnh lý về xương khớp là bệnh tiến triển theo thời gian và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu cơn đau dai dẳng, không thuyên giảm, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để được tư vấn về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 Chia sẻ

Mách bạn 09 mẹo giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Khớp gối là một trong những khớp phải chịu nhiều tác động nên rất dễ bị tổn thương và gây đau nhức. Việc đau nhức khớp gối thường xuyên sẽ gây cho bạn không ít phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Để giúp bạn giảm đau khớp gối an toàn mà hiệu quả, bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 09 mẹo giảm đau mà nhiều người đã áp dụng thành công. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé! Mục lụcBạn đau khớp gối là do đâu?Mách bạn 9 mẹo giúp giảm đau nhức khớp gối tại nhà hiệu quả1. Xây dựng chế độ ăn “chuẩn không cần chỉnh”2. Tạo thói quen hoạt động thể chất3. Chú ý tới trọng lượng của cơ thế4. Áp dụng biện pháp “RICE”5. Sử dụng liệu pháp nóng – lạnh6. Đừng ngần ngại sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khớp gối7. Massage khớp gối8. Sử dụng đệm lót chuyên dụng khi mang giày9. Hãy tận dụng các nhiên liệu giảm đau có sẵn tại nhà bạn Bạn đau khớp gối là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn cơn bạn bị đau nhức khớp gối. Cụ thể là: – Bạn đã gặp một số chấn thương như: gãy xương, đứt dây chằng, rách sụn chêm, viêm túi hoạt dịch quanh gối, viêm gân bánh chè, gân chân ngỗng. Mặc dù đã chưa khỏi, nhưng khi thời tiết thay đổi khiến bạn vẫn cảm thấy đau nhức. – Bạn gặp vấn đề về cơ học: dị vật nội khớp (do viêm hoặc thoái hóa khớp gối làm cho sụn khớp bị bong ra và trở thành dị vật đối với khớp gối); hội chứng dải chậu chày (khi bạn vận động quá mức và thường xuyên co duỗi đầu gỗi); trật bánh chè; đau do khớp háng hoặc cổ chân. – Hoặc có thể bạn đang mắc một số bệnh bệnh lý về viêm khớp như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn,… – Bên cạnh đó, một số nguy cơ rất dễ khiến bạn bị đau khớp gối như: thừa cân, béo phì; xơ cứng cơ hoặc yếu cơ; tập luyện một số bộ môn thể thao đặc thù,… Những cơn đau nhức khớp gối nếu không được kiểm soát sẽ khiến bạn hạn chế phạm vi chuyển động, hay bực bội và khó chịu trong người. Lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng xấu và nguy hiểm. Vậy làm thế nào để kiểm soát được chúng? Bạn đọc theo dõi sang phần tiếp theo của bài viết nhé. Xem thêm: Nguyên nhân đau khớp gối trái hoặc phải Mách bạn 9 mẹo giúp giảm đau nhức khớp gối tại nhà hiệu quả 1. Xây dựng chế độ ăn “chuẩn không cần chỉnh” Ưu tiên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3 trong các loại các béo như: cá thu, cá hồi, cá ngừ,… Nước hầm xương chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những chất tự nhiên giúp bạn tăng cường sức khỏe của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của sụn Thường xuyên sử dụng các loại hạt như: óc chó, đậu nành, mác ca, hạt điều,… chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, canxi giúp xương chắc khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các loại trái cây chứa Vitamin C và Bioflavonoids là “bộ đôi” có khả năng ngăn ngừa viêm, bảo vệ chất nền của sụn khớp. Hai hợp chất này bạn có thể tìm trong các loại trái cây chứa như: đu đủ, kiwi, ổi, dứa, việt quất,… Bổ sung omega-3, chất xơ, các loại vitamin trong bữa ăn hằng ngày Đặc biệt, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt chó), các loại đồ ăn chế biến sẵn và bánh kẹo chứa nhiều đường nhân tạo. Bởi chúng có chứa các thành phần kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạnh đau nhức của bạn thêm trầm trọng. 