6 nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh chính là yếu tố then chốt để phòng ngừa và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Trong bài viết này Khương Thảo Đan sẽ chia sẻ 6 nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nên biết.

Quy luật lão hóa là điều mà chúng ta khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã nhận định lão hóa nào cũng có thể sớm nhận định, phát hiện cũng như điều trị kịp thời nếu như chúng ta hiểu đúng về nó. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh rất khó nhận diện được từ sớm vì vậy chúng ta cần hiểu rõ được thế nào là thoái hóa đốt sống cổ và nguyên nhân ra sao để có phương pháp phòng ngừa từ sớm.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cột sống cổ gồm có 33, 34 đốt sống trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cục nối liền với nhau tạo thành xương cùng và xương cục. Các đốt sống kết nối với nhau bằng các dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống xoắn, bên trong ống xoắn chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng lão hóa xương ở vùng cổ. Khi mắc bệnh lý về xương khớp này lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn.

Sự thoái hóa của đốt sống cổ làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt mẻ tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài gây lên thoát vị đĩa đệm.

Các dây chằng thoái hóa cũng bị giòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra và bắt đầu trở lên sần sùi chèn ép vào rễ thần kinh trong ống sống hoặc rễ liên hợp. Hay chèn vào các dây thần kinh trong các dây chằng và gây đau nhức. Mỗi người sẽ có cảm nhận đau khác nhau, có khi đau tại chỗ, có khi đau vai, đau sau gáy, đau và tê hai cánh tay.

6 nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

1. Vấn đề tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu gây lên thoái hóa đốt sống cổ. Khi mà tuổi càng cao thì chức năng xương khớp sẽ ngày càng suy yếu và các bộ phận xương khớp trong cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa và không còn linh hoạt như trước nữa. Khi đó các tế bào sụn cũng bắt đầu mất tính đàn hồi và khả năng tái tạo, tình trạng loãng xương, khô khớp,…. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến thoái hóa các đốt xương cột sống và đặc biệt là cột sống cổ bị thoái hóa gây đau nhức khó chịu và bị tê cứng.

Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi sau 40, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và khi ở tuổi 25-35 cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ do tính chất công việc, dinh dưỡng thiếu chất và ít tập thể dục.

2. Do chấn thương

Những chấn thương để lại gây ảnh hưởng đến vùng cổ do tai nạn, ngã… nếu không được điều trị dứt điểm cũng sẽ làm cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn. Những chấn thương ảnh hưởng đến vùng cổ như đau gân, dãn dây chằng, đau cơ, tác động đến dây thần kinh và đặc biệt là gãy xương cổ… Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến cho vùng cổ bị đau nhức, mỏi xương khớp rất khó chịu. Để càng lâu thì việc chữa thoái hóa gặp nhiều khó khăn hơn.

3. Do tính chất công việc

Một số công việc văn phòng, ít vận động, ngồi lâu một chỗ, những công việc cần bê vác đồ nặng trên vai sẽ âm thầm phá hủy đi các đốt sống cổ mà ít ai có thể ngờ đến.

  • Mang vác những vật nặng trên vai, cổ: Những công việc thường xuyên phải khuân vác vật nặng trên vai, làm việc trong suốt thời gian dài sẽ gia tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là ở vùng vai, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó hình thành bệnh.
  • Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Vùng cổ, vai gáy không thường xuyên cử động mà chỉ giữ nguyên một tư thế sẽ khiến cho các khớp cổ bị tê, bị cứng khớp. Quá trình thoái hóa khớp còn đến nhanh hơn ở những người ngồi sai tư thế, không giữ thẳng phần cổ và đầu, ngồi cúi gập về phía trước sẽ làm sai lệch đi cấu trúc bình thường của cổ, gây biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dẫn đến thoái hóa đốt sống, cột sống.

4. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ít tập luyện thể dục

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức khỏe về mặt thể chất mà còn giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp, xương khớp. Vận động thể thao đều đặn, đúng cách giúp các khớp luôn khỏe mạnh, lượng máu được lưu thông đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Ít luyện tập sẽ khiến cho các sợi gân, cơ dễ bị co rút gây đau nhức, xương khớp không được chắc khỏe. Đặc biệt, các đốt sống cổ rất ít được vận động, nên lượng máu đến nuôi dưỡng khu vực này cũng ít đi. Đốt sống cổ thiếu dinh dưỡng thúc đẩy quá trình thoái hóa đến sớm và nhanh hơn.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với hệ thống xương khớp trong cơ thể. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không chỉ khiến cho cơ thể không khỏe mạnh, cơ thể bị rối loạn chức năng trao đổi chất mà còn dẫn đến tình trạng xương khớp bị yếu đi và dễ bị thoái hóa hơn.

