Khắc phục đau nhức xương khớp vào ban đêm, giảm cơn đau giúp dễ vào giấc!

Giấc ngủ của bạn liên tục bị đe doạ, bởi cơn “ác mộng” đau nhức xương khớp vào ban đêm? Thực hành ngay 4 phương pháp sau để cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm sẽ không còn làm phiền bạn.

Giảm đau xương khớp vào ban đêm

Hiện tượng đau nhức xương khớp vào ban đêm kèm triệu chứng gì?

Đau nhức xương khớp vào ban đêm thường sẽ chỉ đi 1 mình. Tuy nhiên, đau nhức xương khớp vào ban đêm cũng giống như những cơn đau xương khớp bình thường khác có thể kèm theo một số triệu chứng như:

Cứng khớp: là một triệu chứng rất thường gặp với những người có triệu chứng đau nhức xương khớp. Cứng khớp về đêm sẽ dễ gặp hơn do sự bất động, nhưng nếu bạn gặp từ 4-5 ngày bị cứng khớp trong 1 tuần bạn nên gặp bác sĩ ngay.

Sưng, nóng, đỏ tại vị trí đau: Sưng, nóng, đỏ, đau là nhóm triệu chứng luôn đi chung với nhau khi có trình trạng viêm nhiễm.

Sốt: Là triệu chứng đi kèm với viêm nhiễm, cơn sốt có thể từ nặng đến vừa tuỳ vào tình trạng viêm nhiễm. Nên gặp đi khám nếu cơn sốt trên 38,5 độ C.

Tê buồn chân tay: Nguyên nhân là do viêm nhiễm hoặc sự thoái hoá gây áp lực lên các dây thần kinh đi qua khớp. Đôi khi không cần đến đau nhức, tê buồn chân tay cũng có thể khiến bạn mất ngủ.

Tại sao cơn đau nhức xương khớp lại nặng về đêm

Tăng cảm thụ: Khi bạn đang cảm thấy thư giãn đầu óc đang bắt đầu trống rỗng chuẩn bị vào giấc ngủ thì cơn đau bắt đầu nhói lên. Liệu cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm lại biết “suy nghỉ” lựa chọn thời điểm tấn công?

Hoàn toàn không! Chỉ đơn giản là khi nghỉ ngơi bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được cơn đâu từ mức nhẹ đến trung bình. Lúc đầu óc bạn đang bận rộn chỉ những cơn đau trên mức trung bình mới có thể gây chú ý cho bạn.

Viêm khớp tăng về đêm: Trong một nghiên cứu sự liên quan giữa giấc ngủ và viêm khớp dạng thấp, các nhà khoa học đã ghi nhận được tình trạng viêm sẽ tăng và khiến bạn dễ đau về đêm hơn (bệnh càng nặng càng dễ mất ngủ).

Thiếu hụt cortisol: Nếu bạn đã từng tiêm thuốc khớp giảm đau có lẽ đã từng nghe qua nhóm hormon này. Đây là một hormon kháng viêm mà nồng độ cao nhất vào lúc 8h sáng, do vậy càng về đêm nồng độ cortisol càng thấp, khiến xương khớp bạn dễ viêm nhiễm hơn.

Sự cứng khớp:Khi ngủ các cơ và khớp của bạn sẽ vào trạng thái nghỉ ngơi tối đa, tức cũng sẽ không đóng vai trò người bảo vệ khớp, đồng thời khớp sẽ bất động 1 vị trí lâu hơn. Lúc này các khớp sẽ dễ bị cứng và một vận động bất chợt có thể khiến cơn đau xuất hiện.

Cơn đau gây mất ngủ, mất ngủ lại gây viêm đau: Đây là một vòng luẩn quẩn, khiến bạn mắc kẹt với triệu chứng đau nhức xương khớp vào ban đêm trường kì. Một cơn đau khớp khiến bạn mất ngủ ngày hôm nay, thiếu ngủ lại là một tác nhân kích ứng viêm gây đau xương khớp [1], khả năng cao là ngày mai bạn sẽ tiếp tục bị mất ngủ vì đau nhức xương khớp!

Cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm có nguy hiểm không?

