Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Từ trước đến giờ, đi bộ luôn là hình thức vận động nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Tuy nhiên, khi đi bộ phải cử động đôi chân rất nhiều nên người bệnh thoái hóa khớp gối thắc mắc không biết có nên đi bộ hay không, nó có khiến cho bệnh trở nên xấu đi hay không? Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Mục lụcThoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Đi bộ tốt với bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?1. Ổn định lại cấu trúc cho khớp gối2. Duy trì và kiểm soát cân nặng3. Củng cố đôi chân vững chắc4. Tăng cường lưu thông máuHướng dẫn cách đi bộ an toàn cho người thoái hóa khớp gối1. Chọn thời điểm đi bộ phù hợp2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi bộ3. Khởi động trước khi đi bộ4. Chú ý cường độ và kỹ thuật đi bộ5. Vấn đề thời gianNhững lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi đi bộCác bộ môn vận động khác tốt cho bệnh thoái hóa khớp gốiBơiĐạp xe đạpDưỡng sinhYogaLời khuyên Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp của người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ những người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp gối đang ngày càng tăng nhanh. Đầu tiên là những tổn thương ở trên bề mặt sụn khớp đầu gối. Sau đó, người bệnh thường bị hạn chế di chuyển, gân cơ bị co cứng, máu lưu thông kém, đau nhức gối, tê buốt khớp thường xuyên,… Theo thời gian, sụn khớp nhanh chóng bị hư hỏng, chất dịch nhanh chóng thoát ra ngoài, khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Cơn đau sẽ càng tăng nếu người bệnh vận động nặng và di chuyển liên tục bởi các đầu xương sẽ nhanh chóng cọ xát vào nhau. Đây là căn bệnh diễn ra âm ỉ bên trong cơ thể và người bệnh thường gặp phải cơn đau có cường độ tăng dần, đặc biệt là khi vận động hay di chuyển nhiều. Chính vì thế mà rất nhiều người bệnh lo sợ rằng đi bộ, vận động có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, đi bộ nhẹ nhàng chính là bài tập thể dục có tác động rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Đi bộ đúng cách mỗi ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và mang lại hiệu quả tốt cho quá trình điều trị bệnh. Đi bộ là môn thể thao an toàn và hiệu quả, rất có lợi cho việc điều trị bệnh của bệnh nhân thoái hóa khớp. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối Có nên đi bộ. Bởi vì, đi bộ đúng cách sẽ giúp tăng cường hoạt động của các khớp gối, giúp khớp gối luôn linh động và hoạt động trơn tru, không bị khô khớp. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng, không di chuyển quá nhanh hay chạy bộ sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối gây ảnh hưởng đến sức khỏe làm tổn thương sụn khớp và làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng thì không nên đi bộ quá nhiều. Khi bị thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng, các khớp sẽ nhanh chóng yếu dần. Việc đi bộ quá nhiều sẽ gây áp lực lên trọng lượng của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có thể lựa chọn những bộ môn thể thao khác phù hợp hơn để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình. Việc lười vận động sẽ khiến cho khớp gối kém linh hoạt, tăng nguy cơ cứng khớp, biến dạng khớp, sụn và dây chằng dễ bị co cứng hơn. Đi bộ tốt với bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào? 1. Ổn định lại cấu trúc cho khớp gối Khi bị thoái hóa khớp gối, sụn khớp bị bào mòn và xơ hóa có thể khiến cho ổ khớp bị mất ổn định và rất dễ phát ra âm thanh lục khục khi vận động. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp và làm cho quá trình thoái hóa bị diễn ra nhanh chóng và khiến cho khớp bị co cứng, đau nhức dữ dội. Điều này khiến cho khả năng di chuyển và vận động trở nên kém linh hoạt. Tuy nhiên nếu như bạn thực hiện đi bộ đúng cách thì sụn khớp có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cấu trúc khớp gối có thể được điều chỉnh và ổn định trở lại. Ngoài ra, nó còn kích thích cho màng hoạt dịch bài tiết dịch nhầy, giúp làm giảm ma sát khi vận động và hỗ trợ tổ chức lại cấu trúc ổ khớp gối, xây dựng lại sụn khớp mà còn phục hồi dần chức năng vận động của khớp gối đang bị thoái hóa. Đi bộ còn là bộ môn rất phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay đau dây thần kinh tọa. 2. Duy trì và kiểm soát cân nặng Thừa cân, béo phì chính là yếu tố làm tăng áp lực lên khớp gối, khớp cổ chân và vùng cột sống. Khi tăng 1 kg tức là áp lực tăng lên đầu gối gấp 4 lần. Nếu bị thừa cân, béo phì trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, gout,… Chính vì vậy, kiểm soát tốt cân nặng sẽ là chìa khóa hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh. Đi bộ thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh cân nặng cho bản thân tốt hơn, giảm cân giúp giảm thiểu sức ép của trọng lượng cơ thể lên sụn khớp. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. 3. Củng cố đôi chân vững chắc Các chuyên gia cho biết, ngoài việc hỗ trợ xây dựng lại hệ thống khớp xương thì đi bộ thể dục còn tác động rất tích cực tới các bộ phận cơ bắp ngay xung quanh khớp gối. Cơ bắp khỏe mạnh chính là điểm tựa vững chắc, có khả năng gánh vác bớt một phần áp lực cho khớp gối. Nhờ đó mà giúp cho đôi chân của bạn trở nên khỏe mạnh và vững chắc hơn ngay cả khi di chuyển hay khi phải làm việc nhiều. 4. Tăng cường lưu thông máu Thêm một lợi ích cần đề cập của việc đi bộ thể dục đúng cách đó là giúp tăng cường lưu thông máu. Đi bộ sẽ giúp cho hệ thống cơ bắp được làm nóng, giãn ra và tránh được sự chèn ép lên các mạch máu. Quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng co cứng hay đau nhức ở khớp gối. Đồng thời đưa oxy và dưỡng chất tới nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương ở sụn khớp. Như vậy, có thể thấy rằng, khi bị thoái hóa khớp gối thì người bệnh vẫn hoàn toàn có thể đi bộ để hỗ trợ cho quá trình kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý đi bộ đúng cách nhằm nhận được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời tránh những vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh. Hướng dẫn cách đi bộ an toàn cho người thoái hóa khớp gối Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời với những người bệnh thoái hóa khớp gối, nó giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần phải đi bộ đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe các khớp xương. Dưới đây là một số hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối chi tiết nhất, bệnh nhân có thể tham khảo. 1. Chọn thời điểm đi bộ phù hợp Sáng sớm và buổi tối là thời điểm đi bộ phù hợp cho người thoái hóa khớp gối Thời điểm phù hợp nhất để đi bộ và thực hiện các bài tập thể thao là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đi bộ vào buổi sáng giúp khởi động hệ thống xương khớp sau một đêm dài nghỉ ngơi, kích thích khả năng tập trung của não bộ và giảm hiện tượng đau nhức khớp gối trong ngày. Còn đi bộ vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp điều hòa cơ thể, hạn chế tình trạng khó ngủ và phòng ngừa cứng khớp, tê bì vào buổi sáng hôm sau. 2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi bộ Rất nhiều người thắc mắc tại sao lại phải chuẩn bị trước khi đi bộ nhưng đây là bước quan trọng giúp cho bạn nhận được kết quả tốt. Dưới đây là một số lưu ý trước khi đi bộ: Lựa chọn đôi giày đi bộ phù hợp, ưu tiên những loại giày thoải mái, vừa vặn với đôi chân của mình, có đế mềm dẻo với bề mặt tiếp xúc giúp tăng độ bám. Tuyệt đối không được mang giày cao gót gây đau chân và ảnh hưởng đến xương khớp. Chọn địa điểm đi bộ trong lành, thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ, không nắng gắt Lựa chọn địa điểm di chuyển bằng phẳng, tránh địa hình dốc cao, trơn trượt Cần lựa chọn trang phục rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt nhằm giúp cho cơ thể được thoải mái hơn. Mặc quần áo chật và bó sát có thể cản trở quá trình vận động, gây khó chịu và khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Trước khi đi bộ 45 phút nên ăn nhẹ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Chuẩn bị sẵn nước uống và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi trong quá trình di chuyển 3. Khởi động trước khi đi bộ Khởi động bước quan trọng nhất bạn tuyệt đối không được phép bỏ qua khi luyện tập bất kỳ bài tập thể dục nào. Với những người bệnh thoái hóa khớp gối cần đặc biệt chú ý việc khởi động trước khi đi bộ. Bạn nên dành khoảng 10 phút cho việc khởi động làm nóng cơ thể và chú ý khởi động kỹ càng hơn với 2 động tác xoay đầu gối và xoay cổ chân. Khởi động không chỉ có tác dụng làm nóng cơ thể mà còn giúp cho gân cơ được kéo giãn ra. Điều này góp