Thoái hóa cột sống lưng

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh mạn tính mà bất cứ ai cũng có thể mắc khi tuổi cao. Theo thống kê cho thấy có đến hơn 80% người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh này. Nhưng điều đáng nói là nó đang có xu hướng trẻ hóa dần. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh đến thế? Và chúng ta nên làm gì để phòng tránh căn bệnh này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcThoái hóa cột sống lưng là bệnh gì?Nguyên nhân nào khiến tôi dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng?Nguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanDấu hiệu nào cho thấy tôi bị thoái hóa cột sống lưng?Bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?Làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống lưng?Xây dựng một chế độ ăn uống khoa họcĐiều chỉnh tư thế sinh hoạt sao cho đúngTích cực rèn luyện các hoạt động thể chấtThăm khám thường xuyênLựa chọn sản phẩm hỗ trợ giảm thoái hóa cột sống thắt lưngKết luận Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Cột sống của con người kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò như 1 trục hỗ trợ cân nặng cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cột sống được tạo thành từ nhiều đốt xương xếp chồng lên nhau thành một khối, ngăn cách bởi một lớp đệm gọi là đĩa đệm. Cột sống thường được có 32-34 đốt sống tạo thành, chia thành 5 đoạn bao gồm: 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng Đoạn cụt gồm từ( 3 – 5) đốt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác Trong giải phẫu học, vị trí đốt cột sống lưng trên cột sống được xác định từ L1 – L5 và S1, chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng. Trong đó đốt sống thắt lưng L4 và L5 là dễ bị viêm và thoái hóa nhất. Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng về cơ bản là sự tổn thương của lớp sụn và đĩa đệm cột sống lưng. Kéo theo đó là những thay đổi ở phần xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dẫn đến gai hoặc viêm khớp cột sống. Tình trạng này khiến bạn bắt gặp những cơn đau nhức hằng ngày và có thể lan rộng ra các khu vực cận kề. Vị trí cột sống lưng được xác định từ L1-L5 (Ảnh minh họa) Nguyên nhân nào khiến tôi dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng? Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống lưng. Thông thường, nó đều xuất phát từ những yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể như sau: Nguyên nhân khách quan Quy luật lão hóa tự nhiên Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh gắn liền với tuổi già. Tuổi càng cao quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng hơn. Lúc này khả năng tự tổng hợp glucosamin, collagen nuôi dưỡng sụn khớp sụt giảm khiến cho chất lượng sụn khớp kém dần đi Bên cạnh đó, đĩa đệm giữa 2 đốt sống lưng cũng có hiện tượng thoái hóa dần theo, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày dễ bị rách gây nên biến chứng thoát vị đĩa đệm…Hơn thế nữa, mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương, cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cũng bị co kéo quá mức làm giảm khả năng đàn hồi vốn có khiến bạn chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ Do di truyền Nếu trong gia đình nhà bạn có bố mẹ, hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng, thì so với người bình thường nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do bạn được di truyền đặc điểm cấu trúc cột sống từ họ Do dị tật bẩm sinh Một số người sinh ra chẳng may mắc các dị tật như gù hay vẹo cột sống thì cũng làm gia tăng khả năng thoái hóa cột sống lưng sớm hơn. Bởi ngay từ bé cấu trúc bất thường của cột sống đã làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng. Khi lớn lên thì tần suất vận động càng nhiều hơn làm cho các sụn khớp, đĩa đệm chịu áp lực theo một cách bất thường mà gây nên nguy cơ thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân chủ quan Sai tư thế sinh hoạt và lao động Nằm ngủ nghiêng vẹo trên mặt bàn Tư thế đi đứng ngồi không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người Ngồi học hoặc làm việc trong một thời gian dài mà không vận động Mang vác vật nặng hay kéo đẩy vật nặng sai tư thế Đi giày cao gót Những thói quen trên khiến cho cột sống chịu áp lực quá tải thường xuyên, lâu ngày làm cho cấu trúc của cột sống thay đổi, cơ và hệ thống dây chằng xung quanh nhanh bị thoái hóa. Ngồi làm việc sai tư thế khiến cột sống lưng nhanh chóng bị thoái hóa (Ảnh minh họa) Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng Dinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo sụn mới. Nếu bạn ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, magie, các loại vitamin A, B, C, các khoáng chất thì khiến cho đốt sống trở nên “xốp” hơn. Lớp