Cơn đau nhức xương khớp có thể là một bệnh lý mãn tính của tuổi già, nhưng việc mất ngủ lại là vấn đề khác và trầm trọng hơn rất nhiều. Theo ClevelandClinic: Việc mất ngủ hoặc thiếu ngủ do cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm sẽ khiến bạn mắc thêm nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm khác như:

  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Đau tim
  • Suy tim
  • Đột quỵ

4 cách khắc phục cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm

Các phương pháp giúp giảm đau nhức xương khớp vào đêm

Chườm lạnh, nóng giảm đau trước khi ngủ 

Để lựa chọn phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh, bạn cần phải nắm cơn đau của bạn do viêm hay không. Nếu do viêm thì bạn nên chườm lạnh và nếu cơn đau đơn thuần không có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, kèm theo thì bạn nên sử dụng các phương pháp chườm nóng.

a.Chườm nóng: Nếu cơn đau chưa xuất hiện bạn nên thực hiện chườm nóng trước khi ngủ để ngăn cản cơn đau xảy ra trong lúc ngủ. Việc chườm nóng sẽ tăng cường tuần hoàn mạch máu nhờ làm giãn mạch máu giúp máu đi và về dễ dàng hơn.

Nhờ việc tuần hoàn diễn ra nhanh chóng, oxy và chất dinh dưỡng sẽ đi vào khớp nhanh hơn. Tổn thương sẽ được sửa chữa nhanh hơn, giảm cứng các khớp và tăng được lượng dịch có trong bao khớp.

Cách thực hiện chườm nóng phòng ngừa cơn đau: Đầu tiên phải nhắc nhở bạn đọc, bạn nên bắt đầu từ mức nhiệt nhẹ nhất trước, tránh nóng rát da sẽ càng khiến bạn mất ngủ.

  • Gợi ý ở nhiệt độ: Trong mức 40 độ C, hoặc khi để vào da chỉ thấy ấm và không khó chịu.
  • Dụng cụ chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi chườm bằng cao su, khăn thấm nước ấm

đau nhức xương khớp vào ban đêm

b.Chườm lạnh: Nếu bị cơn đau nhức xương khớp do viêm (cảm giác vùng da xung quanh khớp nóng và đỏ) bạn nên thử sử dụng chườm lạnh. Chườm lạnh sẽ làm co mạch thúc đẩy các phần dịch bị tồn đọng ở ngoại bài (các dịch viêm và gây sưng) đưa vào bên trong mạch máu và bắt đầu thanh thải.

Cũng như chườm nóng bạn nên bắt đầu ở những mức lạnh nhẹ nhàng cảm thấy dễ chịu, nếu chưa giảm đau có thể làm túi chườm lạnh thêm.

Nhiệt độ thích hợp là hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác dễ chịu của bạn. Tuy nhiên phải lưu ý rằng không để cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào da.

  • Dụng cụ chườm lạnh: Có thể sử dụng túi chườm và cho một ít muối vào bên trong, hoặc túi nilon và bọc ngoài bằng khăn khô.

đau nhức xương khớp vào ban đêm

Mát- xa bằng thảo mộc nóng 

Mát-xa giảm đau nhức xương khớp và tạo cảm giác dễ chịu giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Để đưa bạn đi vào giấc ngủ thì không gì tốt bằng phương pháp mát xa bằng dầu gừng. Bạn có thể dễ dàng mua dầu gừng, tỏi từ trước và sử dụng khi cần.

Gừng và tỏi đều có tính chất kháng viêm và cực kỳ hữu hiệu để giảm bớt các triệu chứng đau do viêm khớp. [1],[2]

Nếu không có sẵn, bạn có thể thực hiện làm nước gừng và tinh dầu tỏi massage như sau:

Tinh dầu gừng có thể làm tại nhà như sau: sắc 4-5 lát gừng mỏng cho và đun với nước sôi, khi sôi dùng lửa nhỏ 10p rồi bắc ra cho thêm nước vào để làm mát nước sôi. Sau đó bạn có thể dùng khăn ấm thấm vào rồi đắp lên vị trí đau.