phần hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những chấn thương ngoại ý trong suốt quá trình thực hiện bài tập đi bộ. 4. Chú ý cường độ và kỹ thuật đi bộ Để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới cường độ cũng như kỹ thuật đi bộ. Thực hiện đúng vấn đề này sẽ tránh phát sinh các vấn đề không mong muốn. Bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây: Về tư thế đi bộ: Giữ tư thế thẳng, cột sống thẳng nhất là cột sống lưng. Đầu hướng về phía trước, 2 cánh tay thì sẽ đánh nhịp nhàng ngay 2 bên hông. Về kỹ thuật đi bộ: Bước đi đều chân, khoảng cách giữa 2 bàn chân vừa bước. Tuyệt đối không sải bước quá dài hoặc di chuyển với tốc độ quá nhanh. Cường độ đi bộ: Người bị thoái hóa khớp gối nên duy trì việc đi bộ với cường độ khoảng 50 – 60 bước chân mỗi phút. Khi chức năng vận động của khớp gối được cải thiện và thể trạng tốt dần lên thì có thể từ từ tăng cường độ cho phù hợp. 5. Vấn đề thời gian Với những người khỏe mạnh bình thường có thể đi bộ liên tục trong vòng 2 tiếng hoặc hơn. Nhưng nếu bị thoái hóa khớp gối thì bạn cần chú ý giới hạn thời gian tập luyện cho phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng. Đi bộ tốt cho sức khỏe xương khớp nhưng không phải cứ đi bộ càng nhiều thì hiệu quả càng tốt. Mặc dù đây là bài tập vận động nhẹ nhàng nhưng nếu như không cẩn trọng có thể sẽ gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn. Nhất là khi đang bị thoái hóa hay tổn thương khớp gối. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên tuân thủ một số quy tắc về thời gian như: Bạn chỉ nên đi bộ từ 20 – 30 phút/ lần/ ngày. Tùy thuộc vào thể trạng và khả năng vận động của khớp gối mà chủ động điều chỉnh thời gian cho phù hợp. Nên duy trì đều đặn khoảng 4 – 5 buổi/ tuần là hoàn toàn phù hợp. Trong trường hợp cảm thấy mệt thì bạn nên nghỉ giữa quãng 1 chút rồi mới bắt đầu trở lại. Lâu dần có thể tăng thời gian đi bộ lên để phù hợp hơn với thể trạng của bản thân. Dừng lại ngay nếu cơn đau khớp gối kích hoạt với mức độ nặng ngay trong quá trình tập luyện. Những lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi đi bộ Đi bộ chỉ phù hợp với những người bị thoái hóa khớp có mức độ nhẹ đến trung bình. Người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đi bộ. Khớp có thể bị đau nhức trong vài ngày đầu tiên. Để làm giảm tình trạng này, nên đi bộ 5 phút trong ngày đầu tiên và tăng thời gian từ từ để giảm tình trạng phát sinh cơn đau. Bệnh thoái hóa khớp gối chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy bên cạnh thói quen vận động, nên điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt và ăn uống khoa học để ngăn chặn tiến triển và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp khớp gối bị đau kéo dài khi đi bộ, nên tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể. Trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chuyển sang tập dưỡng sinh, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Các bộ môn vận động khác tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối Ngoài đi bộ, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể luyện tập một số bộ môn vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng bệnh như: Bơi Bơi lội giúp giảm áp lực lên dây chằng và các khớp bị thoái hóa của bệnh nhân, giảm các tình trạng cứng khớp vào sáng sớm, giúp tăng cơ bắp xung quanh khớp. Dưới mặt nước, các khớp xương không phải đảm nhận sức nặng của cơ thể và ít phải chịu sức nặng của cơ thể nên vận động trở nên nhẹ nhàng và lưu loát nên ít đau đớn hơn. Gợi ý một số bài tập dưới nước cho người bệnh như đi bộ, khua chân, đá nước… Bơi lội được coi là môn thể thao tốt cho hầu hết mọi người trong đó có những người thường xuyên bị đau khớp do thoái hóa khớp gối gây nên. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp tăng cường sự dẻo dai của khung cột sống và các nhánh xương khớp khác, làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp. Đạp xe đạp Hoạt động đạp xe giúp cơ dây chằng đầu gối bền vững hơn, dịch khớp cũng được tiết ra nhiều hơn, từ đó mà các hoạt động trở nên trơn tru hơn giúp có xương khớp vận động nhịp nhàng không bị cứng khớp. Đạp xe kích thích hoạt động của các nhóm cơ nên giảm áp lực về trọng lượng cơ thể lên khớp gối. Tăng sự linh hoạt của khớp gối, giảm hoặc không hề tạo ra đau đớn cho người bệnh. Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối mắc bệnh tim mạch thì việc đạp xe còn giúp máu được tuần hoàn và lưu thông tốt hơn. Đạp xe được coi là bài tập khớp nhất đối với người bệnh về khớp gối, bạn có thể thực hiện môn thể thao này ở ngoài đường, công viên hoặc thậm chí đi chợ, đi làm. Đạp xe đạp thường xuyên giúp bạn tăng sức mạnh của cơ bắp đồng thời giảm gánh nặng của trọng lượng cơ thể lên khớp gối đồng thời giúp khớp linh hoạt và ít bị đau nhức hơn so với trước. Dưỡng sinh Với những động tác nhẹ nhàng, chậm rãi kết hợp động tác tay chân và hơi thở các động tác dưỡng sinh sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt Yoga Những bài tập yoga sẽ giúp cho khớp gối của bệnh nhân thoái hóa khớp gối trở nên linh hoạt hơn, giúp phục hồi và hỗ trợ điều trị tổn thương của sụn khớp gối. ☛ Tham khảo thêm: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào? Lời khuyên Song song với tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác, để việc điều trị thoái hóa cột sống lưng đạt được hiệu quả tốt, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. ☛ Chi tiết tại: Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh, chẳng hạn như Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp. Với công thức thành phần được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khương Thảo Đan rất phù hợp với sinh lý khớp của người Việt, vì thế sản phẩm đạt được hiệu quả tốt trong quá trình sử dụng. Theo các chuyên gia, muốn ổn định bệnh xương khớp hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường hầu như chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên. Riêng chỉ Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam có tác dụng giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM xương khớp mạnh mẽ. Đồng thời, các nhà khoa học ứng dụng sáng chế mới của Y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen Type II. Về tác dụng dược lâm sàng, Collagen Type II sẽ tạo thành các acid amin cần thiết giúp phục hồi sụn khớp, giúp hệ miễn dịch hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Để đặt mua sản phẩm chính hãng từ công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ thể dục hay không và một số hướng dẫn, lưu ý cách đi bộ an toàn và hiệu quả cho người bệnh. Tốt nhất, bạn vẫn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Hướng dẫn chăm sóc người già khi bị thoái hóa khớp gối

Khi bước qua tuổi xế chiều, người già thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức do quá trình thoái hóa của xương khớp. Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc người già tại nhà sẽ giúp họ nhanh chóng kiểm soát được bệnh tình, cải thiện chất lượng cuộc sống. Mục lụcThoái hóa khớp gối là gì?Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối ở người giàTips chăm sóc người già bị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả1. Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ2. Giúp người bệnh cân bằng lại dinh dưỡng3. Khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dục4. Giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhức5. Nhắc nhở người bệnh uống thuốc6. Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị7. Thường xuyên quan tâm, chia sẻ và động viên người bệnhKết luận Thoái hóa khớp gối là gì? Khớp gối là khớp tiếp giáp giữa ba đầu xương bao gồm: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là một hệ thống dây chằng, gân cơ, và các túi hoạt dịch. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn và giữa hai khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm để giảm bớt sang chấn của khớp Thoái hóa khớp gối là do tổn thương của sụn khớp (Ảnh minh họa) Vậy thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp sụn bị bào mòn, trở nên xù xì, khiến 2 đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau gây nên các biểu hiện đau nhức ở người bệnh. Nếu như bệnh không được kiểm soát kịp thời thì lớp sụn càng bị hư tổn nhiều hơn dẫn đến lệch trục khớp, vẹo khớp hoặc biến dạng đầu gối ở người bệnh Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mà đại đa số người sau tuổi trung niên hay mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối ở người già Thoái hóa khớp gối được coi là căn bệnh của người già bởi quá trình thoái hóa gắn liền với tuổi tác của họ Khi con người ở giai đoạn trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo nữa. Khi về già, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần mất đi chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccaride, khiến cho chất lượng sụn khớp kém dần đi, mất dần tính đàn hồi. Theo nhiều nghiên cứu số lượng người sau tuổi 30 bị mắc thoái hóa khớp gối sẽ liên tục tăng và tăng mạnh ở tuổi 65. Đặc biệt, với những người ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ sẽ bị nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, có thể cơ thể người già cũng kèm theo một số yếu tố là điều kiện thuận lợi để thoái hóa khớp gối phát triển sớm như: tình trạng béo phì, bẩm sinh, di truyền Thừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì sẽ tạo thêm áp lực cho khớp khiến cho khớp phải hoạt động một cách căng thẳng nhiều hơn. Lâu ngày nó trở thành tiền đề để người bệnh sớm bị thoái hóa khớp gối Bẩm sinh: Một số dị dạng bẩm sinh sẽ làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp và cột sống làm một số khớp phải chịu áp lực quá tải mà gây nên hiện tượng thoái hóa Di truyền: nếu như trong gia đình có người thân có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu thì con cháu, những thế hệ đời sau rất có thể phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp sớm hơn so với những người bình thường. Thoái hóa khớp gối còn có thể là hậu quả các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong quá khứ, người bệnh có tiền sử gặp các chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao… Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính, thường tốc độ phát triển bệnh chậm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, tàn phế,.. Theo nhiều thống kê cho thấy, thoái hóa khớp gối gây biến chứng tàn phế cho người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Tức là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì có 1 người bị bại liệt (Ảnh minh họa) Tips chăm sóc người già bị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả Nếu trong gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp gối thì bạn không cần phải lo lắng quá. Bởi căn bệnh này chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ người bệnh kiểm soát nó bằng các biện pháp khác nhau. Bên cạnh việc, đưa thân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bạn còn có thể chăm sóc người già bằng những tips cực kì hữu ích như: 1. Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ Bạn hãy trao đổi với người bệnh về tình trạng bệnh lý của họ, chia sẻ với họ những điều nên làm và không nên làm trong quá trình điều trị bệnh. Một mặt giúp họ chủ động phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh, mặt khác sẽ làm họ yên tâm hơn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này. 2. Giúp người bệnh cân bằng lại dinh dưỡng Dinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn chặn sự tổn thương của sụn khớp. Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hợp lý và đúng cách sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp họ duy trì được cân nặng ở mức hợp lý Đối với người bị thoái hóa khớp gối, bạn cần chú ý bổ sung những dưỡng chất sau trong thực đơn của họ như: Ưu tiên các thực phẩm giàu Omega-3, canxi, vitamin D có trong các loại cá béo, trứng, sữa,…giúp cho hệ cơ xương thêm sức bền, làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cơ thể Bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể như cam, quýt, dâu tây,… Các loại rau xanh, củ quả tươi là nguồn chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cần được duy trì trong các bữa ăn Thường xuyên sử dụng các loại hạt có nguồn gốc từ thực vật như: óc chó, macca, hạt điều,…nhằm giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất béo không bão hòa, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp cho người bệnh Xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho người già Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những thói quen như: Sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê Thích ăn các loại thịt đỏ như (thịt chó, thịt trâu,…) Thường xuyên sử dụng các đồ ăn cay, nóng, và thức ăn nhanh Ăn các loại bánh kẹo chứa nhiều đường nhân tạo Nếu là người bình thường những thói quen trên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của họ nhưng khi bị thoái hóa khớp thì chúng lại trở thành “thủ phạm” kích thích quá trình