2. Tạo thói quen hoạt động thể chất Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn giúp cho các hệ thống cơ, xương khớp của bạn trở nên chắc chắn và bền bỉ Bạn có thể bắt đầu tập luyện bằng các bài tập cardio nhằm tăng cường cơ bắp hỗ trợ đầu gối giảm bớt áp lực và tăng tính linh hoạt. Hơn nữa, một số bộ môn như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến khích tập luyện Ngoài ra, các lớp học yoga, thái cực quyền là một sự lựa chọn giúp bạn cân bằng vóc dáng, trau dồi khả năng dẻo dai của xương khớp. 3. Chú ý tới trọng lượng của cơ thế Thông thường, đầu gối của chúng ta chỉ có thể chịu được trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, khi cân nặng của bạn vượt quá, khiến đầu gối căng ra để chịu thêm trọng lượng thừa từ cơ thể bạn. Cho nên nếu bạn đang béo phì thì hãy kiểm soát nó để tránh tiếp tục gây tổn thương cho đầu gối. 4. Áp dụng biện pháp “RICE” “RICE” là một biện pháp bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà để giải quyết tình trạng đau nhức khớp gối cấp tính. “RICE” là viết tắt cả các từ trong tiếng anh: Rest – Ice – Compression – Elevation Rest: Nghỉ ngơi Khi xảy ra cơn đau nhức điều đầu tiên bạn cần làm là tạm ngưng các hoạt động, thực hiện nghỉ ngơi để hạn chế gây tổn thương thêm cho khớp gối Ice: Băng “Lạnh” là yếu tố giúp bạn giảm đau và sưng rất hiệu quả. Bạn có thể chườm đá hoặc túi lạnh lên đầu gối bị đau từ 10 đến 20 phút, thực hiện 3 lần trở lên mỗi ngày. Compression: Nén ép Bạn thực hiện băng ép khu vực đầu gối bằng băng thun (như quấn ACE), giúp đầu gối giảm sưng, làm dịu vùng đau. Trong khi quấn băng mà bạn cảm thấy tê, ngứa hoặc cơn đau tăng, điều đó chứng tỏ bạn đang quấn quá chặt. Do đó, bạn cần nới lỏng để không gây thêm đau đớn cho vùng gối Elevation: nâng cao Trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn kê chân cao hơn so với tim nhằm giúp giảm bớt lưu máu đến khớp, từ đó làm giảm viêm. 5. Sử dụng liệu pháp nóng – lạnh Liệu pháp nóng – lạnh là một mẹo vô cùng đơn giản để giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau nhức các khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Hằng ngày, đặc biệt vào buổi sáng bạn ngâm mình hoặc tắm dưới vòi hoa sen nước nóng, giúp cho tuần hoàn máu lưu thông một cách dễ dàng nhằm giảm các tình trạng đau nhức hay cứng khớp hay gặp vào sáng dậy. Tắm nước nóng giúp tuần hoàn máu lưu thống tốt hơn, giảm đau nhức xương khớp Bên cạnh đó, điều trị giảm đau khớp gối bằng cách chườm lạnh mang lại cho bạn hiệu quả ngay tức thì. Bạn gói một túi đá hoặc một túi thảo dược để lạnh vào trong một chiếc khăn và áp nó vào vùng khớp gối đang bị đau nhức, bạn sẽ thấy những cơn đau tan biến nhanh chóng. 6. Đừng ngần ngại sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khớp gối Nạng hay gậy đi bộ giúp bạn làm giảm trọng lực lên đầu gối, tránh việc vận động quá sức gây chèn ép thêm lên vùng gối. Đồng thời, giúp bạn đi lại an toàn hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, bạn đừng ngần ngại khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ này. 7. Massage khớp gối Việc thường xuyên xoa bóp khớp có thể giúp giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động của bạn. Bạn có thể tự massage giảm đau đầu gối bằng một số động