Tinh dầu tỏi: Đun nóng 4-5 múi tỏi trong dầu oliu (hoặc dầu thực vật) , đến khi tỏi chuyển sang màu hơi nâu (5-7 phút) thì bạn có thể chắt và sử dụng dầu này để xoa bóp.[3]

Cách massage:

  • Ngồi tư thế thẳng lưng trên ghế
  • Dùng 2 lòng bàn tay vuốt nhẹ phần cơ phía trên của khớp, vuốt theo hướng từ chân lên đầu, đến khi cảm nhận được nhiệt từ vùng da thì thoa tinh dầu đã được làm ấm.
  • Bắt đầu xoa nhẹ khớp đau, nên xoa thành hình tròn lực vừa đủ thực hiện trong 5 phút.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào vùng khớp rồi day từ từ lên vùng cơ trên khớp. Thực hiện trong 5 phút.
  • Nắm 2 bàn tay lại đấm nhẹ nhàng các vùng cơ xung quang khớp rồi vào khớp (lưu ý càng vào khớp lực càng nhẹ lại) thực hiện trong 5 phút.
  • Sau khi massage nên ngồi nghỉ 10 phút rồi mới đứng dậy, sau 10 phút có thể dùng khăn lau sạch và đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nhưng vẫn tránh hoạt động mạnh hoặc cúi người lau dọn.
đau nhức xương khớp vào ban đêm
Một số cách massage cho các vị trí khớp khác nhau

Tắm nước nóng

Chỉ với 15 phút tắm nước nóng hằng ngày, chứng viêm khớp của bạn sẽ thuyên giảm đi rất nhiều. Theo Tổ Chức Về Viêm Khớp Hoa Kì (AF): Ngâm mình trong nước ấm là một trong những hình thức trị liệu bổ sung lâu đời nhất, rẻ nhất và an toàn nhất. 

Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước ấm bằng vòi sen sẽ mở đường cho dòng máu đi vào mô tổn thương dễ hơn, từ đó giúp cho mô tổn thương nhận được nhiều dinh dưỡng và oxy, thúc đẩy quá trình làm lành.

Nhiệt độ thích hợp cho tắm nước ấm: Từ 35-37 độ C (Theo AF)

Đặc biệt phương pháp này không chỉ có thể sử dụng trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng trước khi thực hiện các bài tập thể thao.

Thực hiện phương pháp này cũng vô cùng đơn giản:

  • Đứng thẳng người hoặc có thể ngồi trước vòi sen.
  • Xả nước ấm ra phía ngoài, đưa tay thử nước đã vừa chưa.
  • Thực hiện việc tắm như bình thường.
  • Đảm bảo lau thật khô sau khi tắm, nên tránh ngồi quạt hoặc ra ngoài trời ngay.
Lưu ý: Không nên thực hiện phương pháp này nếu bạn đang bị sưng viêm (có các triệu chứng sưng nóng đỏ đau tại 1 vị trí trên cơ thể).

đau nhức xương khớp vào ban đêm

Tránh 5 nhóm thực phẩm có thể gây viêm vào buổi tối.

Viêm là một triệu chứng đôi lúc có lợi cho cơ thể vì tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên, cơn viêm gây đau nhức xương khớp vào ban đêm thì không có lợi chút nào cho bạn và giấc ngủ. Do vậy, bạn nên tránh các tác nhân gây viêm đặc biệt là trong bữa ăn khi gần đi ngủ.

Một số nhóm thức ăn sẽ rất dễ gây viêm và nên tránh như:

1.Thực phẩm ngọt có hàm lượng Fructose cao: Nước ngọt, kẹo, trái cây đóng hộp, sữa chua có đường, nước ép,…

Nhóm thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nặng nề hơn và có thể kéo theo một số căn bệnh mãn tính khác.

2.Thực phẩm nhiều chất béo không boã hoà: Đồ ăn chiên xào, bơ thực vật và một số loại bánh ngọt,…

Các nhóm thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng cholesterone và làm tăng mạnh các phản ứng viêm trong cơ thể [4].

3.Rượu bia lượng nhiều: Một số bệnh nhân bị gout khi đi ăn uống về cho rằng thực phẩm ăn vào khiến mình bị đau, nhưng thực tế rượu bia mới là chất kích thích cơn viêm và axit Uric tích tụ gây đau.

Rượu bia quá mức khi vào cơ thể sẽ kích động các tác nhân gây viêm mạnh hơn. Trong một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha, người tiêu thụ rượu lượng vượt ngưỡng (>40ml) sẽ có CPR (xét nghiệm chuẩn đoán viêm) cao hơn từ 4-5 so với người không uống rượu, đặc biệt là phụ nữ.