sụn dễ bị bào mòn, đĩa đệm giảm hoặc mất độ đàn hồi. Từ đó tăng nguy cơ thoái hóa cột sống lưng cho người bệnh. Sử dụng các chất kích thích Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá chứa các thành phần độc hại gây cản trở khả năng hấp thụ vitamin D và canxi của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương và hình thành gai xương cột sống. Thừa cân, béo phì Khi trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép, sẽ vô tình tạo thêm áp lực lên xương khớp cột sống, chèn ép dây thần kinh, dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống lưng là điều không thể tránh khỏi. Chấn thương cột sống Trong quá khứ, có thể bạn gặp một số tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hay trong quá trình luyện tập thể thao mà nó gây chấn thương tại vùng cột sống. Tuy bạn đã được điều trị nhưng vẫn có khả năng để lại di chứng. Do đó, mà khả năng chịu áp lực của cột sống cũng kém hơn là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, một số người mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút,… cũng dễ mắc thoái hóa cột sống hơn so với những người bình thường khỏe mạnh. Tóm lại, nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng ở mỗi người là không giống nhau. Để tìm ra được nguyên nhân chính xác, khi bạn đến thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn bạn một số thông tin trong quá khứ về những thói quen hằng ngày của mình, công việc hay các tai nạn đã gặp phải. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm rồi bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng của mình. Dấu hiệu nào cho thấy tôi bị thoái hóa cột sống lưng? Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ không gặp bất kỳ một triệu chứng nào, sau đó cơ thể sẽ dần dần mất đi khả năng vận động bình thường, cột sống không thể di chuyển, cổ cứng, cuối cùng sẽ dẫn đến các triệu chứng lan rộng như: Đau ở vùng dưới lưng là triệu chứng đầu tiên mà bất kỳ người bệnh nào cũng cảm thấy được (thường dễ bị nhầm lẫn với cơn đau nhức lưng thông thường). Dần dần bạn bắt đầu cảm thấy các cơn đau buốt, ê ẩm nhiều hơn. Thậm chí còn có thể lan rộng đến vùng hông và chân Bạn bị hạn chế vận động bởi cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau sẽ tăng khi cúi người, vặn mình hoặc nâng, nhấc đồ đạc, nhưng khi nghỉ ngơi các cơn đau lại thuyên giảm. Bạn bị hạn chế vận động do đau nhức vùng thắt lưng (Ảnh minh họa) Khi bạn để bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thì ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, bạn sẽ cảm thấy chân mình bắt đầu yếu đi, việc di chuyển không còn là điều bình thường đối với bạn nữa. Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp một số các cơn đau khác như: đau cơ, nhược cơ, đau đầu hoặc cảm như giác như kim đâm ở một số vùng trên cơ thể. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách kịp thời. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị Bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Trong thời gian đầu, khi khởi phát các triệu chứng đau mỏi nhức vùng thắt lưng, thì bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, thoái hóa cột sống lưng có thể đưa bạn đến các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống, liệt chi hay mất khả năng vận động. Và chắc chắn những điều này sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống lưng? Có thể nói phần lớn thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh của tuổi già. Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau: Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học Như bạn đã biết, chế độ ăn dinh dưỡng góp phần không nhỏ vào quá trình nuôi dưỡng xương khớp. Việc xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp bất chấp tuổi tác Bạn cần chú ý sử dụng các nhóm thực phẩm giàu thành phần có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp như canxi, vitamin D có trong trứng, sữa, các loại hạt. Bên cạnh đó, các sản phẩm như cá biển, gân, sụn động vật…chứa một lượng lớn Omega-3, glucosamine, chondroitin tự nhiên sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình tái tạo sụn mới, ngăn chặn các yếu tố gây phá hủy sụn khớp. Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ giàu Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, phát huy hiệu quả chống viêm, gia tăng sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên hạn chế và tránh các thực phẩm như: Các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt chó,…) Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ Thực phẩm có tính cay nóng Các loại đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích Bởi trong các thực phẩm trên đều chứa những chất hóa học (đường hóa học, axit béo có hại,..) kích thích quá trình viêm diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, khiến cho tình trạng thoái hóa của bạn diễn ra một cách nghiêm trọng hơn. ➤  Có thể bạn muốn biết: Chi tiết thực đơn dành cho người bị thoái hóa cột sống lưng Điều chỉnh tư thế sinh hoạt sao cho đúng Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt sao cho đúng sẽ giúp bạn định hình cột sống của mình, giúp làm chậm quá trình lão hóa do tuổi tác. Đảm bảo tư thế đúng khi ngồi, đi đứng. Nếu phải khuân vác vật nặng bạn cần tận dụng các nguyên lý vật lý hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ hay nhờ tới sự giúp đỡ của người khác nhằm tránh gây tải trọng quá lớn lên cột sống. Nếu bạn là dân văn phòng thì cần phải đi lại sau khoảng 1 tiếng làm việc. Bạn có thể vận động đi lại, tạm nghỉ xoa nắn các khớp để giúp khí huyết lưu thông một cách dễ dàng hơn. Cần đảm bảo cho cơ thể được ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, quản lý tốt căng thẳng và stress của bản thân. Tích cực rèn luyện các hoạt động thể chất Để gia tăng sức khỏe cho xương khớp, các chuyên gia thường xuyên khuyên bệnh nhân của mình luyện tập một số bộ môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…Ngoài ra, yoga hay thái cực quyền đều là những sự lựa chọn rất tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe toàn diện của bạn nói chung. Việc luyện tập thường xuyên, đều đặn và đúng cách sẽ giúp cho các cơ của bạn săn chắc hơn, giảm bớt áp lực tác động trực tiếp lên các khớp. Đồng thời, tập thể dục giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, làm tăng sức đề kháng của cơ thể. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn 10 bài tập thoái hóa cột sống lưng Thăm khám thường xuyên Khi cơ thể của bạn phát ra những tín hiệu bất thường đau nhức nào đó, bạn đừng chủ quan! Bởi đó là dấu hiện cho thấy bạn đang có thể mắc bệnh. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khác và chẩn đoán. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp bạn kiểm soát nó tốt hơn và hạn chế những hậu quả đáng tiếc về sau. Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ giảm thoái hóa cột sống thắt lưng Hiện nay để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng của thoái hóa cột sống lưng gây ra,  ngoài việc ăn uống đầy đủ và tích cực tập thể dục, nhiều người có xu hướng tìm và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp. Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả. Khương Thảo Đan – giải pháp cho các cơn đau đầu gối dai dẳng Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,.. Ngoài ra, Collagen Type II có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type 2 ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn. Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay. Kết luận Thoái hóa cột sống lưng là một căn bệnh mãn tính và nó cũng là hệ lụy của tuổi tác khi chúng ta già đi. Tuy căn bệnh sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta, nhưng việc phòng tránh chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được căn bệnh một cách dễ dàng, mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Link tham khảo: https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/causes-pain-lumbar-spine Theo Khuongthaodan.com Chia sẻ

Thoái hóa đốt sống lưng L4, L5

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là căn bệnh khá phổ biến khi hai đốt sống lưng cuối cùng bị suy yếu và tổn thương gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt người bệnh. Tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh giúp người bệnh có thể chủ động trong việc phòng tránh và điều trị trước khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Mục lụcHình ảnh thoái hóa đốt sống lưng L4, L5Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4, L5Nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng L4, L5Các phương pháp chẩn đoán bệnhPhương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5Phương pháp điều trị không phẫu thuậtPhương pháp điều trị phẫu thuậtThay đổi lối sống cho người thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 Hình ảnh thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 Theo cấu tạo giải phẫu, cột sống của con người bao gồm 33 đốt xương, trong đó có: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12 và 5 đốt sống lưng gtừ L1 đến L5. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5 ở phần cuối cùng của cột sống. Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng suy yếu và tổn thương của hai đốt lưng ở vị trí cuối cùng Nhìn vào hình ảnh trên chúng ta có thể thấy vị trí thắt lưng chính là phần chịu tải trọng và giữ thăng bằng cho cơ thể nên đây là bộ phận dễ chịu tổn thương, thoái hóa nhất. Con người thường bị thoái hóa đầu tiên ở lưng rồi mới đến những vị trí đốt sống khác. Cụ thể hơn là phần đốt sống lưng l4 l5 là khu vực thoái hóa phổ biến nhất. L4, L5 là hai đốt sống lưng nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng. Cùng với khớp, đĩa đệm, dây thần kinh và mô mềm chúng có nhiệm vụ chính giúp cơ thể đứng thẳng và hỗ trợ nâng đỡ cho phần thân trên cơ thể chuyển động theo nhiều hướng khác nhau, thực hiện các động tác như xoay, vặn mình, cúi gập… Do chức năng chịu tải nặng và phạm vi hoạt động rộng, nằm ở vùng thắt lưng nên đốt sống L4, L5 là vị trí chịu áp lực từ toàn bộ phần trên của cơ thể. Do đó hai đốt sống này dễ bị chấn thương hơn những đốt sống lưng còn lại. Cụ thể như sau: Đốt sống lưng L4 có thể bị lệch về phía trước so với đốt sống L5 gây chèn ép vào rễ thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa và đau thắt lưng. Đĩa đệm ở giữa 2 đốt xương sống L4 và L5 có thể bị thoát vị hoặc thoái hóa dẫn đến đau thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa. Hai khớp kết nối giữa đốt sống L4 và L5 có thể cho phép những chuyển động bất thường và phát triển tình trạng viêm xương khớp. Đoạn đốt sống L4 L5 ở thắt lưng có một dây thần kinh đi qua nó, từ bên trong ống sống đi qua mặt sau của mỗi chân. Dây thần kinh này được gọi là rễ thần kinh L4. Nếu bất kỳ protein nào bị viêm từ bên trong đĩa đệm bị thoát vị và tiếp xúc với dây thần kinh này, hoặc nếu có bất cứ thứ gì ép vào nó, các cơn đau có thể lan tới dây thần kinh. Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng suy yếu của đốt sống và đĩa đệm xung quanh. Từ đó nó có thể khiến cấu trúc cột sống mất ổn định, làm phát sinh cơn đau nhức và giảm phạm vi vận động. Ở vị trí đốt sống L4 L5 bị thoái hóa hình thành gai xương, khi gai xương phát triển bất thường có thể gây nứt/ rách đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 khá dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, để chấn đoán được chính xác nhất, mọi người nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng bệnh. Các triệu chứng và dấ8u hiệu phổ biến của bệnh bao gồm: Cảm giác đau nhức thắt lưng: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể gặp phải. Khi đốt sống L4 lệch về phía trước sẽ tạo điều kiện cho rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức tại 2 bên thắt lưng. Ban đầu là những cơn đau thoáng qua, ngắn hạn mà chúng ta thường không hay để ý tới. Sau đó là những cơn đau nhói dữ dội hoặc âm ỉ không báo trước, đau đặc biệt tại vùng thắt lưng dưới. Cơn đau lan rộng: Khi bệnh trở nặng cơn đau sẽ lan rộng xuống chân, gây tê, đau nhức. Khiến người bệnh không thể đứng thẳng mà phải khom lưng. Thậm chí có thể làm mất khả năng di chuyển của người bệnh. Cơn đau nhức: trở nên rõ rệt và tăng lên khi người bệnh phải thực hiện các động tác cúi người, gập người, mang vác đồ… Giảm khả năng vận động, khó khăn khi cúi gập và xoay người: Khi các cơn đau liên tục và dữ dội sẽ gây hạn chế vận động cho người bệnh. Chỉ cần người bệnh đi lại hoặc thực hiện những vận động nhẹ nhàng cũng khiến cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Có cảm giác tê bì và ngứa ran chạy dọc từ hông xuống chi dưới Nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống lưng là do đĩa đệm và đốt sống bị suy yếu, tổn thương, dẫn đến tình trạng mất đàn hồi và xơ cứng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng L4, L5. Nhưng những nguyên nhân chủ yếu dưới đây được xem là các nguyên nhân chính và cơ bản nhất: Thoái hóa tự nhiên: đây là nguyên nhân khá phổ biến ở người trung niên, người già do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, xương không còn đủ chắc khỏe và linh hoạt, đàn hồi như trước, thêm vào đó, các lớp sụn bọc giữa đốt sống bị mài mòn, khe đốt sống hẹp lại, các gai xương mọc ra chèn vào hệ thống dây thần kinh gây ra nhiều đau đớn. Quá trình này có thể khiến đĩa đệm, đốt sống và dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng giảm phạm vi chuyển động, đau nhức, tê bì,… Béo phì: L4, L5 là hai đốt sống lưng nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng nên đây là vị trí chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó nếu có cân nặng quá cao, cơ quan này có thể bị chèn ép dẫn đến tình trạng tổn thương và thoái hóa. Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu: trường hợp này xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng – những người có mức độ ngồi nhiều trong ngày. Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu khiến xương cột sống và vùng thắt lưng bị biến dạng, thiếu máu và oxi. Vận động quá sức: vận động quá sức khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến đốt sống L4, L5 bị tổn thương, suy giảm chức năng và mất dần vai trò. Lao động nặng nhọc: Những người làm công việc nặng nhọc có thể làm tăng áp lực lên đốt sống khiến cho cơ quan này bị bào mòn, suy yếu nên có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 cao hơn bình thường. Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương, mất độ đàn hồi và có xu hướng nứt/ rách khiến dịch nhầy thoát ra bên ngoài. Tổn thương ở đĩa đệm có thể làm tăng mức độ chèn ép lên đốt sống L4 L5 và gây ra tình trạng thoái hóa. Tiền sử chấn thương: những va chạm và chấn thương trong quá khứ khiến xương và khu vực đầu khớp bị vỡ, gãy cuống và làm giảm mức độ bền vững của hệ thống xương cột sống. Nếu không được điều trị dứt điểm, theo thời gian, chúng có thể khiến cho đốt sống lưng của bạn trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh lý này cũng có thể tăng lên nếu bạn duy trì một số thói quen thiếu lành mạnh như lười vận động, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thường xuyên hút thuốc lá… Các phương pháp chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh được thực hiện bằng các kỹ thuật như chụp X-Quang, CT, MRI và xét nghiệm máu Bên cạnh những biểu hiện mà người bệnh gặp phải, để chẩn đoán bệnh chính xác bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau: X-Quang: Đây là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến đối với các bệnh lý xương khớp. Hình ảnh phản chiếu từ phương pháp chụp X-quang cho phép bác sĩ xác định sự hình thành gai xương, không gian giữa đĩa đệm và đốt sống,… MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) cho hình ảnh hiển thị rõ nét các mô mềm xung quanh cột sống (đĩa đệm, dây thần kinh tọa, dây chằng,…). Hình ảnh từ MRI giúp bác sĩ loại trừ khả năng thoát vị đĩa đệm, u cột sống và một số bệnh lý khác. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ khả năng đau nhức lưng do nhiễm trùng và các bệnh lý rối loạn miễn dịch (viêm khớp vảy nến và lupus ban đỏ hệ thống). Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 Mục tiêu của việc điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều trị đoạn đốt sống lưng L4 – L5 bị thoái hóa thường bắt đầu bằng các phương pháp không phẫu thuật. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh không được cải thiện thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật phù hợp. Phương pháp điều trị không phẫu thuật Phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm sử dụng thuốcTây y, Đông y, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống lành mạnh. Phương pháp được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trong của bệnh cũng như mong muốn của mỗi người. – Sử dụng thuốc Tây y Cả hai loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) đều được sử dụng để giúp giảm đau do L4-L5. Thông thường, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được thử đầu tiên. Đối với những cơn đau nghiêm trọng hơn, opioids, tramadol và / hoặc corticosteroid có thể được sử dụng. Thuốc giảm đau chống viêm: Các loại thuốc giảm đau từ mức độ nhẹ đến trung bình người bệnh có thể sử dụng như: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,… Người bệnh cũng có thể dùng thuốc ở dạng viên uống, đặt trực tràng hoặc sử dụng thuốc dạng miếng dán, kem bôi tùy vào tình trạng sức khỏe. Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng thư giãn cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống, từ đó làm giảm hiện tượng đau nhức do co thắt. Loại thuốc này được sử dụng khi thuốc giảm đau chống viêm không có cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên sử dụng thuốc giãn cơ có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ như căng thẳng, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, hạ huyết áp thế đứng,… Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid): Nhóm thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương nhằm làm giảm cơn đau có mức độ trung bình đến nặng. So với thuốc giảm đau thông thường, Opioid có tác dụng giảm đau mạnh nhưng dễ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tiêm steroid ngoài màng cứng vùng thắt lưng: Tiêm trực tiếp Steroid vào không gian ngoài màng cứng cột sống có thể giúp giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của các sợi thần kinh, giảm đau hiệu quả. – Sử dụng thuốc Đông y Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống lưng có tác dụng giảm đau, hoạt huyết và thông kinh hoạt lạc ✔ Bài thuốc 1: Chuẩn bị: Cam thảo 6g, xuyên khung 9g, quế chi 9g, sinh khương 3g, mộc qua 9g, quy đầu 9g, cát căn 15g, tam thất 3g, xương truật 9g, bạch thược 9g và đại táo 3 quả. Thực hiện: Sắc uống hằng ngày. ✔ Bài thuốc 2: Chuẩn bị: Cốt toái bổ 12g, cam thảo 6g, xương truật 12g, hoàng cầm 12g, chỉ thực 8g, quế 12g, khương hoạt 12g, đảng sâm 16g, tế tân 6g, đại táo 3 quả, bạch linh 16g, xuyên khung 12g, trần bì 8g và phòng phong 12g. Thực hiện: Đem các vị sắc uống. ✔ Bài thuốc 3: Chuẩn bị: Táo 3 quả, bạch thược 12g, quế chi 9g, kê huyết đằng 15g, sinh khương 6g, hoàng kỳ 18g, cát