tác như sau: Để bắt đầu massage bạn ngồi trong tư thế đầu gối hướng vầ phía trước và bàn chân đặt vuông góc với mặt sàn Động tác 1: Bạn nhẹ nhàng khép hai bàn thành nắm đấm, chạm một lực vừa phải vào toàn bộ khu vực vùng đùi trên đầu gối bị đau khoảng 10 lần. Bạn thực hiện 1 ngày 3 lần Động tác 2: Bạn dùng gò của hai bàn nhẹ nhàng ấn lên đùi, mặt trong và mặt bên của đùi rồi tiếp tục di chuyển xuống dưới đầu gối. Thả tay ra và lặp lại động tác trên khoảng 5 lần Động tác 3: Bạn ấn vào đầu gối bằng 4 ngón tay và sau đó di chuyển lên trên, xuống dưới, xung quanh đầu gối 5 lần liên tục. Động tác 4: Bạn đặt úp lòng bàn tay lên đùi, dùng lực vuốt qua đâu gối và ngược lại lên đùi ngoài Ngoài những động tác tự massage trên, bạn có thể đến một số phòng khám vật lý trị liệu, nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ có kinh nghiệm giúp bạn giảm đau có hiệu quả. 8. Sử dụng đệm lót chuyên dụng khi mang giày Thông thường những miếng lót giày chuyên dụng giảm đau nhức chân và khớp gối được thiết kế có độ cong giúp nâng đỡ. Miếng lót sẽ tạo độ êm giảm bớt áp lực khi đi giày dép quá cứng, nâng đỡ vòm bàn chân đúng theo sinh lý bình thường. Khi sử dụng đệm lót chuyên dụng bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và được thiết kế riêng phù hợp với từng người bệnh.  Do đó, để lựa chọn được miếng lót phù hợp với mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ vật lý trị liệu của mình nhé. Mang đệm lót giày chuyên dụng giảm đau nhức khớp 9. Hãy tận dụng các nhiên liệu giảm đau có sẵn tại nhà bạn Sử dụng lá ngải cứu Theo nghiên cứu cho thấy trong ngải cứu chứa nhiều tinh dầu và nó hoạt động như một chất gây tê giúp bạn làm giảm cảm giác đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, chất đắng trong ngải cứu được tạo thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine còn có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp bạn cải thiện tình trạng sưng tấy tại các khớp bị viêm Ngải cứu rang muối giúp bạn đánh bật những cơn đau nhức khớp gối Hướng dẫn bạn cách sử dụng Bạn rửa sạch một lượng ngải cứu cứu vừa phải, để ráo nước rồi đem xao cùng với một chút muối, đến khi lá se lại Khi hỗn hợp còn nóng, bạn bọc vào một cái khăn sạch rồi chườm lên vùng khớp gối đang đi đau. Thực hiện khoảng 3-4 lần/ ngày, mỗi lần chườm tầm 15 phút bạn sẽ thấy cơn đau của mình dịu đi đáng kể Sử dụng lá lốt Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau). Do đó, lá lốt được nhiều chuyên gia đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp Hướng dẫn bạn cách sử dụng Bạn chuẩn bị 30g lá lốt đã rửa sạch, để trong bóng râm cho tới khi héo đi. Sau đó bạn cho vào đun với 300ml nước trong vòng khoảng 30 phút Cuối cùng, bạn gạt bỏ bã, để bớt nóng rồi uống sau bữa ăn để cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối của mình Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các mẹo trị đau khớp gối hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công. Tuy nhiên, đau nhức khóp gối là dấu hiệu cho thấy khớp của bạn đang bị tổn thương. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Hi vọng bài viết trên đây mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích Xem thêm: 14 cách chữa đau khớp gối bằng các thảo dược quen thuộc Link tham khảo: https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-dos-and-donts#2 https://www.medicalnewstoday.com/articles/311280#fourteen-home-remedies Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...