4.Thịt hộp và thịt đông đã chế biến: Các thực phẩm này sẽ trải qua một quá trình chế biến và thêm chất phụ gia gọi là AGEs, và có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng AGEs là tác nhân gây viêm sưng [5],[6].

Ngoài ra các loại thịt đông lạnh và thịt chế biến sẵn này còn là nguyên nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

5.Nhóm thực phẩm cuối là nhóm thực phẩm mà bạn ghi nhận được sẽ khiến cơn đau nặng hơn, mỗi cá nhân thường thực đơn gây viêm riêng (Có người sẽ tăng viêm khi ăn tôm cua, có người sẽ do ăn thịt dê,…). Do vây, ngoài 4 nhóm trên, tốt nhất, bạn nên ghi nhận lại những món ăn gây viêm cho bản thân.

đau nhức xương khớp vào ban đêm
Cà chua là một trong những thực phẩm kháng viêm hàng đầu (Tránh sử dụng nếu bạn có tăng Axit dạ dày)

➤Tìm hiểu thêm về nhiều món ăn nên kiêng và nên ăn tại bài viết Đau nhức xương khớp nên ăn gì kiêng gì

3 thuốc giảm đau giảm viêm phù hợp sử dụng vào ban đêm

Lưu ý quan trọng: 3 nhóm thuốc sau đây chỉ sử dụng ngắn hạn, và không thể thay thế cho lời khuyên và chỉ định từ bác sĩ điều trị cho bạn!

1.Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc giảm đau và hạ sốt, phù hợp với người bị đau nhức xương khớp về đêm.

  • Ưu điểm: Phù hợp với con đau nhẹ và vừa. Không gây nhiều tác dụng phụ đặc biệt là rất ít ảnh hưởng đến tim mạch và hô hấp của người dùng.  Không gây viêm loét dạ dày đặc biệt vào buổi tối khi mà bụng bạn đang trống.
  • Nhược điểm: Không giảm được các cơn đau mức độ trên trung bình và nặng, sử dụng thời gian dài hoặc quá liều có thể gây độc gan.
  • Cách sử dụng vào buổi tối: Uống ngay khi đau, sử dụng viên uống 500mg, có thể nhắc lại ngay 1 viên nếu chưa giảm đau.(*)

Lưu ý: Không sử dụng quá 4 g/ngày

2.Thuốc kháng histamin thê hệ 1: Hiện tại tuy đã có histamin thế hệ 2. Tuy nhiên, thuốc thế hệ 1 có một tác dụng phụ nhưng lại phù hợp với người đau viêm xương khớp vào ban đêm là gây buồn ngủ. Thuốc khi vào cơ thể sẽ ức chế các tác nhân gây viêm và dị ứng từ đó giảm được cơn đau. Có thể phối hợp với Paracetamol.

  • Ưu điểm: Giảm viêm nhờ đó giảm được cơn đau nhức xương khớp về đêm. Tác dụng phụ buồn ngủ sẽ hỗ trợ bạn vào giấc nhanh hơn.
  • Nhược điểm: Một số người dùng có thể gặp tác dụng phụ chóng mặt gây thêm khó chịu, chỉ giảm được các phản ứng viêm và dị ứng mức độ nhẹ.
  • Cách sử dụng vào buổi tối:Chlorphenamin 4-12mg sau ăn. Tối đa: 24mg mỗi ngày.(*)

Lưu ý: Thuốc có tác dụng phụ lớn hơn Paracetamol do vậy nên lưu ý sử dụng ngắn hạn, nếu cơn đau không mất đi sau 2-3 lần sử dụng nên đến bệnh viện và thăm khám để được chuẩn đoán, điều trị chính xác.

3.Ibuprofen:

Là nhóm thuốc Nsaids có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, do vậy thuốc có thể sử dụng không cần phối hợp để giảm các cơn đau xương khớp.

  • Ưu điểm: Có thể kháng viêm và giảm đau cùng lúc
  • Nhược điểm: Có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, và ảnh hưởng đến chuyển hoá gan, thận.
  • Cách sử dụng vào buổi tối: Sử dụng 1 viên sau bữa ăn, liều lượng 400mg. (*)

Lưu ý: Khi mua thuốc, tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ bán thuốc, và nên sử dụng có chừng mực vì Ibuprofen có tác dụng phụ nặng nề.

(*)Liều dùng căn cứ theo Mims, không thay thế chỉ định liều dùng của bác sĩ.