phá hủy sụn khớp, làm cho tình trạng viêm khớp xảy ra một cách nhanh chóng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh. Do đó, bạn hãy chia sẻ với người bệnh, khuyên họ thay đổi thói quen ăn uống theo hướng tích cực. 3. Khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dục Khi bị các cơn đau nhức khớp hành hạ triền miên, người bệnh thường có tâm lý ái ngại vận động. Do đó, bạn cần khuyến khích người bệnh nên đi lại (trừ trường hợp đau cấp tính) để tránh tình trạng cứng khớp, các biến chứng teo cơ. Để giúp người bệnh có thể đi lại một cách thuận tiện, bạn có thể bố trí một số tay vịn giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn hoặc chuẩn bị một số dụng cụ như gậy, nạng hoặc nẹp gối chuyên dụng hỗ trợ vận động cho người già. Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian đi bộ cùng với người bệnh, động viên người bệnh tham gia một số lớp học như yoga, dưỡng sinh,…nhằm tăng cường sửa khỏe của cơ bắp, giảm các triệu chức đau nhức và giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi tham gia các lớp học người bệnh còn có cơ hội trò chuyện với nhiều người hơn, thúc đẩy tinh thần tích cực, vui vẻ, lạc quan của họ. 4. Giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhức Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không thể tránh được các tình trạng đau nhức, tê bì cứng chân tay. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng ấy bằng một số liệu pháp như: chườm nóng/lạnh, xoa bóp massage Chườm nóng/lạnh: Là liệu pháp tận dụng nhiệt độ kích thích vào dây thần kinh cảm giác của người bệnh, giúp người bệnh thoát được các cơn đau nhức. Tùy vào tính chất đau nhức mà bạn lựa chọn liệu pháp nóng hoặc lạnh sao cho phù hợp. Chườm nóng phù hợp với tình trạng đau cứng khớp, còn chườm lạnh giúp cho các khớp đỡ bị viêm sưng. Xoa bóp: Xoa bóp là một trong những phương pháp điều trị mà không cần dùng thuốc trong Đông y. Các động tác xoa bóp sẽ giúp người bệnh đả thông kinh mạch, làm cho tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, khớp ít bị tê cứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn >> Có thể bạn muốn biết: Cách xoa bóp cho người bị thoái hóa khớp gối Giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ 5. Nhắc nhở người bệnh uống thuốc Khi về già, trí nhớ của con người ta thường nhớ trước quên sau. Do đó, bạn cần thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ với đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn nhằm phát huy được tối đa công dụng của thuốc, tránh các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn cũng cần khuyên người bệnh tránh nghe và sử dụng những bài thuốc, vị thuốc không rõ nguồn gốc. Bởi chúng tiềm ẩn những nguy cơ không thể lường trước được cho người bệnh 6. Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị Điều trị thoái hóa khớp gối là cả một quá trình dài hạn và để nhằm hạn chế những tác dụng phụ của thuốc thì hiện nay nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng các thực phẩm chức năng có chứa các thành phần của sụn khớp như: glucomine, chondroitin hay collagen type – II không biến tính (UC-II). Bạn cần lưu ý rằng trên đây là các thực phẩm “bổ trợ” cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Trước khi cho người bệnh sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào bạn cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm giúp người bệnh một cách tốt nhất. 7. Thường xuyên quan tâm, chia sẻ và động viên người bệnh Khi người bệnh đã ở cái tuổi xế chiều rồi, thì điều họ không mong mỏi gì hơn chính là sự quan tâm, chia sẻ từ những người thân xung quanh. Và đây cũng chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho người bệnh, giúp họ vượt qua được những trở ngại tâm lý do bệnh tật mang lại mà sống vui vẻ, tích cực, lạc quan hơn. Kết luận Như bạn đã biết, thoái hóa khớp gối là căn bệnh của tuổi già và gần như không có biện pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, việc bạn tích cực chăm sóc cho người bệnh là cách giúp họ “chung sống” với căn bệnh mà vẫn vui vẻ lạc quan. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích! Link tham khảo: https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-10-tips#2 http://blog.arthritis.org/osteoarthritis/knee-osteoarthritis-surgery-prevention/ Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...