Vì vậy, bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ những loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất cần thiết như: Canxi, Magie, Omega 3, Vitamin D, Vitamin C,… sẽ nâng cao được sự chắc khỏe cho xương khớp, tăng khả năng tái tạo, hạn chế nguy cơ thoái hóa cột sống cổ.

5. Do hoạt động sai tư thế

Việc vận động sai tư thế lâu ngày: ngồi làm việc sai tư thế, nằm quá cao, đệm quá cứng hoặc quá mềm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những người làm công việc thường xuyên phải cúi, ngửa, mang vác vật nặng trên đầu nhiều sẽ gây áp lực lên vùng cổ, lâu ngày sẽ gây ra thoái hóa cột sống cổ.

6. Do một số bệnh lý

Vôi cột sống, xơ hóa dây chằng, loãng xương, thoái hóa khớp… là những bệnh lý hàng đầu gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Thoái hóa khớp do nhiều yếu tố tạo ra nhưng đều làm cho các đốt sống bị chèn ép và dồn ép bởi trọng lượng cơ thể nên rất dễ gặp phải tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm làm cho lớp bao xơ sẽ bị rách, khiến nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài từ đó chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống gây đau đớn cho người bệnh. Việc tổn thương đĩa đệm cũng khiến cho việc cử động của khu vực cổ đau nhức và khó khăn hơn.
  • Khi dây chằng bị xơ hóa sẽ làm cho các khớp ở cổ kém linh hoạt hơn.

Nhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ

Nếu như trước đây chúng ta sẽ trả lời rằng nhóm người lớn tuổi chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. Thế nhưng bây giờ, nhóm người mắc thoái hóa đốt sống cổ ngày một trẻ hóa hơn. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà những người trẻ cũng là đối tượng dễ mắc. Những đối tượng dễ mắc bệnh này là:

  • Người nông dân: Họ thường phải làm việc quá sức, sai tư thế. Tình trạng này kéo dài thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ mà còn tác động xấu tới phần cột sống.
  • Người lao động chân tay, công nhân thường xuyên bê vác đồ nặng dễ mắc các bệnh thoái hóa xương khớp. Vì họ phải làm việc quá sức trong thời gian dài, nên họ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi giải lao sau 1 giờ làm việc, nếu bê các vật quá nặng thì nên dùng dụng cụ hỗ trợ.
  • Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian 8-10 tiếng cộng với việc ít vận động cũng là nguyên nhân khiến cổ bị thoái hóa. Để giảm tình trạng này, những người làm việc văn phòng cần vận động thường xuyên giúp tránh co cứng cơ, đau nhức xương khớp,…

Phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Dựa vào những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ kể trên chúng ta có thể đưa ra những phương pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh phù hợp. Tuổi tác là yếu tố mà chúng ta không thể can thiệp được nhưng các nguyên nhân gây bệnh khác đều có thể điều hướng được. Điều quan trọng nhất là điều chỉnh lại tư thế và các hoạt động hàng ngày dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

  • Với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc và phải ngồi nhiều cần dành thời gian cho việc xoa bóp và chăm chăm sóc vùng vai gáy, cổ. Với những công việc này cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho phù hợp. Tránh làm việc quá sức sẽ dẫn tới những căng thẳng cho vùng cột sống cổ.
  • Với những người làm việc văn phòng, ít vận động thì cứ sau 1 – 2 giờ làm việc lại đứng lên đi lại, vươn vai để các khớp được vận động chứ không nên ngồi liên tục trong thời gian dài.
  • Điều chỉnh lại tư thế làm việc, vận động khi sai tư thế. Dù là ở văn phòng hay ở nhà, bàn ghế làm việc cần có độ cao phù hợp tránh kê quá cao, quá thấp. Người ngồi nhiều cần phải thực hiện điều chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, tư thế cần đảm bảo thẳng và 2 vai ngang bằng.
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để giãn xương khớp. Tuyệt đối không vặn cổ hay bẻ cổ đột ngột khi mỏi cổ bởi chính điều này là nguyên nhân có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Khi nghi ngờ hoặc có biểu hiện của bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi nhiều kết hợp với các biện pháp thư giãn, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Đồng thời áp dụng các bài tập dành riêng cho những người mắc đốt sống cổ giúp quá trình điều trị mang lại kết quả cao nhất.
  • Cần bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe bản thân và sức khỏe của xương khớp.

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính khác nhau. Bệnh có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, bạn cần nâng cao tinh thần phòng tránh căn bệnh này ngay hôm nay nhé!

Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1156 hoặc để lại câu hỏi ở khung comment bên dưới chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...