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Như bạn đã thấy việc sử dụng thuốc tây y sẽ mang lại rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn lên gan, thận, dạ dày, và thời gian sử dụng không được lâu dài mà các cơn đau nhức lại dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, sử dụng nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp và hỗ trợ giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn là lựa chọn bổ trợ phù hợp hơn cả, an toàn có thể sử dụng được lâu dài.

Khương Thảo Đan ra đời cũng chính với mục đích này, là một sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bên trong Khương Thảo Đan là thành quả nghiên cứu trong 6 năm của PGS- Tiến sĩ Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) với mong muốn đưa được các vị thuốc dân gian một cách đầy đủ tính dược lý vào trong sản phẩm nhỏ gọn và dễ sử dụng.

Giảm đau xương khớp vào ban đêm
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan với cả ba công dụng giảm đau – chống viêm – tái tạo giúp cải thiện triệu chứng của thoái hóa xương khớp hiệu quả

Thành quả hơn 6 năm nghiên cứu của PGS-Tiến Sĩ Lê Minh Hà đã đạt được thành tựu KGA1 được chiết xuất hoàn toàn từ Địa liền. KGA1, trên thực nghiệm lâm sàng, đã đem cho thấy tác dụng vượt trội so với các nguyên liệu cao Địa liền chưa được chiết xuất. Đặc biệt cũng trong nghiên cứu lâm sàng trên KGA1 còn thể hiện khả năng giảm đau và kháng viêm cao hơn so với 2 nhóm thuốc tây thường dụng cho người bị đau nhức xương khớp.

Để đạt hiệu quả cao hơn trong hỗ trợ kháng viêm và giảm đau xương khớp, Khương Thảo Đan còn bổ sung bài thuốc quý Độc Hoạt Kí Sinh Thang, giúp chữa lành các căn bệnh đau thần kinh toạ, Đau xương khớp do thời tiết, Thoái hoá khớp,…

Không chỉ có tác dụng kép giúp giảm đau nhức và kháng viêm, Khương Thảo Đan bổ sung thêm cho người dùng Collagen type II không biến tính. Được nghiên cứucó khả năng tăng cường dưỡng chất vào sụn khớp và bổ sung hoạt dịch cho khớp từ đó ngăn cản bước tiến của các căn bệnh: Viêm khớp dạng thấp, Thoái hoá khớp,…

Với tác dụng 3 vòng khép kín: Giảm cơn đau, Giảm viêm, Tăng tái tạo sụn khớp, Khương Thảo Đan là sản phẩm được Bộ Y Tế kiểm định và cấp phép sử dụng. Khương Thảo Đan được trưng bày và bán tại các đơn vị kinh doanh dược phẩm có uy tín, an toàn nhờ vậy người bệnh bị mắc các bệnh lý dạ dày, gan vẫn có khả năng sử dụng lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ!

Giảm đau xương khớp vào ban đêm

Đau nhức xương khớp vào ban đêm khi nào cần đi khám

Các phương pháp trên sẽ giúp bạn giảm dần cơn đau và không phải đối mặt với cơn ác mộng đau nhức xương khớp vào ban đêm. Nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng như sau nên đến ngay các đơn vị y tế để được chuẩn đoán và điều trị:

  • Khớp đau nhức và có di lệch khớp (khớp thực hiện được các động tác bất thường).
  • Mất khả năng vận động và sinh hoạt do cơn đau.
  • Cơn đau vẫn dữ dội về đêm cho dù đã áp dụng các phương pháp trên.
  • Cơn đau kèm theo sốt, ớn lạnh, mẫm đỏ.
  • Mất ngủ trên 1 ngày do cơn đau nhức xương khớp.

Trên đây là những phương pháp giúp bạn giảm đau nhức xương khớp vào ban đêm. Bạn có thể sử dụng các phương pháp này cho cơn đau cố định vào thời điểm bất kì trong ngày dù sáng hay tối. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính bổ sung điều trị, bạn vẫn nên đi thăm khám và có chuẩn đoán chính xác nhất!

Nguồn tham khảo: 

Thư viện Y Khoa Quốc Gia- Mỹ (NCBI)

Pubmed, Senority, MIMs, Healthline

Trang thông tin y khoa Phòng Khám Cleverland -Mỹ

Tài liệu nghiên cứu KGA1 của Viện INC

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...