Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh - Cẩn trọng kẻo bại liệt

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần được điều trị kịp thời. Vì vậy, sớm nhận biết được biến chứng này cũng như xác định rõ nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?

Khu vực cổ có rất nhiều mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Theo các chuyên gia, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh hay còn gọi là hội chứng rễ thần kinh cổ xuất hiện do phần cột sống cổ bị thoái hóa, tổn thương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên dây thần kinh vùng cổ. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ bắt đầu gây xơ hóa, suy giảm chức năng dẫn điện, tích tạo nên các cơn đau bắt đầu từ vùng cổ xuống một hoặc hai bên cánh tay, vị trí đau phụ thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương.

Ngoài ra, các dây thần kinh ở khu vực cổ có vai trò cung cấp oxy, dưỡng chất và truyền đạt thông tin, tín hiệu đến não. Khi hệ thống dây thần kinh ở cổ bị chèn ép sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu đến não và gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não.

Thông thường, khi gặp phải tình trạng chèn dây thần kinh, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện như:

  • Đau, mỏi cổ: đau dai dẳng vùng vai gáy hoặc quanh khớp, đau tăng khi ngửa cổ hoặc cúi cổ, xoay cổ qua phải hay qua trái, ho hoặc hắt hơi. Nhiều khi cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân không nằm được, rất khó chịu.
  • Đau vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đến các ngón tay: theo rễ thần kinh bị chèn ép người bệnh còn có cảm giác đau, tức theo dải cảm giác của rễ thần kinh. Đó là những cơn đau lan từ cổ xuống vau gáy, cánh tay, người bệnh còn có cảm giác tê buốt tay, cánh tay như bị kiến bò gây tê rần. Ngón tay, bàn tay tê lạnh, mỏi cơ tay, cứng tay nhất là vào thời điểm sáng sớm
  • Cơ bị chi phối yếu, teo cơ nhanh: teo cơ hai đầu, teo ba đầu hay teo cơ kẽ xương bàn tay.
  • Thường bị ù tai, thỉnh thoảng mắt bị mờ, tầm nhìn bị hạn chế.
  • Cơ thể mất cân bằng, đi đứng không vững.
  • Thỉnh thoảng giọng nói bị thay đổi, khó nghe, hay sâu răng hoặc rối loạn nha khoa.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh nào?

Các dây thần kinh bị chèn ép thường là:

  • Dây thần kinh quanh vùng cột sống cổ: Hệ thống dây thần kinh vùng cổ rất dễ bị chèn ép, nếu tình trạng chèn ép dây thần kinh ở những khu vực này xảy ra thường xuyên thì người bệnh có thể sẽ xuất hiện những cơn đau tê và nhức mỏi ở vùng cổ, vai gáy và hai bả vai.
  • Dây thần kinh ở vùng cánh tay, cổ tay đến các ngón tay: Các dây thần kinh ở khu vực này rất nhạy cảm. Vì vậy, khi các dây thần kinh vùng cánh tay bị chèn ép thì cánh tay, nhất là bàn tay sẽ có cảm giác tê nhức và ngứa ngáy, giảm sự linh hoạt của cánh tay. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ có thể xuất hiện tình trạng teo cơ tay, mất cảm giác và mất khả năng cầm nắm.

Xem chi tiết:

Vì sao thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Người bệnh cần được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát. Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất chính là do quy luật lão hóa của cơ thể, ngoài ra nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có thể bắt nguồn từ những yếu tố:

  • Do một số bệnh lý về xương khớp, cột sống như: thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống…
  • Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Lâu ngày khiến cho xương khớp không được linh hoạt, bị xơ hóa
  • Béo phì cũng là nguyên nhân gây chèn dây thần kinh cổ. Bởi vì khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lên cột sống, khiến bộ phận này biến dạng, lệch đĩa đệm…
  • Thường xuyên mang vác đồ nặng, làm việc, sinh hoạt sai tư thế cũng là nguyên nhân gây thoái hóa. Đặc biệt, ở những người lao động chân tay, bê vác đồ nặng thì nguy cơ thoái hóa càng cao do xương khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngủ gối quá cao, ngồi quá lâu 1 tư thế, ngủ sai tư thế… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa phổ biến.

Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Khi dây thần kinh khu vực cổ bị chèn ép sẽ khiến mạch máu khó lưu thông, tắc nghẽn, ứu trệ và dần dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh mang đến rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm. Có thể khẳng định, đây là một biến chứng nguy hiểm cần được sớm thăm khám và điều trị dứt điểm. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân dễ gặp phải các tình trạng như:

  • Huyết áp bất ổn: Đây là biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh. Chèn ép dây thần kinh khiến cho người bệnh gặp phải những biểu hiện như: khó thở, tim như bị đè nén, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu…  Khi chỉ số huyết áp quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra tai biến làm tê liệt tứ chi.
  • Mắt mờ, ù tai: Khi bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng mắt mờ, ù tai khó kiểm soát. Triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng như công việc mỗi ngày.
  • Rối loạn tiền đình: Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến mạch máu khó lưu thông, tắc nghẽn, ứu trệ. Khi đó, những dưỡng chất cần thiết và oxy sẽ không được vận chuyển lên não và gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn máu. Hiện tượng này xảy ra có thể gây nên bất tỉnh đột ngột. Điều này còn khiến cho bệnh nhân thường xuyên bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiền đình kéo dài.
  • Đau nhức răng: Hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa còn gây kích thích sự co thắt ở họng. Khi dây thần kinh bị kích thích và co thắt sẽ gây chán ăn, mệt mỏi cho người bệnh.
  • Hạn chế vận động: Dây thần kinh tại đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của vùng cổ và tay. Người bệnh sẽ khó cử động cổ, cánh tay khi gặp phải biến chứng này.
  • Liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh. Ban đầu, người bệnh sẽ chỉ có dấu hiệu đau lưng, mất cảm giác chân tay, sau đó bệnh sẽ tiến triển gây ra liệt nửa người.

Bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nên làm gì?

Khi nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.

Hiện nay, việc điều trị thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số phương pháp như điều trị ngoại khoa, vật lý trị liệu, điều trị nội khoa, cùng với đó là kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để cải thiện bệnh.

Để xoa dịu cơn đau do bệnh gây ra, có thể áp dụng một số biện pháp như:

Chườm nóng

Phương pháp chườm nóng giúp các mạch máu và cơ giãn nở ra từ đó khiến máu lưu thông dễ dàng, tăng tuần hoàn máu đến các chi, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp lên não đầy đủ giúp giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một chiếc khăn sạch ngâm với nước nóng
  • Dùng khăn này đắp lên vùng cổ vai gáy và các vị trí đau nhức
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.

Massage

Thường xuyên xoa bóp massage tại các vị trí, khu vực đau nhức sẽ giúp tác động trực tiếp vào các dây thần kinh giúp khắc phục tình trạng căng cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng với lực vừa đủ để mang lại hiệu quả. Việc dùng lực quá lớn có thể làm cho vị trí đó bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp xương khớp được chắc khỏe, dẻo dai mà việc hồi phục các thương tổn cũng nhanh chóng hơn. Các dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể như canxi, kali, magie, kẽm, vitamin…

Song song với việc bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp thì người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách:

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu nhất là mỡ động vật.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

➤ Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?

Lưu ý dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Như đã nói ở trên, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến hệ vận động của người bệnh và thậm chí là gây bại liệt. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên chủ động tìm đến các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số lưu ý mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh không nên bỏ qua:

  • Ngay khi phát hiện ra bệnh bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn, điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, nằm hợp lý kết hợp với các liệu pháp massage, xoa bóp vị trí đau nhức để giảm đau nhanh
  • Hạn chế, tránh vận động nhiều nó có thể làm cho vùng tổn thương tiến triển nghiêm trọng hơn
  • Ở một số người bệnh khi đã có biểu hiện chèn ép xuống cánh tay thì nên cố định cổ tay sao cho tay thả lỏng để thẳng xuống trong lúc nằm ngủ nghỉ. Không nên nằm đè lên tay hay bẻ cong khớp vì sự chèn ép dây thần kinh lúc này sẽ biến chuyển nguy hiểm hơn.
  • Hằng ngày nên luyện tập các bài thể dục phù hợp với tình trạng bệnh giúp cho sức khỏe cơ thể được cải thiện, cung cấp oxy cho cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi của dây thần kinh. Bơi lội, đi bộ… là những bài luyện tập giúp giảm đi áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Nên loại bỏ những đồ ăn cay mặn, giàu béo, giàu đạm như thịt chó, xúc xích, thức ăn sẵn… ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
  • Với những người thừa cân béo phì cần có chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao để giảm cân giúp giảm áp lực lên các khớp
  • Lựa chọn gối phù hợp không quá cao và cũng không quá thấp gây mỏi cổ
  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là một biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời biến chứng này có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh này là cả một quá trình lâu dài, vì vậy quá trình điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhanh chóng hồi phục thì ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp luyện tập, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...