căn 9g và xích thược 12g. Thực hiện: Đem các vị sắc uống. Việc áp dụng phương pháp sử dụng thuốc Đông y người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên về y học cổ truyền để được bác sĩ bắt mạch, kê đơn thuốc phù hợp. Lưu ý, người bệnh không tự ý mua thuốc tây y và đông y để điều trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì các loại thuốc Tây có thể mang đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu như lạm dụng thuốc quá mức hoặc sử dụng thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh. Còn với thuốc Đông y việc tự ý mua thuốc có thể mua phải những loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, bị trộn thêm những nguyên liệu khác không mang lại hiệu quả điều trị bệnh. – Vật lý trị liệu Với phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể thực hiện các bài tập tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc là sử dụng các tác nhân vật lý nhân tạo (nhiệt, nước, tia hồng ngoại,…) nhằm cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng của xương khớp. Các kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bao gồm: Chườm nóng/ chườm lạnh: Phương pháp này có đáp ứng tốt với cơn đau ở mức độ nhẹ, tận dụng nhiệt độ để giảm viêm và cải thiện triệu chứng đau nhức. Kích thích điện: Kỹ thuật này sử dụng dòng điện có tần số thấp tác động kích thích đến dây chằng và cơ bắp nhằm giảm đau và phục hồi chức năng. Dùng tia hồng ngoại: Chiếu tia hồng ngoại vào vùng đau nhức có thể giúp cơ bắp, dây chằng thư giãn và giảm tình trạng co thắt quá mức. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể tận dụng tia hồng ngoại để dẫn thuốc vào đốt sống bị đau nhức nhằm cải thiện triệu chứng. Bài tập kéo giãn cơ: Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng kéo giãn cột sống nhằm cải thiện cơn đau, ngăn ngừa tiến triển của quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng. Phương pháp điều trị phẫu thuật Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi tình trạng của người bệnh xấu đi, mức độ tổn thương nặng nề hoặc không có cải thiện khi sử dụng các phương pháp điều trị phía trên. Mục đích của phẫu thuật là cân bằng cấu trúc cột sống, cải thiện triệu chứng lâm sàng và tăng cường phạm vi chuyển động. Các thủ thuật được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng bao gồm: Phẫu thuật vi phẫu: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt tỉa một phần xương liền với rễ thần kinh để giảm bớt sự chèn ép lên các rễ thần kinh Cắt ghép: Một phần hoặc toàn bộ xương ở mặt sau của đốt sống được loại bỏ để cung cấp thêm chỗ cho cauda Equina. Phẫu thuật nội soi: Dùng để cắt tìa xương giảm bớt sự chèn ép. Phẫu thuật cắt bỏ mặt: Cắt và / hoặc loại bỏ một phần của khớp mặt. Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Phẫu thuật này không phổ biến lắm và bao gồm thay thế hoàn toàn đĩa đệm để giảm chèn ép rễ thần kinh và thay thế bằng cấy ghép nhân tạo. Phẫu thuật là phương pháp can thiệp trực tiếp đến cơ quan bị tổn thương. Tuy nhiên phương pháp này gây ra nhiều biến chứng và rủi ro nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh xung quanh, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, trật cột sống,… Do đó can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi không còn lựa chọn thay thế. Thay đổi lối sống cho người thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 Thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp với các phương pháp điều trị trên là điều kiện cần để tác động tích cực đến quá trình điều trị. Do đó bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh như sau: Cần kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì, nếu thừa cân béo phì cần có những biện pháp giảm cân để giảm áp lực lên xương khớp. Bổ sung thực phẩm lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe và sửa chữa những tổn thương ở hệ thống xương khớp. Nên ăn thực phẩm giàu canxi như: cá, trứng, bổ sung sữa công thức; ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước. Hạn chế các loại đồ ăn, thức uống gây cản trở quá trình tái tạo xương và giảm mức độ hấp thu canxi của cơ thể như cà phê, trà đặc, bia rượu, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị,… Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và thức khuya. Nên điều chỉnh những tư thế sai lệch, đồng thời cần vận động thường xuyên để phục hồi chức năng cột sống. Thăm khám định kỳ nhằm kiểm soát tiến triển của bệnh. Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý mãn tính không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động thăm khám để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên đây, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 và có cho mình cách thức phòng tránh hiệu quả. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...